1.Khoa học và công nghệ
Khoa học là tập hợp những hiểu biết và phát minh trên cơ sở khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội.Khoa học , về
bản chất là cách mạng và tiến bộ.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình,kỹ năng, bí quyết,công cụ và phương pháp để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các thành tựu của khoa học và công nghệ đựơc biểu hiện hữu hình và vô hình. Khoa học, công nghệ có những mặt giống và khác nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Tính quy định cũng có những khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.
2.Vai trò của khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế
Khoa học và công nghệ là bộ phận của nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. Ngày nay, chúng là một trong những nhân tố có vị trí trung tâm, nối kết các nguồn lực, giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-Khoa học, công nghệ mở rộng khả năng và thay đổi cách thức sản xuất. -Thúc đẩy nhanh việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội.
-Tăng sức cạnh tranh của các hàng hóa dịch vụ, đáp ứng cầu với hiệu quả ngày càng cao.
Tuy vậy, phát triển khoa học và tiến bộ công nghệ cũng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực:
-Có thể tạo ra những cú sốc về cơ cấu như tăng tỷ lệ thất nghiệp(do áp dụng nhiều kỹ thuật mới), làm tăng hao mòn vô hình, lãm phá sản nhiều ngành , nhiều doanh nghiệp,…
-Tạo ra nhiều chất thải độc, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
-Trực tiếp, gián tiếp làm cạn kiệt nhanh các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái sinh.
-Chứa đựng nhiều nguy cơ không lường trước (các nhà máy hóa chất, nhà máy sử dụng chất phóng xạ và năng lượng nguyên tử, các sản phẩm biến đổi gien, …
3.Các vấn đề có tính tiêu điểm trong quản lý đầu tư và khoa học công nghệ
- Phải phối hợp các chính sách về đầu tư với phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất có thể được, tối thiểu hóa những tiêu cực do đầu tư và ứng dung khoa học công nghệ.
-Phối hợp các nguồn vốn đầu tư để vốn tích tụ, kết chuyển có hiệu quả (số lượng, chất lượng, thời gian, đối tượng, địa điểm,…).
- Xác định các ưu tiên (về nguồn vốn,loại hình đầu tư,…) để tác động tích cực vào cân bằng chung về đầu tư và hàng hóa dịch vụ,...)
- Xác định các biện pháp để ổn định môi trường đầu tư.
- Xác định các biện pháp dự phòng và khắc phục tai nạn và những hiệu ứng tiêu cực ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư.
V. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế
I.Phân loại tài nguyên thiên nhiên
1.Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên, bao gồm đất, không khí, nước, rừng, các loại năng lượng và khoáng sản trong lòng đất,…Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích tự nhiên của chúng theo những nhu cầu đa dạng của mình. Tài nguyên thiên nhiên có một số đặc điểm sau:
-Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất. Có thể nói, sự phân bố này là do “sự an bài của thượng đế” và là cơ sở tự nhiên của sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ.
- Tài nguyên thiên nhiên là kết quả tích tụ lâu dài
Chính những đặc điểm này làm cho tài nguyên thien nhiên ngày càng trở nên quý hiếm, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử và các hành động hôm nay cùng nhau duy trì, bảo tồn, khai thác có hiệu quả hơn những cái mà tạo hóa đã ban tặng.
2.Phân loại tài nguyên
2.1. Phân loại theo công dụng
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm:Nguồn năng lượng, Các khoáng sản, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước,biển và thủy sản, khí hậu,…
2.2Phân loại theo khả năng tái sinh:
IITài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
1.Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực, là yếu tố chi phí quan trọng của quá trình sản xuất.
Trên phạm vi toàn bộ mà xét, nếu không có tài nguyên thiên nhiên thì không có hoạt động kinh tế và không có sự tồn tại của loài người.
2.Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo ra tích lũy, phát triển ổn định và bền vững.
3.Căn bệnh Hà Lan – và những vấn đề trong quản lý và khai thác tài nguyên
III.Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững.
1.Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên hiện nay
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, “tăng trưởng” được coi là liệu pháp có tính đầu tàu để khôi phục và tăng tốc kinh tế ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tiếp đó,quan điểm “phát triển” có nhấn mạnh vai trò nhân lực và con người trong hoạt động kinh tế. Tuy vậy các trường phái này đầu lấy lợi ích kinh tế làm chính, coi nhẹ vai trò của tự nhiên với phát triển dài hạn và an toàn. Việc khai thác và sử dụng quá nhiều, quá nhanh tài nguyên đã đến mức báo động ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới.Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đã xuất hiện, biểu hiện tiêu cực trên nhiều mặt:
-Chi phí khai thác tăng lên, làm tăng giá thành hàng hóa, dịch vụ
-Có tình trạng đầu cơ,lũng đoạn việc khai thác và lưu thông một số sản phẩm thô có tính chiến lược.
-Môi trường sống bị ô nhiễm, bị phá vỡ, nhiều tài nguyên tái sinh không có khả năng phục hồi, bị tuyệt chủng,…
-Toàn cầu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm và mất cân bằng bầu khí quyển, thiếu nước sạch; lương thực, thực phẩm thiếu an toàn,…
Tình trạng trên đây làm cho chất lượng cuộc sống một bộ phận dân cư giảm xuống, tạo ra nhiều rào cản để tăng trưởng, phát triển hiệu quả của nhiều ngành, khu vực và quốc gia.
2.Phát triển bền vững
Đã đến lúc con người phải từ bỏ quan niệm con người là chúa tể của muôn loài, muôn sự vật, đối lập với thiên nhiên.
Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCDE) định nghĩa: phát triển bền
vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Như vậy, trong quá trình phát triển phải luôn đặt ra và tìm cách trả lời tối ưu cho các câu hỏi:
-Quy mô, tốc độ khai thác các tài nguyên có bảo đảm cho chúng tái sinh để đáp ứng nhu cấu của các thế hệ tương lai không?
- Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các nguyênbị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không?
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc phòng. Mối quan hệ này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Mục tiêukinh tế
Tăng trưởng cao, ổn định
Phát triển bền vững
Mục tiêu môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu xã hội
Cải thiện phúc lợi xã hội,côngbằng xã hội, phát triển nhân lực
Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình
quân đầu người ở mức tương đối cao, cơ cấu kinh tế phải hợp lí và chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu là chính, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí chủ yếu để đánh giá tăng trưởng.
Bền vững về xã hội là bảo đảm cho đất nước không giảm sút dân số, không có
dịch bệnh triền miên, chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc; là quá trình con người được tự do và có nhiều cơ hội lựa chọn, cùng tham gia vào hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, là quá trình mội người cùng được hưởng lợi kết quả của quá trình phát triển ngày càng công bằng hơn.
Bền vững về môi trường: Đối với từng cá nhân cũng như toàn nhân loại, môi
trường luôn có 3 chức năng: -Là không gian sinh tồn
-Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
-Là nơi chứa dựng, hoàn lưu các chất thải của co người.
Do vậy, môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn thực hiện được 3 chức năng trên (về số và chất lượng).Môi trường bền vững sẽ bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững.
VI.Hợp tác quốc tế với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Hợp tác kinh tế quốc tế là quá trình lịch sử lâu dài. Trước đây, nó phụ thuộc vào kinh tế như là bộ phận còn lại sau khi đã cân bằng ở bên trong, được trao đổi và nối với phần còn lại của thế giới; ngày nay trong chừng mực nhất định, nó có những mặt vượt trước và mở đường cho các hoạt động kinh tế; tạo điều kiện cho cân bằng bên trong có hiệu quả hơn. Hợp tác quốc tế là cần thiết, ngày nay lại càng cần thiết bởi vì:
-Tính không đồng đều trong phân bố tài nguyên thiên nhiên, sau quá trình khai thác tính không đều lại càng tăng.
- Do nhiều nguyên nhân, sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị, đã kéo theo sự không đều về số và chất lượng các nhân tố sản xuất.
- Sự phát triển của khoa học,công nghệ đã cho phép vận tải thông tin liên lạc rút ngắn thời gian, không gian.
-Sự phát triển theo hướng chất lượng buộc phải cân bằng động các nhân tố trên cơ sở tầm nhìn toàn thế giới.
Vì vậy, hợp tác quốc tế trở thành nhân tố quan trọng, thậm chí có tính sống còn của nhiều quốc gia.Nó tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trên nhiều mặt:
- Cho phép mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của quốc gia. - Duy trì tăng trưởng,giảm nhẹ tác động tiêu cực của chu kỳ kinh doanh.
- Cho phép tập trung vào một số ngành có lợi thế, cân bằng có hiệu quả các nhân tố sản xuất cũng như cân bằng có hiệu quả cơ cấu sản xuất với với cơ cấu nhu cầu tiêu dùng cuối cùng.
- Du nhập đuổi bắt nhanh hơn các thành tựu khoa học công nghệ, kiến thức kỹ năng kinh doanh và quản lý.
Để hợp tác quốc tế có hiệu quả, phải tạo ra và không ngừng hoàn thiện các vấn đề có tính điều kiện sau :
-Số lượng, chất lượng các yế tố vật chất bên trong .Đây là cơ sở và nền tảng của hợp tác quốc tế.
-Thiết lập và hoàn thiện quan hệ chính tri- xã hội giữa các quốc gia. Đây là điều kiện có tính mở đường, tạo ra môi trường pháp lý, tâm lý để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và hành động.
-Thiết lập và hoàn thiện quan hệ với các tổ hợp kinh tế - tài chính quốc tế,các tổ họp địa chính trị. Đây là điều kiện có tính nối kết, tạo ra các không gian kinh tế.
-Tạo ra và nâng cao trình độ các nhà doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà quản lý.Đây là điều kiện có tính nối kết,có tính quyết định hiệu quả của hợp tác quốc tế
- Cuối cùng là các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và thể chế. Hợp tác quốc tế diễn ra dưới nhiều hình thức:
Tùy trình độ phát triển và yêu cầu trung, dài hạn của chiến lược phát triển, mỗi nước đều tích hợp cho mình một phương thức hợp tác trên cơ sở các hình thức cơ bản trên đây.