1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát quyết định du lịch việt nam của du khách quốc tế

29 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Khảo sát quyết định du lịch việt nam của du khách quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



ĐỀ TÀI THỐNG KÊ KHẢO SÁT QUYẾT ĐỊNH DU LỊCH VIỆT

NAM CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ

GVHD: ThS VÕ THỊ LỆ UYỂN

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 3

2. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa của đề tài 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM 6

1. Tiềm năng du lịch Việt Nam 6

2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 9

3. Tình hình du khách quốc tế đến Việt Nam 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ 12

1. Mô tả mẫu khảo sát 12

2. Phân tích 13

CHƯƠNG III: ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH 22

1. Ước lượng 22

2. Kiểm định 22

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 24

1. Kết luận 24

2. Kiến nghị và giải pháp 24

Tài liệu tham khảo 26

Phụ lục 1 27

Phụ lục 2 29

Trang 3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Việt Nam, đất nước với nhiều danh thắng cảnh xinh đẹp và một bề dày lịch sử văn hóa độc đáo, chính là sự lựa chọn lí tưởng cho bạn bè du khách quốc tế Và thực tế cho thấy, hiện nay Việt Nam đang là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Và trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang

có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ Cụ thể, Năm 2011, ngành du lịch Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam và điều này cũng cho thấy rằng Việt Nam cần có những nghiên cức chuyên sâu về du lịch để từ đó phát triển hơn nữa và mang lại nguồn doanh thu ngày càng lớn cho đất nước Đó cũng là

lý do chúng tôi thực hiện đề tài này

2. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về các quyết định liên quan đến việc chọn lựa khách sạn, loại hình du lịch, phương tiện đi lại ở Việt Nam cũng như tìm hiểu về mức độ chi tiêu và mức độ hài lòng trong chi tiêu của du khách quốc tế khi đến Việt Nam để từ

đó rút ra các kết luận về các sự lựa chọn du lịch phổ biến của du khách từ đó đưa ra kiến nghị phát triển các loại hình dịch vụ phổ biến cũng như các dịch vụ có tiềm năng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quyết định lựa chọn du lịch của du khách Để nắm bắt được đối tượng nghiên cứu này chúng tôi thực hiện khảo sát trên các du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch

Trang 4

 Thiết kế bảng câu hỏi

 Khảo sát du khách tại quận 1 TP HCM

- Kỹ thuật chọn mẫu: lấy mẫu phi xác suất

- Kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi:

 Câu hỏi đóng

 Câu hỏi liệt kê nhiều lựa chọn

 Câu hỏi phân mức

 Câu hỏi chấm điểm

7 Thang đo định danh

4.2 Phương pháp định lượng

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu định lượng được chúng tôi thực hiện thông qua việc phát bảng khảo sát trên 100 du khách nước ngoài theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại khu vực có nhiều du khách là Quận 1 TP Hồ Chí Minh.

Công việc thống kê, phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm excel Kĩ thuật phân tích được sử dụng là thống kê mô tả

Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu

5. Ý nghĩa của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý thuyết

Việc nghiên cứu đề tài chính là cơ hội để nhóm thực hành những gì đã được học trong môn lý thuyết thống kê, hoàn thiện đề tài để phục vụ cho các môn học có liên quan, làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau

Qua việc nghiên cứu sẽ biết được đâu là các sự chọn lựa phổ biến của du khách khi đến Việt Nam du lịch

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp cho thông tin về nhu cầu của du khách nước ngoài đối khi đến ở Việt Nam

Từ đó giúp các công ty du lịch cũng như Tổng Cục Du Lịch đề ra chiến lược phát triển cho phù hợp

Thông qua việc nghiên cứu mức độ chi tiêu và mức độ thỏa mãn trong chi tiêu của du khách khi đến Việt Nam giúp các nhà làm du lịch tính toán được mức độ mở rộng doanh thu cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của du khách

Trang 6

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM

1. Tiềm năng du lịch Việt Nam

1.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục điạ được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp

ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km²

Địa hình có núi, rừng, sông, biển, đồng bằng và có cả cao nguyên Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), ; động Tam Thanh (Lạng Sơn), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) ; hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là

di sản của thế giới), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Vịnh Hạ Long

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4 ) và gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt ( mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông) Do nằm dọc

Trang 7

theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm Hằng năm, lượng mưa

từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C

Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước

ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang),

Rạn San Hô

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới Tài nguyên sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú, được tập trung khai thác ở: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; một số hệ sinh thái đặc biệt: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô; các điểm tham quan sinh vật: các viện bảo tàng sinh vật ở Hải Phòng, Nha Trang, các sân chim, vườn chim, vườn

cò và vườn hoa trái ở ĐBSCL…Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim,

300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ

1.2 Điều kiện văn hóa - xã hội

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, nền văn hóa đặc sắc, đa dạng, đậm đà bản săc dân tộc cũng là một thế mạnh để Việt Nam phát triển du lịch

Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là di sản

Trang 8

văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Hiện nay, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại Là một quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử, di tích nước ta rất phong phú Trong số này đã có 2.715 di tích đã được Bộ văn hoá xếp hạng Số di tích trên được phân theo các loại như sau:

Nha Trang

Lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách.Việt Nam có 54 dân tộc Nhiều dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán của mình Nước ta còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng, độc đáo thể hiện tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, thêu, dệt, sành sứ… Các món

ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng Nhiều kiến trúc có bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, rồi những kiến trúc tôn giáo (nhất

là kiến trúc Chăm)… có giá trị, hấp dẫn du khách

Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc

Trang 9

dân Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.

2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam

Vài năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập nền của nền kinh tế, ngành công nghiệp không “khói” của Việt Nam đã có nhiểu bước tiếp cận mới Cơ hội để quảng bá thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài rộng hơn Sự đa dạng các loại hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển du lịch của Việt Nam Có thể là những bước đi dài nhưng là những bước đi cần thiết

2.1 Du lịch văn hóa – nghỉ dưỡng

Du lịch lễ hội, du lịch hoa: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương, hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa Đặc biệt là với du khách quốc tế Những tour du lịch tìm hiểu văn

hóa, lịch sử có thể thực hiện rất đa dạng ở Việt Nam

Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn

Phố cổ Hội An

Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…

Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên…Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch khai thác hiệu quả

Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi - Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…

2.2 Du lịch mạo hiểm, khám phá

Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của những khách du lịch ưa khám phá mong muốn trở về với tự nhiên Đây là loại hình mới

Trang 10

phát triển gần đây nhưng có sức hút mạnh mẽ đối với du khách nước ngoài Một vài địa điểm du lịch mạo hiểm khám phá thu hút của nước ta có thể kể đến như chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, đỉnh Lang Biang, đỉnh Bạch mã, đèo Prenn, các chương trình lặn biển ở Nha Trang, cù lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở vùng núi, chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, các cuôc đua thuyền buồm, lướt sóng ở Mũi Né.

2.3 Du lịch lịch sinh thái

Ở Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long v.v đặc biệt là đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền

3. Tình hình du khách quốc tế đến Việt Nam

Mỗi năm, Việt Nam thu hút hàng triệu lượt khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và các quốc gia châu Á khác Tương

đồng về văn hóa cũng như địa lý giữa Việt Nam và các nước láng giềng là một trong những lý do chính khiến 3 quốc gia châu Á đến Việt Nam nhiều nhất lần lượt là: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Du khách quốc tế tại Festival Hoa Đà Lạt

Việt Nam cũng chú ý khai thác các thị trường tiềm năng về du lịch khác như Singapore, Mỹ, Ấn Độ và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất Ngoài hoạt động truyền bá hình ảnh của quốc gia mình, Việt Nam cũng tham gia chiến lược châu Á được gọi là "4 quốc gia, 1 điểm đến", bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam

Lượt khách quốc tế

Trang 11

Tổng doanh thu du lịch

Chỉ riêng năm 2011, gần 6 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam, trong đó 3,5 triệu người đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố phát triển kinh tế sôi động nhất cả nước Theo đó, năm 2011 ngành du lịch đóng góp 6 tỷ USD vào nền kinh tế quốc dân, trong đó gần một nửa doanh thu đạt được nhờ khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.Theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, năm 2012, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022; tổng giá trị đóng góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022

Đây cũng là thành quả ghi nhận những nỗ lực trong công tác điều hành của Chính phủ

và ngành Du lịch trong những năm gần đây đã tập trung đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch…

Trang 12

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ

1. Mô tả mẫu khảo sát

- Kích cỡ mẫu: 100 (100 du khách nước ngoài)

- Thời gian lấy mẫu là tháng 11/2012

- Mẫu điều tra gồm những du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch

- Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện Địa điểm lấy mẫu là khu vực quận 1 TP Hồ Chí Minh

Trang 13

Về số lần khách đến Việt Nam

du lịch

Phần lớn trong

du khách đến Việt Nam là những khách đến lần đầu tiên Những khách đến lần thứ 2 còn rất ít Những du khách đến trên 2 lần chiếm 1 tỷ trọng đáng lưu tâm (19%) Theo kết quả khảo sát, chiếm phần lớn trong nhóm khách đến hơn 2 lần là những khách kết hợp vừa công việc vừa du lịch Việt Nam

Trang 14

khách đến lần thứ 2 còn rất ít Những du khách đến trên 2 lần chiếm 1 tỷ trọng đáng lưu tâm (19%) Theo kết quả khảo sát, chiếm phần lớn trong nhóm khách đến hơn 2 lần là

những khách kết hợp vừa công việc vừa du lịch Việt Nam

Về

nguồn cung cấp thông tin du lịch Việt Nam cho du khách

Kết quả thống kê cho thấy phần lớn khách biết đến Việt Nam thông qua được bạn bè, người thân giới thiệu Các kênh thông tin còn lại không có sự khác biệt quá lớn trong mức độ cung cấp thông tin cho khách: TV, sách báo (8%), chương trình giao lưu văn hóa (8%), công ty du lịch (13%) đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay nhưng chỉ có 15% khách biết đến du lịch Việt Nam thông qua website du lịch trực tuyến, đây là một trong những thế mạnh mà ngành truyền thông Việt Nam chưa khai thác triệt để

Trang 15

Kết quả thống kê cho thấy 3 yếu tố thu hút hút du khách nhất đó là văn hóa, thắng cảnh

và ẩm thực Điều bất ngờ là yếu tố giá cả rẻ chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ (10%) trong các yếu tố

thu hút khách

Về

phương tiện đi lại ở Việt Nam

Taxi là phương tiện du lịch đươc nhiều du khách lựa chọn vì sự thuận tiện của nó Phương tiện phổ biến tiếp theo là xe buýt với 21% (tuy nhiên cần lưu ý rằng xe buýt nói đến ở đây là loại xe khách chất lượng cao do các công ty du lịch, khách sạn đưa ra) Nhiều khách lựa chọn hình thức đi bộ, đây là trường hợp các du khách lưu trú chủ yếu tại

Ngày đăng: 02/06/2016, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w