4.1.1.1.Vị trí địa lý
Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn.
Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 22003’55’’ ÷ 22012’50” vĩ độ Bắc và từ 105046’30” ÷ 105056’20” kinh độ Đông. Địa giới hành chính gồm:
Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông. Phía Nam giáp huyện Chợ Mới. Phía Đông giáp huyện Bạch Thông. Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km, cách thành phố Thái Nguyên 80 km về phía Bắc, cách thị xã Cao Bằng 150 km về phía Nam theo Quốc lộ số 3. Lợi thế lớn nhất của thị xã Bắc Kạn là có Quốc lộ 3 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước [12].
4.1.1.2. Địa hình.
Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo, nằm dọc theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 m đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là Nặm Dắt (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m. Địa hình thị xã được chia thành 3 loại chính:
- Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, địa hình cheo leo, đỉnh núi lởm chởm, sắc nhọn, hiểm trở.
- Địa hình vùng núi đất: là nơi phân bố hầu hết các xã, phường, có độ cao từ 150 m đến 160 m so với mực nước biển. Dưới các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài đã được nhân dân khai thác trồng trọt.
- Địa hình thung lũng: có địa hình tương đối bằng phẳng, là khu vực phân bố của hầu hết các phường nội thị [12].
4.1.1.3. Khí hậu ,thủy văn
Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau. Ngoài sông Cầu, trong địa bàn khu vực nghiên
cứu còn có 5 phụ lưu khác là các nhánh sông, suối chảy vào sông Cầu: sông Nậm Cắt, suối Nông Thượng, suối Thị Xã, suối Pá Danh [2].
Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Thị xã Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900 mm, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 11, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí trung bình 82-85%. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều [2].
- Nhiệt độ trung bình năm 21,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,70C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.436 mm và tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1.
- Tổng số giờ nắng trung bình 1.540 - 1750 giờ/năm
- Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất 89% vào tháng 3 và tháng 4, thấp nhất 80% vào tháng 11 và tháng 12.
- Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa, nhưng do vướng núi nên tốc độ gió nhỏ hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhìn chung thời tiết của thị xã với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.4., Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.688,00 ha chiếm 2,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất của thị xã được chia thành các loại chính sau:
Bảng 4.1. Tài nguyên đất của thị xã Bắc Kạn
TT Loại đất Diện tích (
ha) Tỉ lệ (%)
1 Đất phù sa sông 249,40 1.82
2 Đất phù sa ngòi suối 541,72 3,96
3 Đất dốc tụ trồng lúa nước 15,52 0,11
4 Đất Feralit biến đổi do trồng lúa 152,59 1,11
5 Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ 174,42 1,27
6 Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Granit 4.780,51 34,92
7 Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất 6.070,47 44.35
8 Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi 1.703,37 12,44
Tổng 13.688,00 100
(Nguồn : phòng TNMT thị xã Bắc Kạn)[11]
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của thị xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: + Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thị xã. Mực nước Sông Cầu dao động từ 8000 - 30.000 m3/ngày đêm và thường bị nhiễm bẩn sau mỗi đợt mưa lũ, có thể khai thác, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch.
+ Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò ở khu vực thị xã và vùng phụ cận cho thấy nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 -
8,1, nhìn chung chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu [2].
* Tài nguyên rừng
Năm 2010, thị xã có 8.655,75 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 3.208,28 ha rừng trồng nguyên liệu giấy với một số loại cây chủ yếu như: keo tai tượng, keo lá chàm, lát… phân bố nhiều ở các xã ngoại thị. Do thực hiện tốt chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc) nên thảm thực vật ở các vùng dự án ngày càng đa dạng, diện tích rừng trồng được củng cố và phát triển. [2]
* Tài nguyên khoáng sản
Đến nay trên địa bàn thị xã chưa phát hiện được loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nào ngoài cát, sỏi, đá vôi … với trữ lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thị xã nghèo cả về chủng loại và số lượng [2].