Tài nguyên nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27 - 29)

Tài nguyên nước của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nước bao gồm 70,9% bề mặt của Trái đất ", và là quan trọng cho tất cả các hình thức

được biết đến của cuộc sống . Ngày Trái đất, 96,5% của nước trên hành tinh được tìm thấy trong đại dương, 1,7% trong nước ngầm, 1,7% trong các sông băng và các tảng băng ở Nam Cực và Greenland, một phần nhỏ trong các cơ quan nước lớn khác, và 0,001% trong không khí như hơi nước , những đám mây hình thành của các hạt nước rắn và lỏng lơ lửng trong không khí, và lượng mưa.

Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối phong phú, có mạng lưới sông suối khá dầy đặc với 2360 con sông có dòng chảy quanh năm dài hơn 10km bao gồm: 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con sông có lưu vực dưới 10.000km2. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 chiếm 40%. Nếu xét chung trên cả nước thì tài nguyên nước mặt nước ta chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy trên Thế giới trong khi đó đất liền nước ta chiếm khoảng 1,35% của Thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và các vùng.

Sự tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong Thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800m3 /người vào năm 1990, giảm còn 10.900m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức đảm bảo nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á(3970m3/người) và hơn 1,4 lần so với Thế giới(7650m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đồng đều giữa các vùng. Do đó, mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000m3/người đối với các hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã và chỉ đạt 2980m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế(IWRA), nước nào có mức đảm bảo nguồn nước cho một người trong một năm dưới 4000m3/ người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn

2000m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, thì nếu xét chung cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.[8]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)