1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát nhu cầu du lịch việt nam của khách trung quốc hiện nay

89 292 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Bảng 13: Khảo sát nhu cầu về ẩm thực ưa thích của du khách Trung Quốc tại Việt Nam Bảng 14: Khảo sát về khả năng chi tiêu bình quân cho một chuyến du lịch Việt Nam của khách Trung Quốc B

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LIU YI LI YUAN

KHẢO SÁT NHU CẦU DU LỊCH VIỆT NAM CỦA

KHÁCH TRUNG QUỐC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - Năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===============

LIU YI LI YUAN

KHẢO SÁT NHU CẦU DU LỊCH VIỆT NAM CỦA

KHÁCH TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của thầy Nguyễn Văn Phúc, bản thân em không thể hoàn thành luận văn này Những tài liệu và hướng dẫn của thầy có tác dụng và giá trị rất lớn Tại đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễ n Văn Phúc

Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Việt Nam học đã nhiệt tâm giảng dạy và truyền thụ kiến thức trong suốt 3 năm em học tập ở trường Đây là những kiến thức quý báu không chỉ giúp em có thể hoàn thành luận văn mà còn tạo nền tảng kiến thức cho em trong cuộc sống và công việc sau này

Cảm ơn các bạn bè và người thân ở Trung Quốc, đặc biệt là các khách

du lịch của công ty đã giúp em làm khảo sát, phỏng vấn các bảng hỏi Nhờ đó

mà em đã thu được kết quả khảo sát đầy đủ, chính xác, làm cơ sở và căn cứ để hoàn thiện các phân tích trong luận văn

Xin cảm ơn các bạn học viên cùng khóa, đặc biệt là các bạn Việt Nam

đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em tìm tài liệu, chỉnh sửa lỗi sai từ vựng, ngữ pháp, giúp em dịch và giải thích nhiều từ Hán - Việt, các thuật ngữ chuyên môn rất khó

Cuối cùng xin được kính chúc các thầy cô và các bạn luôn luôn mạnh khỏe, vạn sự như ý

Em xin cảm ơn!

Liu Yi Li Yuan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc của bản thân em dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc Nội dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây

Nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 3

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.2 Đối tượng nghiên cứu 3

3 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3.1 Các nghiên cứu ở Trung Quốc 3

3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6

4 Phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 8

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

5.1 Phạm vi không gian 9

5.2 Phạm vi thời gian 9

6 Kết cấu của luận văn 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 11

1.1 Giải thích một số thuật ngữ liên quan 11

1.1.1 Du lịch 11

1.1.2 Khách du lịch 12

1.1.3 Sản phẩm du lịch 12

1.2 Một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 13

1.2.1 Lý thuyết về các nhu cầu cơ bản của con người 13

1.2.2 Lý thuyết về hành vi du lịch 14

1.2.3 Lý thuyết về tiêu dùng du lịch 17

1.3 Tổng quan tình hình khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam 19

CHƯƠNG II KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA KHÁCH TRUNG QUỐC KHI DU LỊCH TẠI VIỆT NAM 27

2.1 Phương pháp khảo sát 27

2.2 Kết quả khảo sát 28

2 3 Một số nhận xét và kết luận sau khảo sát 45

CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY 48

3.1 Những tồn tại trong hiện trạng phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay 48

Trang 6

3.1.1 Tình hình trật tự trị an và các chính sách bảo vệ du khách nước

ngoài 49

3.1.2 Rào cản ngôn ngữ và giao tiếp 49

3.1.3 Bất cập về tình trạng an toàn giao thông, phương tiện đi lại 50

3.1.4 Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm 51

3.1.5 Giá cả chưa công khai, minh bạch 51

3.1.6 Các vấn đề khác 52

3.2 Một số kiến nghị và đề xuất 54

3.2.1 Tăng cường quản lý nhà nước trong các công việc liên quan đến giữ gìn hình ảnh của đất nước Việt Nam 56

3.2.2 Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển ngành du lịch Việt Nam 57

3.2.3 Không ngừng hoàn thiện hệ thống các sản phẩm du lịch 58

3.2.4 Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa 60

KẾT LUẬN 69

PHỤ LỤC 71

Phụ lục 1: Bảng các câu hỏi khảo sát nhu cầu của khách Trung Quốc khi đến Việt Nam du lịch 71

Phụ lục tiếng Việt: 71

Phụ lục 2 – Kết quả khảo sát những vấn đề du khách Trung Quốc gặp phải khi đi du lịch ở Việt Nam 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Nội dung

Biểu đồ 1 Biểu đồ so sánh lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của một

số thị trường tiêu biểu (Giai đoạn 2005-2010)

Biểu đồ 2 Biểu đồ so sánh lượt khách du lịch quốc tếđến Việt Nam của một

số thị trường tiêu biểu (Giai đoạn 2011-2016)

Biểu đồ 3 Biểu đồ Tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam qua các giai đoạn

Bảng 1: Khảo sát đặc điểm vềđộ tuổi của khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam

Bảng 2: Khảo sát về đặc điểm nghề nghiệp của khách du lịch Trung Quốc Bảng 3: Khảo sát mục đích đi du lịch Việt Nam của khách Trung Quốc

Bảng 4: Khảo sát tỷ lệ khách thường xuyên

Bảng 5: Khảo sát cách thức tiếp cận thông tin của du khách Trung Quốc

về Việt Nam

Bảng 6: Khảo sát ấn tượng của du khách Trung Quốc khi nói đến Việt Nam Bảng 7: Khảo sát thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam

Bảng 8: Khảo sát khả năng quay lại Việt Nam du lịch của du khách Trung Quốc

Bảng 9: Khảo sát mức độ ưu tiên của du khách Trung Quốc về các loại hình

du lịch khi đến Việt Nam

Bảng 10: Khảo sát về mức độ ưu tiên các tiêu chí cần thiết cho một chuyến

du lịch của du khách Trung Quốc

Bảng 11: Khảo sát nhu cầu về lựa chọn phương tiện ưa thích của du khách Trung Quốc tại Việt Nam

Bảng 12: Khảo sát nhu cầu về chỗ ở của du khách Trung Quốc tại Việt Nam

Trang 8

Bảng 13: Khảo sát nhu cầu về ẩm thực ưa thích của du khách Trung Quốc tại Việt Nam

Bảng 14: Khảo sát về khả năng chi tiêu bình quân cho một chuyến du lịch Việt Nam của khách Trung Quốc

Bảng 15: Khảo sát về mức độ hài lòng với các dịch vụ du lịch của Việt Nam cũng như về đất nước Việt Nam của du khách Trung Quốc

Bảng 16: Khảo sát mức độ hài lòng của du khách Trung Quốc về hướng dẫn viên du lịch Việt Nam

Bảng 17: Khảo sát một số kiến nghị của du khách Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng du lịch ở Việt Nam

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch vốn được coi là ngành công nghiệp không khói bởi nó tạo nguồn lực lớn để tạo ra thu nhập quốc dân,tạo công ăn việc làm,là phương thức hiệu quả để phân phối lại thu nhập giữa các quốc gia và điều chỉnh cán cân thương mại quốc tế, cũng là phương thức hiệu quả để đẩy nhanh tiến trình hội nhập, bắt kịp với tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các quốc gia cũng không ngừng đẩy mạnh việc quảng bá văn hoá thông qua con đường thúc đẩy du lịch Các quốc gia không chỉ áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy du lịch nội địa mà còn tạo điều kiện để thúc đẩy du lịch quốc tế Ngày nay nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao,người ta đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi,giải toả,tham quan hay tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư,

học tập

Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, lịch sử lâu dài, kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội ổn định và đang ngày càng phát triển Chính vì vậy, Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên trong phát triển du lịch Ngành Du lịch đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam

Trung Quốc hiện đã là nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, ngành Du lịch Trung Quốc cũng có những bước phát triển vượt bậc Hoạt động đi du lịch nước ngoài có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là chính sách của Trung Quốc đối với du lịch nước ngoài ngày càng được nới lỏng Lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài có sự tăng trưởng mạnh mẽ Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, vào thập niên 90, Trung Quốc chỉ có khoảng 10 triệu lượt khách

đi du lịch nước ngoài, năm 2010 đã có 57,39 triệu lượt khách Trung Quốc đi

du lịch nước ngoài, đứng thứ tư thế giới về lượng khách (sau Đức, Mỹ, Anh)

Trang 10

và đứng thứ 3 thếgiới về chi tiêu dành cho đi du lịch nước ngoài đạt gần 55 tỷ

USD (sau Đức và Mỹ) Trong Báo cáo thường niên phát triển du lịch ra nước ngoài (outbound) của Trung Quốc năm 2016 thống kê, năm 2014, lượng

khách Trung Quốc du lịch nước ngoài đạt 107 triệu lượt người, tăng 9.2% so với cùng kỳ 2013; năm 2015 đạt 117 triệu lượt người, tăng 9.3% so với cùng

kỳ 2013 và năm 2016 đạt 122 triệu lượt người, tăng 4.3% so với cùng kỳ

2015, trở thành quốc gia có lượng khách du lịch ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới [17]

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, lượng khách nước ngoài Trung Quốc có khả năng chi tiêu cao cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt chi tiêu cho dịch vụ cao cấp và mua sắm hàng hóa Chẳng hạn như năm 2016, chi tiêu dành cho du lịch của thị trường du lịch nước ngoài Trung Quốc đạt 109,8 tỷ USD Vì vậy, không chỉ với riêng Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Trung Quốc luôn được xác định là thị trường trọng điểm để phát triển du lịch Nhiều quốc gia, điểm đến trên thế giới rất coi trọng và ban hành nhiều chính sách và ưu đãi cho khách du lịch Trung Quốc Bên cạnh đó,Trung Quốc là quốc gia láng giềng có quan hệ gần gũi và mật thiết với Việt Nam Hai nước có nhiều tương đồng cả về mặt văn hoá xã hội lẫn thể chế kinh tế - chính trị Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch Trung Quốc: Là nước láng giềng có chung đường biên giới, giao thông đường bộ, đường biển, đường không thuận tiện; Trung Quốc

là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư Chính vì thế mà trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam luôn là lựa chọn hàng đầu cho các du khách Trung Quốc Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong những năm trở lại đây, du khách Trung Quốc sang du lịch ở Việt Nam ngày càng đông Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm

2017, cả nước có khoảng 4,2 triệu du khách quốc tế, trong đó chỉ tính riêng khách Trung Quốc đạt hơn 1,2 triệu lượt Như vậy, trung bình cứ 10 khách quốc tế thì có khoảng 3,5 khách là người Trung Quốc Số khách Trung Quốc

Trang 11

gấp 1,7 lần so với số khách Hàn Quốc sang Việt Nam (thị trường có khách du lịch đông đảo thứ 2 vào Việt Nam) và gấp 4,6 lần so với số khách đến từ Nhật Bản Đây cũng là năm ghi nhận con số cao kỷ lục của thị trường này, tăng hơn 61,1% so với cùng kỳ năm 2016 [14]

Những số liệu thống kê này cho thấy tiềm năng phát triển du lịch giữa hai nước Việt - Trung là vô cùng lớn Tác giả luận văn là người Trung Quốc

đã sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, Việt Nam hơn 3 năm, đồng thời hiện

đang làm việc trong lĩnh vực du lịch Người viết cho rằng đề tài “Khảo sát nhu cầu của khách Trung Quốc khi du lịch tại Việt Nam” là một đề tài thú

vị và có giá trị thực tiễn

2 Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

1) Tìm hiểu nhu cầu, hành vi và thói quen du lịch của khách Trung Quốc tại Việt Nam

2) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới sự thoả mãn của du khách Trung Quốc đối với các điểm đến du lịch tại Việt Nam

3) Chỉ ra được những ưu điểm và tồn tại mà ngành du lịch Việt Nam đang gặp phải để từ đó có thể phân tích nguyên nhân và đưa ra một

số kiến nghị, đề xuất của bản nhân nhằm thúc đẩy phát triển du lịch song phương

2.2 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch (bao gồm cả du khách cá nhân, du khách đi theo đoàn )

3 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.1 Các nghiên cứu ở Trung Quốc

Có thể nói tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào phân tích nhu cầu của du khách Trung Quốc khi đến Việt Nam đầy đủ và toàn diện Người viết luận văn đã tìm kiếm 702 luận văn với từ khoá “du lịch Việt Nam

Trang 12

(越南旅游) tại kho luận văn lớn và uy tín nhất Trung Quốc cnki (cụ thể trên trang http://kns.cnki.net/kns/brief/default_result.aspx).Tuy nhiên, gần như không thu được nhiều kết quả tham khảo phù hợp với đề tài của luận văn Hơn nữa, nội dung luận văn liên quan nhiều đến số liệu qua khảo sát, thống

kê nên yêu cầu phải tiến hành phỏng vấn, thu thập một số lượng lớn các ý kiến để có thể thu được các số liệu tham khảo chính xác , vì vây, hầu như không có một loại tài liệu nào Trên thực tế, trong thời gian gần đậy cũng đã

có một vài luận văn thạc sĩ, tuy nhiên phần lớn đều chỉ điểm qua, liệt kê sơ sài, hoặc chỉ dừng lại ở một số địa phương, vùng miền chẳng hạn như luận văn

thạc sĩ Nghiên cứu đánh giá của du khách Trung Quốc về chất lượng dịch

评价研究(Đại học sư phạm Hồ Nam, 2013) của học viên 阮惟善 (Nguyen Duy Thien)[2] Tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ về khu vực miền Trung Việt Nam, những lợi thế để phát triển du lịch, đánh giá những khó khăn, trở ngại

và những chiến lược để phát triển du lịch miền Trung Luận văn cũng tận dụng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng rất đông để làm đối tượng khảo sát, vì vậy những dẫn chứng và số liệu trong luận văn rất phong phú, toàn diện Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ du lịch của miền Trung Việt Nam, đối tượng khảo sát bao gồm cả khách du lịch nội địa và nước ngoài, vì vậy những nhận xét hoặc phân tích, đề xuất nhằm phát triển du lịch miền Trung đều áp dụng cho mọi loại hình du lịch cũng như mọi đối tượng khách du lịch, không phải tập trung vào đối tượng là du khách Trung Quốc như nội dung của luận văn này

Luận văn thạc sỹ (Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm

xã hội của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 越南旅游企业社会责任评价

(2012)[3] cũng là một đề tài liên quan đến phát triển du lịch Luận văn đã tập trung nêu ra các tồn tại và bất cập của nhiều doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Trang 13

hiện nay như du khách bị ngộ độc thực phẩm trong khu thời gian du lịch, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch thấp, sự quản lý yếu kém trong việc để

du khách xả rác thải bừa bãi gây nguy hại cho môi trường Tác giả luận văn

đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu, phân chia cấp độ trách nhiệm ở nhiều doanh nghiệp du lịch cụ thể ở Việt Nam Từ những kết quả thu được đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cả khách du lịch Tuy đề tài luận văn hoàn toàn khác với đề tài nghiên cứu của luận văn này nhưng tính khoa học trong phương pháp khảo sát, lấy mẫu, luận điểm phân tíchcủa luận văn đã

có những giá trị tham khảo nhất định với chúng tôi trong quá trình thực hiện

đề tài

Một số nghiên cứu mang tính hai chiều, mục đích chủ yếu nhằm thúc

đẩy sự giao lưu, hợp tác du lịch hai nước Trung-Việt như luận văn Nghiên cứu

về việc khai thác nguồn khách du lịch Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam(越南旅游业对中国旅游客源市场开发研究), Học viện ngôn ngữ thứ 2 Bắc Kinh (2008) của Hoang Van Nga (黄云娥)[4]; luận văn Nghiên cứu hợp tác khai thác nguồn khách du lịch Trung Việt (中越旅游客源市场合作开发

研究), Đại học Quảng Tây (2005) của Truong Anh Tuan (张英俊) [5] v.v

Từ góc độ phân tích thực trạng và tình hình phát triển thị trường khách

du lịch Trung Quốc tại Việt Nam thì có thể tham khảo một số bài viết có quan

điểm, phân tích khá rõ ràng như Một số sách lược để ngành du lịch Việt Nam xúc tiến công tác Marketting với khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam (越

Minh Hoa (陈氏明和) đăng trên tạp chí Đông Nam Á (2014 kỳ 5) Trong luận văn này, đầu tiên tác giả đã thống kê cụ thể về tình hình thị trường khách du lịch outbound Trung Quốc trong những năm qua (mức chi tiêu, số lượt khách,

xu hướng, thói quen, sở thích ) Tiếp đó tác giả giới thiệu về các nội dung, hạng mục cụ thể của ngành du lịch Việt Nam như các chính sách thu hút du

Trang 14

lịch của chính phủ Việt Nam; điểm du lịch; môi trường du lịch; dịch vụ ẩm thực; nhà hàng; khách sạn Cuối cùng,tác giả phân tích các nhân tố thuận lợi

và bất cập gây ra các vấn đề của khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như đưa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục Mặc dù bài viết này của Do Thi Minh Hoa chỉ là bài viết ngắn, đăng tạp chí, nhưng đã giúp người viết luận văn định hình được khung luận văn cũng như bố cục các phần, nhất là chương III

3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở Việt Nam cũng hạn chế như ở Trung Quốc Người viết luận đã tìm kiếm các tài liệu mạng từ các kho luận văn, tài liệu (tailieu.vn; luanvan.net; khotailieu.com v v ) cũng như các tài liệu giấy tại thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội; thư viện Hà Nội; thư viện Quốc gia thì nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực

du lịch Trung Quốc, Việt Nam đều chủ yếu là các nghiên cứu mang tính khái quát như viết về quan hệ hợp tác du lịch Trung-Việt; một số giải pháp marketting nhằm tăng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam Một

số nghiên cứu thuộc phạm trù khảo sát thì cũng chỉ dừng lại ở cấp độ địa phương (một số trọng điểm du lịch của Việt Nam như Đà Nẵng; Hà Nội, Quảng Ninh ), hoặc đối tượng khảo sát chung chung như khách quốc tế, khách nội địa hầu như không có nghiên cứu riêng cho đối tượng khảo sát, điều tra là khách du lịch Trung Quốc Tất cả những hạn chế này khiến cho việc tìm kiếm tài liệu tham khảo của chúng tôi gặp nhiều khó khăn

Tiêu biểu có thể kể đến như luận văn thạc sĩ Du lịch học của Lê Quỳnh

Phương Quan hệ hợp tác Việt - Trung và hoạt động thu hút khách du lịch

Trung Quốc của ngành Du lịch Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội,

2009)[8] Luận văn này có bố cục rõ ràng, đầu tiên giới thiệu tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trưng và các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc Tiếp đó nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc làm tiền đề cho hoạt động thu hút khách du

Trang 15

lịch Trung Quốc tới Việt Nam Trên cơ sở đó phân tích và làm rõ thực trạng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008, đánh giá những thuận lợi đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của Việt Nam Đề xuất các định hướng và giải pháp về thu hút khách du lịch Trung Quốc trên các phương diện như cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động; giáo dục du lịch toàn dân; hợp tác quốc tế Tuy nhiên hạn chế của luận văn này là chưa có những số liệu thống kê, khảo sát thực địa

để tăng thêm tính thuyết phục cho các kết luận và mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành du lịch Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc của Hải Phòng, Quảng Ninh của Nguyễn Thị

Phương Thảo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2013) cũng có cùng đối tượng nghiên cứu như đề tài của chúng tôi (khách du lịch Trung Quốc) Đồng thời cũng sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa để thu thập được ý kiến và tư liệu để phân tích hiện trạng thị trường khách du lịch Trung Quốc Tuy nhiên phạm vi luận văn chỉ giới hạn ở hai tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh, là hai tỉnh chủ yếu phát triển du lịch biển (Hải Phòng

và Quảng Ninh là hai thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam), vì vậy các đề xuất trong luận văn có phạm vi áp dụng nhỏ, cá biệt, không mang tính khái quát, toàn cảnh như phạm vi nghiên cứu của luận văn này

Ngoài những luận văn tham khảo tiêu biểu trên, cũng đã có một số nghiên cứu lấy đối tượng là khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam như:

Đề tài khoa học cấp ngành Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trường khách Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của

du lịch Việt Nam do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện

(2001)

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch Nghiên cứu tâm lý và

Trang 16

ứng dụng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khách Trung Quốc trên thị trường du lịch Quảng Ninh của Vũ Khắc Điệp (2003)

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch Việc xây dựng định hướng thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Lạng Sơn của Hồ Minh Châu

Báo cáo Phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng của Viện khoa

học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc do PGS TS Đỗ Tiến Sâm thực hiện (2006)

Ưu điểm của các nghiên cứu này là có nội dung, phạm vi đề tài cụ thể,

rõ ràng, lĩnh vực nghiên cứu tập trung Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều thiếu khảo sát hoặc chưa nghiên cứu nhiều về thực trạng và giải pháp của tình hình khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam Vì vậy trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước tác giả luận văn đã có những nghiên cứu bổ sung, nhất là liên quan đến thực trạng thị trường du lịch Việt – Trung để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục cũng như nhằm đấy mạnh hoạt động hợp tác, quảng bá du lịch Trung – Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Phương pháp điều tra: gồm 3 bước:

1) Xác định vấn đề nghiên cứu rõ ràng, trên cơ sở đó đặt ra những câu hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

2) Thiết kế bảng hỏi (phiếu điều tra): Trọng tâm là khảo sát, lấy ý kiến của

du khách Trung Quốc về nhu cầu thực tế của họ khi đi du lịch Việt Nam 3) Tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu: Tiến hành điều tra và phát phiếu điện tử bằng phần mềm WJX ngày 6/7/2017, thu về ngày 10/7/2017,

Trang 17

đối tượng điều tra là khách Trung Quốc đã và đang du lịch ở Việt Nam Tổng số phiếu khảo sát thu được là 205 phiếu

 Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực địa

Với lợi thế bản thân người viết luận văn đang làm việc trong lĩnh vực

du lịch - khách sạn nên để các kết quả được trình bày trong luận văn được khoa học, hệ thống, bên cạnh kết quả khảo sát, chúng tôi cũng đã phỏng vấn bằng miệng trực tiếp một số khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam, một số cán bộ lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Việt Nam để thu thập thông tin, đề xuất, kiến nghị liên quan đến đề tài (khi cần thiết)

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Từ các tài liệu thu được qua nhiều nguồn như khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn thực tế, các công trình sách chuyên khảo ở thư viện, nhà sách, các

trang web quan phương v.v bằng tiếng Trung và tiếng Việt, chúng tôi đã tổng

hợp, phân tích và chọn lọc những tài liệu có giá trị và tác dụng định hướng

nhất cho quá trình hoàn thành luận văn

Phương pháp phân tích dữ liệu: Chúng tôi sử dụng các phương pháp

thống kê đối với từng nhóm chỉ tiêu thu được từ cuộc khảo sát bằng phần mềm WJX

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Phạm vi không gian

Tuy không giới hạn ở một khu vực địa lý cụ thể nhưng do chủ yếu sinh sống và làm việc ở Hà Nội nên những địa điểm khảo sát, phỏng vấn (nếu có) trong luận văn chủ yếu tập trung ở khu vực Hà Nội (các trọng điểm du lịch

mà du khách Trung Quốc khi sang Việt Nam thường ưu tiên lựa chọn)

5.2 Phạm vi thời gian

Luận văn chủ yếu lựa chọn mốc thời gian từ khi Trung Quốc và Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ (1992) đến nay, nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn kể từ khi hai nước gia nhập WTO để qua đó có thể thấy

Trang 18

được những thay đổi của ngành du lịch Việt Nam cũng như nhu cầu khi du lịch sang Việt Nam của khách Trung Quốc

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 3 chương chính sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và một số vấn đề liên quan

Chương II: Khảo sát nhu cầu của khách Trung Quốc khi du lịch tại Việt Nam Chương III: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác khách du lịch

Trung Quốc đến Việt Nam

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1 Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có ngành du lịch Nếu căn cứ theo định nghĩa của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) “Du lịch là hoạt động di chuyển đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người

và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm” [15] thì có thể thấy rằng hoạt động du lịch đã có từ hàng ngàn năm về trước Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như AiCập, Hy Lạp hoặc ngay như ở xã hội phong kiến Trung Quốc, Việt Nam, đã sớm xuất hiện hình thức đi du lịch dù là hoạt động mang tính tự phát hay có kế hoạch (ví dụ các

vị vua quan Trung Quốc ngày xưa vẫn thường có những cuộc “du sơn ngọa thủy”), các cuộc hành hương về các thánh địa, đất thánh, đềnchùa, các nhà thờ thiên chúa giáo thì bản chất vẫn là những hoạt động “du lịch” nếu nói theo

ngôn ngữ của xã hội hiện đại

Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn là khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam, thị trường du lịch Việt Nam cho nên trong phần này chúng tôi sẽ không giới thiêu các khái niệm liên quan đến du lịch của nhiều quốc gia mà chỉ chủ yếu của Việt Nam và Trung Quốc

Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

số 09/2017/QH14 mới ban hành có quy định rõ các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực du lịch như sau [16]:

1.1.1 Du lịch

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

Trang 20

Khách Inbound: Chỉ khách du lịch quốc tế, Việt kiều ở nước ngoài

đến thăm quan du lịch Việt Nam Ví dụ khách Trung Quốc đến Việt Nam sẽ là khách Inbound

Khách Outbound: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi

thăm quan các nước khác

Trang 21

1.2 Một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

1.2.1 Lý thuyết về các nhu cầu cơ bản của con người

Khi nghiên cứu về nhu cầu của con người, không thể không nhắc tới thang nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) Đây là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh Tháp nhu cầu Maslow được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh, nhất là với các ngành dịch vụ

mà điển hình là ngành du lịch-nhà hàng-khách sạn Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp

Biểu đồ 1 Cấu trúc tháp nhu cầu (Nguồn: Subiz.com)

Tầng thứ nhất (PHYSIOLOGICAL): Các nhu cầu sinh lý cơ bản

nhất của con người như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi

Tầng thứ hai (SAFETY): Nhu cầu về cảm giác an toàn, con người cần

Trang 22

có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo

Tầng thứ ba (BELONGING): Nhu cầu được giao tiếp xã hội và được

trực thuộc - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy

Tầng thứ tƣ (ESTEEM): Nhu cầu được coi trọng con người cần có

cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng

Tầng thứ năm (SELF-ACTUALIZATION): Nhu cầu về tự thể hiện

bản thân, con người luôn muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt

Maslow nhấn mạnh rằng những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp (nhu cầu thể lý) phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn Các nhu cầu bậc cao hơn sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng lớn khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ

Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow là cơ sở lý luận quan trọng cho người viết trong quá trình thực hiện đề tài, nhất là khi xây dựng các bảng hỏi

ở chương II Từ góc độ quản trị kinh doanh, người viết cho rằng nếu các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch chú ý phân tích được những nhu cầu cơ bản của khách du lịch trong suốt quá trình du lịch thì sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tìm đến dịch vụ của công ty mình cũng như tăng thêm tỷ lệ khách mới, khách quay lại Nhất là với đối tượng khách du lịch Trung Quốc, do hai nước có nhiều sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hoá, tư tưởng cho nên việc phân tích và nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của du khách Trung Quốc khá thuận lợi so với khách du lịch đến từ những quốc gia khác

1.2.2 Lý thuyết về hành vi du lịch

Một cơ sở lý luận quan trọng khác để người viết có thể triển khai được

đề tài luận văn đó là các cơ sở lý luận về hành vi du lịch Nó bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây:

Trang 23

Khái niệm hành vi du lịch:

Hành vi du lịch (旅游行为) là chỉ những đặc trưng lựa chọn vềđịa điểm, mùa du lịch, mục đích và phương thức du lịch của khách du lịch cũng như những yếu tố có quan hệ mật thiết với nó là khái niệm, hiệu ứng và các đặc trưng nhu cầu du lịch (Chu The Cuong 周世强,1998) Hiểu ngắn gọn thì hành vi du lịch là chỉ những hoạt động vui chơi, giải trí cụ thể của khách du lịch tại nơi mà khách du lịch đến để du lịch Hành vi du lịch có quan hệ với tính chất và đặc trưng về môi trường du lịch của điểm du lịch đó Hành vi du lịch là tiêu chí cơ bản nhất của khách du lịch, bao gồm nhiều tầng lớp và loại hình khác nhau Phân tích những hành vi du lịch là cơ sở để tìm hiểu và nhận định về thị trường du lịch, là kiến thức cơ sở quan trọng cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch [6]

Những yếu tố cơ bản tạo nên một hành vi du lịch:

Tác giả Dien Loi Quan (田利军) trong cuốn Tâm lý học du lịch (旅游心理学) (Nxb.Đại học Nhân dân Trung Quốc, tháng 8/2006) viết, để giải

thích được những hành vi du lịch của du khách là việc khó, bởi vì có rất nhiều nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách du lịch

Nhìn chung, một hành vi du lịch thường được cấu thành bởi ba yếu tố: 1) Quá trình hoạt động tâm lý của người tiêu dùng du lịch;

2) Trạng thái tâm lý của người tiêu dùng du lịch;

3) Môi trường, hoàn cảnh du lịch

Trang 24

hành vi du lịch, vừa là quá trình quyết định hành vi của người đi du lịch

Một người có thể trở thành “người đi du lịch” và thực hiện các “hoạt động du lịch”, trước hết luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội Cụ thể hơn, những điều kiện để một người có ý niệm về “nhu cầu du lịch”

c) Các điều kiện khác như giao thông, chỗ ở

Như vậy, áp dụng vào đề tài nghiên cứu, lý thuyết về hành vi du lịch, không chỉ giúp chúng tôi lựa chọn và thiết kếđược bảng hỏi chính xác, phù hợp với hành vi du lịch của du khách Trung Quốc khi đến Việt Nam mà còn

có thể phân tích được nguyên nhân giải thích hành vi, lựa chọn, nhu cầu của

du khách Từ đó có thể đưa ra những đề xuất phù hợp để khắc phục những tồn

Trang 25

tại trong việc đẩy mạnh nhu cầu du lịch Việt Nam của người Trung Quốc

1.2.3 Lý thuyết về tiêu dùng du lịch

Tiêu dùng là một trong những khía cạnh đáng quan tâm nhất không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh mà còn với cả khách hàng Có thể nói sự thiết kế mọi sản phẩm, dịch vụ du lịch đều phải tính đến yếu tố tiêu dùng đầu tiên Nếu không có sự tính toán hợp lý thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng khách du lịch cũng như quyết định doanh thu của các đơn vị kinh doanh lữ hành

Khái niệm cơ bản nhất của thuật ngữ “tiêu dùng du lịch” đó là chỉ sự tổng hòa một phần giá trị do tự nhiên mang lại (tài nguyên thiên nhiên) và một phần thành quả lao động, sáng tạo của con người (tài nguyên nhân tạo) nhằm thỏa mãn các nhu cầu về hưởng thụ và thể hiện bản thân của con người trong quá trình du lịch [18]

Thuật ngữ “người tiêu dùng du lịch” chỉ người mua sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm du lịch do quá trình sản xuất tạo ra Người tiêu dùng du lịch

có thể là một cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người (tập thể) [19]

Trong cuốn《旅游经济学》(Kinh tế học du lịch), Nxb Đại học lý công Hoa Nam (02/2008), Gan Qiao Lin (甘巧林)[1] đã tổng kết các đặc điểm cơ bản của tiêu dùng du lịch gồm:

1) Là sự tiêu dùng mang tính tổng hợp:

Nhu cầu du lịch xuyên suốt toàn bộ quá trình du lịch, do các nhân tố tổng hợp như tài nguyên, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch cấu thành Không chỉ thế, hiệu quả của một hành vi tiêu dùng du lịch cũng mang tính tổng hợp Nếu xét theo tháp nhu cầu của Maslow thì nó không chỉ thỏa mãn các nhu cầu của con người ở tầng cao (thể hiện bản thân, được tôn trọng ) mà còn thỏa mãn các nhu cầu ở tầng đáy (nhu cầu cơ bản vềđiều kiện ăn, ở, môi trường )

2) Việc tạo ra và trao đổi các hành vi tiêu dùng du lịch với các sản phẩm du lịch mang tính đồng nhất:

Trang 26

Do tính đặc thù của các sản phẩm du lịch mà khác với việc sản xuất hoặc tái sản xuất các sản phẩm vật chất khác (sản xuất, trao đổi, tiêu dùng là

ba khâu độc lập, thông thường phải có sản xuất rồi mới đến trao đổi và tiêu dùng) thì các sản phẩm du lịch lại hoàn toàn khác Do trọng tâm của chúng là

“dịch vụ” nên bản thân các dịch vụ du lịch không thể chuyển di được, nó được tạo ra từ quá trình người đi du lịch phát sinh những hành vi mua sắm thực tế và tiêu dùng du lịch

Chính vì thế mà về mặt thời gian và không gian, việc sản xuất, trao đổi

và tiêu dùng các sản phẩm du lịch mang tính thống nhất và có quan hệ chặt chẽ, chi phối, bổ sung lẫn nhau

1) Tiêu dùng du lịch không thể sử dụng nhiều lần:

Đặc điểm này của tiêu dùng du lịch có thể thấy trên hai phương diện: Thứ nhất là trong cùng một thời điểm, các khách du lịch chỉ có thể sử dụng một lần hoạt động, sản phẩm, dịch vụ du lịch, chỉ có thể tiêu dùng sản phẩm du lịch của một đơn vị du lịch Điều này khác với người tiêu dùng các sản phẩm vật chất khác có thể cùng lúc mua số lượng nhiều, chủng loại nhiều sản phẩm

Thứ hai, các sản phẩm du lịch mà người tiêu dùng du lịch sử dụng khi

đi du lịch chỉ có giá trị tạm thời (về mặt thời gian) Nói cách khác tức là khách du lịch chỉ có quyền sử dụng sản phẩm du lịch tại thời điểm mình đi du lịch, không có quyền sở hữu cá nhân Vì vậy nếu như khi mua một sản phẩm khác, ta có thể thay đổi quyền sử dụng, chuyển nhượng, tái sử dụng thì với một sản phẩm du lịch, ngay khi kết thúc hoạt động du lịch, thì quyền sử dụng đối với sản phẩm du lịch của người tiêu dùng du lịch cũng lập tức kết thúc

2) Tiêu dùng du lịch mang tính đa dạng:

Tính đa dạng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tiêu dùng

du lịch Do động cơ du lịch của mỗi người khác nhau nên lựa chọn các hoạt động du lịch cũng khác nhau dẫn đến sẽ có các hình thức khác nhau về mức tiêu dùng, phạm vi tiêu dùng và kết cấu tiêu dùng

Trang 27

Như vậy, theo lý thuyết về hành vi du lịch chúng tôi đã giới thiệu ở trên,

có thể thấy rằng hành vi tiêu dùng (mua sắm) du lịch cũng chịu tác động bởi

cả nhân tố chủ quan và khách quan Tuy nhiên theo chúng tôi, các yếu tố chủ quan như giới tính, thu nhập, sở thích, nguyện vọng có ảnh hưởng hơn cả đến việc quyết định một hành vi tiêu dùng du lịch Vì vậy hành vi tiêu dùng

du lịch là một trong những nội dung khảo sát trọng tâm của chúng tôi

1.3 Tổng quan tình hình khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam

Ngày 18 tháng 1 năm 1951, Trung Quốc và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Quan hệ của hai nước được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch Việt Nam luôn nằm trong danh sách các điểm đến hàng đầu được du khách Trung Quốc lựa chọn Do du lịch luôn là ngành trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế quốc dân nên chính phủ Trung Quốc luôn có những biện pháp quản lý và phát triển du lịch

nghiêm ngặt Có thể nói rằng,quy mô phát triển thị trường du lịch Trung Quốc

tại Việt Nam được quyết định bởi mối quan hệ hợp tác du lịch giữa hai nước

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ (1992) đến nay, quan hệ giữa hai nước được củng cố và phát triển nhiều mặt, nhất là trong một số lĩnh vực quan trọng như thương mại, giáo dục, văn hóa, du lịch

Ngày 8/4/1994, hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác du lịch với mục tiêu cùng thúc đẩy ngành du lịch hai nước phát triển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi Đây được coi là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giao lưu, hợp tác du lịch Trung – Việt

Năm 2009-2010, Tổng cục Du lịch đã ký thỏa thuận hợp tác du lịch với các địa phương như Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Giang Tô

Bên cạnh đó, hai nước còn cùng tham gia nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực như Trung Quốc - ASEAN, Tiểu vùng Mê kông Mở rộng (GMS), APEC

Nhìn chung, kể từ sau bình thường hóa, có thể thấy rằng giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực du lịch luôn giữ vững tốc độ phát triển ổn định nhất trong

Trang 28

các hạng mục hợp tác, giao lưu văn hóa Trung – Việt Thậm chí có thể nói rằng tỷ lệ tăng trưởng lượng khách du lịch và quy mô ngày càng lớn, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai nước Cả hai nước đều rất coi trọng mối quan hệ hợp tác du lịch tốt đẹp, thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng

bá du lịch song phương Nếu như trước năm 1996, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam và Việt Nam sang Trung Quốc không nhiều, chủ yếu là cán bộ nhà nước sang công tác kết hợp với đi du lịch thì từ năm 1999, khi Việt Nam được đưa vào danh sách các điểm đến được phép tổ chức đưa khách Trung Quốc đi du lịch và tháng 11/2000, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch

và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ký Bản Ghi nhớ về việc tổ chức cho công dân Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng tiền riêng thì số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã tăng lên đáng kể, thành phần khách cũng đa dạng hơn Hai bên còn triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ chương trình “hai hành lang, một vành đai” được đề xuất từ tháng 5/2004, bao gồm: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vân Nam (Trung Quốc) Từ năm

2009, khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng thẻ du lịch có thể đi trên những chuyến bay nội địa vào miền Trung và miền Nam (Thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam)

Cho đến nay, hàng năm, chính phủ hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành hai nước hoạt động có hiệu quả hơn cũng như tăng trưởng hơn nữa tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch với nền kinh tế quốc dân Điển hình có thể kể đến như nhân chuyến viếng thăm của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc Li Jinzao tới Việt Nam ngày 17/03/2017 vừa qua Mục đích của chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng cục du lịch Trung Quốc là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác du lịch Trung-Việt Năm 2017 cũng là năm Hợp tác Du lịch ASEAN-Trung Quốc Trong đó, “đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tăng cường trao

Trang 29

đổi khách du lịch giữa hai nước; kết nối điểm đến; khuyến khích các địa phương hợp tác xúc tiến du lịch và đầu tư; phát triển nguồn nhân lực du lịch

là những nội dung quan trọng được 2 bên thống nhất ưu tiên hợp tác thời gian tới.”[20]

Trong nhiều năm qua, với điều kiện thuận lợi gần gũi vềđịa lý, mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng lên Những nỗ lực trong các hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch đối với thị trường Trung Quốc của cơ quan du lịch Trung ương, địa phương, các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch đã mang lại những kết quả khả quan cho ngành du lịch Việt Nam Thông qua những hoạt động này, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng (mức chi tiêu cho các hạng mục, sản phẩm, dịch vụ du lịch ) Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến Du lịch năm 2017 tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2017 vừa qua, Phó Tổng cục trưởng

Tổng cục du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết, “một trong những điểm mới trong hoạt động xúc tiến du lịch là sử dụng phương tiện truyền thông để quảng bá, e-marketing Điều này đã mang lại một số hiệu quả nhất định Vì vậy Tổng Cục Du lịch sẽ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hoạt động này bằng những nội dung đổi mới”[21]

Như vậy, chỉ qua những giới thiệu điển hình trên đây, chúng ta cũng có thể hiểu được tổng quan về tình hình thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam, cũng như hiểu được vì sau trong nhiều năm liền, Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đến Việt Nam du lịch

Để chứng minh cho điều này, chúng tôi đã lựa chọn 5 thị trường quốc tế tiêu biểu thường xuyên có lượng khách du lịch đến Việt Nam đông nhất là Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 2005-2016 để thống kê, so sánh thì nhận thấy rằng, Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng 21,6% trong cơ cấu khách quốc tếđến Việt Nam và luôn có khoảng cách lớn so với

Trang 30

các thị trường khách lớn khác như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc

Để có một hình dung cụ thể, chi tiết có thể tham khảo các bảng thống

kê và các biểu đồ so sánh số lượng lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong các giai đoạn 2005 – 2010 và 2011 – 2016 mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát dưới đây:

Bảng 1 So sánh số lượnglượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

(giai đoạn 2005 – 2010)

Trang 31

Biểu đồ 1 So sánh lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

200520062007200820092010

Trang 32

Biểu đồ 2.So sánh lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

(giai đoạn 2011 – 2016)

Từ hình ảnh của biểu đồ, chúng ta có thể thấy rõ rằng Việt Nam luôn là điểm du lịch hấp dẫn với khách Trung Quốc Không những chiếm ưu thế hơn hẳn so với các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mà số lượng khách du lịch Trung Quốc (đại lục) đến Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng Chẳng hạn như năm 2016, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch tăng kỷ lục (2.696.848 lượt người), đây là con số lớn nhất kể từ năm 1996 đến nay Không chỉ với Việt Nam, năm 2016, theo thống kê của Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc, Việt Nam cũng xếp số 1 trong danh sách các thị trường thu hút khách du lịch Trung Quốc, tăng 166% so với cùng kỳ 2015[22]

Có thể nói, khách Trung Quốc đến Việt Nam luôn là thị trường đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, liên tục từ năm 2000 đến nay lượng khách Trung Quốc luôn chiếm trung bình khoảng 21,6% tổng lượng khách quốc tếđến Việt Nam Sự tăng giảm của thị trường Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới lượng khách quốc tế đến Việt Nam

Những giới thiệu trên cho thấy rằng, các chính sách đối với ngành du

Trang 33

lịch của chính phủ Trung Quốc cũng như quan hệ giao lưu, hợp tác du lịch là những yếu tố quan trọng và có quan hệ mật thiết đối với sự thúc đẩy phát triển thị trường du lịch Trung Quốc tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới khác nói chung

Tìm hiểu tổng quan về các chính sách phát triển du lịch của Trung Quốc, chúng ta có thể lý giải được tại sao có những giai đoạn, lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài rất đông (ví dụ giai đoạn 2001-2005), nhưng ngược lại cũng có những giai đoạn tỷ lệ lại rất thấp (ví dụ giai đoạn 2006-2010)

Tác giả luận văn tự tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được từ Tổng cục du lịch Bộ văn hóa-thể thao và du lịch Việt Nam [23] thì từ năm

1996 đến 2015 (20 năm), đã có 55.889.482 lượt khách du lịch từ Trung Quốc (đại lục) đến Việt Nam, trong đó có thể thấy rõ tỷ trọng của từng giai đoạn cũng có sự chênh lệch rõ rệt Cụ thể như biểu đồ dưới đây:

Bảng 3 Tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

qua các giai đoạn

Trang 34

Biểu đồ 3 Tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

qua các giai đoạn

Tiểu kết chương I

Trong chương I, chúng tôi đã đạt được hai mục đích nghiên cứu:

Thứ nhất, giải thích một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu như “du lịch”; “khách du lịch”; “sản phẩm du lịch”

Thứ hai, giới thiệu một số cơ sở lý luận có liên hệ mật thiết với việc thiết kế bảng hỏi cũng như phân tích các kết quả khảo sát ở chương II như lý luận về nhu cầu, lý luận về hành vi, lý luận về tiêu dùng du lịch

Tiếp đó, để người đọc hiểu rõ hơn về quy mô tăng trưởng và phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc ở Việt Nam, chúng tôi đã giới thiệu và tổng kết ngắn gọn bằng các số liệu, bảng biểu dẫn chứng Các số liệu thống kê cho thấy lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam luôn nằm trong danh sách các nước đến Việt Nam đông nhất, chỉ tính riêng khu vực đại lục, tỷ lệ khách Trung Quốc so với tổng lượt khách du lịch đến Việt Nam qua các năm luôn chiếm khoản 20% Những số liệu này sẽ giúp chúng tôi đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm thúc đẩy du lịch Việt-Trung ở chương III

39%

40%

6%

15%

Tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

qua các giai đoạn

1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015

Trang 35

CHƯƠNG II KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA KHÁCH TRUNG QUỐC

KHI DU LỊCH TẠI VIỆT NAM 2.1 Phương pháp khảo sát

Nhằm khảo sát nhu cầu, hành vi, thói quen cũng như phân tích, đánh giá khách Trung Quốc khi đi du lịch Việt Nam, chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi

để thu thập các loại dữ liệu sau:

a) Khảo sát một số đặc điểm về nhân khẩu học của khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch, gồm:

Mức độ thường xuyên đi du lịch

Cách tiếp cận nguồn thông tin để tìm kiếm các điểm đến du lịch của Việt Nam

Hình thức đi du lịch

Thời gian lưu trú của khách du lịch

Chi tiêu của khách du lịch, v v

c) Khảo sát về sự thỏa mãn nhu cầu của du khách Trung Quốc tại Việt Nam, gồm:

Đánh giá của du khách về các yếu tố khi lựa chọn điểm du lịch,

Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Việt Nam

Trang 36

phải có nghiên cứu định lượng), chúng tôi lựa chọn 5 tiêu chí của thang đo Likert 5 mức độ truyền thống đó là:

Thống kê này của Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc cũng phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi đối với đối tượng là du khách Trung Quốc đến Việt Nam Theo đó, trong205 khách Trung Quốc đã và đang đi du lịch ở Việt Nam thì có 154 du khách là nữ, chiếm 75,12%, 51 du khách là nam, chiếm 24,88%

Độ tuổi:

Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 (chiếm gần 90%), đặc biệt lượng du khách từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 87.8%, sau đó là đối tượng du khách từ 30-40 tuổi (8.29 %) Du khách từ

40 đến 60 tuổi và đặc biệt là trên 60 tuổi chiếm một tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 3.41% và 0.49%

Kết quả khảo sát về độ tuổi này cho thấy trên đã cho thấy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch chủ yếu là đối tượng trẻ, nắm bắt được điều

Trang 37

này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động, chương trình du lịch phù hợp

Bảng 4 Đặc điểm về độ tuổi của khách du lịch Trung Quốc tại Việt

Nam

Nghề nghiệp:

Trong số 205 người tham gia khảo sát thì chiếm số đông là những người có nhiều thời gian nghỉ phép như học sinh, giáo viên (chiếm 41.95%), nhân viên văn phòng (23.41%) Còn khách du lịch là người nghỉ hưu, người nội trợ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và phân bố tương đối đồng đều Đối tượng giáo viên, học sinh hoặc những người làm nghề nghiên cứu do có nhiều điều kiện

để tìm hiểu và tiếp xúc về nền văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam, thêm vào đó theo phỏng vấn ngẫu nhiên của chúng tôi thì nhiều người trong

số họ đều hiểu biết về tiếng Việt Đây là những thuận lợi để họ có thể đạt được mức độ hài lòng cao nhất đối với chất lượng về các sản phẩm và dịch vụ khi đi du lịch ở Việt Nam Còn đối tượng là sinh viên, học sinh là những người có nhiều thời gian hơn cả, thêm vào đó chi phí đi du lịch ở Việt Nam được nhìn nhận là thấp hơn nhiều so với chi phí đi du lịch ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung Chính vì vậy tầng lớp học sinh, sinh viên đến Việt Nam du lịch chiếm một số lượng tương đối cao Đặc biệt là những học sinh, sinh viên đến từ các tỉnh và khu vực giáp biên giới với Việt Nam (như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông) thì những trải nghiệm thu được trong chuyến du lịch, mức độ hài lòng

Trang 38

về chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ là những yếu tố quan trọng để khiến những đối tượng này quay trở lại Việt Nam du lịch (cùng với việc giới thiệu cho nhiều người khác) hoặc du học (lưu học sinh)

Những đặc điểm về nghề nghiệp này sẽ giúp các doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu liên quan có phương hướng và cơ sở chính xác hơn trong việc xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng đối tượng, nhất là trong việc thiết kế các chính sách tiêu dùng phù hợp Chẳng hạn như theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam phần lớn là đối tượng có nghề nghiệp, công việc và thu nhập ổn định, vì vậy khả năng chi tiêu cũng như tiềm năng sẵn sàng chi tiêu của họ cho nhiều hạng mục du lịch gia tăng là rất lớn

Bảng 5: Khảo sát về đặc điểm nghề nghiệp của khách du lịch Trung Quốc

Nhân viên cơ quan chính phủ, nhà

Trang 39

Quốc tại Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí như: số lần đi du lịch Việt Nam, khả năng quay lại Việt Nam du lịch, thời gian đi du lịch, số tiền chi trả bình quân cho mỗi chuyến đi; phương tiện di chuyển ưa thích, nguồn thông tin du khách sử dụng để tìm kiếm thông tin về Việt Nam

Cụ thể kết quả khảo sát theo từng tiêu chí như sau:

Mục đích đi du lịch:

Trong số 205 người được khảo sát, đáng chú ý là có tới 79.51% (~163 người) đến Việt Nam để du lịch, nghỉ ngơi (tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán ); đứng thứ 2 là 14.63% đến với mục đích học tập, nghiên cứu, chỉ có 3.41% là vì mục đích công tác Các mục đích khác như đầu tư, kinh doanh, thăm thân chiếm số lượng nhỏ không đáng kể

Bảng 6 Khảo sát mục đích đi du lịch Việt Nam của khách Trung Quốc

Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng như quan hệ kinh tế - thương mại Trung-Việt tăng lên không ngừng nên tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chiếm

tỷ lệ tương đối cao Trong lĩnh vực du lịch, năm 2009, Trung Quốc (bao gồm

Trang 40

đặc khu Hồng kông) có 45 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 658 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực như lữ hành, khách sạn, nhà hàng Tính đến hết năm 2016, Trung Quốc đã có hơn 1500 dự án đầu tư tại Việt Nam Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc

có 127 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng vốn đạt gần 538 triệu USD[24] Các dự án này liên quan đến nhiều lĩnh vực nên tỷ lệ khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch kết hợp thực hiện hoạt động thương mại, tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và tham dự hội nghị hội thảo tăng lên nhanh chóng, là vấn

đề đáng quan tâm, chú ý

Mức độ thường xuyên đi du lịch:

Trong số 205 người được khảo sát về số lần đã đi Việt Nam du lịch thì73.66% trả lời đi du lịch Việt Nam lần đầu, 4.88% đã đến lần thứ 2 và đáng chú ý là đến 21.47% đã đi từ 3 lần trở lên Con số này không chỉ cho thấy tỷ

lệ khách thường xuyên đến Việt Nam mà còn phần nào phản ánh mức độ hài lòng của du khách Trung Quốc trước và khi đến Việt Nam du lịch

Bảng 7 Khảo sát tỷ lệ khách thường xuyên

Cách tiếp cận nguồn thông tin để tìm kiếm các điểm đến du lịch

của Việt Nam

Nền công nghệ thông tin của Trung Quốc rất phát triển, chính vì vậy

mà Internet luôn là công cụ hiệu quả nhất để người Trung Quốc tiếp cận thông tin mình muốn Lĩnh vực du lịch cũng không ngoại lệ Kết quả khảo sát cho thấy, số khách du lịch thông qua Internet để tìm kiếm các điểm đến du lịch ở

Ngày đăng: 07/01/2019, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch tăng kỷ lục http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/khach-trung-quoc-den-viet-nam-du-lich-tang-ky-luc-20170427133435803.htm Link
17. Viện nghiên cứu Du lịch Trung Quốc: http://www.ctaweb.org/html/2017-1/2017-1-22-10-41-66902.html Link
18.Biên dịch từ: http://wiki.mbalib.com/wiki/%E6%97%85%E6%B8%B8%E6%B6%88%E8%B4%B9 19.Biên dịch:http://wiki.mbalib.com/wiki/%E6%97%85%E6%B8%B8%E6%B6%88%E8%B4%B9%E8%80%85 Link
22.Thống kê từ Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc: http://www.ctaweb.org/html/2017-1/2017-1-22-10-41-66902.html 23.http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/12 Link
24.Nguồn: http://vietnambiz.vn/trung-quoc-co-1500-du-an-dau-tu-tai-viet-nam-2322.html Link
25.báo cáo của CTA http://www.ctaweb.org/html/2017-1/2017-1-22-10-41-66902.html Link
2. 阮惟善 Nguyen Duy Thien , 中国游客对越南中部旅游服务质量的评价 研究,湖南师范大学,硕士论文,20133. 谢氏秋琼 Ta Thi Thu Quynh, 越南旅游企业社会责任评价指标体系研究,湖南大学,硕士论文, 20124. 黄云娥 Hoang Van Nga ,越南旅游业对中国旅游客源市场开发研究,《北京第二外国语学院》 ,硕士论文, 2008 年 Khác
7. 李光宇 Ly Quang Vu,旅游学概论, 工业化学出版社, 2008 B. Tài liệu tiếng Việt Khác
8. Lê Quỳnh Phương (2009) , Quan Hệ Hợp Tác Việt - Trung Và Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Trung Quốc Của Ngành Du Lịch Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Du lịch học, Đại quốc gia Hà Nội Khác
9. Trần Kim Ánh (2010), Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng, Luận án Thạc sỹ Du lịch Khác
10. Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
11. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế Khác
12. Phạm Trung Lương (2015), Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w