1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ô nhiễm môi trường đất kinh tế môi trường

20 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 439,73 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT GVHD : ĐOÀN LAN PHƯƠNG NHÓM 9: 1. Trần Diệp Ánh 2. Lưu Kim Dung 3. Phạm Thị Minh Hồi 4. Nguyễn Thị Phương Nhi 5. Nguyễn Nguyệt Quỳnh -03.2015- Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác, Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công nghiệp khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như ngày nay. Tuy nhiên con người lại có những tác dộng xấu đến môi trường như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều Tuy nhiên trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất Nhóm 9 Trang 2 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiêp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. Đất là tài nguyên không thể phục hồi, mặc dù con người có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật để cải tạo Do đó vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xem xét lại mối quan hệ của mình với môi trường đất. Mọi người cùng nhau ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường đất để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. I/ NHỮNG KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT: 1. Đất: Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Đaucutraep (1879), một nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận nhiều nhất. Theo tác giả này thì “ Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các loại đá và khoáng cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật, địa hình, trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát và cùng với xác hữu cơ sinh ra đất. Sau này, các nhà nghiên cứu bổ sung thêm một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi nhiều tính chất đất và nhiều khi đã tạo ra một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên (ví dụ như đất trồng lúa nước…). Nhóm 9 Trang 3 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. Nếu biểu thị định nghĩa này dưới tác dụng của một công thức toán học thì ta có thể coi đất là một hàm số theo thời gian của nhiều biến số, mà mỗi biến số là một yếu tố hình thành đất: Đ = f(Đh, Đa, Sv, Kh, Nc, Ng)t Trong đó: Đ: Đất Đa: đá mẹ Sv: Sinh vật Kh: khí hậu Đh: Địa hình Nc: nước trong đất và nước ngầm t: Thời gian Ng: hoạt động của con người Khái quát: Đất là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, thành lập do sự biến đổi của đá mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật… Do vậy đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất là tài nguyên không thể phục hồi, mặc dù con người có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật để cải tạo. 2. Định nghĩa môi trường đất. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu. 3. Ô nhiễm môi trường đất là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nhóm 9 Trang 4 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. Nếu theo nguổn gốc phát sinh có: - Nguồn gốc tự nhiên - Nguồn gốc nhân tạo: + Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. + Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. + Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp. Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm: - Ô nhiễm do tác nhân hóa học. - Ô nhiễm do tác nhân sinh học. - Ô nhiễm do tác nhân vật lý. Ngày nay, do hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực đa dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất. Môi trường đất và môi trường nước có liên quan chặt chẽ với nhau. Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất.Ngoài ra môi trường đất còn bị ô nhiễm từ xác bã động thực vật tồn tại trong môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt dộng của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần thể sống trong đất. Đánh giá: Môi trường đất là nơi cư trú của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiêp và văn hóa của con người. Đất là nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ tăng dân số và phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất rất đáng lo ngại. Nhóm 9 Trang 5 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. II/ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT : 1. Trên thế giới: Tài nguyên đất trên thế giới đang bị suy thoái trầm trọng do xói mòn, rửa trôi bạc màu nhiễm mặn nhiễm phèn và ô nhiềm đất biến đồi khí hậu. Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha với 1.527 ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất ko phủ băng. Trong đó 12% tổng diện tích đất là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng, 32% là đất cư trú, đầm lầy. Hiện nay có khoảng 10% đất nông nghiệp có nguy cơ bị sa mạc hóa 2. Ở Việt Nam: Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, năm 2020 lượng ô nhiễm do công nghiệp tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. + Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m 3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông, nước bị ô nhiễm lau ngày sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường đất. Về ô nhiễm môi trường đất, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO 2 , 4500 tấn NO 2 , Nhóm 9 Trang 6 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO 2 , 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. + Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997- 1998 cho thấy nồng độ SO 2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần. Nhìn chung thực trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động. Nếu không có những biện pháp giảm thiểu hiệu quả thì nguồn tài nguyên đất đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt. III/ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐẤT: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. * Nếu theo nguổn gốc phát sinh có: - Nguồn gốc tự nhiên +Nhiễm phèn +Nhiễm mặn +Gley hóa - Nguồn gốc nhân tạo: + Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. + Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. + Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp. 1. Nguồn gốc tự nhiên Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên trong 1 số điều kiện đặc biệt chúng vượt 1 giới hạn nhất định và trở thành đất ô nhiễm. - Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trườngđó. Nhóm 9 Trang 7 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. - Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. - Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật 2. Nguồn gốc nhân tạo: Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn cầu. trước hết do: 2.1. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và phân hữu cơ, thuốc trừ sâu, và thuốc diệt cỏ. Phân bón hóa học: Nhóm 9 Trang 8 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật. Phân hữu cơ: Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên gây nguy hại cho môi trường đất.nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật. Nhóm 9 Trang 9 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. Thuốc trừ sâu: Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời này”được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn nó. Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái…Như vậy vô tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng ,vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút. 2.2. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất. Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính: Nhóm 9 Trang 10 [...]... khí, ô nhiễm nước… đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau, ô nhiễm không khí tạo mưa axit rơi xuống làm ô nhiễm đất , ô nhiễm nước thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mặt nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh… Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệp do các hoạt động sản... vệ môi trường Thực hiện luật môi trường : điều 148 bộ luật hình sự Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có và gia tăng Nhóm 9 Trang 18 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất KẾT LUẬN Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm. .. thải ô thị để chế biến phân hữu cơ, hoặc đốt chôn Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất , giảm lượng oxi trong đất Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại trong đất Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm. .. trong đất gây bệnh hiểm nghèo qua tiếp xúc của vết thương trên cơ thể người với đất, hoặc từ Nhóm 9 Trang 15 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất đất vào người qua đường tiêu hóa .Đất cũng là nơi hấp thụ các siêu vi khuẩn gây bệnh dường ruột và các loại siêu vi khuẩn mà chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người Hơn nữa đất ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trầm tích Chất ô nhiễm trong đất. .. trong sản xuất nông nghiệp Trong các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều các kim loại nặng 2.3 Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt: Nhóm 9 Trang 13 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất Chất thải rắn ô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật Chất thải rắn ô thị rất phức... chất và đơn chất khó phân hủy IV/ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM ĐẤT: Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khác nhau trên hệ thực vật, động vật và con người đã được trình bày ở bài viết trên, nó đã cho thông tin về làm thế nào ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường Chất gây ô nhiễm có tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và thường có hậu quả tai hại: • Ô nhiễm đất là yếu tố chính là một trong những vấn đề... Trang 17 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất + Phương pháp ngâm chiết : kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết các chất gây ô nhiễm ra khỏi đất, thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và xử lý riêng + Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dóng điện + Phương pháp xử lý thụ động : bay hơi, thông khí, phan hủy sinh học Xử lý đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí : + Xử lý bằng mặt đất + Phương... tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất) +Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn +Các chất phóng... phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất- câyđộng vật-người Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư V/ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT: 1 Nâng cao kĩ thuật: Phương pháp xử lí tại chỗ: + Phương pháp bay hơi : gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong không khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm còn trong đất, hấp thụ bằng... phóng xạ trong thời gian đủ dài Như những cơn mưa axit ngấm vào đất, nó (đất) trở thành vô dụng để cây sinh trưởng Như vậy loại đất không có thể cung cấp dinh dưỡng cho mục đích tăng trưởng thực vật • Ô nhiễm đất tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Đất chua, mặn, đất bị ô nhiễm bụi than và xỉ than không thích hợp cho việc canh tác nông ngiệp vì độ mùn thấp nghèo chất dinh dưỡng mà lại nhiều độc . ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất. Môi trường đất. chất ô nhiễm Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất Nhóm 9 Trang 2 Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất. cũng. và môi trường nước có liên quan chặt chẽ với nhau. Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra môi trường đất còn bị ô

Ngày đăng: 13/04/2015, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w