Một số loại hình công nghệ, mô hình bể lọc nước sinh hoạt được áp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)

dụng trên địa bàn thị xã Bắc Kạn

2.3.3.1. Đối với hộ gia đình

* Đào giếng chủ yếu được sử dụng đối với những hộ gia đình kinh tế còn khó khăn hoặc khó có khả năng tiếp cận với nguồn nước quy mô lớn đã qua các dây chuyền xử lý hiện đại do khoảng cách về địa lý.

+ Giếng khơi (giếng đào): là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính trung bình khoảng 0.8 - 2m và chiều sâu từ 3 - 20m; cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình, về kỹ thuật xây dựng:

- Làm nền giếng: Nền giếng cần có đường kính khoảng 2,5 - 3m kể từ tâm giếng (tùy theo địa hình), nện kỹ bằng sỏi cát và láng bên trên bằng xi- măng thật chắc chắn, tốt hơn nên đổ một lớp bê-tông dày; phải xây cao hơn mặt sân và vườn chung khoảng 30cm, có độ nghiêng cho nước tràn ra phía ngoài và phía ngoài có gờ chắn nước vây quanh, góp nước thải lại và có lối dẫn nước ra xa.

- Làm thành giếng, che giếng: Phải xây thành giếng cao khoảng 0,8-1m để bảo vệ (trẻ em khỏi bị rơi xuống giếng khi chơi đùa hay khi múc nước) mặt khác, để khi mưa lụt nước bẩn, chất bẩn khỏi tràn vào giếng. Giếng có đường kính khoảng 1m thì thường có ánh sáng chiếu vào mặt nước. Cần có loại mái che cho lá cây rơm rạ khỏi bay vào giếng, tốt nhất là làm bằng thép không rỉ, đan thưa (để ánh sáng chiếu vào được); một phần lớn mê cố định vào thành giếng và một phần nhỏ mê nối với phần cố định bằng bản lề có thể mở ra đậy lại được (khi lấy nước).

- Dụng cụ lấy nước: gàu múc, bơm tay hoặc bơm điện nhỏ và ống PVC. - Vật liệu lọc: gồm sỏi, cát rải trực tiếp ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẩn đục.

- Mô hình trên phù hợp với quy mô hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình đã có giếng đào cần tham khảo để nâng cấp sao cho đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và khắc phục nếu có sự cố.

* Giếng khoan

Đối với các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả có thể áp dụng mô hình này, vì chất lượng nước đảm bảo hơn so với giếng khơi do ít bị ảnh hưởng bởi nguồn nước mặt.

Là công trình thu nước ngầm, có đường kính trung bình 48 -60 mm, độ sâu tuỳ thuộc vào độ sâu tầng chứa nước.

+ Thân giếng (còn gọi tắt là ống vách): là ống nhựa PVC được nối với nhau bằng keo dán, ống vách phụ thuộc vào chiều sâu của giếng.

+ Ống lọc: là ống ngựa PVC được nối với ống vách, đặt trực tiếp trong lớp đất đá chứa nước để thu nước vào giếng và chống bùn tràn vào giếng. Chiều dài ống lọc phụ thuộc vào chiều dày cưa tầng chứa nước và lượng nước cần sử dụng.

+ Ống lắng: là ống nhựa PVC được nối với ống lọc để giữ lại cặn cát lọt qua ống lọc vào giếng. Chiều dài ống lắng khoảng 1 - 1.5 m.

+ Bơm tay hoặc bơm máy: đối với những giêng khoan nông thi có thê sử dung bơm tay để lấy nước sinh hoạt. còn giếng khoan sâu không sử dụng bơm tay được thì phải dùng máy bơm điện.

Đối với cả giếng khoan và giếng đào cần phải lưu ý:

+ Đê tránh nước mưa, nước rủa thấm trực tiếp xuống giếng cần phải lát nền xung quanh (sân giếng) và có rãnh thoát nước dẫn ra xa nguồn nước.

+ Vị trí giếng nên để gần nhà nhưng phải cách xa chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh tối thiểu là 10m. Giếng phải có nắp đậy.

+ Trong trường hợp nước bị ô nhiễm cần phải xử lý sơ bộ theo mô hình bể lọc: Kích thước vật liệu lọc: + Cát mịn: kích thước hạt 0.5 - 1mm. Chiều dày lớp cát: 30 - 40cm + Sỏi: kích thước hạt 0.5 - 1cm

Chiều dày lớp sỏi 50cm

+ Cát thô hoặc đá nhỏ: kích thước hạt 0.2 - 2mm Chiều dày lớp cát 50cm

Lớp than hoạt tính: có thể dùng thay thế cát mịn hoặc bổ sung 30cm. Ngoài mô hình bể lọc chậm còn mô hình bể lọc nhanh.

* Bể lọc ngược: trên cơ sở các loại vật liệu lọc như cát, sỏi, đá … và nguyên lý thấm ngược mà xây dựng lên mô hình bể lọc này.

Loại bể này được sử dụng ở nhiều nơi đặc biệt là vùng đồng bằng và trung du miền núi do bể có khả năng thích ứng với mọi loại địa hình thời tiết và hiệu quả xử lý được đánh giá cao.

2.3.3.2. Đối với các công trình cấp nước tập trung

* Công trình cấp nước tự chảy:

Cấp nước cho nhiều hộ gia đình nhờ sự chênh lệch độ cao giữa nguồn nước và khu dân cư.

- Bể lắng: lắng các hạt cặn có trong nước nguồn. - Bể lọc: loại bỏ nốt các cặn bẩn bằng vật liệu lọc. - Bể chưa: lưu trữ nước sạch trước khi đưa tới sử dụng. * Công trình cấp nước bơm dẫn sử dụng nước mặt.

- Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ sông, suối, hồ qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ gia đình nhờ máy bơm.

- Trạm bơm nước cấp I: vận chuyển nước thô từ công trình thu hồ sơ lắng về trạm xử lý nước.

- Bể trộn: hoà chất keo tụ và kiềm hoá với nước nguồn.

- Bể phản ứng: tạo điều kiện cho chất phản ứng tiếp xúc với nguồn. - Bể lọc: loại bỏ nốt các cặn bẩn bằng vật liệu lọc.

- Bể chứa: lưu trữ nước sạch khi đưa tới sử dụng. Điều hoà lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II.

- Bơm cấp II: vận chuyển nước sạch vào mạng lưới đường ống để đến các điểm tiêu thụ và lên tháp nước (nếu có).

- Tháp nước: lưu trữ nước sạch trước khi vào hệ thong đường ống.Điều hoà lượng nước giữa trạm bơm cấp II và các điểm tiêu thụ nước.

- Hệ thống đường ống: thường là ống thếp, PVC. Dẫn nước tới các điểm sử dụng.

* Công trình cấp nước bơm dẫn sử dụng nước ngầm:

Là hệ thong cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng khoan, qua hệ thống xử lý rồi đưa đến các hộ gia đình nhờ máy bơm.

- GIếng khoan: khai thác nước từ các tầng nước chứa trong long đất. - Trạm bơm cấp I: thường sử dụng bơm chìm đặt trong giếng khoan để bơm nước lên khu xử lý.

+ Công trình hoặc thiết bị làm thoáng: tiếp xúc ôxy với nguồn để ôxy hoá mangan, sắt.

+ Bể lắng tiếp xúc: lắng các hạt cặn có trong nước nguồn, cặn sắt và mangan.

- Các hạng mục công trình khác có chức năng như trong dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nguồn nước sinh hoạt cửa nhiều hộ gia đình vẫn trong tình trạng chưa đảm bảo an toàn về chất lượng, tỷ lệ người sử dụng nước sạch qua xử lý là 7,4% chủ yếu là người dân ở thành phố và thị xã. Số người sử dụng nước sạch tự nhiên là 33,64%. Như vậy là số người chưa được hưởng nước sạch khá lớn chủ yếu là người dân các huyện miền núi và các xã vùng cao.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn. 3.2. Địa Điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Thị xã Bắc Kạn

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/1/2014 – 30/4/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thị xã Bắc Kạn

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn

3.3.3.Đánh giá thực trạng chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn. 3.3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn

3.4 . Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa

Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực nghiên cứu và liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.

3.4.2 phương pháp thu thập tài liệu

- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập từ các phòng ban chức năng. - Số liệu sơ cấp:

+ Điều tra phỏng vấn

+ Số liệu thu thập được thông qua điều tra tổng kết lại.

3.4.3. Phương Pháp,vị trí lấy mẫu nước

Xác định với chủ hộ hoặc người thay thế chủ hộ về nguồn nước chính được gia đình sử dụng nhiều nhất trong năm cho sinh hoạt và ăn uống.

Mẫu nước được lấy tại các dụng cụ chứa nước khi đưa vào sử dụng của hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình sử dụng nguồn nước là giếng khoan hoặc giếng khơi mà không có dụng cụ chứa nước thò lấy mẫu trực tiếp tại nguồn.

- Vị trí các điểm lấy mẫu:

Bảng 3.1. Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt Vị trí quan trắc Ký hiệu

mẫu Mục tiêu quan trắc

Mẫu nước sông Cầu (lấy

tại cầu Dương Quang) NM1.1

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu từ đầu nguồn đến thị xã Bắc Kạn (cầu Dương Quang), trước khi có sự hợp lưu của suối Nặm Cắt; Các tác động hoạt động nông nghiệp, khai thác cát sỏi,… Mẫu nước sông Cầu (lấy

tại cầu Bắc Kạn II) NM1.2

Hiện trạng và diến biến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn, trước khi có sự hợp lưu của sông Nà Cú. Các tác động do hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, y tế,…của thị xã Bắc Kạn Mẫu nước sông Cầu (trạm

KTTV Thác Giềng) NM1.3

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu đoạn từ Cầu Bắc Kạn II đến trạm KTTV Thác Giềng, sau khi có sự hợp lưu của suối Nà Cú

Vị trí quan trắc Ký hiệu

mẫu Mục tiêu quan trắc

Mẫu nước suối Nặm Cắt (trước khi nhập lưu với

sông Cầu)

NM1.4 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nặm Cắt trước khi nhập lưu với sông Cầu

Mẫu nước suối Nông Thượng chảy qua khu dân

cư Quang Sơn, Đội Kỳ

NM1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm trong nước suối Nông Thượng chảy qua khu dân cư Quang Sơn, Đội Kỳ Mẫu nước suối Pá Danh

(tại cầu trắng) NM1.6

Đánh giá mức độ ô nhiễm trong nước suối Pá Danh

Bảng 3.2. Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước ngầm Vị trí quan trắc Ký hiệu

mẫu Mục tiêu quan trắc

Mẫu nước ngầm phường Sông Cầu - Nước giếng khoan lấy tại nhà máy nước Bắc Kạn

NG1.1

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực phường Sông Cầu; Các tác động của hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp tới nguồn nước ngầm

Mẫu nước ngầm phường Nguyễn Thị Minh Khai - hộ gia đình Hoàng Bế Binh

NG1.2

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực phường Nguyễn Thị Minh Khai; Các tác động của hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp tới nguồn nước ngầm

Mẫu nước ngầm phường Phùng Chí Kiên - hộ gia đình Giầu Văn Phình

NG1.3

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực phường Phùng Chí Kiên; Các tác động của hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp tới nguồn nước ngầm

- Thời gian lấy mẫu:

Vào buổi sáng là thích hợp để lấy mẫu.

- Dụng cụ chứa mẫu:

Chai, lọ bằng PE hoặc băng thủy tinh có nút.

3.4.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã đến khảo sát và ghi lại được các hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.3 các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước mặt TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Chỉ tiêu so sánh

1 pH TCVN6492:1999

2 Nhu cầu oxy sinh hoá Nuôi cấy sinh học

3 Nhu cầu oxy hoá học (COD) SMEWW5220C:1999

4 Oxy hoà tan (DO) TCVN7325:2005

5 Chất rắn lơ lửng (TSS) SMEWW2540D:1999

6 Asen (As) AAS/Cực Phổ

7 Cadimi (Cd) DR/2400-HACH-Method8017

8 Chì (Pb) DR/2400-HACH-Method8033

9 Crôm (VI) DR/2400-HACH-Method8024

10 Kẽm (Zn) Máy DR/2400-HACH

11 Sắt (Fe) DR/2400-HACH

12 Thuỷ ngân (Hg) AAS/ Cực phổ

13 Amonia tính theo N (NH4+ - DR/2400-HACH

14 Nitrat tính theo N (NO3- -N) DR/2400-HACH

15 Nitrit tính theo N (NO2- -N) DR/2400-HACH

16 Xianua (CN-) DR/2400-HACH-Method8027

17 Coliform Nuôi cấy, màng lọc

18 Photphat (PO43- -P) SMEWW4500PE:1999

19 Đồng (Cu) DR/2400-HACH-Method8143

20 Phenol (tổng số) DR/2400-HACH-Method8047

21 Dầu mỡ Khối lượng

QCVN08:2008/BTNMT

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ tốt cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 – giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Bảng 3.4 các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước ngầm TT Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Chỉ tiêu so

sánh

1 pH TCVN6492:1999

2 Nhu cầu oxy hoá học (COD) SMEWW5220C:1999

3 Asen (As) AAS/Cực phổ

4 Cadimi (Cd) DR/2400-HACH-Method8017

5 Chì (Pb) DR/2400-HACH-Method8033

6 Crôm (VI) DR/2400-HACH-Method8024

7 Kẽm (Zn) DR/2400-HACH

8 Sắt (Fe) DR/2400-HACH

9 Thuỷ ngân (Hg) AAS/Cực phổ

10 Amonia tính theo N (NH4+ -N) DR/2400-HACH

QCVN 09: 2008/BTNMT

11 Sun phát (SO42-) DR/2400-HACH

TT

Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Chỉ tiêu so sánh

12 Nitrat tính theo N (NO3- -N) DR/2400-HACH

13 Nitrit tính theo N (NO2- -N) DR/2400-HACH

14 Xianua (CN-) DR/2400-HACH-Method8027

15 Coliform Nuôi cấy, màng lọc

16 Độ cứng tính theo CaCO3 SMEWW2340C:1999

17 Chất rắn tổng số SMEWW2540C:1999

18 Đồng (Cu) DR/2400-HACH-Method8143

QCVN 09: 2008/BTNMT

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Thị xã Bắc Kạn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên4

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn.

Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 22003’55’’ ÷ 22012’50” vĩ độ Bắc và từ 105046’30” ÷ 105056’20” kinh độ Đông. Địa giới hành chính gồm:

Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông. Phía Nam giáp huyện Chợ Mới. Phía Đông giáp huyện Bạch Thông. Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km, cách thành phố Thái Nguyên 80 km về phía Bắc, cách thị xã Cao Bằng 150 km về phía Nam theo Quốc lộ số 3. Lợi thế lớn nhất của thị xã Bắc Kạn là có Quốc lộ 3 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước [12].

4.1.1.2. Địa hình.

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo, nằm dọc theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 m đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là Nặm Dắt (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m. Địa hình thị xã được chia thành 3 loại chính:

- Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, địa hình cheo leo, đỉnh núi lởm chởm, sắc nhọn, hiểm trở.

- Địa hình vùng núi đất: là nơi phân bố hầu hết các xã, phường, có độ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)