MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 49)

1.1.Cơ cấu ngành kinh tế: Là tương quan giữa trong tổng thể kinh tế, phản

ánh quan hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các ngành này được hình thành, vận động trong những điều kiện nhất định về kinh tế, xã hội và thể chế, hướng vào những mục tiêu nhất định.

Cơ cấu ngành được thể hiện ở các nội dung sau:

-Thứ nhất, đó là số lượng các ngành chủ yếu của nền kinh tế.

Về nguyên tắc, để nghiên cứu và quản lý chính xác trong phạm vi cần thiết, cho phép ngành phải là ngành “sạch”. Nhưng thực tế, số lượng ngành không cố định, và nếu theo tiêu chuẩn sạch thì số lượng lại rất lớn.Vì vậy phải dựa vào phương pháp phân chia và hợp nhất ngành để có số lượng ngành cần thiết, đủ lớn.

-Thứ hai, đó là mối quan hệ tương tác giữa các ngành về số lượng và chất

lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (của sản lượng,vốn, nhân lực) mà mổi ngành tạo hoặc sử dụng trong tổng thể kinh tế. Mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng và tính chất tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể trực tiếp hoặc gián tiếp…Nói chung mối quan hệ giữa các ngành luôn biến đổi theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng cuối cùng.

-Thứ ba, là các xu hướng có tính quy luật hoặc xu hướng ưu tiên (do quản lý)

1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành

Cơ cấu ngành kinh là phạm trù động, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, do sự thay đổi của các nhân tố quy định nó. Ngày nay, khoảng thời gian trung bình cần thiết để cơ cấu ngành kinh tế định hình, chuyển dịch, đạt mục tiêu có xu hướng rút ngắn lại.

Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác trong những điều kiện xác định. Sự chuyển dịch này thường phải đạt tiến bộ hơn. Quá trình này bao gồm sự thay đổi số lượng ngành, tỷ lệ mỗi ngành, vị trí, tính chất của từng ngành trong hệ thống.

Về mặt phương pháp luận, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn (bao gồm các chỉ tiêu thích ứng) và phương pháp đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu ngành:

Bảng:3 Đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu nghành Tiêu chuẩn (hay vấn

đề)đánh giá Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Trang 49)