1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị

176 913 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

- Căn cứ các hình thức giao dịch điện tử phổ biến thường được qui địnhtrong các đạo luật về giao dịch điện tử, tác động qua lại giữa các chủ thể với nhautrong môi trường mạng máy tính có

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa họccông nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nó đưa nhân loại bướcvào thời kỳ quá độ của nền kinh tế tri thức và tạo ra làn sóng toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế mạnh mẽ trên toàn thế giới Sự xuất hiện và phổ biến thương mại điện

tử trên thế giới góp phần làm nên thành tựu về phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia đãlàm cho nhiều nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác thực sự thức tỉnh về vai trò củathương mại điện tử trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Hiện nay, việc đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử nhằm mục đíchphát triển lĩnh vực này đang là một chính sách ưu tiên hàng đầu của hầu hết mọiquốc gia trên thế giới và là một chủ đề được các tổ chức quan tâm Ở Việt Nam,thương mại điện tử đạt được một số thành tựu quan trọng, tuy nhiên, việc phát triểnthương mại điện tử còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém chưa xứng đáng với tiềmnăng của đất nước có thị trường rộng lớn gần 90 triệu dân cùng hệ thống hạ tầngviễn thông, công nghệ thông tin và internet tương đối rộng khắp Đơn cử như thịtrường cho thương mại điện tử còn thấp chưa theo kịp với đòi hỏi sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nước Cơ chế quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho các chủ thể thamgia thương mại điện tử còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để pháthuy năng lực sáng tạo và sự tham gia đông đảo của cộng đồng Có nhiều nguyênnhân, trong đó có thể kể đến do sự phát triển nhanh, tính phổ cập, tính thanh toánquốc tế nên thương mại điện tử đem lại những lợi ích to lớn như sự tiếp cận, tìmkiếm dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng Nhưng cũng tạo ra một mặt trái, đó làhiện tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao ở tại bất cứ khu vực nào trên thế giới cókết nối Internet đều có thể tạo ra những thông tin thương mại sai lệch hoặc lừa đảochiếm đoạt tài sản bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi Nghiêm trọng hơn, docạnh tranh không lành mạnh, tội phạm công nghệ cao có thể làm hỏng các trangweb hay các sàn giao dịch thương mại điện tử

Trang 2

Bên cạnh đó, một số loại hình tội phạm mới về thương mại điện tử như việcrao bán thông tin cá nhân của một số trang web có dấu hiệu vi phạm điều 226 BộLuật hình sự Hay như vụ việc trang web muaban24 tổ chức lừa đảo bằng hình thứcbán các gian hàng ảo theo kiểu kinh doanh đa cấp Trước những loại hình tội phạmrất mới này, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao C50- Tổng cục An ninh II,

Bộ Công an kiến nghị xử lý và đẩy mạnh việc kiểm soát các băng nhóm phạm pháphình sự tiến hành mua bán thông tin cá nhân trên mạng Internet để sử dụng trongmục đích phạm tội như: tống tiền, đe dọa, ăn cắp, lừa đảo,… Trước những nguy cơ,rủi ro về sự mất an toàn đối với các chủ thể tham gia thương mại điện tử, Nhà nướccũng đề ra các giải pháp về quản lý để đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham giathương mại điện tử nhưng tính hiệu lực còn thấp Mặc dù về pháp lý có luật điềuchỉnh hoạt động thương mại điện tử, Chính phủ cũng ban hành các Nghị định đểquản lý, các Bộ liên quan ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định,các Ngành, các địa phương cũng trên cơ sở đó cũng ban hành các quy định, quy chế

để đảm bảo cho hoạt động thương mại điện tử được an toàn

Thực tế cho thấy, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử chưathực sự đi vào cuộc sống, chưa được tất cả các chủ thể tham gia thương mại điện tửtuân thủ một cách nghiêm túc Các chuyên gia thương mại điện tử cũng bình luận vềhiện tượng “nhờn luật” hay nói một cách khác là luật và các chế tài không có hiệulực Đồng thời, về mặt tổ chức thực hiện còn chồng chéo về chức năng nhiệm vụgiữa các Bộ, Ngành và sự phối hợp, phân cấp quản lý cho các địa phương còn chưa

rõ ràng Chính vì thế, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện

tử cần phải đảm bảo sự hiệu quả của ba nội dung: một là sự hoàn thiện về thể chếchính trị và pháp luật, hai là sự hoàn thiện về tổ chức và vận hành bộ máy, về nguồnlực thực hiện, ba là cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật và tuyên truyền nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật Bởivậy, cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ về cơ sở khoa học về hiệu lực quản lý nhànước đảm bảo an toàn trong các hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu

Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chứcquốc tế trên thế giới và đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, cáctrường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử

Liên hiệp quốc cũng đã nghiên cứu và phổ biến về “Chính phủ điện tử vàThương mại điện tử” thông qua tài liệu giảng dạy tới các quốc gia do Trung tâm đàotạo phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Châu Á- Thái Bình Dương(APCICT) nghiên cứu với mục tiêu truyền đạt các kiến thức cho các nhà lãnh đạoChính phủ tại các Quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương nhằm hoạch định chính sáchquản lý và các sáng kiến về chính phủ điện tử và thương mại điện tử một cách hiệuquả hơn Ủy ban Châu Âu- Viện bảo vệ và an ninh công dân thuộc Trung tâmnghiên cứu hỗn hợp ISPRA- Italia cũng đã nghiên cứu về: “Chiến lược tin cậy và antoàn B2C trong thương mại điện tử” Nghiên cứu này đã đi sâu phân tích một cách

có hệ thống về mối quan hệ giữa công nghệ, xã hội, kinh tế và chính sách nhằmđem lại sự an toàn và tin tưởng trong thương mại điện tử Tác giả Stayling Wen làmột doanh nhân Đài Loan cũng nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách “Tương lai củathương mại điện tử” Nhiều tác giả khác trên thế giới cũng đã nghiên cứu về mạng

xã hội, kinh doanh, công cụ trực tuyến, công cụ tìm kiếm, an ninh mạng, bảo mật,khung pháp lý, công nghệ và cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử của các quốc giatrên thế giới

Việt Nam đã thống nhất về mặt quản lý nhà nước về thương mại điện tử bằngviệc thành lập Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin thuộc Bộ Côngthương Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thương mại điện tử đượcCục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin cùng các tổ chức, hiệp hội thựchiện Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trongthương mại điện tử thì chưa có nhiều Một số công trình nghiên cứu thương mạiđiện tử về bảo mật, an toàn và pháp lý đã được biết tới như: Đề tài KC01-05 củaBan cơ yếu Chính phủ năm 2004: “Nghiên cứu, xây dựng giải pháp bảo mật thôngtin trong thương mại điện tử” Đề tài: “Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt

Trang 4

Nam: thực trạng và một số khuyến nghị” của Tiến sĩ Nguyễn Anh Sơn Công trình:

“Luật thương mại quốc tế, các văn bản nền tảng của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luậtthương mại quốc tế của UNCITRAL Các công trình nghiên cứu thương mại điện tửhiện nay có nhiều nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hiệu lựcquản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệthông tin, Quốc hội khóa XII thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trên cơ sở

đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định thương mại điện tử và nhiều Nghị địnhkhác, cùng các quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện

tử 2006-2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg), giai đoạn 2011-2015 (Quyết định

số 1073/ QĐ-TTg) để xác định rõ kế hoạch thực hiện triển khai thương mại điện tử

ở Việt Nam Tổng quan tình hình nghiên cứu như trên có thể đánh giá rằng cần thiếtphải có những nghiên cứu cụ thể đánh giá về tính hiệu lực công tác quản lý nhànước để đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử Với mong muốn đi sâu nghiêncứu vấn đề đó đồng thời dự báo sự phát triển thương mại điện tử, quản lý nhà nướcmột cách hiệu lực nhằm đảm bảo an toàn, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giải phápnâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ởViệt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nhữngvấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, luận án đềxuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo

an toàn đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế

Về nhiệm vụ nghiên cứu:

- Một là, nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nướcđảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

- Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu lực quản lý nhà nước đảmbảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới

Trang 5

góc độ quản lý vĩ mô và được kiểm chứng thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá hiệulực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

- Ba là, trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề về lý luận, thực trạnghiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử, luận án đềxuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàntrong thương mại điện tử để tạo môi trường, điều kiện phát triển cho thương mạiđiện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Là hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện

tử ở Việt Nam Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về hiệulực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử, đánh giá thựctrạng, từ đó đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về thương mạiđiện tử và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trongthương mại điện tử ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn hiệu lựcquản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam Nghiêncứu được đánh giá và nhìn nhận dưới góc độ quản lý vĩ mô và được kiểm chứngthực tế từ điển hình một số doanh nghiệp

Hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử đượcnghiên cứu trong phạm vi các nội dung:

+ Nghiên cứu về thể chế để đảm bảo an toàn thương mại điện tử ở Việt Nam.+ Nghiên cứu về tổ chức bộ máy, năng lực thực thi quản lý nhà nước, quyhoạch về phát triển và đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

+ Nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn trongthương mại điện tử ở Việt Nam Công tác thi hành pháp luật, xử lý vi phạm về việcgây mất an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Luận án nghiên cứu hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thươngmại điện tử kể từ năm 2005 cho đến nay và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đếnnăm 2020

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhànước về đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử Để thực hiện luận án, tác giả đãvận dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh

tế chính trị như phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử đểlàm rõ bản chất của hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mạiđiện tử, các mối quan hệ biện chứng giữa nội dung của hiệu lực quản lý nhà nướcđảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để để thu thập số liệu, cácthông tin về cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chínhsách của Nhà nước về đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử, kinh nghiệm củacác nước, các số liệu thống kê…

+ Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo để tiến hành đánh giá hiệntrạng, dự báo nguy cơ mất an toàn trong thương mại điện tử và các nhân tố ảnhhưởng tới hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

+ Phương pháp áp dụng kỹ thuật tin học để quản lý dữ liệu, phương tiện tínhtoán Đồng thời, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như:Phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa; phương pháp phân tích, tổng hợp;phương pháp khảo sát thực tế, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lýnhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam Ngoài ra, tác giảcòn nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm về quản lý nhà nước để đảm bảo an toàntrong thương mại điện tử của một số nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Namnhư: Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore để giải quyết các vấn đề về lý luận vàthực tiễn mà đề tài đặt ra

6 Những đóng góp mới của luận án

Ý nghĩa khoa học: Luận án là một công trình nghiên cứu chuyên khảo đầutiên đề cập một cách toàn diện và có hệ thống về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo

an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Trang 7

Về mặt khoa học, luận án có những đóng góp sau:

- Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhànước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

- Phân tích và làm rõ thực trạng về an toàn trong thương mại điện tử ở ViệtNam và hiệu lực quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

ở Việt Nam Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo antoàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị về việc nâng cao hiệu lực quản lý nhànước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam Trong đó, kiến cụ thểvới các cơ quan quản lý nhà nước, với các hiệp hội như: thương mại điện tử, bảo vệquyền lợi người tiêu dùng đồng thời khuyến nghị với tất cả các chủ thể tham gia

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu, họctập, phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử và nâng cao hiệu lựcquản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam Đồng thời,những kiến giải, đề xuất và kết luận trong luận án có thể được sử dụng để tiếp tụchoàn thiện Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, cùng các Nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử, về côngnghệ thông tin, về an toàn thông tin số… trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế của đất nước

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án đượckết cấu gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong

thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương

mại điện tử ở Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo

an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO

AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 An toàn trong thương mại điện tử và nội dung quản lý nhà nước đảm bảo

an toàn trong thương mại điện tử

1.1.1 An toàn trong thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

1.1.1.1 Thương mại điện tử và các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử

* Tổng quan và khái niệm về thương mại điện tử

Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa thông thường là hoạt động kinh doanhthương mại thông qua các phương tiện điện tử Xét về mặt kỹ thuật hoạt độngthương mại điện tử dựa trên công nghệ số hóa là nhờ thành quả của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông,đặc biệt là mạng Internet, sự ra đời của các sản phẩm kỹ thuật số cầm tay hay cácthiết bị di động Xét về mặt phát triển kinh tế thì thương mại điện tử là một phươngthức phát triển thương mại hiện đại, vừa là sản phẩm, vừa là công cụ tất yếu cho sựphát triển kinh tế thế giới trong quá trình toàn cầu hóa dần hướng tới một nền kinh

tế tri thức trong đó thông tin là yếu tố chủ đạo

Khái niệm thương mại điện tử không đồng nhất với khái niệm giao dịchthương mại điện tử là khái niệm được nhiều người sử dụng Các hình thức giao dịch

cụ thể như: Các giao dịch B2B chỉ các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanhnghiệp, B2C chỉ giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, G2C chỉ giao dịchgiữa các cơ quan chính phủ với người tiêu dùng Bán lẻ điện tử là một khái niệmtrong thương mại điện tử chỉ doanh nghiệp áp dụng hình thức bán trưng bày, quảng

bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng đến người có nhu cầu và giao hàng hóa cụ thể tậntay người tiêu dùng

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về “thương mại điện tử” với nghĩarộng hẹp khác nhau, tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu Chẳng hạn,theo Ủy ban Liên Hợp quốc về luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong “Luật

Trang 9

mẫu về thương mại điện tử” thì khái niệm thương mại điện tử được hiểu theo nghĩarất rộng, bao gồm tất cả các phương tiện điện tử được dùng trong truyền thông như

là dữ liệu điện tử, thư điện tử, Internet, máy telecopy và máy fax được dùng đểtruyền tải thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu để tiến hành các hoạt độngthương mại Hiện nay, luật mẫu này đang tiếp tục được bổ sung các công cụ cụ thểhơn để xử lý các vấn đề về giao kết hợp đồng thương mại điện tử và xác minh tínhchân thực của các giao dịch thương mại điện tử (Theo UNCITRAL), thuật ngữthương mại được diễn giải theo nghĩa rộng, bao quát các vấn đề phát sinh từ mọiquan hệ trong bản chất thương mại dù có hay không có hợp đồng

Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử như sau: “Thươngmại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiệnđiện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh vàhình ảnh Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hànghóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trênmạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giáthương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp

tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng” Thương mại điện tử được thực

hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các hoạt động nhưchăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động mới như siêu thị ảo Tóm lại, theonghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính vàthương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện

tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng

Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại đượcthực hiện thông qua mạng Internet Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra cáckhái niệm về thương mại điện tử theo hướng này Thương mại điện tử được nói đến

ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet vớiphương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Có thể nói rằng Thương mại điện tửđang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của conngười Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản

Trang 10

xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trênmạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giaonhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

Khái niệm về thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế củaLiên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra là: “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ làcác giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như

Internet”

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, ngày 16/5/2013 của Chính phủ vềthương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử được định nghĩa là việc tiến hànhmột phần hoặc toàn bộ qui trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử

có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc mạng mở khác Quatổng quan các quan niệm rộng, hẹp khác nhau về thương mại điện tử, có thể tổnghợp đưa ra khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án này như sau:

Thương mại điện tử là một lĩnh vực hoạt động thương mại của tất cả cácthương nhân, tổ chức, cá nhân bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử có kết nốivới mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở dưới các hình thức

tổ chức hoạt động và loại hình giao dịch thương mại điện tử đa dạng

* Các chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là các chủ thể tham gia vào cácloại hình tổ chức hoạt động thương mại điện tử, thực hiện các giao dịch trongthương mại điện tử với những hình thức đa dạng Có nhiều tiêu chí phân loại cácnhóm chủ thể của hoạt động thương mại điện tử, tùy theo các tiếp cận và mục đíchphân loại như: phân loại các nhóm chủ thể của hoạt động thương mại điện tử theocác hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, theo các hình thức giao dịchthương mại điện tử, theo mục đích tham gia hoạt động thương mại điện tử, theolãnh thổ cư trú của chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, theo hành vithương mại của chủ thể tham gia thương mại điện tử Chẳng hạn, Nghị định số52/2013/NĐ-CP, ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử đã phân loạicác chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam theo mục

Trang 11

đích tham gia hoạt động của các chủ thể gồm 6 nhóm chủ thể: (i) các thương nhân,

tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúctiến thương mại bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (gọi chung là người

sở hữu website thương mại điện tử bán hàng); (ii) các thương nhân, tổ chức thiết lậpwebsite thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cánhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại bán hàng hóa hoặc cung ứngdịch vụ (gọi chung là thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử);(iii) các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chứccung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bánhàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (gọi chung là người bán); (iv) các thương nhân, tổchức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng

và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (gọi chung là khách hàng); (v) cácthương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu websitethương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thươngmại điện tử (gọi chung là thương nhân, tổ chức, cung cấp hạ tầng); (vi) các thươngnhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạtđộng thương mại

* Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử là sự biểu hiện cụ thể và lànơi diễn ra các hoạt động thương mại điện tử mà các chủ thể tham gia thương mạiđiện tử hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận biết, nhận diện được chủ yếudưới dạng các website thương mại điện tử Để quản lý hoạt động thương mại điện

tử và các qui định quản lý, chính sách và chế tài cụ thể đối với từng hình thức cụthể Chẳng hạn, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử đãphân loại hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử cụ thể và có các chế tàiquản lý đối với từng loại hình thức cụ thể, như: (i) website thương mại điện tử bánhàng; (ii) website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm sàn giao dịch thươngmại điện tử, website đấu giá trực tuyến, các website khác do Bộ Công thương qui

Trang 12

định; (iii) các hình thức hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễnthông di động (được Bộ Công thương qui định cụ thể).

* Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử

Hình thức giao dịch trong thương mại điện tử là các mối quan hệ tương táctrao đổi thông tin và giao kết hợp đồng thương mại điện tử, giao dịch mua bán hànghóa và dịch vụ giữa các nhóm chủ thể khi tham gia các giao dịch vì mục đíchthương mại bằng phương tiện điện tử

Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử có thể được phân loại theonhững tiêu chí khác nhau như căn cứ vào tính chất của các giao dịch thương mạiđiện tử, căn cứ vào mục đích kinh tế của các chủ thể thực hiện giao dịch thương mạiđiện tử, căn cứ các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, căn cứ các hìnhthức giao dịch điện tử… Có thể phân định các hình thức giao dịch thương mại điện

tử cụ thể theo các tiêu chí này như sau:

- Căn cứ tính chất của các giao dịch thương mại điện tử có các loại hình: cácgiao dịch trao đổi thông tin thương mại, các giao dịch ký kết hợp đồng thương mạiđiện tử, các giao dịch thanh toán trong thương mại điện tử, các giao dịch quản trịhoạt động thương mại điện tử

- Căn cứu mục đích kinh tế của các chủ thể tham gia giao dịch thương mạiđiện tử có các loại hình: Giao dịch bán hàng hóa và dịch vụ; Giao dịch mua hànghóa và dịch vụ

- Căn cứ địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện

tử, có các loại hình: Giao dịch giữa thương nhân với thương nhân; Giao dịch giữathương nhân với người tiêu dùng; Giao dịch giữa thương nhân với các tổ chức, cánhân (không phải là thương nhân)

- Căn cứ vào các nhóm chủ thể của hoạt động thương mại điện tử có các loạihình: Giao dịch của những người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng hóa

và dịch vụ với những người mua hàng hóa và dịch vụ; Giao dịch của những thươngnhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thương mại điện tử với những người sử dụngthương mại điện tử; Giao dịch giữa các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ

Trang 13

thuật thương mại điện tử với các thương nhân, tổ chức sở hữu website thương mạiđiện tử và các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

- Căn cứ các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, có các loạihình: Giao dịch trên website thương mại điện tử bán hàng; Giao dịch trên cácwebsite cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (các sàn giao dịch thương mại điện tử,các giao dịch trên website đấu giá trực tuyến, các giao dịch trên các website khuyếnmại trực tuyến…)

- Căn cứ các hình thức giao dịch điện tử phổ biến thường được qui địnhtrong các đạo luật về giao dịch điện tử, tác động qua lại giữa các chủ thể với nhautrong môi trường mạng máy tính có một số hình thức giao dịch điện tử dưới đây baohàm trong đó có các giao dịch thương mại điện tử, gồm:

+ Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B): Đây là giao dịch

mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trìnhsản xuất kinh doanh kèm theo các dịch vụ tư vấn, bảo trì, nâng cấp sau bán hàng.Doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn hàng, đặt hàng từ các nhà cung cấp, nhận hóađơn và thanh toán Các quá trình trên trước đây mất rất nhiều thời gian, nhân công

do phải làm việc, đàm phán và gặp mặt trực tiếp, nay toàn bộ quá trình trên đều cóthể thực hiện tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào được cho là phù hợp với haibên thông qua mạng Internet Điều này giúp giảm thiểu chi phí, tận dụng thời gian,nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Thực tế, loại giao dịch này đã được

sử dụng từ nhiều năm ở các mức độ khác nhau, trước khi ra đời mạng Internet, ví dụnhư giao dịch thanh toán điện tử đã được sử dụng trên các mạng riêng từ năm 1970tại Mỹ Giao dịch thương mại điện tử giữa hai chủ thể là doanh nghiệp dưới hìnhthức B2B giúp cả hai chủ thể là doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, lựa chọnđầu vào tốt hơn, quản lý tốt việc cung tiêu hàng hóa, thay đổi nhanh sản phẩm mẫu

mã, đưa hàng ra thị trường Sau này, xuất hiện website trung gian để các doanhnghiệp giới thiệu, báo giá sản phẩm, tạo sân chơi mua bán hàng hóa, trang web nàyđược gọi là sàn giao dịch điện tử Bên cạnh việc tạo ra một sân chơi cho các doanhnghiệp thực hiện việc mua bán, sàn giao dịch có thể thực hiện các giá trị gia tăng

Trang 14

như cung cấp thông tin cần thiết do các doanh nghiệp tự quảng bá, tổ chức hội thảo,cung cấp các nghiên cứu điều tra thị trường cho doanh nghiệp.

+ Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Đây là giao dịch

mà ở đó người tiêu dùng mua hàng trực tiếp và các doanh nghiệp thực hiện việc bán

lẻ qua mạng thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch Các giao dịchB2C không chỉ dừng ở mục tiêu cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng mà

mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ như thông tin chất lượng sản phẩm, độ tin cậythông qua các diễn đàn thuộc sàn giao dịch, ngân hàng, đấu giá, bất động sản, dulịch Hình thức bán lẻ điện tử ngày càng được các doanh nghiệp chú ý và đầu tưtriển khai áp dụng vì tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thuận lợi Bán hàng trongB2C khác với B2B bởi giá cả thường cố định, doanh nghiệp chỉ cần xây dựngcatalog, hệ thống duyệt dễ dàng cho khách hàng thăm quan, tìm kiếm sản phẩm, tìm

ra giải pháp thu tiền bằng nhiều hình thức thanh toán để giao hàng nhanh, hiệu quảđến tận khách hàng

+ Giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan chính phủ (B2G): Đây là các giao

dịch giữa các doanh nghiệp và chính phủ với tư cách là một tổ chức tham gia hoạtđộng thương mại như mua sắm công, cung ứng dịch vụ thương mại điện tử hoặccung cấp hạ tầng kỹ thuật thương mại điện tử Các cơ quan chính phủ có thể thựchiện mua sắm trang thiết bị, hàng hóa dạng kỹ thuật số như phần mềm, ứng dụngcho chính phủ thông qua mạng như người tiêu dùng

+ Giao dịch thương mại giữa cá nhân với cá nhân (C2C): Đây là các giao

dịch thương mại giữa các cá nhân không phải là thương nhân hay tổ chức có nhucầu mua hoặc bán các hàng hóa dịch vụ mà mình sở hữu bằng phương tiện điện tửhay còn được gọi một cách khác là giao dịch thương mại giữa khách hàng với kháchhàng Hình thức giao dịch thương mại điện tử này cho phép thông qua website của

cá nhân tổ chức các sàn đấu giá; Các giao dịch dân sự như tìm việc, cho thuê nhà,cần thuê nhà, mua bán ô tô, xe máy, sửa chữa đồ điện tử… cũng được đưa lên mạngInternet thông qua website cá nhân hoặc trung gian Giao dịch C2C có nhiều ưuđiểm nên số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến ngày càng nhiều

Trang 15

1.1.1.2 An toàn và rủi ro trong thương mại điện tử

* Khái niệm an toàn trong thương mại điện tử

An toàn trong thương mại điện tử là khái niệm chỉ trạng thái về lợi ích hợppháp của các chủ thể tham gia các giao dịch trong thương mại điện tử và tính chânthực, chính xác của các dữ liệu thương mại được giao dịch, truyền dẫn trong môitrường điện tử Theo đó, những khía cạnh và yếu tố quan trọng nhất liên quan đến

sự an toàn hoặc rủi ro mất an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, gồm:

(i) Giá trị pháp lý của các giao kết hợp đồng thương mại điện tử, tính chânthực của các giao dịch thương mại điện tử và các chữ ký của các bên liên quan thamgia hợp đồng được thể hiện thông qua các chữ ký số (chữ ký điện tử)

(ii) Sự riêng tư thông tin và mức độ bảo mật thông tin cá nhân, thông tinthương mại của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, tính chân thực củacác nhận dạng dữ liệu và độ an toàn của các vụ giao dịch, trách nhiệm pháp lý vàquyền hạn (của người mua và người bán đối với vụ giao dịch đó)

(iii) Sự an toàn của các hoạt động thanh toán điện tử trong thương mại điện

tử bao gồm cả lĩnh vực tạo tiền điện tử, các giao dịch thanh toán hợp đồng thươngmại bằng phương tiện điện tử

(iv) Sự lừa đảo trong thương mại điện tử; Sự không chân thật một cách cố ýmục đích phá hoại hoặc bóp méo nội dung dữ liệu gây thất thoát về tài sản, uy tín,thương hiệu cho các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử

(v) Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với bản quyền và nhãn hiệu thươngmại được áp dụng trong truyền dẫn điện tử (như tải xuống và phân phối nhữngthông tin, chương trình, số liệu … không được phép của chủ sở hữu hay bảo vệ bímật công nghệ mới trong môi trường số hóa)

Như vậy, khái niệm “An toàn trong thương mại điện tử” gồm các nội hàmchủ yếu: An toàn pháp lý, an toàn thông tin, an toàn kỹ thuật, an toàn tài chính, antoàn tài sản hữu hình và tài sản vô hình… cho các bên chủ thể tham gia các giaodịch thương mại điện tử dưới mọi hình thức Từ sự phân định như trên, có thể đưa

ra khái niệm chung nhất về an toàn trong thương mại điện tử như sau:

Trang 16

An toàn trong thương mại điện tử là sự không bị xâm hại về lợi ích hợppháp của các bên, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, gồm các lợiích pháp lý, lợi ích thông tin, lợi ích kỹ thuật công nghệ, lợi ích tài chính, lợi ích tàisản hữu hình và mô hình khác Đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử là sự bảo

vệ các lợi ích hợp pháp về pháp lý của các giao kết hợp đồng trong thương mại điện

tử, về thông tin, về kỹ thuật công nghệ, về tài chính và tài sản của các bên, các chủthể (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ…) tham gia hoạt động thương mạiđiện tử, tham gia các giao dịch thương mại điện tử dưới mọi hình thức

* Những nội dung cơ bản của an toàn trong thương mại điện tử

- An toàn pháp lý đối với các giao dịch trong thương mại điện tử: Việc đảmbảo giá trị pháp lý của các giao kết hợp đồng thương mại điện tử, các giao dịchtrong thương mại điện tử là một nội dung quan trọng nhất tạo lập sự an toàn trongthương mại điện tử Thương mại điện tử giúp thực hiện các giao dịch, thanh toán,marketing và gia tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa hữu hình hoặc truyền những cơ

sở dữ liệu liên quan tới thẻ tín dụng, các phương tiện thanh toán khác của kháchhàng Việc đảm bảo an toàn cho các thông tin trên là rất quan trọng, song đang phảiđối diện với một vấn đề: làm thế nào để tìm ra được một trạng thái cân bằng hợp lýgiữa một bên là an toàn và một bên là tiện dụng (gồm các chức năng, các đặc tính

dễ thao tác của hệ thống này) Một hệ thống càng an toàn thì khả năng xử lý, thựcthi thao tác càng phức tạp Còn ngược lại, có thể sẽ không đảm bảo an toàn

Trong phương thức hoạt động thương mại truyền thống (còn gọi là thươngmại trên giấy tờ), người mua có thể gặp những rủi ro khi đi mua hàng như khôngnhận được những hàng hóa mà mình đã mua và thanh toán Nguy hiểm hơn, kháchhàng có thể bị kẻ xấu lấy cắp trong khi mua sắm Nếu là người bán hàng, thì rủi ro

là có thể không nhận được tiền thanh toán của người mua Thậm chí, kẻ xấu có thểtrộm hàng hóa, hoặc có những hành vi lừa đảo như thanh toán bằng thẻ tín dụng ăncắp được hoặc bằng tiền giả… Nhìn chung, tất cả các loại tội phạm diễn ra trongphương thức hoạt động thương mại truyền thống đều xuất hiện trong thương mạiđiện tử dưới nhiều hình thức tinh vi và phức tạp hơn Trong khi đó, việc giảm các

Trang 17

rủi ro trong thương mại điện tử là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều côngnghệ mới, nhiều thủ tục và các chính sách tổ chức, liên quan đến những đạo luậtmới và những tiêu chuẩn công nghệ mới.

Để đạt được mức độ an toàn cao trong thương mại điện tử, chúng ta phải sửdụng nhiều công nghệ mới Song bản thân các công nghệ mới này không thể giảiquyết được tất cả mọi vấn đề Cần có các qui định pháp lý cụ thể, chặt chẽ về cácthủ tục, chính sách, biện pháp tổ chức,v.v… để đảm bảo cho các công nghệ trênkhông bị phá hỏng Các tiêu chuẩn công nghệ và các bộ luật mới được Quốc hộithông qua, các nghị định mới phù hợp của Chính Phủ cũng cần được áp dụng đểtăng hiệu quả hoạt động của các kỹ thuật thanh toán và để theo dõi, đưa ra xét xửnhững vi phạm luật pháp trong thương mại điện tử

- An toàn hạ tầng kỹ thuật và công nghệ trong thương mại điện tử: An toàn

hạ tầng kỹ thuật và công nghệ trong thương mại điện tử luôn mang tính tương đối.Lịch sử an toàn trong giao dịch thương mại điện tử đã chứng minh rằng, bất cứ hệthống kỹ thuật công nghệ bảo vệ an toàn nào cũng có thể bị phá vỡ nếu không đủsức để chống lại các cuộc tấn công từ phía bên ngoài hoặc bên trong Hơn nữa, một

sự bảo vệ an toàn tuyệt đối về kỹ thuật công nghệ không hẳn là giải pháp tối ưu vềkinh tế trong thời đại thông tin Thông tin chỉ có thể có giá trị trong vài giờ, vàingày hoặc vài năm và chỉ cần bảo vệ chúng trong khoảng thời gian đó đảm bảo antoàn là đủ An toàn trong thương mại điện tử luôn đi kèm theo chi phí, mức độ antoàn càng cao thì chi phí càng lớn, vì vậy cần cân nhắc các khoản chi phí bảo đảm

an toàn cho những đối tượng cần bảo vệ Đồng thời, để về kỹ thuật đảm bảo an toàntrong trong thương mại điện tử là cả một chuỗi liên kết và nó thường đứt ở nhữngđiểm yếu nhất Cũng giống như việc chúng ta sử dụng khóa, ổ khóa bao giờ cũngchắc chắn và có độ an toàn cao hơn việc quản lý các chìa khóa

- An toàn thông tin: Việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chốnglại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, sửa đổi, pháhoại, và phá hủy bất hợp pháp nhằm bảo đảm cho các hệ thống thông tin thực hiệnđúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy là

Trang 18

một trong những nội dung và yêu cầu cơ bản đảm bảo an toàn trong thương mạiđiện tử Hiện nay các thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao khi tấn công lĩnh vựchoạt động thương mại điện tử càng ngày càng tinh vi, sự biện pháp tấn công càngngày càng tinh vi, sự đe doạ tới độ an toàn thông tin có thể đến từ nhiều nơi theonhiều cách chúng ta nên đưa ra các chính sách và phương pháp đề phòng cần thiết.Mục đích cuối cùng của an toàn thông tin, bảo mật là bảo vệ các thông tin và tàinguyên theo các yêu cầu: Đảm bảo tính tin cậy; Đảm bảo tính nguyên vẹn; Đảm bảotính sẵn sàng; Đảm bảo tính không thể từ chối.

Khi nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, các tiến bộ

về điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin không ngừng được phát triển ứngdụng để nâng cao chất lượng và lưu lượng truyền tin thì các quan niệm ý tưởng vàbiện pháp bảo vệ thông tin dữ liệu cũng được đổi mới Bảo vệ an toàn thông tin dữliệu là một chủ đề rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và trong thực tế có rấtnhiều phương pháp đang được thực hiện để bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu Cácphương pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu có thể được quy tụ vào ba nhóm sau:Bảo vệ an toàn thông tin bằng biện pháp hành chính; Bảo vệ thông tin bằng biệnpháp kỹ thuật; Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp thuật toán Để đảm bảo

an toàn thông tin dữ liệu trên đường truyền tin và trên mạng máy tính có hiệu quảthì điều trước tiên là phải lường trước hoặc dự đoán trước các khả năng không antoàn, khả năng xâm phạm, các sự cố rủi ro có thể xảy ra đối với thông tin dữ liệuđược lưu trữ và trao đổi trên đường truyền tin cũng như trên mạng Xác định càngchính xác các nguy cơ thì càng quyết định được tốt giải pháp để giảm thiệt hại

Có hai loại hành vi xâm phạm thông tin dữ liệu đó là: Vi phạm chủ động và

vi phạm thụ động Vi phạm thụ động chỉ nhằm mục đích cuối cùng là nắm bắt đượcthông tin Việc làm đó có khi không biết được nội dung cụ thể nhưng có thể dò rađược người gửi, người nhận nhờ thông tin được điều khiển giao thức chứa trongphần đầu các gói tin Kẻ xâm nhập có thể kiểm tra được số lượng, độ dài và tần sốtrao đổi Vì vậy, vi phạm thụ động không làm sai lệch hoặc hủy hoại nội dung thôngtin dữ liệu được trao đổi Vi phạm thụ động thường khó phát hiện nhưng có thể có

Trang 19

những biện pháp ngăn chặn hiệu quả Vi phạm chủ động là dạng vi phạm có thể làmthay đổi nội dung, xóa bỏ, làm trễ, xắp xếp lại thứ tự, hoặc làm lặp lại gói tin tạithời điểm đó hoặc sau đó một thời gian Vi phạm chủ động có thể thêm vào một sốthông tin ngoại lai để làm sai lệch nội dung thông tin cần trao đổi, thường dễ bị pháthiện nhưng để ngăn chặn hiệu quả thì khó khăn hơn nhiều

- An toàn trong thanh toán trực tuyến: Sự mất an toàn thường xảy ra ở khâuthanh toán trực tuyến, với các tình huống chủ yếu sau:

+ Giả mạo các thông tin nhận dạng của khách hàng: Thông tin thẻ tín dụng

có thể bị lấy trộm bằng nhiều cách khác nhau, có thể qua trực tuyến hoặc qua nhữnggiấy biên nhận thẻ tín dụng được bỏ đi Bằng phần mềm, tội phạm có thể có đượcthông tin thẻ tín dụng ảo bằng cách xâm nhập vào trong cơ sở dữ liệu của kháchhàng thông qua các lỗ hỏng của hệ thống.Với thông tin thẻ tín dụng đánh cắp được,tội phạm có thể dùng nó để mua hàng hóa, dịch vụ

+ Giả mạo thông tin nhận dạng người bán: Cũng giống như tội phạm tìmcách xâm nhập vào một két tiền, tội phạm trực tuyến cũng xâm nhập vào két tiền ảocủa chủ thể bằng cách ăn trộm thông tin truy cập để mạo danh Hành vi đó gọi là ăntrộm thông tin nhận dạng người bán Thông tin này được sử dụng trái phép để truycập vào tài khoản của các chủ thể tham gia giao dịch Bằng cách này, tội phạm lấytrộm tiền trực tuyến từ các chủ thể tham gia bằng cách phát hành các thẻ tín dụnghay các giấy tờ thanh toán khác

+ Truy cập vào các hệ thống thanh toán: Tội phạm cần phải truy cập vàođược các hệ thống thanh toán để thực hiện gian lận thông qua hai kênh chính: Một

là, trang thanh toán trên trang web của chủ thể tham gia Hai là, tài khoản cửa ngõthanh toán của chủ thể tham gia Bằng các hành vi khác nhau, tội phạm sử dụngthông tin nhận dạng người bán để giả mạo chủ thể tham gia giao dịch giành quyềnkiểm soát và ăn trộm tiền hay thực hiện các hành vi phạm tội khác

Đối với các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử đặc biệt khi chủthể là doanh nghiệp không có các chương trình bảo vệ an toàn thì bọn tội phạmthường sử dụng các kỹ thuật giăng bẫy tinh vi bằng cách sử dụng các phần mềm

Trang 20

thông minh cho phép chúng tìm kiếm trên Internet các doanh nghiệp có các lỗ hỏngtrong hệ thống Sau đó, sẽ sử dụng thông tin này phá vỡ hệ thống để lấy trộm thôngtin truy cập vào tài khoản của doanh nghiệp và thực hiện các hành vi ăn trộm haytiếp quản Xu hướng tội phạm ngày càng trở nên tinh vi hơn khi thực hiện việc môhình hóa hoạt động của chúng dưới dạng các quy trình nghiệp vụ phổ biến để lừangười sử dụng nhằm đánh cắp và gian lận các thông tin quan trọng Sự lừa đảo đến

từ các email hoặc các phần mềm độc hại đội lốt là một ứng dụng bảo mật hợp phápnhằm đánh lừa người sử dụng luôn là vấn đề mà người tiêu dùng lo lắng Không chỉnguy hiểm với người dùng máy tính cá nhân, cùng với sự phổ biến của các dòngđiện thoại thông minh, tội phạm ảo chuyển hướng tấn công sang điện thoại di độngtruy cập Internet Một trong những lý do cho xu hướng này là người sử dụng khôngchú ý dùng bảo mật điện thoại như máy tính mà thực chất một chiếc điện thoại cókhả năng như một máy vi tính dùng để truy nhập tài khoản, dữ liệu hệ thống Khi tải

về ứng dụng từ điện thoại thông minh người dùng có thể bị thu thập các số liệu và

để lộ vị trí Ngoài ra, các đối tượng có nguy cơ bị gian lận trực tuyến luôn phải đốimặt với các loại hình như: hàng ảo, tiền thật, tội phạm có tổ chức và thậm chí là cảnguy cơ chiến tranh trên mạng hay còn gọi một cách khác là chiến tranh ảo

- An toàn tài sản, nhất là tài sản trí tuệ trong thương mại điện tử: Các chủ thểtham gia giao dịch thương mại điện tử có thể trở thành nạn nhân của các hành vigian lận, lừa đảo trực tuyến (chẳng hạn như vụ việc trang web mua bán 24h tổ chứclừa đảo bằng hình thức bán các gian hàng ảo theo kiểu kinh doanh đa cấp), dẫn đếncác tổn thất lớn về tài sản Internet và các mạng mở khác là môi trường thuận lợicho việc trao đổi, chia sẻ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Phần lớn các đốitượng của quyền sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học- nghệ thuật, tài liệu khoa học

kỹ thuật, chương trình phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu có sáng tạo, nhãn hiệuthương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế kiểu dáng công nghiệp … đều có thể đượctruyền tải dễ dàng qua Internet và các mạng mở khác và chúng có thể bị phát tán,chia sẻ và bị chiếm dụng bất hợp pháp dẫn đến những tổn thất lớn về tài sản trí tuệhợp pháp của các chủ thể tham gia các giao dịch trong thương mại điện tử Vì thế,

Trang 21

an toàn tài sản, nhất là tài sản trí tuệ của các chủ thể tham gia các giao dịch trongthương mại điện tử là một nội dung quan trọng của đảm bảo an toàn trong thươngmại điện tử

* Những rủi ro chủ yếu trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao,song một khi gặp rủi ro thì những thiệt hại đối với các doanh nghiệp kinh doanhtrên mạng cũng không nhỏ Những sơ suất trong kỹ thuật của nhân viên như sựnhầm lẫn khi truyền dữ liệu, hay một động tác nhấp “chuột” vô tình,… đều có thểlàm cho toàn bộ dữ liệu của một thương vụ đang giao dịch bị xóa bỏ, hoặc nhữngchương trình và những tệp dữ liệu đang lưu trữ mà doanh nghiệp dày công thiết kế

và xây dựng bị mất, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp về mặt tài chính.Những yếu tố khách quan như máy hỏng hay thời tiết xấu, nghẽn máy,… có thể làm

tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, hoặc tệ hại hơn là virus xâm nhập phá hủy, đảolộn toàn bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng, đối tác, thị trường,… được lưu giữ hay ăncắp những thông tin tuyệt mật có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh hoặc làm suygiảm nghiêm trọng uy tín của doanh nghiệp

Rủi ro trong thương mại điện tử là những tai nạn, sự cố, tai họa xảy ra mộtcách ngẫu nhiên, khách quan ngoài ý muốn của con người mà gây ra tổn thất chocác bên tham gia trong quá trình tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử Rủi

ro trong thương mại điện tử với những hình thái muôn màu muôn vẻ tuy nhiên tựuchung lại có thể chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

- Nhóm rủi ro dữ liệu

- Nhóm rủi ro về công nghệ

- Nhóm rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức

- Nhóm rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghệ

Rủi ro về dữ liệu đối với người bán: Thay đổi địa chỉ nhận đối với chuyển

khoản ngân hàng và do vậy chuyển khoản này sẽ được chuyển tới một tài khoảnkhác của người xâm nhập bất chính Nhận được những đơn đặt hàng giả mạo củamột khách hàng quốc tế đặt hàng và sau đó từ chối hành động này, người bán hàng

Trang 22

trực tuyến thường không có cách nào để xác định rằng thực chất hàng hóa đã đượcgiao đến tay khách hàng hay chưa và chủ thẻ tín dụng có thực sự là người đã thựchiện đơn đặt hàng hay không.

Rủi ro về dữ liệu đối với người mua: Thông tin bí mật về tài khoản bị đánh

cắp khi tham gia giao dịch thương mại điện tử Thông tin cá nhân của họ có thể bịchặn và đánh cắp khi họ gửi đi một đơn đặt hàng hay chấp nhận chào hàng Hiệntượng các trang web giả mạo, giả mạo địa chỉ Internet, phong tỏa dịch vụ, và thưđiện tử giả mạo của các tổ chức tài chính ngân hàng Tin tặc tấn công và cácwebsite thương mại điện tử, truy cập các thông tin về thẻ tín dụng đã không chỉ xâmphạm đến tính tin cậy của dữ liệu mà còn vi phạm quyền riêng tư đối với các thôngtin cá nhân của khách hàng

Rủi ro về dữ liệu đối với chính phủ: Các tin tặc có nhiều kỹ thuật tấn công

các trang web này nhằm làm lệch lạc thông tin, đánh mất dữ liệu thậm chí là đánh

“sập” khiến các trang web này ngừng hoạt động Đặc biệt một số tổ chức tội phạm

đã sử dụng các tin tặc để phát động các cuộc tấn công mang tính chất chính trị hoặctương tự như vậy

Những rủi ro liên quan đến công nghệ: Xét trên góc độ công nghệ thì có ba

bộ phận dễ bị tấn công và tổn thương nhất khi thực hiện giao dịch thương mại điện

tử là hệ thống của khách hàng, máy chủ của doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ,người bán, ngân hàng và đường dẫn thông tin Những rủi ro thường gặp nhất vềcông nghệ đối với các website thương mại điện tử, đó là: Các chương trình máy tính

nguy hiểm, Tin tặc và các chương trình phá hoại, Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng,

Sự khước từ phục vụ của một website, Kẻ trộm trên mạng

Trang 23

Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp: Đó là hiệu lực pháp lý

của giao dịch thương mại điện tử Nước ta mặc dù đã có luật về giao dịch điện tử,trong đó thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử Cả người gửi và ngườinhận các tài liệu này không thể từ chối hiệu lực pháp lý của nó và cũng không thể từchối rằng mình đã gửi hay đã nhận tài liệu đó nếu có sử dụng chữ ký điện tử an

toàn Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo rằng một thoả thuận đạt được qua hệ thống

điện tử sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý khi có sự khác nhau giữa các hệ thốngpháp luật khác nhau, ví dụ Việt Nam và Nhật Bản? Chưa có một công ước chungnào về giao dịch thương mại điện tử có hiệu lực sẽ gây trở ngại trong việc giải quyếttranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm Việc lựa chọn toà án, trọng tài, luật điều chỉnhkhi xẩy ra tranh chấp từ giao dịch điện tử là một vấn đề cần thiết để tránh các rủi ro

có thể phát sinh Các quy định cản trở sự phát triển của thương mại điện tử hoặcchưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử như đăng ký website,mua bán tên miền; sự chậm trễ về dịch vụ chứng thực điện tử, thanh toán điện tử

một phần là do thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh Rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp Thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và chưa có một hệ thống

các tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực Sự thiếuđồng bộ về tiêu chuẩn công nghiệp sẽ gây nhiều khó khăn trong việc trao đổi thôngtin và đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng như vận chuyển hàng hoá, thủtục hải quan, thuế… Mặt khác sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trongthương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi rokhông mong đợi Đặc biệt là đối với những hàng hoá vô hình như các loại dịch vụtrên Internet thì hiện nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp nào đểđánh giá chính xác

Một số rủi ro điển hình khác:

+ Rủi ro vì mất cơ hội kinh doanh: Không được giao dịch trên mạng Internet

bởi vì đã có người đăng ký bản quyền

+ Rủi ro liên quan tới việc thay đổi công nghệ

Trang 24

+ Rủi ro liên quan đến thông tin cá nhân: Một số tin tặc còn có thể thay đổi

thông tin cá nhân khiến cho người sử dụng gặp nhiều rắc rối không chỉ trong giaodịch trên mạng mà còn trong cuộc sống bên ngoài

+ Rủi ro bị mất tài sản thông tin bao gồm những rủi ro gây ra những tổn thất

về dữ liệu, các nguồn hệ thống máy tính và tài sản thông tin như số thẻ tín dụng, cácthông tin về khách hàng, kể cả băng thông của đường truyền do những cuộc tấncông trên mạng

1.1.1.3 Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với nhà nước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

- Sự thừa nhận pháp lý đối với thông điệp dữ liệu: Thông điệp dữ liệu là hình

thức thông tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch thương mạiđiện tử Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừanhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các khía cạnh: có thể thay thếvăn bản giấy, có giá trị như bản gốc, có giá trị lưu trữ và chứng cứ, xác định tráchnhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu Tài liệu giấythông thường luôn được coi là cơ sở pháp lý đáng tin cậy, sao chụp được và khôngthể biến đổi trong các giao dịch sử dụng nó Những cơ sở nêu trên cũng được thừanhận đối với một tài liệu điện tử khi thoả mãn những quy định pháp luật yêu cầuthông tin phải dưới dạng chữ viết và có thể truy cập được Để bảo đảm khả năngtruy cập được, phần mềm sử dụng cho việc truy cập phải có khả năng bảo đảm việclưu giữ tài liệu đó Nhằm chứng minh ý định giao kết hợp đồng dưới dạng văn bảnthông thường, toà án có thể căn cứ vào các bằng chứng ngoài hợp đồng như biênbản ghi những cuộc đàm phán giữa các bên Theo cách này, pháp luật cần thừa nhậngiá trị bằng chứng của thư điện tử hoặc bản ghi được lưu trữ trên phương tiện điện

tử thể hiện ý định giao kết hợp đồng giữa các bên

Để xác định thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin bằng phương tiện điện

tử, pháp luật đưa ra phương pháp giả định Theo đó, thời gian gửi tài liệu điện tửphụ thuộc việc người nhận có thông báo với người gửi về hệ thống thông tin đượcchỉ định trước hay không Nếu có chỉ định trước, tài liệu điện tử sẽ được truyền theo

Trang 25

thoả thuận đó, tài liệu coi là được nhận khi nó vào hệ thống thông tin được chỉ định.Trong các trường hợp khác, tài liệu sẽ được nhận khi nó lọt vào phạm vi kiểm soátcủa người nhận Vị trí gửi, nhận được xác định là tại trụ sở kinh doanh Việc gửi tàiliệu điện tử sẽ được coi là diễn ra tại trụ sở kinh doanh của người gửi Tương tự,việc nhận tài liệu được coi là diễn ra tại trụ sở kinh doanh của người nhận Nếu mộtbên có nhiều trụ sở kinh doanh, vị trí gửi hoặc nhận sẽ là trụ sở kinh doanh có quan

hệ gần gũi nhất với giao dịch được thực hiện

- Quy định về chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép xác

nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu Về bản chất, chữ

ký điện tử tương đương chữ ký tay, có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng mộtngười, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấyviệc người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký Có nhiều loại chữ ký điện tử khácnhau như chữ ký số, chữ ký sinh trắc học, chữ ký dựa trên số nhận dạng cá nhân (sốPIN), chữ ký tạo bằng thẻ thông minh … Pháp luật thương mại điện tử cần có cácquy định thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, cụ thể hoá các tiêu chí kỹthuật và xác định trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử Có haiphương pháp xây dựng pháp luật về chữ ký điện tử: quy định chung dựa trênnguyên tắc trung lập về mặt công nghệ và quy định cụ thể về chữ ký số.UNCITRAL khuyến nghị sử dụng phương pháp thứ nhất để dự trù khả năng hìnhthành các công nghệ chữ ký điện tử mới Hầu hết các nước theo khuyến nghị này

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử: Với sự xuất hiện của

nhiều công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin, việc bảo hộquyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng Phần lớn các đối tượng thuộc quyền sởhữu trí tuệ như tác phẩm văn học - nghệ thuật, tài liệu khoa học - kỹ thuật, chươngtrình máy tính, cơ sở dữ liệu có tính sáng tạo, nhãn hiệu thương mại, bí mật thươngmại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế kiểu dáng công nghiệp,… đều có thể xuất hiện dướihình thức cho phép truyền tải dễ dàng qua Internet và các mạng mở khác Nhiều vấn

đề mới liên quan tới tên miền; tính năng liên kết, dẫn chiếu giữa các tài liệu trên

Trang 26

môi trường nối mạng, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng… khiến cácquy định về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước đây không còn phù hợp.

Để có thể bảo hộ tốt trong thương mại điện tử, pháp luật về sở hữu trí tuệ cầnđược điều chỉnh Thứ nhất, việc hình thành những đối tượng quyền sở hữu trí tuệmới như phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu nguồn đòi hỏi phải có những quy địnhmới thừa nhận và bảo hộ chúng, cách thức bảo hộ có thể như với đối tượng củaquyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp Pháp luật cần chỉ rõ các thuộc tính cơbản phân biệt với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác, xác lập các quyền nhânthân, quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan, đưa ra các giới hạn, ngoại lệ đối vớicác quyền và nghĩa vụ, hình thành cơ chế xử lý vi phạm Thứ hai, nhiều đối tượngquyền sở hữu trí tuệ có thể được biểu hiện dưới dạng các ứng dụng công nghệ thôngtin như tên miền, giao diện website, từ khoá sử dụng để tìm kiếm thông tin và cácứng dụng công nghệ thông tin khác Do pháp luật chưa quy định cụ thể (chưa xácđịnh chúng thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào) nên không biết cơ chế bảo hộ

Ví dụ: website có nên coi là hình thức biểu hiện của một tác phẩm nghệ thuậtkhông? Tên miền của một công ty có được hưởng các cơ chế bảo hộ như nhãn hiệuthương mại không?

Ngoài ra, Internet và các mạng mở khác là môi trường lý tưởng cho việc traođổi, chia sẻ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Một tác phẩm văn học có thểnhanh chóng bị phát tán trên Internet; các bí mật kinh doanh được lưu trên máy tínhmột công ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài qua kết nối Internet; một bản nhạc mớiđược phát hành, nếu đưa lên mạng thì ai cũng có thể tải về sử dụng,… Môi trườngmới tác động đến các quyền và nghĩa vụ liên quan tới mọi đối tượng quyền sở hữutrí tuệ Vì vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ phải hình thành các quy định thêm về giớihạn, ngoại lệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho phù hợp

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có những nghiên cứu sâu về tácđộng của môi trường số hoá đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Năm

1996, WIPO đã thông qua hai hiệp định là Hiệp định về Quyền tác giả và Hiệp định

về Tín hiệu ghi âm và biểu diễn, cùng có đủ thành viên tham gia và bắt đầu có hiệu

Trang 27

lực trong năm 2002 Các hiệp định này có điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinhtrong môi trường Internet Nhiều quốc gia đã chuyển tải các quy định của WIPOvào pháp luậtquốc gia như Mỹ, châu Âu, Canađa.

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử: Các đối tác

tham gia vào một giao dịch thương mại điện tử trên Internet hoặc các mạng mởkhác không nhất thiết hoặc không thể gặp mặt nhau, họ tiến hành các giao dịch chủyếu thông qua những công nghệ mới và trong một môi trường khác biệt so vớitruyền thống Thông thường, người tiêu dùng không biết rõ các thông tin về hànghoá, dịch vụ được cung cấp như người bán, khả năng bị thiệt hại cao hơn, vì vậy cần

có những quy định pháp luật bảo vệ họ Năm 2000, Tổ chức Hợp tác và Phát triểnkinh tế (OECD) đã ban hành Hướng dẫn về Bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnhthương mại điện tử với những nguyên tắc cơ bản sau: (i) Bảo vệ minh bạch và hiệuquả; (ii) Phù hợp với thông lệ thị trường, quảng cáo và kinh doanh trung thực; (iii)Cung cấp các thông tin rõ ràng về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, chi tiết giaodịch, quy trình xác nhận; (iv) Cơ chế thanh toán an toàn, dễ sử dụng và phải thôngtin cho khách hàng về mức độ an toàn của cơ chế đó; (v) Có các quy định về giảiquyết tranh chấp và được bảo vệ bí mật cá nhân

- Xử lý, trấn áp tội phạm về những vi phạm trong thương mại điện tử: Mạng

Internet là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người Viễn thông, hệ thốngngân hàng, tiện ích công cộng và hệ thống xử lý khẩn cấp đều hoạt động trên mạng.Nhưng có những người sử dụng Internet vào mục đích xấu Lịch sử tồn tại chưa lâucủa Internet đã chứng kiến nhiều hành vi vi phạm Mặc dù thường rất khó để xácđịnh những động cơ của những hành vi vi phạm này, nhưng hậu quả của chúng làmgiảm niềm tin vào hệ thống Internet Tội phạm trên mạng là những hành vi xâmphạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thông qua việc sử dụng máytính Tội phạm trên mạng có thể được phân thành: tội phạm trên mạng chống lại conngười, tài sản và chính phủ Tội phạm trên mạng chống lại con người bao gồm việctruyền gửi những văn hoá phẩm đồi truỵ hoặc quấy rối tình dục có sử dụng một máytính Tội phạm trên mạng chống lại tài sản bao gồm việc xâm phạm máy tính bất

Trang 28

hợp pháp qua không gian trên mạng, phá hoại hệ thống máy tính, truyền gửi nhữngchương trình gây hại, sở hữu những thông tin máy tính bất hợp pháp.

Hiện đang nổi lên những loại hình tội phạm chống lại chính phủ như nạnkhủng bố trên mạng, những tổ chức, cá nhân xâm nhập vào website của cơ quancông quyền để đe doạ chính phủ và khủng bố người dân của một nước Hành vixâm phạm có mức độ nhẹ hơn gọi là các vi phạm trên mạng và bị xử lý hành chính.Bên cạnh các loại tội phạm như trên, hình thức lừa đảo trên mạng Internet cũng cóthể coi là một loại hình tội phạm mới Đối với một số quốc gia thì hình thức kinhdoanh đa cấp có thể là một hình thức được pháp luật cho phép Nhưng một số quốcgia khác, kinh doanh đa cấp là một loại hình kinh doanh không được pháp luật chophép hoặc bị quản lý, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng Kinh doanh đacấp trên Internet với sản phẩm là các gian hàng ảo được coi là một hình thức lừađảo trên Internet Bên cạnh đó, việc rao bán các thông tin cá nhân trên mạngInternet cũng được coi là một loại tội phạm mới Các thông tin được rao bán có thể

là những thông tin về đời tư, những thông tin liên quan đến thẻ tín dụng …

Để xử lý tội phạm và những vi phạm trong thương mại điện tử, nhà nước cần

có các chế định pháp lý cụ thể (như qui định trong luật hình sự), luật thương mạiđiện tử, các văn bản pháp luật về thương mại điện tử … Trong đó, cần qui định rõcác hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mại điện tử cùng các chế tài xử

lý các vi phạm Chẳng hạn, theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, ngày 16/5/2013 củaChính phủ Việt Nam qui định về thương mại điện tử (có hiệu lực từ ngày01/7/2012), trong đó có 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mạiđiện tử (trực tiếp gây mất an toàn hay xâm hại quốc gia và các chủ thể khác thamgia giao dịch thương mại điện tử), gồm: (i) Nhóm các vi phạm về hoạt động kinhdoanh thương mại điện tử như tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụthương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng góp một khoản tiền banđầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế từviệc vận động người khác tham gia; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanhhàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc

Trang 29

danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh…; (ii) Nhóm vi phạm về thông tin trênwebsite thương mại điện tử; (iii) Nhóm vi phạm về giao dịch trên website thươngmại điện tử gồm thực hiện các hành vi lừa đảo trên website thương mại điện tử, giảmạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt độngthương mại điện tử; (iv) Nhóm vi phạm khác như đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyểnnhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổchức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

1.1.2 Vai trò và nội dung quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

1.1.2.1 Quan niệm và vai trò quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Quản lý nhà nước về thương mại điện tử là sự tác động có tổ chức và điềuchỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động thương mại điện tử do các cơquan quản lý nhà nước tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủyquyền nhằm phát triển thương mại điện tử và đảm bảo cho các hoạt động này được

an toàn, duy trì trật tự, kỷ cương, thực hiện mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện vềhoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Việc nhà nước xây dựng khung pháp lý có vai trò hàng đầu vì nếu như thiếumột cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các chủ thể thamgia như doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết cácvấn đề có liên quan và về phía các cơ quan nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở đểkiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý nhà nước về thương mại điện tử nhằm đảm bảo an toàn cho tất cảcác chủ thể tham gia là cần thiết khách quan Do thương mại điện tử xóa bỏ các ràocản về không gian và thời gian trong thương mại, tạo nên một thị trường toàn cầu,rộng lớn nên đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều hơn nữa những tồn tạinhững hạn chế trong điều tiết, cũng như khắc phục những mặt trái những khuyết tậtcủa thị trường Thực tế chỉ ra rằng, bản thân thị trường không thể tự điều chỉnhtrong mọi trường hợp vì thế dẫn tới việc cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát

Trang 30

triển đề ra Và ngay bản thân doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử cũng chưathể tự giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh như về hợp đồng, môi trường kinhdoanh,… mặt khác nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong việc địnhhướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như thương mại điện tử nói riêngtrong từng thời kỳ Chính vì vậy, nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào kinh tế và thịtrường, vào các quan hệ thương mại điện tử nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển và

sự an toàn cho tất cả các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Để giải quyết các mẫu thuẫn và đảm bảo sự an toàn cho các chủ thể tham giavào thương mại điện tử, duy trì sự ổn định thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnthương mại điện tử, cần thiết có vai trò quản lý của nhà nước về thương mại điện tử.Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà nước định ra nhữngquy định riêng cho các chủ thể tham gia được an toàn, đồng thời giải quyết nhữngmâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản, những tiêu cực trongthương mại điện tử Quản lý nhà nước về thương mại điện tử tạo lập một môitrường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo sự an toàn về lợi ích của các chủ thể thamgia Việc nhà nước tạo ra các chính sách về thương mại điện tử sẽ tạo sự thống nhấttrong tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp nhằm đạt đượcmục tiêu đã đề ra, phát triển bền vững

Quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn cho các chủ thể tham gia khiphải giải quyết các tranh chấp được dựa trên nền tảng là khung pháp lý thương mạiđiện tử với các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định cho đến thông tư điềuchỉnh những khía cạnh khác nhau của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin,thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bên cạnh hệ thống luậtchuyên ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thươngmại điện tử cũng cần tuân thủ những quy định liên quan trong các văn bản quyphạm pháp luật về kinh doanh, thương mại được thể hiện như sau:

- Nhà nước phải can thiệp, giải quyết một số mâu thuẫn trên thị trường đểcho thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh hơn mà vẫn phải đảm bảo sự an

Trang 31

toàn cho các chủ thể tham gia Chính sách can thiệp của nhà nước sẽ là công cụquan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán những sản phẩm dịch vụ.

- Nhà nước phải dựa vào những chuẩn mực của luật pháp để thực hiện cưỡngchế, thi hành pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử,trong việc xử lý tội phạm và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thương mạiđiện tử

1.1.2.2 Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

* Xây dựng khuôn khổ pháp lý

Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mạiđiện tử phát triển và đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thì vai trò của nhànước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xâydựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệthương mại điện tử Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc chothương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúngtúng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan nhà nướccũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mạiđiện tử

Hơn thế nữa thương mại điện tử là một lĩnh vực có sự kết hợp giữa kinhdoanh thương mại với các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin, Internet, viễnthông cho nên tạo được niềm tin về sự an toàn cho các chủ thể tham gia vào cácquan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong nhữnghạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhấtmột cách chặt chẽ Những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trênmạng là hiện thực và đòi hỏi nhà nước phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹthuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ dựa trên nền tảngcủa hệ thống pháp lý quốc tế về thương mại điện tử trên thế giới Chẳng hạn:

Trang 32

- Nhà nước công nhận giá trị pháp lý và các hình thức thông tin điện tử: Đơn

cử như hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được

sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự,thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc Tuynhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào

là "văn bản" Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họvẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa vớigiấy tờ (dưới hình thức viết) Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử khôngđược ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợpđồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theopháp luật của Việt Nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợpđồng Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hìnhthức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽkhông được tận dụng và phát huy Chính vì vậy việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnhhưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía nhà nước cần phải có sựghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiệnđiện tử

Việc nhà nước ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử cóthể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:

+ Thứ nhất, đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đốivới loại văn bản này

+ Thứ hai, phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giátrị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố: Khả năngchứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết;Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin; Ðảm bảo được tính toàn vẹn thông tin

- Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong các hoạt độngthương mại điện tử: Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhậntính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản

Có một số đặc trưng cơ bản của chữ ký là:

Trang 33

+ Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản

+ Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựngtrong văn bản

Trong giao dịch thương mại điện tử, các yêu cầu về đặc trưng của chữ ký tay

có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử Chữ ký điện tử trở thành một thành tốquan trọng trong văn bản điện tử Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặtcông nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ýchí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử Hiện nay trênthế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằmnhận dạng và chứng thực cá nhân Những công nghệ này bao gồm công nghệ số vàmật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơngiản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này Luật pháp điềuchỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện

tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác địnhđược chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác Và trong trường hợp này để xácđịnh được độ tin cậy của chữ ký điện tử nhà nước phải thành lập một cơ quan trunggian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử Cơquan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lýhơn là về mặt công nghệ

- Nhà nước công nhận vấn đề bản gốc trong thương mại điện tử: Vấn đề "bảngốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinhdoanh điện tử Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản.Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc

sử dụng chữ ký điện tử Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký

mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản.Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết Vềmặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau vềmặt pháp lý Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứcủa văn bản điện tử Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một

Trang 34

vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử và đảm bảo an toàn chocác chủ thể tham gia thương mại điện tử Chỉ khi nhà nước xây dựng khuôn khổpháp lý và công nhận giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bảnviết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử mới sử dụngmột cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống

Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử ngày càng đòi hỏicông tác quản lý nhà nước cần phải theo kịp với sự phát triển của công nghệ và xuthế của thời đại Đơn cử, trong các quan hệ giao dịch thương mại điện tử giữa cácchủ thể ngày càng tăng thì càng phát sinh những vấn đề đặt ra trong công tác quản

lý, đồng thời ngày càng gia tăng số lượng các vụ tranh chấp phát sinh từ các giaodịch điện tử Sự gia tăng này đòi hỏi phải có các chế tài thích hợp để có thể giảiquyết các tranh chấp này một cách có hiệu quả về mặt thời gian, chi phí, đồng thờiphải phù hợp với các đặc trưng của thương mại điện tử Tranh chấp phát sinh trongthương mại điện tử nhiều khi diễn ra giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau vàtrong nhiều trường hợp hàng hoá trong tranh chấp lại được cung cấp ở một nước thứ

ba Việc lựa chọn luật áp dụng, cũng như địa điểm và cơ quan có thẩm quyền giảiquyết tranh chấp là vô cùng khó khăn vì điều này động chạm đến các vấn đề phứctạp nhất của luật tư pháp quốc tế như nơi diễn ra giao dịch hay nơi có hàng hoá màcác yếu tố này nhiều khi lại gần như không tồn tại trong thương mại điện tử Nhưvậy, sự phát triển của thương mại điện tử và đảm bảo an toàn cho các chủ thể thamgia thương mại điện tử đòi hỏi nhà nước phải tạo lập một môi trường pháp lý hoànthiện nhưng lại phải linh hoạt tương ứng với những nguyên tắc, chuẩn mực khác vớithương mại truyền thống

* Xây dựng, thực thi chiến lược quốc gia đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Vì là giao dịch thương mại trong môi trường điện tử nên các yếu tố về côngnghệ thông tin, Internet đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, trở thành một công cụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước Tuy nhiên, song song vớinhững lợi ích mà thương mại điện tử đem lại, các chủ thể tham gia phải đối mặt với

Trang 35

nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn khi điểm yếu của các hệ thống thông tin bị khai thác,lợi dụng Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin ngày càng trở nên cấp thiết đốivới mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội Vì thế, quản lý nhà nước bằng quy hoạchmang tính quốc gia là một nhiệm vụ lớn của Nhà nước Mục tiêu chính của quản lýnhà nước bằng Quy hoạch là mạng lưới, cơ sở hạ tầng thông tin và các hệ thốngthông tin trọng yếu quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được đảm bảo an toàn;các giao dịch chính phủ điện tử, thương mại điện tử đều được thực thi trong môitrường có độ tin cậy ở mức cao nhất; thông tin, dữ liệu được trao đổi tuân theo cácchuẩn an toàn thông tin Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu đảm bảo antoàn thông tin đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nóiriêng, nhu cầu phát triển thương mại điện tử và đảm bảo an toàn trong thương mạiđiện tử nói chung Để thực hiện được các mục tiêu trên, nhà nước quản lý bằng Quyhoạch trong đó cần thiết phải thực hiện các nhóm giải pháp lớn như sau:

- Nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về vai trò và tầmquan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin

- Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạođội ngũ chuyên gia theo các tiêu chuẩn quốc tế

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy quản

lý nhà nước, hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn thông tin trênphạm vi toàn quốc

- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tăng cường trao đổi thông tinvới các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Việc triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng của các

cơ quan nhà nước và của cả cộng đồng thương mại điện tử, chẳng hạn như ở ViệtNam, Bộ Thông tin truyền thông- cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin

và truyền thông, Bộ Công thương- cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử

và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hiệp hội thương mại điện tử- tổ chức xãhội nghề nghiệp với vai trò là cầu nối giữa nhà nước và xã hội Quy hoạch sẽ được

Trang 36

triển khai thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp hài hòa nguồn lực trong nước vàquốc tế, nguồn lực của nhà nước và của xã hội

Quản lý nhà nước bằng quy hoạch quốc gia về an toàn thông tin cần phảiđảm bảo các mục tiêu như sau:

- Đảm bảo an toàn thông tin cho cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đạt trình độquốc tế, trong đó: (i) Các mạng nội bộ và thiết bị đầu cuối trong cơ quan nhà nướcđều được trang bị các giải pháp kỹ thuật cần thiết và vận hành theo các quy chế, quytrình tiêu chuẩn hóa để đảm bảo an toàn thông tin; (ii) Các cơ sở dữ liệu quốc giađều được trang bị các giải pháp kỹ thuật cần thiết và có các quy chế, quy trình đảmbảo an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế; (iii) Xây dựng và đưa vào hoạt độngcác hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo những rủi ro về an toàn thông tin trongtoàn quốc; (iv) Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia bắt buộc phải tuân thủ cácquy định chung về đảm bảo an toàn thông tin cho Chính phủ ban hành Chính phủ

có cơ chế giám sát và đưa ra đánh giá thường niên về mức độ đảm bảo an toànthông tin của hệ thống này; (v) Các mạng nội bộ của doanh nghiệp và tổ chức đềuđược thiết kế giải pháp đồng bộ, thích hợp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thốngcủa mình

- Đảm bảo an toàn dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quannhà nước ở trung ương, địa phương và toàn xã hội, trong đó: (i) Các hệ thống thôngtin điện tử của các cơ quan nhà nước được kiểm tra định kỳ, đánh giá, kiểm địnhhàng năm về mức độ đảm bảo an toàn thông tin theo các tiêu chuẩn do nhà nướcquy định; (ii) 100% trang thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành và cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn cônggây mất an toàn thông tin và có phương án dự phòng khắc phục sự cố đảm bảo hoạtđộng liên tục ở mức tối đa; (iii) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụngngân sách phải lập luận chứng về an toàn và bảo mật thông tin ngay từ khi lập kếhoạch, thiết kế hệ thống thông tin Các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nướcphải trang bị các giải pháp kỹ thuật an toàn và bảo mật thông tin cùng với quy chếquản lý kèm theo đối với các cơ quan và người sử dụng (iv) Các nhà cung cấp dịch

Trang 37

vụ truyền số liệu và viễn thông có cam kết đảm bảo an toàn dữ liệu trên đườngtruyền với chuẩn chất lượng công bố công khai cho các đối tượng sử dụng dịch vụcủa mình; (v) Các nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet và các đại lý phải quản lýđược việc truy cập sử dụng Internet theo quy định của pháp luật; (vi) 100% các giaodịch điện tử có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin Các dịch vụ thương mại điện

tử mới phải công bố công khai và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng về antoàn thông tin trước khi vận hành chính thức

- Đảm bảo phát triển nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội về an toàn thôngtin, trong đó: (i) Xây dựng tiêu chuẩn, kỹ thuật cần thiết cho các chuyên gia tronglĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cấp quốc giatrên 80% cán bộ quản trị hệ thống của các hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia;(ii) Người sử dụng các phương tiện và dịch vụ thông tin thường xuyên được thôngbáo, cập nhật về những rủi ro mất an toàn thông tin mới phát sinh và có thể báo cáocác rủi ro này cho các cơ quan có trách nhiệm

- Đảm bảo môi trường pháp lý về an toàn thông tin, trong đó: (i) Hoàn thiệnmôi trường pháp lý về tội phạm trên mạng máy tính, các quy định về điều tra, đấutranh phòng, chống tội phạm trong môi trường mạng máy tính; (ii) Xây dựng vàhoàn thiện hệ thống môi trường pháp lý trong hoạt động cơ yếu, tạo điều kiện choviệc phát triển hạ tầng mã khóa công khai và sử dụng mã hóa trong các hoạt độngkinh tế - xã hội; (iii) Xây dựng các tiêu chuẩn về hệ thống mã hóa quốc gia chophép quản lý các hệ thống hạ tầng mã khóa công khai, xây dựng hệ thống các tiêuchuẩn và tiêu chí đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin

- Đảm bảo khuyến khích và hỗ trợ việc xây dựng các sản phẩm nội địa về antoàn thông tin, trong đó: (i) Chú trọng đầu tư và hỗ trợ cho việc nghiên cứu pháttriển các sản phẩm, giải pháp và mô hình dịch vụ nội địa về an toàn thông tin trongChương trình Kỹ thuật – Kinh tế về Công nghệ thông tin để bổ sung cho các sảnphẩm nhập khẩu; (ii) Khuyến khích và hỗ trợ để các doanh nghiệp nội địa sớm cócác sản phẩm chống vi rút, ngăn chặn thư rác và các cuộc tấn công trên mạng, pháthiện các hiểm họa tấn công và có chất lượng ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu

Trang 38

thực tế; (iii) Khuyến khích nghiên cứu phát triển, khai thác mã nguồn mở để tiến tớilàm chủ công nghệ đồng thời thí nghiệm đánh giá kiểm định chất lượng sản phẩm

và giải pháp an toàn thông tin để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng

* Xây dựng thiết chế và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Mục đích nhằm đảm bảo sự tham gia và trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổchức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trong việcthực hiện các mục tiêu đảm bảo an toàn thông tin trong các hoạt động thương mạiđiện tử Trong đó, Nhà nước đảm bảo xây dựng các thiết chế và hạ tầng kỹ thuậtđảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử như sau:

- Hoàn thiện việc xây dựng và ban hành chính sách và hệ thống tiêu chuẩn,quy trình an toàn trong thương mại điện tử làm căn cứ cho các cơ quan nhà nước vàcác doanh nghiệp có mạng nội bộ xây dựng quy chế an toàn thông tin khi giao dịchthương mại điện tử

- Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin thương mại điện

tử quốc gia có trách nhiệm quản lý, điều phối và hướng dẫn cho các hoạt động đảmbảo an toàn thông tin trên phạm vi cả nước Thành lập các đơn vị ứng cứu sự cốmáy tính tại các cơ quan đơn vị và liên kết các nhóm này thành một mạng lưới trêntoàn quốc nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin thươngmại điện tử

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hệ thống kiểm soát an toàn thôngtin mạng, chống gửi và phát tán vi rút, thư rác và các phần mềm tạo lỗ hổng và gâyhiểm họa an ninh máy tính, rà soát và khắc phục điểm yếu, phát hiện tấn công vàcảnh báo sớm và các phương án phản ứng ngăn chặn kịp thời khi có các hiểm họagây mất an toàn thông tin trong thương mại điện tử;

- Triển khai các hệ thống bảo vệ mạng Internet nhằm đảm bảo phục vụ nhucầu học tập, cung cấp thông tin lành mạnh cho người dân; ngăn chặn các thông tinđộc hại

Ngoài ra, nhà nước cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức

và phát triển năng lực công nghệ về an toàn thông tin bằng các biện pháp:

Trang 39

- Tổ chức các chương trình đào tạo phổ cập kiến thức và kỹ năng đảm bảo antoàn thông tin về thương mại điện tử cho toàn xã hội Sử dụng các phương tiệnthông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo để tuyên truyền nâng caonhận thức của người dân về an toàn thông tin trong thương mại điện tử;

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng và chương trình đào tạo cần thiếtđối với các chuyên gia an toàn thông tin trong thương mại điện tử, có khả năng theodõi, giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm và phản ứng kịp thời với những hiểm họađồng thời có các kỹ năng cần thiết để đánh giá và kiểm định chất lượng an toànthông tin trong thương mại điện tử Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và phát triển độingũ các chuyên gia an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vàđội ngũ kiểm định viên;

- Điều tra và bổ sung các dữ liệu về nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực antoàn thông tin trong thương mại điện tử và tổ chức dự báo về thị trường lao động về

an toàn thông tin trong thương mại điện tử;

- Xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển các công nghệ và các giải phápđảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử và có chính sách nâng cao độingũ này cả về chất lượng và số lượng;

- Đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm an toàn thông tin sử dụng; mức

độ sẵn sàng của các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tửcác tổ chức công và doanh nghiệp;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trên cơ

sở chuyển giao công nghệ, từng bước thử nghiệm, nghiên cứu và triển khai, tiến tớilàm chủ công nghệ và phát triển các sản phẩm an toàn thông tin

Bên cạnh đó, Nhà nước cần triển khai thực hiện các dự án và chương trình về

an toàn thông tin nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử, chẳng hạn:

- Xây dựng và triển khai các dự án ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách đầu tưcủa nhà nước nhằm xây dựng các thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo antoàn thông tin quốc gia;

Trang 40

- Các cơ quan nhà nước xây dựng các dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật đảmbảo an toàn thông tin theo yêu cầu thực tế và dành một phần kinh phí đầu tư trongcác dự án ứng dụng công nghệ thông tin để trang bị các giải pháp bảo đảm an toàntrong giao dịch thương mại điện tử;

- Xây dựng chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thôngtin, an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử;

- Chú trọng đến các đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ, giảipháp kỹ thuật và đảm bảo an toàn cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong thương mạiđiện tử

* Quản lý, giám sát và chế tài đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử

Xu thế phát triển thương mại điện tử trên thế giới xuất hiện nhiều những bấtcập trong quản lý khiến kẻ xấu lợi dụng lừa đảo nhiều người Vì thế, hoạt độngthương mại điện tử cần được quản lý, chế tài chặt chẽ hơn Nhiều vụ lừa đảo, thiếuminh bạch trong hoạt động thương mại điện tử đã làm cho nhiều chủ thể tham gia bịthiệt hại nghiêm trọng Chẳng hạn, việc lợi dụng kẽ hở có thể thấy vấn đề nổi cộmtrong thời gian qua là việc lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng đa cấp, thu lợinhuận trái phép mà điển hình là vụ việc liên quan đến trang mạng Muaban24 Sở dĩcác hoạt động bán hàng đa cấp, giả danh thương mại điện tử như Muaban24 có thểtồn tại, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều người là do các đối tượng xấu đã lợi dụngnhiều kẽ hở về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Tuy chưa được cơ quan chứcnăng cấp phép giao dịch thương mại điện tử nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn treobăng rôn, quảng cáo là sàn giao dịch thương mại điện tử mà không hề bị cơ quanchức năng kiểm tra, xử lý Về mua hàng khuyến mãi qua hình thức mua chung giảmgiá, với trách nhiệm quản lý nhà nước, Chính phủ phải ban hành Nghị định vềthương mại điện tử mới, trong đó quy định rõ về chế tài chặt chẽ hơn đối với hoạtđộng này Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển nhanh, trong khi đó, liênquan đến việc quản lý, điều chỉnh, xử lý các hoạt động này cần phải theo kịp với sựphát triển Nhà nước cần sớm có quy định mới bám sát thực tế hơn, có chế tài mạnh

Ngày đăng: 03/03/2017, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Lại Việt Anh (2010), “Tổng quan khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam”, Tập huấn kỹ năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan khung pháp lý về thương mại điện tử tại Việt Nam
Tác giả: Lại Việt Anh
Năm: 2010
15. Nguyễn Đăng Đào (2012), “Triển khai giải pháp chứng thực chữ ký số và hệ thống chứng thực trong các cơ quan Chính phủ”, Ban cơ yếu Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai giải pháp chứng thực chữ ký số và hệ thống chứng thực trong các cơ quan Chính phủ
Tác giả: Nguyễn Đăng Đào
Năm: 2012
16. Dương Đình Giám (2010), “Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp”, Tập huấn kỹ năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Tác giả: Dương Đình Giám
Năm: 2010
17. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2012
18. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức thương mại điện tử, Viện đào tạo công nghệ và quản lý quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức thương mại điện tử
Tác giả: Nguyễn Đăng Hậu
Năm: 2004
19. Đinh Duy Hòa (2012), “Cải cách hành chính hướng tới nền hành chính phục vụ”, Vụ Cải cách hành chính – Bộ Nội vụ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính hướng tới nền hành chính phục vụ
Tác giả: Đinh Duy Hòa
Năm: 2012
20. Trần Hữu Linh (2010), “Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp”, Tập huấn kỹ năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Tác giả: Trần Hữu Linh
Năm: 2010
21. Lê Văn Lợi (2012), “Doanh nghiệp điện tử: Mô hình khung cho kết nối Chính phủ- Doanh nghiệp”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp điện tử: Mô hình khung cho kết nối Chính phủ- Doanh nghiệp
Tác giả: Lê Văn Lợi
Năm: 2012
22. Nguyễn Kỳ Minh (2010), “Ứng dụng thương mại điện tử trong dán nhãn tín nhiệm cho các website”, Tập huấn kỹ năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng thương mại điện tử trong dán nhãn tín nhiệm cho các website
Tác giả: Nguyễn Kỳ Minh
Năm: 2010
23. Nguyễn Thành Phúc (2012), “Hiện trạng triển khai và định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Cơ quan nhà nước”, Cục ứng dụng CNTT- Bộ TTTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng triển khai và định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Cơ quan nhà nước
Tác giả: Nguyễn Thành Phúc
Năm: 2012
24. Nguyễn Mạnh Quyền (2010), “Toàn cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam và định hướng công tác phát triển nguồn nhân lực”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam và định hướng công tác phát triển nguồn nhân lực
Tác giả: Nguyễn Mạnh Quyền
Năm: 2010
25. Đinh Văn Thành (2002), “Chiến lược và lộ trình hội nhập về thương mại điện tử ở nước ta”, Kỷ yếu hội thảo khoa học thương mại điện tử với đổi mới và phát triển đào tạo kinh tế, quản trị kinh doanh của các trường đại học ở nước ta, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và lộ trình hội nhập về thương mại điện tử ở nước ta
Tác giả: Đinh Văn Thành
Năm: 2002
27. Trần Công Sách (2002), “Một số vấn đề về luật pháp và chính sách đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học thương mại điện tử với đổi mới và phát triển đào tạo kinh tế, quản trị kinh doanh của các trường đại học ở nước ta, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về luật pháp và chính sách đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Tác giả: Trần Công Sách
Năm: 2002
28. Nguyễn Anh Sơn (2009), “Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam- Thực trạng và một số khuyến nghị”, Vụ Pháp chế- Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam- Thực trạng và một số khuyến nghị
Tác giả: Nguyễn Anh Sơn
Năm: 2009
29. Moira Patterson (2010), Hiệu quả của luật pháp trong TMĐT quốc tế trong quan hệ TMĐT Mỹ - Úc, Trường Luật Đại học Monash Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của luật pháp trong TMĐT quốc tế trong quan hệ TMĐT Mỹ - Úc
Tác giả: Moira Patterson
Năm: 2010
30. Demetrius A.M.Floudas (2009), “Khung pháp lý của luật Cạnh tranh ở Việt Nam. Đánh giá về tình hình phù hợp với các quy định trong luật Thương mại quốc tế”, Hội thảo Nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại của Việt Nam để phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế- MUTRAP III Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung pháp lý của luật Cạnh tranh ở Việt Nam. Đánh giá về tình hình phù hợp với các quy định trong luật Thương mại quốc tế
Tác giả: Demetrius A.M.Floudas
Năm: 2009
31. Stayling Wen (2011), “Tương lai của thương mại điện tử”, Phó Chủ tịch Inventec Group- Đài Loan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương lai của thương mại điện tử
Tác giả: Stayling Wen
Năm: 2011
32. Ulrich Schroeder (2009), “Tác động của WTO và các hiệp định thương mại khác đối với luật Thương mại và các quy định thực thi Luật”, Hội thảo Nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại của Việt Nam để phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế- MUTRAP III Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của WTO và các hiệp định thương mại khác đối với luật Thương mại và các quy định thực thi Luật
Tác giả: Ulrich Schroeder
Năm: 2009
1. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác
2. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp từ ngày 05/5/2005 đến ngày 14/6/2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w