1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

98 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, được viết tắt bởi 4 chữ MSDP, trong đó: M – Marketing có trang web hoặc xúc tiến thươ

Trang 1

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI

VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên : Hà Trung Phong

Mã sinh viên : 1111110071 Lớp : Anh 10 – Khối 3 KT

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Thoan

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Trang 2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3

1.1 Khái quát về thanh toán trong TMĐT 3

1.1.1 Khái niệm TMĐT và thanh toán trong TMĐT 3

1.1.2 Vai trò của thanh toán trong TMĐT 5

1.2 Các phương thức thanh toán phổ biến trong TMĐT 6

1.2.1 TMĐT trong giao dịch B2C 7

1.2.2 TMĐT trong giao dịch B2B 20

1.3 Một số vấn đề về thanh toán trong TMĐT 21

1.3.1 Quy trình thanh toán 21

1.3.2 Rủi ro trong thanh toán 22

1.3.3 Vấn đề pháp lý 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN TRONG TMĐT TẠI VIỆT NAM 27

2.1 Tình hình chung 27

2.1.1 Tổng quan thị trường TMĐT tại Việt Nam 27

2.1.2 Hạ tầng thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam 33

2.1.3 Những phương thức thanh toán trong TMĐT được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam 41

2.1.4 Tiềm năng của dịch vụ ngân hàng - thanh toán trên di động 44

2.2 Những thuận lợi và khó khăn của thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam 48

2.2.1 Những thuận lợi 48

2.2.2 Những khó khăn 53

2.3 Phân tích thực trạng thanh toán trong TMĐT tại một số DN tại Việt Nam 59

2.3.1 Siêu thị điện máy Nguyễn Kim 59

2.3.2 Lazada Việt Nam 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỌAT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 69

3.1 Định hướng phát triển thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam 69

3.1.1 Mục tiêu và định hướng chung 69

3.1.2 Giai đoạn 2006 - 2010 69

Trang 3

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2 Giải pháp vĩ mô nhằm đẩy mạnh thanh toán trong TMĐT 73

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 73

3.2.2 Xây dựng và cải tiến cơ sở hạ tầng 75

3.2.3 Nâng cao nhận thức xã hội 76

3.3 Giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh thanh toán trong TMĐT 77

3.3.1 Đối với ngân hàng 77

3.3.2 Đối với doanh nghiệp 83

3.3.3 Đối với người tiêu dùng 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

B2B Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to

EBI Chỉ số Thương mại điện tử(E-business Index)

EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

G2B Dịch vụ công trực tuyến (Government to Business)

M-commerce Thương mại di động

NHPH Ngân hàng phát hành

NHTT Ngân hàng thanh toán

PIN Số nhận dạng cá nhân (Personal Identification Number)

PTTT Phương tiện thanh toán

SSL Lớp cổng bảo mật (Secure Socket Layer)

TCCUDVTT Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

TCTD Tổ chức tín dụng

TMĐT Thương mại điện tử

VECITA Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Vietnam

E-commerce and Information Technology Agency)

VECOM Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam

E-commerce Association)

VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam (Vietnam Internet Network

Information Center)

Trang 5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Danh mục bảng:

Bảng 2.1: Một số chỉ số về thị trường TMĐT B2C của Việt Nam 27

Bảng 2.2: Thống kê số lượng ngân hàng 35

Bảng 2.3: So sánh mức độ phổ cập thẻ tín dụng tại một số quốc gia năm 2012 38

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1: Mô hình quy trình thanh toán thẻ 15

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu thông tin trên website nhà nước 30

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến 31

Biểu đồ 2.3: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát 32

Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển phát năm 2014 33

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán 34

Biểu đồ 2.6: Số lượng ngân hàng triển khai Internet Banking 36

Biểu đồ 2.7: Thống kê số thẻ ngân hàng phát hành 37

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thẻ quý IV năm 2014 38

Biểu đồ 2.9: Số lượng máy ATM và POS 39

Biểu đồ 2.10: Các hình thức chấp nhận thanh toán trên website 40

Biểu đồ 2.11: Giải pháp thanh toán được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng 41

Biểu đồ 2.12: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 42

Biểu đồ 2.13: Các hình thức thanh toán trực tuyến của website thương mại điện tử bán hàng 42

Biểu đồ 2.14: Top 5 nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán 43

Biểu đồ 2.15: Các hình thức thanh toán được sử dụng trong ngày mua sắm trực tuyến 44

Biểu đồ 2.16: Nhu cầu chuyển – nhận tiền của người dân năm 2014 45

Biểu đồ 2.17: Nhận thức của người tiêu dùng về thanh toán trên di động năm 2014 45

Trang 6

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chuộng 46

Biểu đồ 2.19: Số lượng ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền tảng thiết bị di động tại Việt Nam năm 2013 47

Biểu đồ 2.20: Tỷ lệ sử dụng ngân hàng điện tử trên máy tính so với di động của Việt Nam 48

Biểu đồ 3.1: Quy trình thanh toán qua Payment Gateway và Merchant Account 85

Danh mục hình: Hình 2.1: Các hình thức thanh toán trên website NguyenKim.com 60

Hình 2.2: Điền thông tin thẻ ATM tại NguyenKim.com 61

Hình 2.3: Điền thông tin thẻ thanh toán quốc tế tại NguyenKim.com 62

Hình 2.4: Quy trình đặt hàng tại website Lazada 63

Hình 2.5: Các phương thức thanh toán được cung cấp trên Lazada.vn 64

Hình 2.6: Điền thông tin thẻ ATM tại Lazada 66

Hình 2.7: Chương trình trả góp 0% của Lazada khi dùng thẻ tín dụng 68

Trang 7

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ Sự thâm nhập của công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động kinh doanh, thương mại đã dẫn đến sự hình thành của một phương thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử và từ đó ra đời một phương thức thanh toán mới – thanh toán trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử dần trở thành một phần không thể thiếu trong thương mại thế giới và điều đó tạo nên nhu cầu lớn về các hệ thống thanh toán Ở Việt Nam, sự phát triển của các dịch vụ thanh toán trong TMĐT chưa đáp ứng được nhu cầu đó

do còn gặp nhiều nguyên nhân như hạn chế của hệ thống pháp luật, điều kiện cơ sở

hạ tầng, nhận thức và thói quen của người tiêu dùng

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về thực trạng thanh toán trong TMĐT, đồng thời từ

đó tìm ra giải pháp phát triển thanh toán trong TMĐT Việt Nam, hướng tới mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới giao dịch với nước ngoài, tôi đã chọn đề tài “Thanh toán trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng

và giải pháp”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng thanh toán trong TMĐT và từ đó rút ra những giải pháp khuyến nghị cho từng đối tượng khác nhau nhằm phát triển thị trường này Các nhiệm vụ:

- Làm rõ những vấn đề liên quan đến TMĐT và thanh toán trong TMĐT

- Tìm hiểu, phân tích thực trạng thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức thanh toán trong TMĐT

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

Trang 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp từ số liệu

5 Nội dung khóa luận

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương với nội dung chính như sau:

- CHƯƠNG 1: Tổng quan về TMĐT và thanh toán trong TMĐT

- CHƯƠNG 2: Thực trạng thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam

- CHƯƠNG 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán trong TMĐT

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung Người viết rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp của thầy cô và các bạn

Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên TS Nguyễn Văn Thoan và tập thể giảng viên trường Đại học Ngoại thương trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này

Trang 9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VÀ THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái quát về thanh toán trong TMĐT

1.1.1 Khái niệm TMĐT và thanh toán trong TMĐT

a Khái niệm TMĐT

TMĐT được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại điện tử” (Electronic Commerce), “thương mại trực tuyến” (Online Trade), “thương mại không giấy tờ” (Paperless Commerce), hoặc “kinh doanh điện tử” (E-business) Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất, được sử dụng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu

Cho đến hiện tại có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về thương mại điện

tử Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau

Sau đây là một số khái niệm về thương mại điện tử:

Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:

Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet

Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:

- Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay

quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục Thống kê Hoa kỳ, 2000)

- Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại tây dương, 1997)

Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:

Theo nghĩa rộng có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử như thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức, cá nhân hay thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại

sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá

Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:

- Liên minh châu Âu EU định nghĩa thương mại điện tử bao gồm các giao dịch

thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử Nó

Trang 10

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình)

- Tổ chức thuơng mại thế giới WTO định nghĩa thương mại điện tử bao gồm

việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho rằng thương mại điện tử

là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung

số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán

UNCTAD (Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế) định nghĩa

về thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, được viết tắt bởi 4 chữ MSDP, trong đó:

M – Marketing (có trang web hoặc xúc tiến thương mại qua internet)

S – Sales (có trang web hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)

D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)

P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng)

Đây có thể coi là định nghĩa đầy đủ nhất về TMĐT để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp

b Khái niệm thanh toán trong TMĐT

Trang 11

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo nghĩa rộng: Thanh toán điện tử là việc thanh toán thông qua các thông

điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt (Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ Thương mại)

Theo nghĩa hẹp: Thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả

tiền và nhận tiền cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên Internet

1.1.2 Vai trò của thanh toán trong TMĐT

Cùng với các hoạt động khác như thư tín điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử , hoạt động thanh toán điện tử là một yếu tố rất quan trọng đóng vai trò thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thuận lợi, tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa, giảm thời gian và rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch TMĐT và hiện đại hóa hệ thống thanh toán

- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử

Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tự động Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu

là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet

- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa

Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì,

do đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất

- Giảm thời gian và rủi ro cho các giao dịch TMĐT

Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại

Trang 12

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Hiện đại hoá hệ thống thanh toán

Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn Tiền số hóa không chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất chỉ trong chớp mắt bằng thời gian của ánh sáng Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet

1.2 Các phương thức thanh toán phổ biến trong TMĐT

Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm:

- Thẻ thanh toán

- Thẻ thông minh

- Ví điện tử

- Tiền điện tử

- Thanh toán qua điện thoại di động

- Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng

- Séc điện tử

- Thẻ mua hàng

- Thư tín dụng điện tử

- Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering)

Trong các phương tiện thanh toán điện tử trên, thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của

nó (nhất là tại Mỹ và các nước phát triển) Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng (credit card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất định), thẻ ghi nợ (debit card, là thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi) và thẻ mua hàng (charge card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khoản chi tiêu đó định kỳ, thường vào cuối tháng) Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua mạng Internet

Trang 13

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mã số cá nhân của mình (PIN), chính vì phải nhập mã số cá nhân nên việc được trang bị loại máy phù hợp mới có thể thực hiện được giao dịch, do có nhiều loại máy hiện không cho phép khách hàng nhập mã số cá nhân vào máy

Máy ATM là loại máy thực hiện nhiều loại giao dịch ngân hàng một cách tự động mà ngân hàng triển khai máy cho phép Điều đó có nghĩa là việc thực hiện các giao dịch ngân hàng được lập trình sẵn để khách hàng là chủ thẻ có thể dễ dàng thao tác mà không cần sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng và vẫn đạt được kết quả mong đợi là giao dịch với ngân hàng thành công, đồng thời với mỗi loại máy của các ngân hàng khác nhau, sẽ có những giao dịch giống và khác nhau được thực hiện trên máy Giao dịch giống nhau là các giao dịch truyền thống, ví dụ như rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản và các giao dịch khác nhau, chỉ có ở những ATM của các ngân hàng khác nhau, sự khác nhau này là những giao dịch thuộc giá trị gia tăng của thẻ do ngân hàng đó tạo ra, nhằm tạo thế khác biệt trong cạnh tranh và nâng cao năng lực của thẻ ATM cho khách hàng của ngân hàng mình Máy ATM (Automatic Teller Machine) là một trong những thiết bị quan trọng

để giao dịch thẻ ATM có một số loại:

Trang 14

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Loại xuyên tường: máy được đặt bên trong một phòng kín chỉ có phần mặt máy đưa ra để khách hàng giao dịch Loại máy này thường được đặt bên ngoài mà không cần nhân viên bảo vệ

- Loại đặt sảnh (lobby): máy được thiết kế nhỏ gọn để đặt trong sảnh trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn

B Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone banking)

Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết

Khách hàng được cấp một mật khẩu và số PIN để có thể truy cập kiểm tra tài khoản, xem báo cáo các khoản chi tiêu chỉ đơn giản thông qua các phím trên điện thoại Các chi phí cho dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng thông qua các hoá đơn điện thoại thông thường

Khi sử dụng telephone banking, khách hàng có thể:

+ Kiểm tra các thông tin về tài khoản của mình như số dư tài khoản, các giao dịch trên tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định (được quy định tùy theo từng ngân hàng - có ngân hàng cho phép khách hàng kiểm tra được các giao dịch trong vòng ba tháng gần nhất)

+ Chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của cùng khách hàng trong cùng ngân hàng (một số ngân hàng còn cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của các thành viên khác trong gia đình nếu như họ cũng có tài khoản trong ngân hàng đó)

+ Thanh toán các hoá đơn định kỳ như tiền điện, tiền điện thoại, phí truy cập Internet, thanh toán hoá đơn thẻ tín dụng, …

+ Yêu cầu Thanh toán định kỳ (Standing Orders) và Lệnh Thanh toán trực tiếp (Direct Debits) Với tiện ích này của telephone banking, khách hàng sẽ không phải nhớ các khoản thanh toán định kỳ với số tiền cố định như phí bảo hiểm, phí hội viên, tiền mua trả góp,… mà vẫn đảm bảo thanh toán đúng hạn

+ Yêu cầu phát hành lại thẻ hoặc PIN (mã số nhận dạng cá nhân)

+ Yêu cầu rút thấu chi (overdraft) - tới một hạn mức xác định của ngân hàng

Trang 15

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Thoả thuận các yêu cầu mới hoặc bổ sung về thế chấp

+ Đặt mua ngoại tệ hoặc séc du lịch (travellers cheques)

+ Yêu cầu chuyển tiền ra nước ngoài - tới một hạn mức xác định của ngân hàng + Đặt mua hối phiếu (bank drafts) - tới một hạn mức xác định của ngân hàng + Thông tin về số dư lưu ký chứng khoán

+ Thông tin kết quả khớp lệnh của các phiên giao dịch gần nhất

+ Thông tin về các lệnh đặt mua, đặt bán chứng khoán gần nhất

+ Thay đổi địa chỉ liên lạc

+ Yêu cầu báo cáo tài khoản, sổ séc…

+ Yêu cầu ngân hàng fax bản tỷ giá, giá chứng khoán, bản lãi suất tiền gửi…Khi dùng dịch vụ này, khách hàng cần liên hệ trước với ngân hàng để đăng ký

số fax của mình

Ngoài ra, các khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa sử dụng dịch vụ của ngân hàng cũng có thể sử dụng telephone banking để nghe giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng, thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất tiết kiệm, lãi suất vay, giá chứng khoán, …

Với hệ thống telephone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính, mọi nơi trong phạm vi cả nước

và quốc tế Dù khách hàng đang ở nhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nước ngoài cũng có thể kiểm soát được các giao dịch trên tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào thích hợp nhất với

họ Tuy nhiên do tính chất bảo mật của hệ thống điện thoại còn hạn chế nên các loại hình dịch vụ chỉ ở dạng đơn giản

C Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (pc / home banking)

Dịch vụ ngân hàng tại nhà là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn phòng của họ Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc

vì họ không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các hoạt động kinh doanh của mình Khách hàng cũng không còn phải lo lắng về các loại giấy tờ sổ sách phức tạp Với sự trợ giúp

Trang 16

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của dịch vụ này, việc giao dịch ngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm vài phím máy tính, vào thời điểm thuận tiện nhất với mình

Thông thường, dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:

+ Chuyển tiền: Chức năng này cho phép khách hàng có thể lập lệnh chuyển tiền thanh toán cho bên thứ ba có tài khoản tại bất cứ một ngân hàng nào trên thế giới hoặc làm lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản của chính mình

+ Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản: Chức năng này cung cấp cho khách hàng các thông tin cập nhật về số dư tài khoản cũng như các giao dịch trên tài khoản của mình Với chức năng này khách hàng còn có thể tự in báo cáo tài khoản bất cứ lúc nào và thậm chí còn có thể chuyển thông tin, dữ liệu sang các phần mềm ứng dụng khác như Excel, Word,…

+ Thư tín dụng: chức năng này cho phép khách hàng có thể điền vào mẫu thư tín dụng và chuyển tới ngân hàng

Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có máy tính với cấu hình phù hợp, modem, đường điện thoại truy cập và một chương trình phần mềm đặc biệt do ngân hàng cung cấp Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ quay số trực tiếp để kết nối với ngân hàng qua đường điện thoại thông thường Sau khi nhập mã số sử dụng (username) và mật khẩu (password), khách hàng sẽ có quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng từ máy tính cá nhân đặt tại văn phòng mình

Các phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể hoạt động được trong môi trường Windows, nên sử dụng nó khá đơn giản và thuận tiện Khách hàng chỉ cần nhập các dữ liệu lên mẫu Lệnh chuyển tiền hay Thư tín dụng trên máy tính đã được cài đặt sẵn phần mềm Dịch vụ ngân hàng tại nhà tại văn phòng của họ Sau đó, các lệnh yêu cầu này sẽ được chuyển một cách an toàn tới ngân hàng thông qua đường dây điện thoaị có nối với modem tại văn phòng khách hàng Ngân hàng sẽ thực hiện các lệnh yêu cầu của khách hàng ngay khi nhận được thông qua hệ thống thanh toán nối mạng toàn cầu như SWIFT (The Social for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) hay Telex Phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể được cài đặt trên mạng nội bộ (Local Area Network hay còn gọi là LAN) hoặc trên một máy tính độc lập

Trang 17

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

D Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking)

Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới

mẻ Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất Do đó, khách hàng có thể làm giao dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ở văn phòng, khi đang trong nước hay đi nước ngoài Sự ra đời của Internet banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho

xã hội nói chung

Hiện nay, một số người vẫn thường đồng nhất dịch vụ Internet banking với dịch

vụ ngân hàng điện tử (E-banking) Trên thực tế, dịch vụ E-banking có nội hàm rộng hơn Internet banking rất nhiều

Để sử dụng dịch vụ Internet banking khách hàng cần có máy tính, modem, đường điện thoại truy cập Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng không cần cài đặt thêm một phần mềm đặc biệt nào mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng Với Internet banking khách hàng có thể:

+ Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản

+ Kiểm tra số dư

+ Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng

+ Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (current balances) và số dư có thể sử dụng (available balances); lãi suất …

+ Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, số tiền và ngày séc đó được thanh toán…

+ Làm lệnh thanh toán

+ Thanh toán hoá đơn

+ Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng

+ Yêu cầu ngừng thanh toán séc

+ Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) và lệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debit)

+ Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…

Trang 18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đa hay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước

+ Chuyển các thông tin dữ liệu từ Internet banking xuống phần mềm kế toán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money …

Sau đó, khách hàng sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking với ngân hàng Trong đơn đăng ký sử dụng Internet banking, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, các số tài khoản mà khách hàng muốn sử dụng Internet banking và quan trọng nhất là mật khẩu an toàn (security password) Mật khẩu an toàn này (có thể bao gồm chữ và/hoặc số) do khách hàng tự đặt ra và được lưu lại trong hệ thống máy tính của ngân hàng

Bước tiếp theo, ngân hàng sẽ liên lạc lại với khách hàng (bằng thư hoặc email…) để báo cho họ biết mã số đăng ký khách hàng (còn gọi là số CRN hay Customer Registration Number) và số điện thoại của Trung tâm hỗ trợ khách hàng

về Internet banking

Sau đó, khách hàng sẽ gọi điện tới ngân hàng theo số điện thoại này để lấy mật khẩu tạm thời để sử dụng Internet banking Trước khi cung cấp mật khẩu tạm thời, nhân viên ngân hàng phải xác nhận được người đang liên hệ chính là chủ tài khoản bằng cách hỏi mật khẩu an toàn và một số thông tin cá nhân khác mà khách hàng đã cung cấp khi đăng ký Lúc này khách hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ Internet banking

Khi cần sử dụng Internet banking, khách hàng sẽ kết nối vào địa chỉ trang web của ngân hàng và lựa chọn dịch vụ Internet banking Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập số CRN và mật khẩu tạm thời Nếu đây là lần đầu tiên khách hàng

sử dụng dịch vụ này, họ sẽ phải chấp nhận các Điều khoản và điều kiện sử dụng

Trang 19

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bằng cách nhắp chuột vào nút "Đồng ý" trên màn hình Các Điều khoản và điều

kiện này qui định các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến việc sử dụng Internet banking Khách hàng nên đọc và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện sử dụng này

để sử dụng Internet banking tốt hơn Nếu không đồng ý, dịch vụ Internet banking sẽ không được cung cấp Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng phải đổi mật khẩu tạm thời do ngân hàng cung cấp sang mật khẩu riêng của mình Số ký tự của mật khẩu khác nhau tuỳ qui định của từng ngân hàng nhưng thông thường là 8 ký tự Để tăng thêm tính an toàn, mật khẩu này thường thuộc loại có phân biệt dạng chữ (case-sensitive) Điều này có nghĩa là nếu trong mật khẩu có chữ hoa và chữ thường, ví dụ như "10To56Kt", thì khi nhập mật khẩu vào máy khách hàng phải đánh đúng như vậy Cũng như số PIN của thẻ rút tiền, mật khẩu này cũng phải giữ tuyệt đối bí mật vì nếu người xấu biết mật khẩu có thể rút tiền khỏi tài khoản của khách hàng Cũng để đảm bảo cho tính an toàn khi sử dụng Internet banking, hệ thống này sẽ không cho phép truy cập thông tin nếu mật khẩu bị nhập sai ba lần Để

sử dụng trở lại, khách hàng cần liên lạc với Trung tâm trợ giúp khách hàng

Trong trường hợp khách hàng quên mật khẩu, họ sẽ cần phải liên hệ với Trung tâm hỗ trợ khách hàng để yêu cầu được cấp lại mật khẩu khác Và khi nhập mật khẩu mới này vào máy, hệ thống sẽ yêu cầu khách đổi lại mật khẩu khác của riêng mình

Ngoài các biện pháp đảm bảo an toàn bằng mật khẩu nói trên, các ngân hàng còn sử dụng một loạt các biện pháp bổ trợ khác như hệ thông tường lửa (fire walls)

và mã hoá dữ liệu (data encryption)

Sau khi đã kết nối thành công vào dịch vụ Internet banking của ngân hàng, khách hàng có thể tuỳ ý lựa chọn các dịch vụ theo yêu cầu như:

+ Xem các giao dịch đã xảy ra trên tài khoản

+ Xem số dư tài khoản

+ Lập lệnh chuyển tiền

+ Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống

+ Các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) và lệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debits)

+ Lệnh ngừng thanh toán séc

Trang 20

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Thay đổi địa chỉ và thông tin cá nhân

E Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile Banking)

Tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn Việt Nam hiện có là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3% (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014) Với số lượng thuê bao di động lớn như vậy, thị trường điện thoại di động là một thị trường đầy tiềm năng cho loại hình dịch vụ này Đối với loại hình này, thẻ thông minh đóng một vai trò hết sức quan trọng, lưu trữ mọi thông thông tin liên quan đến người sử dụng và tình hình tài chính của họ Thẻ thông minh trong điện thoại di động thường được biết đến dưới cái tên viết tắt SIM (Subscriber Identity Module) Hệ thống mạng điện thoại di động sử dụng giao thức không dây (WAP – Wireless Applications Protocol) và việc kiểm soát bảo mật thông tin sẽ tiến hành trên thẻ thông minh (số SIM) Bên cạnh việc tiến hành giao dịch và chuyển tiền giữa các tài khoản, dịch vụ này chủ yếu được sử dụng để nhận các thông tin thị trường cập nhật nhất, đặc biệt là giá cả chứng khoán và ngoại hối Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể sử dụng dịch vụ này mà còn phải tuỳ thuộc vào sự phát triển của ngành viễn thông ở mỗi quốc gia

b Các loại thẻ được sử dụng trong thanh toán

Thẻ là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cho khách hàng, khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền hàng, dịch vụ hoặc rút tiền trong phạm vi tài khoản cho phép theo như hợp đồng kí kết giữa khách hàng và ngân hàng

Những hình thức sơ khai ban đầu của thẻ ra đời vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Mỹ Mỹ cũng chính là nơi đã ra đời hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là VISA và MasterCard có phạm vi toàn cầu Cùng với sự phát triển của 2 tổ chức thẻ trên, chúng ta cũng đã quen thuộc với những tên tuổi lớn như American Express (AMEX), Dinners Club, JCB, Euro Card

Trang 21

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 1.1: Mô hình quy trình thanh toán thẻ

(1) Khách hàng mua hàng và xuất trình thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ để thanh toán

(2) Vào cuối kì thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ xuất trình hoá đơn tại các ngân hàng thanh toán thẻ (còn gọi là ngân hàng thông báo) để nhận tiền từ các thẻ đã thanh toán

(3) Ngân hàng thanh toán thẻ quyết toán với ngân hàng phát hành thẻ

(4) Ngân hàng phát hành thẻ sẽ tiến hành thanh toán với chủ thẻ thông qua việc trừ vào tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng

A Thẻ tín dụng (Credit Card)

Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này

Về bản chất đây là một dịch vụ tín dụng thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định do ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền

ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của khách hàng Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có

độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian

ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà một phần hay toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu một khoản lãi và phí chậm trả Khi toàn bộ

PHÁT HÀNH

(4)

Trang 22

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu Đây chính là tính chất “ tuần hoàn” - revolving của thẻ tín dụng

B Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại Ngân hàng phát hành thẻ Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ Chủ thẻ cũng có thể được Ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và Ngân hàng Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà Ngân hàng cấp cho chủ thẻ

Như vậy để có được một thẻ ghi nợ thì chủ thẻ phải có một tài khoản tiền gửi (tài khoản ký thác) tại ngân hàng và ký quỹ một khoản tiền trong đó Khi sử dụng thẻ rút tiền hay chi trả, ngay lập tức một khoản tiền tương đương sẽ bị trừ vào tài khoản của mình Nếu không có số dư thích hợp đuợc duy trì trên tài khoản của mình thì thẻ sẽ không dùng được nữa Đối với thẻ tín dụng không bắt buộc yêu cầu phải

ký quỹ tại ngân hàng thay vào đó sẽ mượn tiền từ ngân hàng theo đúng ý nghĩa của

từ tín dụng Khi đó việc sử dụng thẻ sẽ được kết nối với tài khoản của khách hàng tương tự như thẻ ghi nợ Tuy nhiên điểm khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

là thẻ ghi nợ tiền trong tài khoản là tiền gửi của khách hàng, nhưng với thẻ tín dụng thì tiền trong tài khoản là tiền của ngân hàng Với cả hai loại thẻ này khách hàng đều có thể mua sắm tại các cơ sở chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt từ ATM

C Thẻ thông minh (smart card)

Thẻ thông minh là loại thẻ có kích thước như một chiếc thẻ tín dụng thông thường nhưng trên đó có gắn một con chip – vi mạch điện tử Vi mạch điện tử này bao gồm một thiết bị ra vào đặc trưng, một bộ vi xử lý, một bộ nhớ Tất cả những thiết bị này sẽ giúp lưu trữ rất nhiều những loại thông tin khác nhau từ các thông tin như số thẻ tín dụng, hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bảo hiểm y tế, hồ sơ công tác, bằng lái xe… với dung lượng lớn gấp 100 lần so với dung lượng của các thông tin có thể lưu trữ trên một thẻ tín dụng thông thường Thẻ thông minh có khả năng lưu trữ và xử

Trang 23

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lý thông tin với độ an toàn cao nên được sử dụng trong rất nhiều ngành như ngân hàng, tài chính, y tế hay bưu chính viễn thông

Hiện nay thẻ thông minh được sử dụng tại rất nhiều nước Công nghệ thẻ thông minh được khởi đầu tại Pháp và ít thông dụng tại Mỹ, nơi mà người ta hay sử dụng thẻ tín dụng là chủ yếu Tới năm 1999, khi hãng American Express tung ra thị trường loại thẻ American Express Blue cho phép kết hợp tính năng của cả thẻ tín dụng và thẻ thông minh thì nhu cầu sử dụng thẻ thông minh mới xuất hiện trở lại tại

Mỹ Từ website của Amex, khách hàng có thể tải xuống một phần mềm ví tiền số hoá cùng các dịch vụ đặc biệt khác như thanh toán hoá đơn trực tuyến miễn phí, các công cụ tài chính…

Với các loại thẻ này, người sử dụng có thể lưu trữ ví số của mình trên thẻ và mua bán hàng hóa trực tuyến trong môi trường an toàn, đã được mã hóa Để chấp nhận thẻ người bán hàng chỉ cần lắp đặt các thiết bị đọc thẻ Còn đối với các cửa hàng trực tuyến thì chỉ cần phát triển một chương trình phần mềm để có thể xử lý các thông tin gửi tới bộ phận đọc thẻ của khách hàng Amex đang rất khuyến khích việc sử dụng rộng rãi thẻ Blue nhưng hiện nay thẻ này mới chỉ được sử dụng như một thẻ tín dụng chứ các chức năng của thẻ thông minh vẫn chưa phổ biến đối với

cả người bán và người mua

Mondex là loại thẻ thông minh được ưa chuộng nhất hiện nay Thẻ do công ty Mondex phối hợp cùng các đối tác Mastercard AT&T, HP và một số ngân hàng lớn nghiên cứu ra Người sử dụng thẻ có thể mở tài khoản tại ngân hàng có cung cấp dịch vụ thẻ thông minh, nhập tiền mặt vào tài khoản tại ngân hàng sau đó thông qua các thiết bị đọc thẻ hay thiết bị ATM để rút tiền từ thẻ thông minh Thẻ Mondex có cấu tạo như một ví số, được chia làm năm ví nhỏ khác nhau nhằm cung cấp cùng lúc có thể lưu trữ năm loại tiền khác nhau tại một thời điểm Số tiền điện tử đó sử dụng sẽ được khấu trừ vào số tiền có trên thẻ, do vậy chủ thẻ không thể sử dụng lại

số tiền đó nữa

Việc dựng thẻ thông minh không chỉ giúp thực hiện thanh toán trực tuyến, chuyển tiền điện tử mà cũng lưu trữ những thông tin về mỗi lần giao dịch trên thẻ Thẻ Mondex rất an toàn cho tất cả các bên tham gia giao dịch do sử dụng hình thức

mã khóa hai chiều Người bán hàng không thể biết được các thông tin cá nhân của

Trang 24

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chủ thẻ mà chỉ biết đã nhận đủ tiền Người bán hàng lưu trữ tiền tại tài khoản ở ngân hàng và ngân hàng chỉ nắm rõ được tổng số tiền chứ không biết các thông tin

về người tiêu dùng Do đó, người tiêu dùng có thể bảo vệ được các thông tin cá nhân của mình

Các dịch vụ thanh toán trực tuyến mà hiện nay Mondex cung cấp chủ yếu là thanh toán cho các dịch vụ mua hàng tại nhà thông qua TV kỹ thuật số hay điện thoại di động Hoặc dùng thẻ để thanh toán cho các trò chơi trên mạng, mua xổ số,

cá cược trên mạng

c Tiền điện tử, tiền số hóa (e-cash, digital cash)

Digicash, có trụ sở tại Amsterdam, là một công ty cung cấp các phương thức thanh toán điện tử bảo mật, là nhà tiên phong về e-cash được sử dụng qua Internet Dựa trên công nghệ mã khóa vốn cho phép người sử dụng và ngân hàng trao đổi chữ ký điện tử với nhau để kiểm tra danh tính lẫn nhau, e-cash cho phép khách hàng tải về máy tính của mình khoản tiền số hóa từ tài khoản ngân hàng để thực hiện việc mua sắm điện tử

Digicash coi e-cash như một máy tính rút tiền tự động ảo Người sử dụng mở một tài khoản e-cash PC để mua một số lượng e-cash nhất định lưu thông trên đĩa cứng từ ngân hàng e-cash, thông thường không ít hơn 100 USD, và dùng thanh toán với những thương gia chấp nhận e-cash cho những chi phí hàng hoá đó mua Những thương gia này sẽ kết toán với ngân hàng phát hành e-cash Ngân hàng phát hành e-cash sẽ chuyển số tiền mà người tiêu dùng đó mua sản phẩm trả cho các thương gia Phần mềm chạy cho máy khách (client) gọi là Purse, có giao diện đồ hoạ và chạy được trên windows 3.1 trở lên Doanh nghiệp tham gia vào chương trình e-cash cũng cần một phần mềm được cung cấp bởi Digicash để xử lý từ các giao dịch

từ đơn giản cho đến cả một hệ thống kế toán phức tạp, kể cả chức năng kiểm soát lượng tồn kho

Phương thức thanh toán này có các đặc điểm sau:

- Ngân hàng và thương gia có cam kết và quan hệ uỷ quyền với nhau, người tiêu dùng, thương gia và ngân hàng e-cash đều phải sử dụng phần mền e-cash, thích hợp với mua bán nhỏ

Trang 25

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Kiểm chứng tư cách do e-cash thực hiện tức là ngân hàng sử dụng chữ ký số hóa khi cho vay e-cash, mỗi khi giao dịch thương gia sẽ chuyển e-cash cho ngân hàng để ngân hàng kiểm tra tính hiệu lực của người sử dụng (thông tin phải là không giả mạo hoặc tiền chưa được sử dụng)

- Ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển tiền giữa người sử dụng và các thương gia E-cash có các đặc điểm của tiền mặt là lưu gửi, lấy và chuyển nhượng

Hiện nay, có một số công ty lớn và ngân hàng đã mua bản quyền của e-cash ví dụ: Deutsche Bank, Đức; Den Norske Bank, Nauy; Advance Bank, Úc; Nomura Rerearch Institude, Nhật; Mark Twain Bank, Mỹ và Eunet, Phần Lan

d Ví điện tử

Một ví tiền số hoá được thiết kế cố gắng mô phỏng lại các chức năng của một ví tiền truyền thống Như đã nói ở trên, đây là nơi tập trung tất cả tiền điện tử phục vụ cho việc giao dịch của khách hàng trên mạng Các chức năng quan trọng nhất của ví tiền số hoá đó là:

- Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các chứng nhận

số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác

- Lưu trữ và chuyển các giá trị;

- Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh tóan giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại điện tử

Khi cài đặt chương trình này, khách hàng thiết lập một Wallet ID (nhằm gúp người bán hàng nhận ra họ) giống như số PIN trên thẻ ghi nợ Cũng như vậy, người bán cũng phải có một ID để người mua có thể nhận ra họ Để thiết lập một ví số, khách hàng có thể tải miễn phí từ website của Cybercash hay từ các website của các công ty thương mại có sử dụng phương thức thanh toán bằng Cybercash một chương trình của Cybercash là Cybercoin, sau đó rút tiền từ tài khoản nhà băng bằng Internet (giống như rút tiền từ một máy ATM thông thường) Một khi ví số đó sẵn sàng thì người sử dụng có thể mua sắm tại các cửa hàng chấp nhận các phương thức thanh toán Cybercash Cybercoin được sử dụng cho các khoản thanh toán nhỏ hoặc lặt vặt, mà nếu sử dụng thẻ tín dụng phải tính phí Việc thiết lập một ví số có

sự khác biệt so với một người dùng thẻ tín dụng để thanh toán, đó là: Người dùng ví

Trang 26

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

số có một ID nên họ được xác minh trước người bán và có một tài khoản xác lập bằng Cybercash nên có thêm nhiều tiện ích

Ích lợi chủ yếu của ví tiền số hóa là sự tiện lợi trong quá trình mua sắm trên Internet và chi phí cho các giao dịch thấp bởi việc thực hiện hóa đơn đặt hàng được

tự động giải quyết Với ví tiền số hoá, khách hàng không phải điền các thông tin vào đơn đặt hàng trực tuyến như các hành thức thanh toán khác Thay vào đó, khách hàng chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng ví số của mình trên màn hình và phần mềm

sẽ tự động điền các thông tin có liên quan đến đặt hàng, vận chuyển Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn đặt hàng mà còn giúp giảm những rủi ro về đánh cắp thông tin hay gian lận mà hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng thường gặp

Ví số không chỉ đem lại lợi ích cho người mua mà cũng cho cả người bán hàng

Sử dụng ví tiền số hoá sẽ giúp người bán hàng hạ thấp các chi phí giao dịch, tạo cơ hội cho các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, duy trì khách hàng cũng như giảm được các trường hợp gian lận

1.2.2 TMĐT trong giao dịch B2B

Có nhiều lựa chọn thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Khi phải thanh toán cho nhà cung cấp hoặc để chấp nhận thanh toán từ đối tác, hầu hết các doanh nghiệp lớn thường chọn giải pháp Chuyển tiền điện tử hoặc các phương thức thanh toán “phi điện tử” (như séc thông thường), hoặc thẻ mua hàng Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức thanh toán quốc tế truyền thống như dùng thư tín dụng (L/C) hoặc điện chuyển tiền (TTR) Với các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay, điều cơ bản phải cân nhắc trước hết là sự sẵn có của dịch vụ và những tiện ích của dịch vụ đó ở Việt Nam

Một câu hỏi đặt ra là liệu thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng dùng những hình thức thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ thông minh

và ví điện tử như trên? Câu trả lời với đa số trường hợp là Không, vì các giao dịch B2B thường có giá trị lớn, không thích hợp với các phương thức trên Thông thường, thanh toán trong các giao dịch B2B thực hiện qua: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng, hoặc chuyển khoản

Trang 27

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự khác biệt giữa thư tín dụng điện tử eL/C với L/C thông thường

Thư tín dụng là một cam kết của Ngân hàng để thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người bán phải xuất trình theo yêu cầu của L/C Như vậy, thực hiện L/C thường có 5 bước: phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận L/C, chuyển L/C và chiết khấu (thanh toán) L/C Hiện nay một số ngân hàng đã bắt đầu cung cấp thư tín dụng điện tử với các bước trên được thực hiện trực tuyến Điều này có nghĩa là Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho phép nhà nhập khẩu soạn bản thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý L/C sẽ được phát hành chỉ trong vòng vài giờ Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất khẩu và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu Và các chứng từ xuất trình có thể là chứng từ điện tử

1.3 Một số vấn đề về thanh toán trong TMĐT

1.3.1 Quy trình thanh toán

Các bước cơ bản trong quy trình thanh toán điện tử khi giao dịch qua mạng

- Khách hàng lựa chọn các sản phẩm trên website của người bán

- Phần mềm e-cart (phần mềm thực hiện các giao dịch B2C một cách tự động thường được sử dụng trên các website TMĐT, bao gồm các chức năng quản lý đơn đặt hàng, hình thức thanh toán, phương thức vận chuyển) tự động tính toán giá trị

và hiển thị hóa đơn/chi tiết đơn hàng trong quá trình khách hàng lựa chọn

- Khách hàng điền thông tin thanh toán (ví dụ số thẻ tín dụng, tên chủ thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn )

- e-cart hiển thị hóa đơn để khách hàng xác nhận

- Thông tin thanh toán được mã hóa, gửi đến ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính xác thực và khả năng thanh toán Nếu đủ khả năng thanh toán sẽ xử lý trừ tiền trên tài khoản của người mua và chuyển tiền sang tài khoản của của người bán tại ngân hàng của người bán

- Kết quả được gửi về cho máy chủ của người bán để xử lý chấp nhận đơn hàng hay không:

+ Nếu không đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị thông báo không chấp nhận

Trang 28

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Nếu đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị xác nhận đơn hàng để khách hàng lưu lại hoặc in ra làm bằng chứng sau này

- Sau đó người bán tiến hành thực hiện giao hàng

Các bước để người bán muốn chấp nhận thanh toán qua mạng

- Khi xây dựng website bán hàng trên mạng, người bán hàng phải có một tài khoản tại ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó Tài khoản này được gọi là Merchant account, là loại tài khoản đặc biệt cho phép DN kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán thông qua các phương tiện điện tử như tiền mặt điện tử hay thẻ tín dụng

- Người bán hàng cũng phải thiết lập một dịch vụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến ngay tại website của mình thông qua các ngân hàng cung cấp dịch vụ này Đây là một chương trình phần mềm “cổng thanh toán” (payment gateway) Payment gateway có chức năng thực hiện các giao dịch như trong quy trình nêu trên

1.3.2 Rủi ro trong thanh toán

a Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán

Sao chụp thiết bị: Trong các hệ thống dựa trên thẻ, phương pháp tấn công là

làm giả một thiết bị khác được chấp nhận như thiết bị thật, bao gồm cả chìa khóa giải mã, số dư và các dữ liệu khác trên thẻ Thẻ giả sẽ có chức năng như thẻ thật nhưng chứa số dư giả mạo

Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mềm: Mục tiêu là thay đổi trái phép

dữ liệu lưu trữ trên thiết bị của phương tiện thanh toán điện tử

Lấy trộm thiết bị: Một phương pháp tấn công đơn giản là lấy trộm thiết bị của

người tiêu dùng hoặc người bán và sử dụng trái phép số sư trên đó Giá trị lưu trên thiết bị cũng có thể bị lấy trộm bằng sự tái tạo phi pháp

Không ghi lại giao dịch: Một người sử dụng có thể cố tình không ghi lại giao

dịch, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dẫn tới thất thoát cho người bán cũng như nhà phát hành sản phẩm tiền điện tử

Sự cố hoạt động: Các phương tiện thanh toán điện tử có thể bị sự cố ngẫu nhiên

hoặc bị mất các dữ liệu lưu trên thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt động, như chức năng kế toán hoặc chức năng bảo mật, hoặc lỗi trong quá trình truyền tải,

xử lý thông tin

Trang 29

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

b Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong thương mại điện tử

Ngoài những rủi ro mất an toàn như phần trên, người tiêu dùng có thể gặp những loại rủi ro khác như: chi tiết giao dịch được ghi nhận lại không đầy đủ để có thể giúp giải quyết khi có tranh chấp hoặc sai sót; rủi ro nếu nhà phát hành tiền điện

tử lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả Họ cũng có thể gặp rủi ro khi không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có đủ tiền để thực hiện việc thanh toán, ví dụ khi thẻ tín dụng hết hạn hiệu lực, gặp trục trặc khi vận hành thiết

bị ngoại vi hoặc thẻ

Người sử dụng cũng có thể gặp phải vấn đề khi những thông tin cá nhân liên quan đến các giao dịch thanh toán bị công khai mà không có sự chấp thuận, đặc biệt khi các thông tin này bị sử dụng cho các mục đích xấu

c Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử

Nhà phát hành cũng có thể phải chịu các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, bồi thường tiền điện tử giả mạo khi nó được người bán hoặc khách hàng chấp nhận

Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp

Lợi dụng sự chưa hoàn hảo trong các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thẻ thanh toán có thể bị đánh cắp và sử dụng bất hợp pháp

Thẻ mất cắp, thất lạc (Lost-Stolen Card)

Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất

Thẻ giả (Counterfeit Card)

Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các Ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý

vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH

Trang 30

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo (Fraudulent Application)

Do không thẩm định kỹ hồ sơ, Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tin trên đơn xin phát hành là giả mạo Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không hoặc không có khả năng thanh toán

Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi (Never received issue)

NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình Trường hợp này, rủi ro sẽ do NHPH chịu

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Account takeover)

Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu

Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại (Mail, telephone order)

CSCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ…

mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro

Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ: (Multiple Imprints)

Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ Ngân hàng thanh toán

Tạo băng từ giả (Skimming)

Rủi ro xảy ra là do các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật Sau đó, chúng sử dụng các thiết bị riêng để

mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo Loại

Trang 31

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các nước tiên tiến gây ra thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH, NHTT

1.3.3 Vấn đề pháp lý

Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật

Từ những năm 2007 trở lại đây, Nhà nước Việt Nam luôn có các chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là Nghị định 35/2007/NĐ-CPP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN; Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về phát hành,

sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng cộng với những sửa đổi bổ sung về lĩnh vực thanh toán trong Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010

đã và đang từng bước xác lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng và các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội

Ngày 11 tháng 12 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 39/2014/TTNHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2015, nhằm hướng dẫn một số quy định

về dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt Thông tư số 39/2014/TT-NHNN làm rõ các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm: quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; đảm bảo khả năng thanh toán; hoạt động cung ứng Ví điện tử Đối với việc quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các quy định sau:

- Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử;

Trang 32

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử;

- Tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng

Nhằm tạo niềm tin của người dân trong sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định các tội danh cụ thể liên quan đến công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thanh toán, là chế tài quan trọng Điều này đặc biệt quan trọng bởi lẽ hiện nay, đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán trong khu vực dân cư không còn giới hạn ở các ngân hàng mà còn có các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán

Trang 33

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN TRONG TMĐT

TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình chung

2.1.1 Tổng quan thị trường TMĐT tại Việt Nam

a Quy mô thị trường TMĐT B2C phát triển ổn định

Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh

số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ

và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác

Bảng 2.1: Một số chỉ số về thị trường TMĐT B2C của Việt Nam

Năm

Dân số (Triệu người)

Tỷ lệ dân số

sử dụng Internet

Ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của

1 người

Tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến

Ước tính doanh thu từ TMĐT B2C (USD)

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam các năm

Có thể thấy qua 3 năm, thị trường TMĐT Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số luợng người tham gia cũng như doanh thu đem lại Đặc biệt là trong năm 2013, một người dân Việt Nam sử dụng trung bình 120 USD để mua hàng trực tuyến, gấp 3 lần con số này một năm trước đó Điều này giải thích vì sao

tỷ lệ người sử dụng Internet cũng như tỷ lệ truy cập Internet có tham gia mua sắm trực tuyến gần như không đổi nhưng giá trị doanh thu thì tăng mạnh, gấp tới 3 lần

Từ 2013 đến 2014, một yếu tố khác có sự tăng trưởng đáng kể là tỷ lệ dân số sử dụng internet, từ 36% lên 39% Điều này góp phần giúp cho doanh thu trong năm

2014 đạt mức gần 3 tỷ USD

b Chênh lệch lớn về thương mại điện tử giữa các địa phương

Trang 34

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo báo cáo chỉ số TMĐT năm 2014 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt

Nam, chỉ số thương mại điện tử cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các địa phương về

hiện trạng ứng dụng và mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử Năm 2014, trong khi điểm EBI trung bình của tất cả các tỉnh là 56,5 thì điểm trung bình của nhóm năm địa phương dẫn đầu là 68,3 và điểm trung bình của nhóm năm địa phương đứng cuối là 48,0 Sự khác biệt về thương mại điện tử giữa các địa phương năm

2014 đã tăng lên so với năm 2013 Điểm trung bình của Chỉ số Thương mại điện tử năm 2013 là 55,7, trong đó điểm trung bình của nhóm năm địa phương dẫn đầu là 66,0

Tên miền là một trong các yếu tố phản ảnh mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử Bức tranh về phân bổ tên miền quốc gia “.VN” năm 2014 phản ảnh một cách rõ ràng về sự chênh lệch trong lĩnh vực thương mại điện tử giữa các địa phương Tp Hồ Chí Minh có số lượng tên miền VN cao nhất Hà Nội có số lượng tên miền xấp xỉ với Tp Hồ Chí Minh nhưng đứng thứ nhất về tỷ lệ số dân có một tên miền lẫn tỷ lệ số doanh nghiệp có một tên miền Trong khi đó, phần lớn các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức độ duy trì tên miền VN thấp nhất theo mọi tiêu chí

Tên miền cũng là tài nguyên quan trọng của Internet và được coi là một phần cốt yếu của hạ tầng thương mại điện tử Tại Việt Nam, tên miền quốc gia VN có vị trí ngày càng quan trọng Theo Trung tâm Internet VIệt Nam (VNNIC), tới tháng 10 năm 2014 có 291.103 tên miền đang duy trì, trong đó 46,5% là ở miền Bắc, 47,5%

ở miền Nam và 6,0% ở miền Trung Đáng chú ý là 5 địa phương có số lượng tên miền VN duy trì cao nhất đã chiếm tới xấp xỉ 85% toàn bộ tên miền của cả nước, trong khi đó 5 địa phương có số lượng tên miền thấp nhất chỉ chiếm có 0,14% (theo Báo cáo Tài nguyên Internet Việt Nam năm 2014 của VNNIC và Niên giám thống

kê 2013 của Tổng cục Thống kê)

Với tên miền quốc tế, cơ cấu phân bổ theo địa phương khá tương đồng với tên miền quốc gia Số liệu từ một số nhà đăng ký tên miền như P.A Việt Nam, Mắt Bão, Nhân Hòa cho thấy Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng rất cao và vượt

xa tất cả các địa phương khác

Trang 35

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự khác biệt này cũng có thể thấy rõ qua một ngày mua sắm trực tuyến điển hình và lớn nhất trong năm 2014 Ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 năm 2014, VECOM đã phối hợp với Bộ Công Thương triển khai Ngày mua sắm trực tuyến Theo thống kê trên website chính thức của chương trình www.OnlineFriday.vn, tỷ

lệ truy cập chủ yếu từ Hà Nội (33%) và Tp Hồ Chí Minh (36%) Tỷ lệ truy cập từ địa phương đứng thứ ba là Đà Nẵng chỉ có 5% Toàn bộ lượng truy cập từ 60 địa phương còn lại chỉ chiếm khoảng 21% Bên cạnh sự chênh lệch lớn giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là giữa hai địa phương dẫn đầu với các địa phương còn lại, có thể có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn Công cụ EBI không lượng hóa được nhận định này nhưng có thể suy luận gián tiếp qua tỷ lệ dân đô thị ở các địa phương Hơn nữa, tỷ lệ dân thành thị ở Việt Nam trong nhiều năm qua hầu như không thay đổi Nếu cơ cấu 33% dân thành thị và 67% dân nông thôn của năm 2014 không thay đổi nhanh chóng thì đây sẽ là một yếu tố tiêu cực cản trở lớn tới sự phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn tới Yếu tố này có thể giảm bớt tác động khi người dân nông thôn có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận Internet và tham gia thương mại điện tử nhờ các thiết bị di động thông minh

c Chính phủ điện tử được doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn

Tình hình các doanh nghiệp truy cập website của các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh có xu huớng tăng trong những năm qua

Trang 36

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu thông tin trên website nhà nước

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam các năm

Năm 2014 có 42% doanh nghiệp cho biết thường xuyên tra cứu thông tin trên các website của các cơ quan nhà nước tại địa phương, 53% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới truy cập và 5% doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập các website này Các tỷ lệ này cho thấy tình hình truy cập website của các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tiến

bộ đáng kể so với năm 2013 và 2012, khi mà số doanh nghiệp thuờng xuyên tra cứu thông tin trên website các cơ quan nhà nuớc chỉ vào khoảng trên 30% và có tới gần 15% tổng số doanh nghiệp chưa bao giờ truy cập

Sự tiến bộ cũng được thể hiện rõ ở tỷ lệ các doanh nghiệp đã sử dụng các dịch

vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục thông báo, đăng ký, cấp phép… Năm

2014 đã có 57% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cao hơn tỷ lệ 48% của năm 2013

Trang 37

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam các năm

d Pháp luật liên quan tới thương mại điện tử được chú ý hơn

Năm 2013 môi trường pháp luật cho thương mại điện tử tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường sự quản lý nhà nước, quy định chi tiết hơn các hành vi kinh doanh bị cấm, các hoạt động kinh doanh cần thông báo, đăng ký hay có giấy phép Hai văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn nhất tới lĩnh vực thương mại điện tử là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Ngày 15/12/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử Có hiệu lực từ 20/01/2015, Thông

tư này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng Mặt khác, trong năm 2014 nhiều hình thức kinh doanh trực tuyến như gọi xe qua ứng dụng di động, các nghĩa

vụ của người bán trên các mạng xã hội, tiền ảo bitcoin hay bán sản phẩm thay thế sữa mẹ trên website… đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người bán, người mua cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và các phương tiện truyền thông Có thể thấy các văn bản pháp luật hiện tại chưa phản ảnh đầy đủ thực tiễn kinh doanh trực tuyến Rõ ràng tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông làm thay đổi nhanh chóng hành vi và phương thức mua sắm của xã hội, trong khi đó việc ban hành và thực thi pháp luật dường như chưa theo kịp thực tiễn kinh doanh Việc ban hành

Trang 38

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mới cũng như diễn giải và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành sẽ

có tác động trực tiếp tới một số lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trong tương lai

e Dịch vụ chuyển phát chưa đáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính trong những năm gần đây liên tục tăng, tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính và xác nhận thông báo hoạt động bưu chính năm 2013 là 110, tăng mạnh so với con số

79 của năm 2012

Biểu đồ 2.3: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014

Mặc dù số luợng các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực bưu chính tăng nhanh trong các năm qua và một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát đã xác định thương mại điện tử sẽ chiếm thị phần ngày lớn và bước đầu có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nhưng nhìn chung, dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trực tuyến

Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính

Số lượng doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính

Tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính, xác nhận thông báo hoạt động bưu chính

Trang 39

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển phát năm 2014

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014

Năm 2014, có khoảng 50% doanh nghiệp đánh giá dịch vụ chuyển phát chưa tốt, trong đó có 9% đánh giá là kém Theo khảo sát người tiêu dùng trực tuyến của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2014, chất lượng thấp của dịch vụ chuyển phát là trở ngại đứng thứ hai trong số các trở ngại đối với việc mua sắm trực tuyến Có thể thấy dịch vụ bưu chính và chuyển phát có sự biến đổi mạnh

mẽ về cấu trúc thị trường nhưng chính sách và chiến lược cho lĩnh vực này chậm được ban hành (khác với lĩnh vực viễn thông, từ năm 2001 tới nay có rất ít chính sách và pháp luật liên quan tới dịch vụ bưu chính và chuyển phát Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2020 được ban hành từ ngày 22/01/2001) Sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách và các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan tới dịch vụ chuyển phát chưa chặt chẽ Cũng chưa thấy sự liên kết thỏa đáng giữa các doanh nghiệp chuyển phát với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp chuyển phát với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến

2.1.2 Hạ tầng thanh toán trong TMĐT tại Việt Nam

a Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần qua các năm (từ 31,6% năm 1991 xuống

Tốt 52%

Trung bình

39%

Kém 9%

Trang 40

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

còn 12,1% vào tháng 12 năm 2014) Đây là một tiền đề quan trọng cho việc phát

triển các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán

Đơn vị : %

Nguồn: Tổng hợp từ website Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ sử dụng tiền mặt đang có

xu hướng chững lại ở con số khoảng 11-12% tổng phương tiện thanh toán Điều này chứng tỏ các chính sách và Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 chưa thực sự phát huy hiệu quả

Một vấn đề khác đó là để đánh giá mức độ thanh toán không dùng tiền mặt thì Việt Nam thời gian qua thường lấy tỷ lệ giữa thanh toán bằng tiền mặt với tổng phương tiện thanh toán để làm thước đo Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay thì nhiều nước lại sử dụng tiêu chí tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP để đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông của nền kinh tế Và nếu tính theo tiêu chí này thì tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của VN trong những năm gần đây ở mức khoảng 20%, tức là cao gấp gần 2,5 lần Thái Lan, gấp gần 4 lần Malaysia và gấp hơn 5 lần các nước châu Âu Rõ ràng, để hạ dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong những năm tới đây đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn

20.3

19 17.2

Ngày đăng: 06/06/2019, 16:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương, 2013, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2012 [pdf].<http://www.vecita.gov.vn/anpham/210/Bao-cao-Thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-nam-2012>. [Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2012 [pdf]
2. Bộ Công Thương, 2014. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013 [pdf].<http://www.vecita.gov.vn/anpham/209/Bao-cao-Thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-nam-2013>. [Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013 [pdf]
3. Bộ Công Thương, 2015. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 [pdf].<http://www.vecita.gov.vn/anpham/230/Bao-cao-Thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-nam-2014>. [Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 [pdf]
4. Bộ Công Thương, 2015. Báo cáo Thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam năm 2014 [pdf].<http://www.vecita.gov.vn/anpham/228/Bao-cao-TMDT-tren-nen-tang-di-dong-Viet-Nam-nam-2014>. [Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam năm 2014 [pdf]
5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014. Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 [pdf].<http://ict-industry.gov.vn/WhiteBook/Sach_Trang_%202014.pdf>. [Ngày truy cập: 07/04/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 [pdf]
6. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 2012. Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2012 [pdf].<http://ebi.vecom.vn/Upload/Document/Bao-Cao/Bao%20cao%20EBI%20%20Finish%20Full.pdf>.[Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2012 [pdf]
8. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 2015. Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2014 [pdf].<http://www.vecita.gov.vn/anpham/229/Bao-cao-Chi-so-thuong-mai-dien-tu-2014>. [Ngày truy cập: 19/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2014 [pdf]
9. Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan, 2013. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách Khoa
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán [online].<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=29722>. [Ngày truy cập: 07/04/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán [online]
11. Trần Công Nghiệp, 2008. Bài giảng Thương mại điện tử. Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Thương mại điện tử
12. Bùi Quang Tiên, 2011. Phát triển thanh toán điện tử nền tảng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt [online]. BankingInsights, 14/09/2011.<https://bankinginsights.wordpress.com/2011/10/19/phat-triển-thanh-toan-diện-tử-nền-tảng-thuc-dẩy-thanh-toan-khong-dung-tiền-mặt/>.[Ngàytruycập:05/04/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thanh toán điện tử nền tảng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt [online]. BankingInsights
13. VietinBank, 2013. VietinBank đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược BTMU [online].<https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/13/04/vietinbank-day-manh-hop-tac-toan-dien-voi-doi-tac-chien-luoc-btmu.html>. [Ngày truy cập: 01/04/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: VietinBank, 2013. "VietinBank đẩy mạnh hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược BTMU [online]
7. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 2013. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2013 [pdf] Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w