Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ phát triển kinh tế theo chiều

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 74)

IV Mô hình hai khu vực của Harry T Ôshima

c- Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ phát triển kinh tế theo chiều

sâu nhằm giảm cầu về nhân lực.

Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển diễn ra qua nhiều bước với nội dung thích hợp ở mỗi bước. Kết quả giai đoạn 2 trong mô hình Oshima như đã nói ở trên cho thấy nền kinh tế đã thiết lập được các quan hệ cân đối căn bản, đi vào tăng trưởng ổn định, thị trường đã bắt đầu vận hành có hiệu quả. Với mục tiêu đặt ra, nền kinh tế sẽ vận hành theo các phương hướng:

-Chuyển hướng mục tiêu phát triển các ngành từ hướng nội là chính sang hướng nội có hiệu quả hơn và hướng ngoại.

- Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường.

- Mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ, coi trọng dịch vụ cao cấp, dịch vụ hướng vào nông nghiệp, nông thôn.

Những thay đổi trên đây làm cho cơ cấu kinh tế chuyển nhanh sang sử dụng các lợi thế, phát triển linh hoạt, tình trạng thiếu nhân lực đã trở nên phổ biến. Để tiếp tục phát triển, giảm cầu về nhân lực, cùng với các giải pháp trên, phải chuyển hướng phương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trên toàn bộ nền kinh tế với nội dung cụ thể là:

-Tăng trang bị kỹ thuật và áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ để tăng sản lượng, giảm tương đối và tuyệt đối cầu về nhân lực trong nông nghiệp để bổ sung nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ.

-Chuyển công nghiệp hướng nhanh sang xuất khẩu, đầu tư phát triển các ngành có dung lượng vốn cao.

Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở hai khu vưc, trong đó lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát. Và như vậy, việc tăng trưởngkinh tế không dẫn đến phân hóa nhanh về xã hội và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

So sánh hai lý thuyết về hai khu vực

Các mặt so sánh Lý thuyết của Oshima Lý thuyết của A. Lewis

1- Mục tiêu của lý thuyết

2-Điểm xuất phát và điều kiện

3-Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.

3- Nguồn vốn đầu tư

4- Về liệu pháp

-Thúc đẩy tăng trưởng, tăng việc làm, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên - Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ - Bắt đầu từ nông nghiệp - Phải hỗ trợ từ chính phủ trong đầu tư cơ sở hạ tầng - Phải ổn định sản xuất lương thực

- Coi trọng công tạo công việc làm ngay trong nông nghiệp

-Vừa khuyến khích tăng trưởng vừa coi trọng công bằng. Coi trọng tăng trưởng bắt đầu từ nông nghiệp.

- Coi trọng khơi nguồn từ nông nghiệp và các nguồn khác.

- Chính phủ phải hỗ trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng để lôi kéo dẫn dắt đầu tư toàn xã hội

-Coi trọng liệu pháp tuần tự, tạo ra các điều kiện có tính nối kết,tạo ra lực nội sinh

-Thúc đẩy tăng trưởng, tăng việc làm, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên -Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ - Bắt đầu từ công nghiệp - Chính phủ ủng hộ chế độ tiền lương tăng chậm trong công nghiệp.

- Tạo những điều kiện để di chuyển nhân lực thuận lợi từ nông thôn vào thành thị

-Coi trọng tăng trưởng trước. Bắt đầu từ công nghiệp

-Coi trọng tích lũy và tích lũy phụ thêm do chế độ tiền lương tăng chậm.

-Khuyến khích đầu tư và tái đầu tư.

-Coi trọng liệu pháp tăng tốc trong công nghiệp

V.Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối A. Lý thuyết phát triển cân đối

1.Cách đặt vấn đề

Các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại cho rằng, trong nền kịnh tế thị trường hiện đại xuất hiện những vấn đề mới, tác động mạnh đến việc hình thành và vận động các cân đối lớn ở tầm vĩ mô:

-Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng nhận diện sự vận động của nền kinh tế thông qua các “tín hiệu thị trường” để ra các quyết định của các tác nhân ngày càng cao. Họ có những lựa chọn và hành động để đạt tới “sự mong đợi hợp lý”.Trong điều kiện đó, những mục tiêu của chính sách nhằm vào ngắn hạn nhiều khi rất khó đạt được .

-Việc hình thành quy mô và tốc độ của một ngành và giữa các ngành phụ thuộc vào các mối liên hệ về phía trước và phía sau, đồng thời đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do vậy, các tín hiệu thị trường là một trong những căn cứ quan trọng để Chính phủ điều chỉnh các quan hệ đó theo mục tiêu của chiến lược phát triển.

-Quy mô, loại hình cầu về mỗi loại hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải thích ứng với thu nhập, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của các tác nhân.Trong điều kiện sự phân hóa thu nhập giữa các ngành, các nhóm dân cư còn lớn thì thị trường phải là lực chính quy định cầu về các giỏ hàng hóa cụ thể.

- Nguồn tài nguyên rất đa dạng, mỗi loại tài nguyên thường đáp ứng cầu với một cấp độ nhất định. Nếu kế hoạch và các chính sách phát triển các hàng hóa dịch vụ theo hướng cô đặc vào một số nhóm nhất định, theo đó sẽ có một số tài nguyên hoặc một bộ phận của nguồn tài nguyên nào đó sẽ thiếu hoặc không có điều kiện kết chuyển có hiệu quả vào các hàng hóa dịch vụ.

- Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho dung lượng thị trường được mở rộng, cơ cấu cung cầu thay đổi linh hoạt, chu kỳ vận động của các lợi thế và bất lợi thế có xu hướng rút ngắn lại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng theo lợi thế.

-Chức năng xử lý các vấn đề có tính chất hệ thống về kinh tế, xã hội trở thành chức năng chủ yếu, có tính chất trung tâm trong các chức năng quản lý của Chính phủ.

2.Nội dung lý thuyết

Do những nội dung mới trên đây, việc hình thành và vận động của cơ cấu ngành phải theo phương thức cân đối với nội dung:

-Cần phải coi các lực thị trường là lực chính để điều tiết cơ cấu ngành .

-Khuyến khích phát triển đa dạng (về sản phẩm và cấp độ kỹ thuật, chất lượng, …)

-Không tạo nên sự cách biệt quá lớn (thông qua chính sách) về lợi thế tương quan giữa các ngành mà nên tạo bình đẳng về cơ hội để lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh.

-Khi điều chỉnh tốc độ của một ngành cần tính đến các liên hệ về phía trước, phía sau về số lượng và cả thời gian để thị trường tạo lập các cân bằng mới(nhằm tránh “cái chết bất ngờ” cho các tác nhân kinh tế).

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w