Xuất phát từ quan niệm cho rằng giải quyết đình công chủ yếu nhằm xác định tính hợp pháp của cuộc đình công và chỉ toà án nhân danh quyền lực nhà nước mới có thể ra phán quyết về vấn đề
Trang 1ThS đỗ Ngân Bình * ỡnh cụng là hiện tượng phức tạp xuất
hiện ở Việt Nam khi chuyển đổi từ
kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường
Điều đú đặt ra nhu cầu khỏch quan phải
nhanh chúng cú cỏc quy phạm phỏp luật
điều chỉnh và giải quyết đỡnh cụng một
cỏch hiệu quả Sự ra đời của cỏc quy định
về giải quyết đỡnh cụng trong Bộ luật lao
động năm 1994 và cỏc văn bản hướng dẫn
như Phỏp lệnh thủ tục giải quyết cỏc tranh
chấp lao động năm 1996, Cụng văn số
40/KHXX ngày 6/7/1996 chớnh là nhằm
mục đớch đỏp ứng những yờu cầu núi trờn
Từ đú đến nay, việc ỏp dụng cỏc quy định
về giải quyết đỡnh cụng đó bộc lộ nhiều
điểm bất cập Bài viết này nờu một số bất
cập chủ yếu cú thể xem là nguyờn nhõn cơ
bản dẫn đến tớnh khụng khả thi của phỏp
luật về giải quyết đỡnh cụng và bước đầu
đưa ra một số kiến nghị nhằm thỏo gỡ
những bất cập đú
Hiện cú nhiều quan điểm khỏc nhau về
thực chất của việc giải quyết đỡnh cụng: 1)
Cú quan điểm cho rằng giải quyết đỡnh
cụng chỉ đơn thuần là việc xem xột tớnh
hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng Đỡnh cụng là
quyền phỏp định của người lao động (được
ghi nhận tại khoản 4 Điều 7 Bộ luật lao
động) nờn việc thực hiện quyền đỡnh cụng
phải tuõn thủ cỏc quy định của phỏp luật để
đảm bảo tớnh hợp phỏp Do đú, giải quyết đỡnh cụng thực chất là xỏc định tớnh hợp phỏp trong hành vi ngừng việc của tập thể lao động 2) Cú quan điểm lại cho rằng để giải quyết triệt để vấn đề đỡnh cụng, phải giải quyết toàn diện cỏc vấn
đề như xỏc định tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng, giải quyết nội dung của cuộc đỡnh cụng, xem xột hậu quả phỏp lớ của cuộc đỡnh cụng Những cỏch hiểu khỏc nhau đó gõy khú khăn trong việc xỏc định
cơ quan cú thẩm quyền giải quyết đỡnh cụng, thủ tục giải quyết cũng như những hoạt động cần tiến hành trong quỏ trỡnh giải quyết đỡnh cụng
Chỳng tụi cho rằng khụng thể xỏc định một cỏch cứng nhắc những nội dung cơ bản của hoạt động giải quyết đỡnh cụng mà trong từng trường hợp cụ thể, theo yờu cầu của cỏc chủ thể, cú thể giải quyết cỏc khớa cạnh khỏc nhau của vụ đỡnh cụng Cú như vậy mới đảm bảo quyền tự định đoạt của cỏc bờn và giải quyết đỡnh cụng một cỏch hiệu quả Cụ thể, hoà giải để giải quyết đỡnh cụng thực chất là giải quyết nội dung của cuộc đỡnh cụng trờn cơ sở ý chớ tự nguyện của cỏc bờn và sự giỳp đỡ của
Đ
* Giảng viờn Khoa phỏp luật kinh tế Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2người thứ ba trung lập không có quyền
quyết định Còn khi toà án nhân dân (theo
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức) tiến
hành giải quyết cuộc đình công lại nhằm
xác định tính hợp pháp và giải quyết hậu
quả của đình công Tóm lại, giải quyết
đình công bao gồm việc xác định tính hợp
pháp của cuộc đình công, giải quyết nội
dung của đình công và giải quyết hậu quả
của cuộc đình công Nhưng giải quyết đến
đâu, giải quyết như thế nào và theo thủ tục
nào còn tuỳ thuộc từng giai đoạn cụ thể
trong quá trình giải quyết đình công
Xuất phát từ quan niệm cho rằng giải
quyết đình công chủ yếu nhằm xác định
tính hợp pháp của cuộc đình công và chỉ
toà án nhân danh quyền lực nhà nước mới
có thể ra phán quyết về vấn đề này nên giải
quyết đình công theo pháp luật hiện hành
được xác định là thẩm quyền của toà lao
động toà án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 89 Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động)
Khi cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn yêu cầu
kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công,
viện kiểm sát khởi tố đúng thẩm quyền quy
định tại Điều 87 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động, nội dung
của đơn yêu cầu đúng theo quy định tại
Điều 88 của Pháp lệnh và toà án có đủ
thẩm quyền theo quy định tại Điều 89 Pháp
lệnh, toà án sẽ thụ lí đơn yêu cầu và chuẩn
bị giải quyết đình công Trong quá trình
chuẩn bị giải quyết đình công, thẩm phán
được phân công giải quyết đình công, tuỳ
từng trường hợp cụ thể, có thể ban hành
quyết định đưa cuộc đình công ra giải
quyết, đình chỉ việc giải quyết đình công hoặc nếu cần thiết có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Quá trình chính thức giải quyết đình công bao gồm hai thủ tục quan trọng là tiến hành hội nghị hoà giải và tổ chức phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công Theo trình tự luật định, hội nghị hoà giải sẽ được tiến hành trước khi mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công Việc quy định như vậy xuất phát từ tầm quan trọng của hoà giải trong giải quyết đình công và nhằm mục tiêu giải quyết đình công một cách ôn hoà, tránh những hậu quả lâu dài cho quan hệ lao động sau đình công Nếu hoà giải không thành, toà án mới mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công Sau khi nghe ý kiến của các bên và nghe ý kiến của đại diện viện kiểm sát, hội đồng giải quyết cuộc đình công sẽ thảo luận và quyết định theo đa số Toà án có quyền ra các quyết định sau: 1) Kết luận cuộc đình công là hợp pháp, buộc người sử dụng lao động phải trả đủ lương trong thời gian đình công
và thực hiện các yêu cầu của tập thể lao động 2) Kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp và những người lao động phải ngừng đình công, tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động được trả căn cứ vào lỗi của mỗi bên (Điều 102, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động)
Đánh giá các quy định hiện hành về giải quyết đình công, chúng tôi thấy nổi lên một số bất cập chủ yếu sau:
Thứ nhất, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đình công
Trang 3Việc giải quyết đình công tại toà án có
ưu điểm nổi bật là được thực hiện bởi đội
ngũ thẩm phán có trình độ cao, chuyên xét
xử nên có nhiều kinh nghiệm, phán quyết
của toà án được đảm bảo thực hiện bởi sức
mạnh cưỡng chế nhà nước Nhưng bên
cạnh đó, thủ tục giải quyết đình công tại
toà án cũng bộc lộ nhiều hạn chế Cụ thể
là, trình tự tố tụng phức tạp nên thời gian
giải quyết đình công kéo dài, việc giải
quyết tại toà án có thể làm ảnh hưởng đến
uy tín của doanh nghiệp hoặc gây những
phiền toái cho các bên Đây là điều mà các
doanh nghiệp rất ngại khi giải quyết đình
công tại toà án Đối với người lao động,
giải quyết đình công tại toà án cũng không
phải là phương thức được ưa chuộng
Quyết định có tính cưỡng chế của toà án về
việc giải quyết đình công nhiều khi gây bất
lợi cho chính người lao động (nếu đình
công bị kết luận là bất hợp pháp) hay ảnh
hưởng đến quan hệ lao động sau đình công
Thực tế hiện nay, hầu như tất cả các cuộc
đình công ở Việt Nam đều không đảm bảo
các điều kiện đình công hợp pháp (theo
quy định tại Điều 80 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động) do các điều
kiện này quá phức tạp Vì vậy, giải quyết
đình công tại toà án nhằm kết luận về tính
hợp pháp của đình công là điều mà tập thể
lao động không mong muốn Thực tế hiện
nay, với việc toà án chưa hề thụ lí giải
quyết vụ đình công nào đã chứng minh vấn
đề nêu trên
Thực tế giải quyết đình công ở Việt
Nam thường có sự phối hợp giữa cơ quan
lao động, liên đoàn lao động địa phương và
thậm chí cả cơ quan công an để giải quyết đình công theo thủ tục hành chính Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp có tính chất
“tình thế” nhằm duy trì sự ổn định trong quan hệ lao động và trật tự xã hội của địa phương Đình công là quyền của người lao động, quyền đó không thể bị cản trở bởi biện pháp mệnh lệnh hành chính Ngoài ra, các cơ quan trên không có thẩm quyền xác định tính hợp pháp của đình công và không thể giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến đình công Do đó, trong tương lai không thể thừa nhận thẩm quyền giải quyết đình công của các cơ quan này cũng như không thể tiếp tục duy trì tình trạng giải quyết đình công theo thủ tục hành chính như hiện nay
Theo chúng tôi, trong quá trình giải quyết đình công, nếu cần xác định tính hợp pháp của cuộc đình công theo yêu cầu của các bên, cơ quan duy nhất có thẩm quyền
là toà án nhân dân Nhưng có thể thừa nhận vai trò trung gian hoà giải của một số cơ quan, tổ chức do các bên trong quan hệ lao động lựa chọn để tiến hành thủ tục hoà giải
tự nguyện nhằm giải quyết nội dung của cuộc đình công Như vậy, nên mở rộng phạm vi cơ quan, tổ chức có khả năng giải quyết đình công để phù hợp hơn với thực tiễn khách quan nhưng vẫn phải đảm bảo
sự phân định thẩm quyền theo quy định chung của pháp luật
Thứ hai, về phương thức giải quyết đình công
Theo quy định hiện hành, đình công được giải quyết tại toà án với hai phương thức là: Hoà giải bắt buộc tại toà án nhân
Trang 4dân (thông qua việc tổ chức và tiến hành
hội nghị hoà giải) và xét tính hợp pháp của
cuộc đình công (thông qua phiên họp xác
định tính hợp pháp của cuộc đình công)
Đánh giá hai phương thức này, chúng tôi
thấy nổi lên một số bất cập cơ bản như sau:
1) Việc tổ chức và tiến hành hội nghị
hoà giải không đảm bảo tính chất thoả
thuận tự nguyện của các bên Quy định tại
Điều 99 khoản 5 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động (trong
trường hợp các bên không thương lượng,
thoả thuận được với nhau thì thẩm phán lập
biên bản hoà giải không thành và buộc
người sử dụng lao động phải đưa ra
phương án mới về việc giải quyết đình
công) đi ngược lại với bản chất của phương
thức hoà giải là tôn trọng quyền tự định
đoạt của các bên Các thẩm phán khi tiến
hành hoà giải theo quy định tại Điều 99
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp
lao động không thực sự thể hiện vai trò của
người hoà giải, có nhiều hoạt động vượt
quá thẩm quyền của người hoà giải
2) Quy định về việc mở phiên họp
xét tính hợp pháp của cuộc đình công
(Điều 100, 101,102 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động) có sự nhầm
lẫn giữa thủ tục xét tính hợp pháp của đình
công với thủ tục giải quyết tranh chấp lao
động là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình
công Thực chất đây là hai thủ tục khác
nhau về mục đích tiến hành, căn cứ pháp lí
được vận dụng để giải quyết, hậu quả pháp
lí Việc xét tính hợp pháp của cuộc đình
công chỉ nhằm xác định cuộc đình công là
hợp pháp hay bất hợp pháp Nếu không có
yêu cầu của các bên, toà án không giải quyết nội dung của đình công như quy định tại khoản 1 điểm a Điều 102 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
3) Việc toà án giải quyết nội dung của đình công còn vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự bởi
họ chỉ yêu cầu toà án kết luận về tính hợp pháp của đình công Ngoài ra, khi người lao động đã lựa chọn đình công làm phương thức gây sức ép để đạt được yêu sách trong tranh chấp lao động, toà án không nên giải quyết nội dung đình công
mà chỉ cần xét tính hợp pháp về trình tự, thủ tục đình công
Thực tế hiện nay đã chứng minh tính khả thi của phương thức giải quyết đình công thông qua hoạt động của ban hoà giải được thành lập một cách tự nguyện Điều
đó cho thấy hoà giải là phương thức giải quyết đình công quan trọng và cần thiết, có khả năng đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên và nhanh chóng ổn định quan hệ lao động sau đình công Vấn đề là chủ thể nào có đủ uy tín, có khả năng làm trung gian hoà giải giữa các bên trong đình công? Với khả năng giải quyết các cuộc đình công thông qua hoà giải tự nguyện đã được thực tiễn chứng minh, chúng ta nên xem xét bổ sung việc giải quyết đình công thông qua hoà giải tự nguyện
Thứ ba, về trình tự, thủ tục giải quyết đình công
Quá trình giải quyết đình công về cơ bản có thể chia làm hai giai đoạn là giai đoạn tiền tố tụng (trước khi ra toà) và giai đoạn giải quyết đình công tại toà án
Trang 5Không phải mọi cuộc đình công đều cần
được giải quyết qua cả hai giai đoạn Việc
áp dụng giai đoạn nào phụ thuộc vào sự
lựa chọn của các chủ thể thể hiện qua việc
đề nghị hoà giải hay hành vi đưa đơn yêu
cầu toà án kết luận tính hợp pháp của cuộc
đình công
Giải quyết đình công ở giai đoạn tiền tố
tụng thực chất là việc tiến hành hoà giải
nhằm giải quyết tranh chấp lao động là
nguyên nhân của đình công Thông thường
khi tham gia thủ tục hoà giải, các bên ít để
ý đến hành vi đình công đúng hay sai Vấn
đề được họ quan tâm là làm thế nào để dàn
xếp mâu thuẫn, từ đó hướng tới mục đích
dừng cuộc đình công nhưng vẫn đạt được
lợi ích Để đảm bảo quyền tự định đoạt của
các bên, người trung gian hoà giải phải do
các bên tự do lựa chọn, tuân thủ trình tự
hoà giải và quan trọng là thủ tục này được
tiến hành theo yêu cầu của các bên trong
quan hệ lao động Nếu hoà giải thành, cuộc
đình công sẽ dừng lại Trường hợp hoà giải
không thành, cuộc đình công sẽ tiếp tục
được tiến hành nhằm gây sức ép với người
sử dụng lao động để đạt mục đích
Trong trường hợp có đơn yêu cầu toà
án kết luận tính hợp pháp của cuộc đình
công, nếu xét thấy có đủ điều kiện theo
quy định, toà án mở phiên họp xét tính hợp
pháp của cuộc đình công Căn cứ vào các
điều kiện đình công hợp pháp (hiện nay
được quy định tại Điều 80 Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các tranh chấp lao động), toà
án đưa ra kết luận về tính hợp pháp của
cuộc đình công
Theo chúng tôi, để khắc phục những
bất cập hiện hành nên sửa các quy định về xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo hướng sau: 1) Nếu đình công là hợp pháp, cho phép tập thể lao động được tiếp tục đình công Có như vậy mới đảm bảo bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế và thắng lợi sẽ thuộc về chủ thể có khả năng gây được sức ép với phía bên kia 2) Nếu đình công bất hợp pháp, tuỳ từng trường hợp, toà án sẽ có cách thức xử lí tiếp theo, nhưng trước hết phải dừng cuộc đình công do đã tiến hành trái quy định của pháp luật Tuy nhiên, lưu ý trường hợp đặc biệt, nếu đình công bất hợp pháp về thủ tục nhưng nguyên nhân đình công là hợp pháp
(ví dụ, đình công do người sử dụng không
trả lương, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ), toà án ra phán quyết yêu cầu nguời sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật lao động Cụ thể cần thực hiện như thế nào sẽ do hai bên thương lượng Nếu không đạt được thoả thuận chung nên cho phép tập thể lao động khởi kiện yêu cầu giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động hoặc tiến hành đình công lại theo quy định của pháp luật Có như vậy mới đảm bảo đình công thực sự là biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động khi các biện pháp khác đã được áp dụng nhưng không có hiệu quả
Trên đây là một số bất cập của pháp luật về giải quyết đình công hiện hành ở Việt Nam và một số ý kiến bước đầu nhằm khắc phục những bất cập đó Từ đó hướng tới mục đích tăng tính khả thi của pháp luật
về giải quyết đình công, đảm bảo thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa./