Môi trường của cả thế giới đang bị thay đổi bởi những tác động không ngừng : biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường...Nếu chúng ta không chú trọng đưa ra các biện pháp đ
Trang 3TIỂU LUẬN : KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
I LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế, khoa học công nghệ vào cuối thế kỉ XX đã làm xuất hiện những công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại phục vụ cho cuộc sống của người dân, cải thiện và làm tăng giá trị và đời sống của họ Đồng thời từ đây các chất thải từ các máy móc, cuộc sống hiện đại nhiều hơn và làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng Môi trường của cả thế giới đang bị thay đổi bởi những tác động không ngừng : biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường Nếu chúng ta không chú trọng đưa ra các biện pháp để phòng tránh và giải quyết triệt để thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống của chúng ta Trong những vấn đề được coi là quan trọng của môi trường hiện nay thì hiệu ứng nhà kính là một vấn đề bức bách hiện nay Chúng ta hãy cùng nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hiệu ứng nhà kính để biết thực trạng và xem xét những hướng giải quyết hiệu quả để làm cho môi trường của chúng ta trong sạch và hạn chế tối thiểu ô nhiễm
Trang 4II NỘI DUNG
2.1 Khái niệm
Để có thể hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem hiệu ứng nhà kính là gì ?
Nhiệt độ của bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khảng không gian giữa các hành tinh Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp,
dễ dàng bị khí quyển giữ lại Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC
" Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính "
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,5oC trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1940 do thay đổi của lượng CO2 trong khí quyển từ 0.027% đến 0.035% Dự báo nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt
độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau : CO2 => CFC => CH4 => O3 => NO2 Sự gia tăng nhiêt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất
Trang 52.2 Quá trình hình thành của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng)
có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không phải qua quá trình đối lưu Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896 Một ví dụ
về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào Nhờ vào sức
ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn Ngày nay người
ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng) Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm
Trang 6Các vật đen có nhiệt độ từ trái đất khoảng 5.5 °C Từ khi bề mặt trái đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C
2.3 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và biểu hiện của nó.
* Nguyên nhân:
- Các khí gây hiệu ứng nhà kính
+ Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bực xạ sóng dài ( hồng ngoại) được phản xạ từ mặt trái đất khi được chiếu sáng Bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính
+ Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của sao Kim, sao Hỏa, và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C (59 °F)
- Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính:
Khí nhà
kính
Phần
trăm
- Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính dấn đến sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu
do hoạt động của con người
Ví dụ : Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm), Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn,
Trang 7Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn)
- Khí thải công nghiệp có nồng độ các chất gây hiệu ứng nhà kính (hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC…)
- Khí thải của các phương tiện tham gia giao thông
- Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người làm cho nồng
độ CO2 của khí quyển tăng lên
- Chặt phá rừng
=> Như vậy có thể khẳng định rằng nguyên nhân chính của hiện tượng Hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng nồng độ của các chất,cụ thể đó là các chất như : CO2, CH4, CFC, O3 , N2O…
* Những biểu hiện của hiệu ứng nhà kính:
- Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu
- Tăng nhiệt độ của đại dương
- Tăng số lượng mây bao phủ xung quanh mặt đất
- Nhiệt độ trái đất sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các vùng đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển
- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ
Trang 8thuận lợi phát triển Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt
- Khí hậu trái đất thay đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Nhiều loại bênh tật đối với con người xuất hiện, các loại dich bênh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm
2.4 Tác động của hiệu ứng nhà kính đến môi trường.
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính thì không tốt cho chúng ta cũng như môi trường tự nhiên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra, nhưng nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hay làm chậm quá trình này sẽ có những điều xấu xảy ra với môi trường, trái đất mà chúng ta sống
Hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng… ảnh hưởng đến hàng loạt công trình từ thiên tạo đến nhân tạo, từ con người đến động vật Ít ai nghĩ rằng những hiện tượng như đường ray xe lửa
bị bẻ cong, những chiếc hồ khô cạn và chứng hắt hơi sổ mũi của con người đều có nguồn gốc từ… hiệu ứng nhà kính
a Biến dạng các công trình
Tình trạng trái đất nóng lên không chi làm băng ở địa cực bị tan chảy,
mà ngay cả lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt trái đất cũng bị ảnh hưởng Hiện tượng này làm cho hoạt động co rút của lớp vỏ trái đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt, làm biến dạng nhiều công trình hạ tầng như
Trang 9đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa Đây cũng là nguyên nhân gây sạt lở đất, đá
b Hủy diệt kì quan thế giới
Những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hoại với tốc
độ nhanh khủng khiếp các công trình cổ kính nhân tạo cũng như các kì quan thiên nhiên Chẳng hạn như Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan, đã bị phá hủy bởi các trận lũ
c Vệ tinh quay nhanh hơn
Các phân tử của khí carbon dioxide, nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, đã dần tách khỏi bề mặt Trái đất để vươn lên không trung, tạo ra các lực cản khiến các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ, các kĩ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo Tuy nhiên, khi lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển tăng lên, khiến không khí trở nên lạnh và ổn định hơn, lực cản của chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn
d Thay đổi nhịp sinh học của động vật
Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn, gây ra những tác động lên động vật: do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cỏ, theo nhịp sinh học đã hình thành 3 thế hệ, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn phong phú Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kì sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau
e Sự di cư của động vật lên vùng cao
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật, tiêu biểu là chuột và sóc, đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống do những thay đổi khí hậu ở môi trường Những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như
Trang 10chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, cũng phải đối diện với tình trạng nguy hiểm khi khối băng, vốn là môi trường tự nhiên của chúng tan dần
f Núi " lớn lên "
Dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên trong suốt một thập kỉ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh Trước kia, sức nặng của những lớp băng này tác động tới bề mặt Trái đất, khiến các dãy núi vươn lên với tốc độ nhanh hơn
g Chứng hắt hơi gia tăng
Dưới sự tác động của hiệu ứng nhà kính, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng trong những thập kỉ qua Ngoài những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm môi trường là những điều kiện khiến con người dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng, thì lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu
h Bùng nổ thực vật ở Bắc Cực
Tại Bắc cực, thực vật thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm Giờ đây, dãy băng tan chảy sớm hơn vào mùa Xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng Các nhà khoa học cho biết, nồng
độ của sắc tố chlorophyll ( được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật ) ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên
i Sự biến mất của các hồ
Hiệu ứng nhà kính tác động tới hai địa cực một cách mạnh mẽ: 125 hồ
ở Bắc Cực đã biến mất trong một vài thập kỉ qua Lí do tầng băng vĩnh cửu dưới đáy hồ, vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm, đã tan chảy, khiến nước thấm
Trang 11qua đất và hồ cạn đi Khi các hồ biến mất, các sinh thái phụ thuộc vào chúng biến mất theo
j Cháy rừng nhiều hơn
Hiệu ứng nhà kính khiến tuyết tan sớm, tình trạng khô hanh ở những khu rừng trầm trọng hơn, khiến hỏa hoạn dễ phát sinh và lây lan Trên thực
tế, số vụ cháy rừng tăng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mĩ Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng
2.5 Biến đổi khí hậu tác động đến nước ta.
* Biểu hiện của hiệu ứng nhà kính ở nước ta:
- Nhiệt độ tăng khoảng 0.3 - 0.5oC
- Lượng mưa tăng lên khoảng 200- 1000 mm/ năm
- Nước biển dâng khoảng 4,74 cm
- Mùa lạnh thu hẹp ( <1/2 tháng )
- Mùa bão muộn đi ( 1 tháng )
- Sự gia tăng số con bão lũ và rất nhiều hiện tượng gây bất thường khác, gây thiệt hại nặng nề về người, của
* Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với nước ta
- Theo kết quả nghiên cứu của thế giới, VN là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trước tình hình thay đổi của biến đổi khái hậu và mực nước biển dâng VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt
- Trung bình mỗi năm VN sẽ phải chịu khoảng 15-20 trận bão
- Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các vùng Tây bắc, Đông bắc, và Cao nguyên trung bộ Trong mùa mưa lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực
Trang 12Bắc trung bộ và Nam trung bộ Vùng ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng khốc liệt
do nước biển dâng
- Đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
2.6 Giải pháp.
Hiệu ứng nhà kính có thể làm tổn hại lớn đến trái đất nếu chúng ta không hành động sớm Vì vây chúng ta phải có những suy nghĩ, hành động
vì môi trường tích cực hơn, cũng như tiếp tục có những chính sách, biện pháp để phòng tránh và đối phó với vấn đề hiệu ứng nhà kính Sau đây là một số giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường và làm giảm đi ảnh hưởng cuả hiệu ứng nhà kính trên hành tinh này
- Áp dụng công nghệ, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm
- Cải tiến các kĩ thuật khoa học công nghệ để giảm thiểu lượng khí thải thải ra môi trường
- Tăng cường sử dụng năng lương tái tạo : điện mặt trời, điện gió
- Trồng rừng và bảo vệ rừng
- Tìm ra phương thức di chuyển khác Ví dụ dùng chung xe cộ với gia đình bạn bè, hạn chế sử dụng các phương tiện cơ giới thay vào đó có thể đi
bộ hay xe đạp
- Tái sử dụng lại những gì có thể dùng được
- Báo cáo với các tổ chức có thẩm quyền và đưa vấn đề ra thảo luận sự
ấm dần lên của trái đất là vấn đề cần được quan tâm
- Áp dụng giải pháp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để thu năng lượng mặt trời sưởi ấm trực tiếp cho ngôi nhà
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho người dân về bảo vệ môi trường, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường, tránh hiệu ứng nhà kính là đã góp phần bảo vệ cuộc sống của chính bản thân họ
Trang 13III KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này chúng ta đã có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề hiệu ứng nhà kính để có thể có thêm những hiểu biết góp phần giảm thiểu tác hại của nó
Hiện nay thì hiệu ứng nhà kính không chỉ tác động đến riêng mỗi quốc gia mà tác động đến toàn thế giới và nhân loại Chúng ta cần nghiên cứu kĩ
về hiệu ứng nhà kính, các nguyên nhân , cơ chế hình thành để có thể tiếp tục
có thêm những chính sách hiệu quả, hợp lí đối phó với hiệu ứng nhà kính Riêng mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được rõ vấn đề về hiệu ứng nhà kính và tầm quan trọng của nó để có thể chung tay bảo vệ môi trường, trái đất của chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp hơn, giảm tối thiểu những tác động xấu từ các vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề hiệu ứng nhà kính
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Climate Change http://en.wikipedia.org/wiki