Truyền thống, tập quán với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 104)

VII. Các nhân tố phi kinh tế

1. Truyền thống, tập quán với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Truyền thống tập quán (trong sản xuất, tiêu dùng và các sinh hoạt xã hội) là kết quả lâu dài của lịch sử - tự nhiên, được thể hiện qua kiểu cách sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ, các hình thức sinh hoạt xã hội của các cộng đồng, các khu vực và vùng lãnh thổ.

Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho thị trường các nhân tố được mở rộng.Trong khi đó, truyền thống và tập quán ít bị quốc tế hóa và toàn cầu hóa, nó trớ thành lợi thế để các quốc gia duy trì tăng trưởng, chuyển hóa nó vào sản phẩm,dịch vụ đáp ứng cầu của thị trường bên ngoài.

Cần chú ý rằng, truyền thống, tập quán là lợi thế, nhưng không có ý nghĩa tuỵêt đối và vĩnh viễn. Khoa học và nghệ thuật vận dụng truyền thống, tập quán là phải phối hợp với các nhân tố khác như thế nào để nó hóa thân vào các yếu tố kinh tế và được thời đại chấp nhận. Hàng hóa dịch vụ dựa trên đó phải duy trì được tính cạnh tranh ở các thị trường.

2.Các thể chế có tính tự nguyện của các cộng đồng

Nhân tố này cũng là kết quả của quá trình lịch sử -tự nhiên. Nó được các cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện xây dựng và thực hiện các quy ước của các cộng đồng dân cư (hoặc dân tộc) về các hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội.

Với các thể chế này, một hệ thống ràng buộc, hệ thống hành lang và luật chơi được vận hành. Nó tác động tích cực và cả tiêu cực đến sự phát triển. Sự tác động của hệ thống này ngược chiều với đà phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Một khi đất nước đã đi vào phát triển hiện đại các thể chế này có thể lụi tàn, thay vào đó là hệ thống thể chế quản lý của Chính phủ.

3.Các hình thái ý thức xã hội (các tôn giáo)

Mỗi hình thái ý thức xã hội (tôn giáo) có hệ thống các giá trị mà mỗi tín đồ và toàn thể giáo hội hằng theo đuổi. Ứng với hệ thống giá trị đó là hệ thống các giáo luật, các quy ước đặt ra cho các tín đồ. Một khi các hế thống trên vận hành nó sẽ tác động, ghi dấu lên quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tín đồ đạo Hồi coi con heo là con vật dơ bẩn nên ngành nuôi và chế biến thịt heo không phát triển. Trong khi đó nghĩa vụ đóng thuế được coi là giáo luật nên ngân sách Chính phủ ít bị thất thu.Phụ nữ không được khuyến khích đi làm nên một bộ phận tài nguyên bị lãng phí.

Do vậy, chiến lược và chính sách phát triển,đặc biệt những quốc gia đa tôn giáo cần phải đặc biệt coi trọng cân bằng lợi ích của các tôn giáo.

3.Diễn biến cùa thời tiết

ChươngIV. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I.Hệ thống các công cụ quản lí

Để làm chủ môt tổ chức là phức hợp đa nhân tố, trong đó nền kinh tế là một phức hợp khổng lồ, Nhà nước phải sử dụng hệ thống các công cụ và phối hợp chúng theo những nguyên tắc nhất định.Quản lí là một khoa học,đồng thời là nghệ thuật.Tính khoa học chắc chắn có nhiều người đồng tình, còn tính nghệ thuật nhiều

người còn e ngại?

1.Hệ thống luật(về kinh tế)

-Luật do cơ quan quyền lực quản lí -Nhìn vào trung hạn,dài hạn là chính

-Đưa ra những định hướng,những giới hạn điều tiết có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho hệ thống quản lí

-Góp phần định hướng quỹ đạo vận động, điều chỉnh cấu trúc phát triển (của đối tượng quản lí) theo chiến lược phát triển.

2.Hệ thống chính sách kinh tế

Cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi. Luật chỉ có thể điều chỉnh những mặt căn bản, có tính ổn định,tạo ra “luật chơi” nhằm định hướng, tao ra khuôn khổ vận động của một phức hợp. Do vậy phải có chính sách để điều chỉnh những đối tượng,nói theo ngôn ngữ triết học là những cái riêng, cái không ổn định trong cái chung.

-Chính sách do cơ quan hành pháp (chính phủ, có thểUBND các đia phương) quản lí.

-Chính sách nhìn vào trung hạn, ngắn hạn là chính, nhằm ổn định hóa, liên tuc hóa tăng trưởng và phát triển theo giới hạn, xu hướng mà chiến lược và hệ thống luật đã xác định.

*Chú ý:trong một số lĩnh vực chưa thể hoặc không thể dùng luật, phải dùng chính sách để điều tiết.Một số chính sách điều tiết các mặt căn bản,nền tảng của sự tồn tại và phát triển của đất nước.Tất cả những trường hợp đó,chính sách lấy trung hạn, dài hạn làm chính.

3.Các giải pháp ổn định hoá

Dù cho luật,chính sách được xây dựng và quản lí thật tuyệt vời thì sự mất ổn định vĩ mô vẫn có thể xẩy ra do những nhân tố” bất định”:diễn biến thời tiết, sự thay đổi luật và chính sách từ bên ngoài, dòng xoáy đẩy tới (tốt và xấu) của quản lí từ thời kì trước. Do đó phải sử dụng các giải pháp ổn định hóa để lập lại sự ổn định vĩ mô trong điều kiện mới, khôi phục môi trường cho hệ thống quản lí.

Các giải pháp ổn định hóa thường sử dung là :điều tiết dự trữ hàng hóa,tiền tệ; hạn ngạch xuất nhập, các biện pháp đặc biệt khác.

4.Hệ thống thông tin,tiêu chuẩn định mức

Hệ thống thông tin:Thông qua hệ thông thông tin Chính phủ xây dựng và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống quản lí, đưa ra những khuyến cáo có tính chất định hướng các hoạt động kinh tế, giúp các tác nhân lựa chọn các hành vi phù hợp.

Như vậy,thông tin sơ lược,sai lạc, thậm chí dối trá thì tai họa biết nhường nào cho mọi tác nhân kinh tế.

Hệ thống thông tin gồm hai bộ phận cơ bản:

-Hệ thống thông tin của chính phủ (hệ thống thống kê, thông tin của các cơ quan nghiên cứu và xử lí thông tin của chính phủ )

-Hệ thống thông tin phi chính phủ :hệ thống thông tin này do các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu-kinh doanh thông tin thu thập,xử lí và công bố (theo luật về thông tin- báo chí.

5.Hệ thống kế hoạch

Hệ thống kế hoạch gồm chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Có quan điểm cho rằng hệ thống quy hoạch về phát triển cũng thuộc hệ thống kế hoạch.

Do nội dung và chức năng của nó, kế hoạch là đối tượng và là căn cứ của hệ thống quản lí.

6.Các công cụ khác

Các công cụ khác, trong thực tế, là những truyền thống, tập quán, những thể chế tự nguyện có những yếu tố tiến bộ; được luật pháp hóa,chính sách hóa trong phạm vi cần thiết cho phép.

Ví dụ:Truyền thống, tập quán tiến bộ của các làng xã, được “chính sách hóa” thành chính sách xóa đói giảm nghèo và chính sách văn hóa làng xã;…

II.Phối hợp các chính sách theo mục tiêu ưu tiên trong quản lí II.1Vấn đề và mục tiêu ưu tiên trong quản lí

Hoạt động kinh tế diễn ra đa dạng với nhiều cấp độ nhưng bị giới hạn bởi sự khan hiếm các nguồn tài nguyên và khả năng nhận diện cũng như sức làm chủ nền kinh tế của chủ thể quản lí. Do vậy phải xác định vấn đề của quản lí nói chung và vấn đề chính sách nói riêng.

Vấn đế của chính sách là tập hợp những mâu thuẫn phải giải quyết theo những xu hướng nào đó; những hoạt động phải tiếp tục duy trì hoặc loại bỏ,…để nền kinh tế hoạt động động ổn định và chuyển dịch lên mặt bằng cao hơn,…

Vấn đề chính sách là một phức hợp các “yếu tố “ quy định lẫn nhau. Xác đinh vấn đề, giải quyết vấn đề chính sách là khoa học và nghệ thuật quản lí. Vấn đề của chính sách được thể hiện qua tập hợp các mục tiêu.

Mục tiêu ưu tiên của chính sách là những mục tiêu thuộc vấn đề chính sách

đã lựa chọn, có tính cấp bách nhất phải giải quyết theo những hướng khác nhau để duy trì, cải thiện tình hình; có tác động kéo theo, gây sức ép và tạo ra sự liên kết phát

Xác định mục tiêu ưu tiên là cần thiết khách quan.Bởi vì nguồn tài nguyên là có hạn, tính khan hiếm ngày càng tăng lên, trong ngắn hạn và trung hạn nguồn tài nguyên là một tích phân xác định; kết quả đạt được của mỗi mục tiêu có tác động khác nhau đến hiện tại và tương lai; đến nguyên nhân và kết quả của vấn đề; có khả năng lôi kéo, gây sức ép và liên kết phát triển cũng khác nhau,…

Về mặt phương pháp, muốn xác định đúng,với phạm vi thích hợp các mục tiêu ưu tiên cần dựa vào những tiêu chuẩn (hay căn cứ ) nào?

Trong thực tế, người ta thường dựa vào các căn cứ sau:

1-Tính cấp thiết: việc lựa chọn và giải quyết các mục tiêu đó cho phép duy trì

hoặc điều chỉnh tính ổn định kinh tế vĩ mô ở mức cần thiết cho phép.

2-Tính quyết định-điều chỉnh: khi thực hiện một quyết định quản lí để giải

quyết một vấn đề nào đó; nó sẽ tác động vào cả vào nguyên nhân và kết quả.Mục tiêu ưu tiên trong lựa chọn là muc tiêu khi thực hiện nó tác động mạnh nhất, nhiều nhất vào nguyên nhân của vấn đề.

3-Tính chuẩn bị-lôi kéo-đón đầu: tiêu chuẩn này có nghĩa là nên chọn mục

tiêu-coi là ưu tiên khi thực hiện mục tiêu đó nó tạo ra những điều kiện có tác động kích thích, lôi kéo, gây sức ép phát triển nhiều nhất. Đặc biệt, mục tiêu đó có tác

động mạnh trong việc tạo ra các điều kiện đón đầu tăng trưởng, phát triển .

II.2 Một số mô hình nguyên tắc phối hợp đồng bộ các chính sách theo mục tiêu ưu tiên

Phối hợp đồng bộ các chính sách là một yêu cầu có tính nguyên tắc lại vừa có tính nghệ thuật. Nhờ đó, tối đa hóa các tích cực và tối thiểu hóa các tiêu cực khi sử dụng các công cụ quản lí.

Có thể đưa ra một số mô hình có tính nguyên tắc để minh họa vấn đề nghiên cứu như sau:

*Mô hình1: khuyến khích tăng trưởng là chính

Gỉa sử kì kế hoạch cần phải phối hợp đồng bộ các chính sách để đạt các mục tiêu ưu tiên của tăng trưởng sau đây:

- Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất

- Tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư nội địa - Tăng việc làm, việc làm ở nông thôn - …

Chính

sách Vị trí CS trong Hệ thống

Các xu hướng,giới hạn

thay đổi chính sách Kếtquả

109

1.Chính sách Tài khóa 2.Chính sách Tiền tệ 3.Chính Sách Giá cả -tiền công 4.Chính Sách Giữ Vai trò chính Giữ Vai trò chính Vai trò hỗ trợ Vai trò Hỗ trợ

-Tăng chi đầu tư phát triển, lôi kéo đầu tư toàn bộ;

-Vay nợ để đầu tư phát triển, hoặc đầu tư tài chính có tính chất ưu

đãi

-Phối hợp với các chương trình đầu tư để điều tiết vốn

-Điều chỉnh lãi suất theo mức độ ll độ lạm phát, giảm tỉ lệ dự trữ

trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết khấu giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng chính phủ -Khuyến khích đầu tư trung dài hạn bằng nhiều biện pháp

-Tìm cách ổn định giá cả một số hàng hóa, dịch vụ

-Kiểm soát và điều chỉnh tiền lương tối thiểu

-Tăng chi tiêu trợ cấp và cứu tế xã hội

-Đàm phán giữa chính phủ với các tập đoàn kinh tế,các tổ chức công đoàn nhằm ổn định các vấn đề lao động-tiền công

-Xây dựng các chương trình việc làm,đào tạo,đào tạo lại,

-Tăng đầu tư Toàn xã hội -Tăng việc Làm,thu nhập -Tốc độ tăng Trưởng cao Hơn -Lãi suất vốn Giảm; tăng đầu tư tư trung và dài hạn

-Ổn định cung cầu tiền tệ trên thị trường và ở các ngân hàng thương mại; -Ổn định thu nhập-đời sống của một bộ phận nhân dân -Ổn định tương quan tiền –hàng một số hàng hóa dịch vụ -Tăng việc làm, Năng suất lao

-Lạm phát tăng -Có những dao động về giá một số hàng hóa và dịch vụ

-Phân hóa giàu Nghèo,mở rộng Khoảng cách về thu nhập -Ngân hàng Thương mại có thể thiếu vốn

-Khan hiếm tiền mă mặt trong lưu thông -Tạo thêm sức đẩy cho lạm phát -Tăng áp lực chi tiêu ngân sách,tăng thâm hụt…

-Làm tăng chi Phí sản xuất

5.Chính Sách đầu tư 6.Chính Sách Kinh tế đối ngoại Vai trò Hỗ trợ Vai trò Hỗ trợ -Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư ở nông thôn theo hướng sử dụng nhiều nhân lực -Phối hợp với các chính sách để khuyến khích đầu tư vào nông thôn,…

-Khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn ( FDI,ODA,…) -Khuyến khích xuất khẩu -từng bước tăng tỉ giá hối đoái -khuyến khích đầu tư từ bên ngoài,trao đổi mậu dịch biên giới,

-Mở rộng xúc tiến thương mại -Phối hợp chính sách với bên ngoài,…

-Tăng đầu tư gắn với tăng việc làm -Tạo ra sức ép phát triển nhiều mặt ở nông thôn

-Tăng xuất khẩu -Lành mạnh cán cân thanh toán -Tăng sức cạnh tranh và kĩ năng kinh doanh quốc tế -Độ rủi ro tăng -Cung-cầu nhân lực ở thành thị có biến động -Có thể có buôn lậu ngoại tệ, -tệ nạn xã hội và tội phạm kinh tế dễ xâm nhập

*Mô hình 2: Thiết lập sự ổn đinh kinh tế vĩ mô, kềm chế và đẩy lùi lạm

phát.Các mục tiêu ưu tiên cụ thể là

-Ổn định và giảm chỉ số giá cả -Giảm bội chi ngân sách

Chính

sách Vi tríCstrong Xu hướng,giới hạn thay đổiđể phối hợp các chính sách Kết quả Tích cực Tiêu cực

1.Cs Tài Khóa 2.Cs Tiền tệ Giữ vai Trò chính Giữ vai trò chính

-Cắt giảm chi tiêu,trước hết Những chi tiêu chưa phát huy tác dụng trong kì

-Kiểm soát chặt các chi tiêu hành chính sự nghiệp

-Điều chỉnh lãi suất theo mức độ lạm phát

-Ap dụng những các giải pháp “ổn định hóa” để điều tiết thị trường ngoại tệ,vàng bạc

-Giảm cung tiền -ChỈ số giá cả giảm

-Giảm cung tiền trên thị trường -Đầu tư,tăng trưởng giảm (suy thoái) -Giảm phát,suy thoái,đình trệ đầu tư 3.Cs Thu nhập Giữ vai Trò hỗ trợ

-Chi tiêu hỗ trợ thất nghiệp -Kích thích tiêu thụ nhanh một số hàng hóa

-Khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư -Ổn định đời sống cho người thất nghiệp -Hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm 111

-Làm linh hoạt đầu tư 4.CS Nhân lực việc làm Giữ vai

trò hỗ trợ -Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại

-chuẩn bị nhân lực cho thời kì tới với cơ cấu mới 5.Cs Kinh tế đối ngoại Giữ vai trò hỗ trợ

-Xúc tiến thương mại,tìm kiếm thị trường xuất khẩu -Tăng cường đàm phán, phối hợp luật, chính sách với bên ngoài -Tăng xuất khẩu,cải thiện cán cân thanh toán III/

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w