3.1. Đặt vấn đề
Vào những năm 1950 nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Levis trong cuốn “Lý thuyết về phát triển” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng dưới tên gọi “Mô hình hai khu vực cổ điển”. Mô hình này được Jon Fei và Gustar Ranis chính thức hóa, áp dụng những năm 1960 để phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Do những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, A.Lewis đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế.
Tác giả đã xuất phát từ cách nhìn của Ricardo:
-Thứ nhất, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô (và tiến tới bằng không), do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng đòi hỏi phải sử dụng ruộng đất ngày càng xấu hơn, làm tăng chi phí cho một đơn vị xuất lượng, đồng thời số và lượng đơn vị đất đai là có giới hạn.
- Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì nhân lực sử dụng (và phải sử dụng) tiếp tục tăng lên làm cho hiện tượng dư thừa nhân lực ngày càng phổ biến. (Ricardo cũng phân biệt dư thừa nhân lực ở nông thôn về hình thức khác với dư thừa nhân lực ở thành thị).
Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào công nghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần tăng lương đáng kể để tăng tích lũy phụ thêm cho công nghiệp, khuyến khích tái đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần. Đây là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis.
65TPA 2 TPA 2 LA LA 1 LA 2 TPA2= f(K,T,LA2) TPM TP1=f(k1,l1) TP2=f(k2l2) TPA2=f(K,T,LA1 TPA 1 TP3=f(k3,l3) TP2=f(k2,l2) TPA 3 LA 3
3.2 Nội dung mô hình
a- Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống)
Sơ đồ hàm sản xuất nông nghiệp cho thấy sản lượng phụ thuộc vào vốn, công nghệ, nhân lực. Với giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng kể, trong khi đó nhân lực sử dụng L có thay đổi. Sản lượng tăng dần tùy theo mức sử dụng nhân lực. Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không tăng nữa, dù có tăng nhân lực (ở mức LA3) . Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của cây trồng quy định.
b-Khu vực hiện đại (công nghiệp)
Để mở rộng hoạt động, ngoài các yếu tố vốn, kỷ thuật,…khu vực công nghiệp phải thu hút thêm nhân lực từ nông nghiệp với mức tiền công cao hơn mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp mà họ hiện đang được hưởng. Theo tác giả, mức trả cao hơn khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu .
Sơ đồ hàm sản xuất công nghiệp cho thấy, trong điều kiện dư thừa nhân lực trong nông nghiệp, khu vực công nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhân lực mà ở đó khi thu nhận thêm nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công. Ứng với mỗi mức kết hợp vốn và nhân lực sẽ có một đường biểu diễn sản lượng. Khu vực công nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thì khu vực này phải tăng tiền lương lên một tỷ lệ nhất định. Đến một lúc nào đó, tính khan hiếm nhân lực chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tăng lên,quan hệ trao đổi có lợi cho nông nghiệp. Theo thời gian, quan hệ công nông nghiệp sẽ thích ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiều sâu để duy trí tăng trưởng.