MÔ HÌNH TÂN CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ 1 Nội dung cơ bản của mô hình

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 32)

1. Nội dung cơ bản của mô hình

Trường phái kinh tế “tân cổ điển” đứng đầu là Marshall, có những điểm thống nhất với trường phái cổ điển, đồng thời có những điểm mới:

-Bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng trong một tình trạng nhất định, tỷ lệ kết hợp của các yếu tố sản xuất là không thay đổi.

- Cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và có nhiều cách kết hợp các yếu tố sản xuất.

- Đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị kỹ thuật tăng nhanh hơn lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế có hai đường tổng cung:AS-LR phản ánh sản lượng tiềm năng, còn đường AS-SR phản ánh khả năng thực tế.

- Mặc dù vậy, họ cũng nhất trí với các nhà kinh tế cổ điển là nền kinh tế luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng bởi sự linh hoạt của giá cả và tiền công đưa nền kinh tế về lại sản lượng tiềm năng.

- Chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉ ảnh hưởng đến mức giá cả, do vậy vai trò Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. PL Y0 AS-LR AS-SR GDP

2.Mô hình Cobb –Douglas

Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm số sản xuất. Cobb-Douglas là tác giả đã đề xuất mô hình được nhiều người thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng. Mô hình này phản ánh mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ.

Xuất phát từ hàm sản xuất nguyên tắc:Y=F(K, L, R, T)

Trong đó: Y:Đầu ra, chẳng hạn GDP K:Vốn sản xuất

LSố lượng nhân lực được sử dụng

R:Tài nguyên thiên nhiên huy động vào hoạt động kinh tế T: Khoa học công nghệ

Tác giả đã đưa ra mô hình thực nghiệm:

Y=KαLβ.Rγ.T, Trong đó α, β, γ là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên các chi phí của yếu tố đầu vào, ( α + β + γ = 1). Sau khi biến đổi, tác giả thiết lập được mối quan hệ giữa kết quả tăng trưởng phụ thuộc và các yếu tố như sau:

Trong đó: g, Tốc độ tăng trưởng của sản lượng, k, l, r : tốc độ tăng các yếu tố đầu vào

t: phần dư tăng trưởng do tác động của khoa học công nghệ.

Như vậy, hàm Cobb- Douglas cho biết 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức, mức độ đóng góp của mỗi yếu tố này là khác nhau. Các tác giả cũng cho rằng, khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 32)