II Các tiêu chuẩn không thường xuyên
53 Đường Engel
thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể:
Độ dốc của đường cong tại bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên của hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập
53Đường Engel Đường Engel Thu nhập Tiêu dùng hàng hóa i Hình đường Engel
Bằng thực nghiệm, Engel nhận thấy rằng:
-Khi thu nhập của các hộ gia đình đạt đến một mức độ nào đó thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm giảm xuống.Chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm. Từ xu hướng trên, có thể suy ra tỷ trong nông nghiệp trong sản lượng quốc gia sẽ giảm dần, khi thu nhập đạt đến mức nhất định.
-Quy luật Engel về tiêu dùng lương thực thực phẩm đã gợi ý hướng nghiên cứu cho các hàng hóa khác.
-Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bền, cung cấp dịch vụ là hàng hóa cao cấp. Qua nghiên cứu họ phát hiện tính quy luật sau: Trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng lên, nhưng tăng nhỏ hơn tốc độ tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng. Đến một mức thu nhập nào đó, tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tóc độ tăng thu nhập.
1.2.Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fischer
Phân chia nền sản xuất thành 3 khu vực và dựa vào đặc tính kinh tế kỹ thuật của các ngành, tác giả cho rằng:
-Nông nghiệp là ngành dễ thay thế nhân lực bằng máy móc và các phương thức canh tác hiện đại, do đó năng suất lao động tăng lên, nhu cầu nông phẩm cho xã hội được bảo đảm, trong khi đó vẫn có thể giảm tương đối và tuyệt đối nhân lực nông nghiệp trong cơ cấu nhân lực theo ngành.
-Công nghiệp khó thay thế nhân lực hơn so với nông nghiệp và hệ số co dãn cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành này lại luôn luôn dương (> 0 ), vì vậy, tỷ trọng nhân lực hoạt động trong công nghiệp có xu hướng tăng lên.
- Dịch vụ, cũng do đặc tính kinh tế-kỹ thuật, là ngành có rào cản lớn nhất trong thay thế nhân lực bằng máy móc và khi nền kinh tế ở trình độ cao thì độ co dãn của cầu dịch vụ lại càng lớn hơn1 (> 1 ). Do vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên và tăng ngày càng nhanh.
1.3.Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, có thể rút ra các xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
-Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp phải chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công – nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển.
-Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng tăng và tăng nhanh; tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần.
-Trong các ngành dịch vụ, các ngành có chất lượng cao như ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, du lịch,…có tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng tăng trong sản lượng ngành cũng như toàn bộ.
Cần chú y rằng, trong xu hướng chung đó, mỗi nước có mức độ chuyển dịch có thể khác nhau bởi sự quy định của nhiều nhân tố khác nhau về tự nhiên, nhân lực, hoàn cảnh lịch sử kinh tế- xã hội, điểm xuất phát và mức độ, trình độ hợp tác quốc tế.
II.Lí thuyết phát triển theo giai đoạn
Đây là lý thuyết phát triển đề cập đến phương thức, chuyển dịch cơ cấu ngành. Lý thuyết này còn có các tên gọi “Mô hình suy diễn lịch sử”hoặc “ Lý thuyết cất cánh”.
Trong cuốn ”Các giai đoạn phát triển kinh tế”, nhà lịch sử kinh tế người Mỹ W.W.Rostow đã đưa ra một cách phân tích theo tiến trình lịch sử phát triển từ những bước khởi đầu của các nền kinh tế. Theo tác giả, các quốc gia trong quá trình phát triển có thể phải trải qua 5 giai đoạn và có thể có giai đoạn thứ 6. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng về cơ cấu kinh tế, thể chế phản ánh bản chất của giai đoạn kinh tế đó.
Việc nghiên cứu các giai đoạn kinh tế nhằm làm rõ các vấn đề:Dưới những tác động nào, một nền kinh tế cổ truyền có thể đi vào quá trình hiện đại hóa; những lực lượng nào đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng; những đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn phát triển; những lực lượng nào tác động đến mối quan hệ giữa các khu vực trong quá trình tăng trưởng.
Giai đoạn1-Xã hội truyền thống cũ
Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học, công nghệ tiền Niu ton. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nông nghiệp là ngành kinh tế thống trị, mang nặng tính tự cung, tự cấp; năng suất thấp; kỹ thuật lạc hậu, thủ công là chính; tích lũy thấp và không ổn định (gần như là con số không); hoạt động xã hội kém linh hoạt, nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang đè nặng lên các hoạt động kinh tế xã hội.
Tuy vậy, kinh tế xã hội không hoàn toàn tĩnh tại vẫn có đi lên, nhưng chậm chạp. Cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản. Do vậy đi nhanh ra khỏi giai đoạn này là khó khăn, lâu dài không chỉ do các vấn đề kinh tế mà còn do các vấn đề thể chế,đặc biệt là các thể chế có tính chất tự nguyện của các cộng đồng dân cư, cộng đồng sắc tộc,…
Giai đoạn 2- Chuẩn bị cất cánh
Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống cũ và cất cánh, với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để đi vào cất cánh. Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: Những hiểu biết về khoa học–kỹ thuật đã bắt đầu được ứng dụng vào trong các ngành;giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với sự phát triển; cầu đầu tư tăng lên thúc đẩy sự ra đời của hệ thống ngân hàng và các hình thức tín dụng; trao đổi hàng hóa nội địa và với bên ngoài đã thúc đẩy sự hình thành cơ sở hạ tầng về vận tải và thông tin liên lạc;…
Tuy vậy, các hoạt động này chưa đủ sức có tính chất là lực đẩy đưa nền kinh tế ra khỏi nền kinh tế năng suất thấp, còn đậm dấu ấn của nền kinh tế cổ truyền. Cơ cấu ngành vẫn là nông - công nghiệp.
Giai đoạn 3- Cất cánh (Take off)
Đây là giai đoạn trung tâm trong phân tích của tác giả về các giai đoạn kinh tế. Thuật ngữ này hàm ý đất nước đã bước vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định, đã tích tụ và tạo ra được những điều kiện về kinh tế, xã hội và thể chế, có tính chất là những lực nội sinh để vận động theo những yêu cầu có tính quy luật của giai đoạn kinh tế đó.
Những yếu tố cơ bản (điều kiện) bảo đảm cho sự cất cánh là:
-Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên, vượt 10% thu nhập quốc dân thuần túy, huy động vốn đầu tư bên ngoài, để kéo theo sự du nhập, đuổi bắt tiến bộ khoa học công nghệ,…nhờ đó tác động nhanh vào các ngành, kể cả nông nghiệp,…
-Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, tăng trưởng cao, bắt đầu có hiệu quả và ổn định, kéo theo sự tăng trưởng các ngành và các lĩnh vực khác,…kể cả nhận thức và lối sống của con người
-Hợp tác hóa , thương mại hóa, đô thị hóa phát triển nhanh,..
Cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp- dịch vụ. Theo tác giả giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm.
Giai đoạn 4- Trưởng thành về kinh tế
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : tỷ lệ đầu tư tăng liên tục,chiếm khoảng 20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học công ngệ được hấp thụ, tạo ra ứng dụng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, của đời sống kinh tế - xã hội; nền kinh tế “hòa mạng” có hiệu quả với kinh tế thế giới. Tác giả dự đoán giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm. Cơ cấu ngành giai đoạn này là công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.
Giai đoạn 5 -Tiêu dùng hàng loat ở mức cao
Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản về kinh tế: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư ngày càng giầu có kéo theo cầu hàng hóa dịch vụ chất lượng cao tăng lên. Thứ hai cơ cấu nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và dân cư thay đổi theo hướng tăng ở khu vực thành thị. Về mặt xã hội, các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội nhằm kích thích tiêu dùng hàng lâu bền, chất lượng cao và giảm bớt bất bình đẳng. Theo tác giả, đây là giai đoạn lâu dài nhất, nước Mỹ có thể phải mất 100 năm để hoàn thành cơ bản giai đoạn này. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ- công nghiệp.
Ngoài 5 giai đoạn trên đây, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích là có thể có giai đoạn 6 với tên gọi ”theo đuổi chất lượng cuộc sống”.
Nhận xét lý thuyết phát triển theo giai đoạn
Lý thuyết này có những hạn chế như: chưa làm rõ cơ sở của sự phân chia các giai đoạn và sự thống nhất trong việc đưa ra các đặc trưng mỗi giai đoạn; coi sự vận động là một quá trình tịnh tiến mà không có những “lổ hổng” hoặc thời cơ. Dù vậy, W.W.Rostow đã đưa ra sự suy diễn lịch sử, cung cấp một tầm nhìn của sự vận động kinh tế. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ giữa phát triển và chuyển dịch cơ cấu thì đây là một tầm nhìn hợp lý.