I.2 Đặc điểm của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề Như trên đã phân tích thì quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền cụ thể của quyền sử dụng hạn chế bất
Trang 1I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
I.1 Khái niệm quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản, nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản liền kề thì mới có thể khai thác được công dụng của tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình Điều 273 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lí nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Bất động sản nói chung, đất đai, nhà ở nói riêng là loại tài sản đặc biệt, do đặc tính tự nhiên của nó không di dời, dịch chuyển được mà chế độ pháp lí đối với loại tài sản này cũng có một số điểm khác biệt đối với các tài sản khác Nếu như đối với các loại tài sản khác thì chủ thể là chủ sở hữu tài sản có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó Thì ngược lại đối với đất đai, hay nhà ở, pháp luật còn thừa nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu nhà ở (người
sử dụng đất) đối với đất đai thuộc quyền sử dụng, hay nhà ở thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác khi giữa hai tài sản này có sự tiếp giáp về vị trí tự nhiên Quyền
đó được pháp luật ghi nhận là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề bao gồm các quyền cụ thể sau:
- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
- Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề
- Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
- Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Trang 2Như vậy, có thể thấy rằng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền cụ thể của chủ thể không phải là chủ sở hữu bất động sản đối với một bất động sản liền kề với bất động sản thuộc quyền sở hữu (quyền sử dụng đất) của mình Theo đó, chủ sở hữu ở trong hoặc bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản liền
kề phải dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý nhất ra đường công cộng Việc mở lối đi do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo thuận thiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà nhất cho các bên Một khi đã mở được lối đi, tức là xác lập được lối đi qua bất động sản liền kề, thì chủ sở hữu bất động sản bị vậy bọc có quyền sử dụng lối đi và phù hợp với thỏa thuận của hai bên chủ thể trước khi xác lập
I.2 Đặc điểm của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Như trên đã phân tích thì quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền cụ thể của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nên nó sẽ có đầy đủ đặc điểm của loại quyền này:
Theo quan niệm của Luật La Mã, và pháp luật phong kiến Việt Nam trước đây, thì quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu đối với bất động sản được khai thác sử dụng bất động sản liền kề, đáp ứng các yêu cầu về lối đi, cấp thoát, nước… được gọi là địa dịch, còn theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện này thì quyền này được gọi là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, đây là hai khái niệm có nội dung tương tự nhau
- Thứ nhất, các yếu tố của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung cũng như quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng gồm có: một bất động sản bị vây bọc, một hoặc nhiều bất động sản vây bọc, hai loại bất động sản này thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhau Trong đó bất động sản vây bọc phải phục vụ cho bất động sản bị vây bọc lợi ích cụ thể gì đó, ở đây quyền về lối đi
Trang 3qua bất động sản liền kề thì chủ sở hữu bất động sản vây bọc phải phục vụ nhu cầu
về lối đi đối với bất động sản bị vây bọc, việc đáp ứng yêu cầu đó cũng chính là sự hạn chế quyền sử dụng của chủ sở hữu bất động sản vây bọc, còn đối với chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc thì được thụ hưởng lợi ích từ lối đi do bất động sản của người khác mang lại, sự thụ hưởng đó làm gia tăng các quyền của chủ sở hữu Tuy nhiên sự tăng thêm quyền đối với bất động sản của người khác chỉ phát sinh trong khuôn khổ thực hiện quyền đối với bất động sản của chính mình, chủ sở hữu
có quyền đi qua bất động sản của người khác để ra đường công cộng chỉ khi bất động sản thuộc sở hữu của mình không thể thông thương được với đường công cộng; nếu như vì lí do gì đó, mà tình trang vây bọc chấm dứt thì quyền về lối đi qua bất động sản của người khác cũng bị chấm dứt
- Thứ hai, quyền về lối đi qua bất động sản luôn gắn liền với bất động sản Người nào trực tiếp sử dụng bất động sản thì cũng trực tiếp được hưởng quyền về lối đi qua bất động sản của người khác và đáp ứng yêu cầu đó của người khác trong trường hợp bất động sản của mình vây bọc một bất động sản khác Như vậy, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng thì không phụ thuộc ai là chủ sở hữu bất động sản mà quyền về lối đi đó luôn luôn tồn tại giữa hai bất động sản liền kề, giữa một bất động sản bị vậy bọc và bất động sản vây bọc
- Căn cứ phát sinh quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, đó là yêu cầu của chủ thể là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, mặc dù pháp luật trao cho họ quyền được sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trong đó có quyền yêu cầu về lối đi, tuy nhiên đây chỉ là khả năng mà pháp luật ghi nhận cho chủ thể, chỉ khi chủ thể này yêu cầu chủ thể khác là chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình lối đi qua bất động sản của họ thì quyền này mới được phát sinh trên thực tế Việc yêu cầu này buộc chủ sở hữu bất động sản phải chấp thuận nhưng về nguyên tăc thì chủ sở
Trang 4hữu bất động sản bị vậy bọc phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản vây bọc giá trị vật chất để đáp ứng yêu cầu về lối đi của mình
- Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: Hai bất động sản xác nhập là một, tức là thuộc quyền sở hữu của một chủ thể, khi đó giữa hai bất động sản có thể vẫn còn lối đi nhưng lối đi này không còn ý nghĩa là quyền của chủ thể nào nữa, đó chỉ
là ranh giới tự nhiên; chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc không còn cần sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề; bất động sản vây bọc không còn khả năng đáp ứng yêu cầu về lối đi cho bất động sản bị vây bọc; một trong hai bất động sản bị mất; chủ sở hữu từ chối sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề
Mặc dù có những đặc điểm chung của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề như trên nhưng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề một số đặc điểm riêng biệt phân biệt với các quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề khác:
Thứ nhất, là lợi ích mà chủ sở hữu hướng tới đó là lối đi qua bất động sản liền
kề, lối đi này là lối đi thuận tiện và hợp lí nhất để đi ra đường công cộng không phải là lợi ích về tưới tiêu nước, cấp thoát nước, hay mắc đường dây tải điện… Thứ hai, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một trong những quyền có ảnh hưởng nhiều nhất đến chủ sở hữu bđs vậy bọc so với các quyền sử dụng hạn chế bđs khác thể hiện ở các điểm sau:
-Lối đi chiếm nhiều diện tích mặt đất nhất so với các loại quyền khác (cấp nước, thoát nước) và vì thế tổn hại khi mở lối đi qua bất động sản liền kề là lớn nhất xét cả về mặt vật chất, và không gian ảnh hưởng
- Việc sử dụng lối đi của người khác qua bất động sản thuộc sở hữu của bất động sản liền kề ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của chủ
sở hữu bất động sản liền kề Do lối đi được sử dụng thường xuyên, liên tục, công khai không những chỉ cho chủ sở hữu bị vây bọc mà còn cho tất cả những người
Trang 5liên quan đến chủ sở hữu bị vây bọc Thậm chí nếu bất động sản là cơ sở sản xuất kinh doanh thì lối đi ây còn dành cho các phương tiện giao thông vận tải, những hoạt động đó thường xuyên diễn ra Quyền về cấp thoát nước, tưới tiêu nước chỉ ảnh hưởng rất nhỏ trong một khoảng thời gian nào đó, ở trong một không gian hẹp không ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu bất động sản liền kề
3 Tại sao pháp luật ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Pháp luật ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là xuất phát từ
cơ sở sau:
- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của bất động sản: Pháp luật dân sự Việt Nam
và pháp luật dân sự một số nước trên thế giới phân loại tài sản thành động sản và bất động sản, theo đó bất động sản bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà và công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;…Tiêu chí để phân loại động sản và bất động sản là dựa trên các đặc tính vật lí của tài sản là có thể di dời được hay không Có thể thấy rằng, nếu động sản có thể di dời, dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không phụ thuộc vào vị trí của nó trong không gian thì đối với bất động sản lại gắn với vị trí nhất định Hơn nữa, giữa các bất động sản (nhà, đất đai) không tồn tại một cách độc lập như động sản mà luôn có sự tiếp xúc với nhau,liền kề, và tiếp giáp với nhau, sự phân biệt giữa bất động sản này với bất động sản khác thông qua các ranh giới, các chủ thể có thể tạo ranh giới giữa các bất động sản bằng việc cắm mốc, hoặc dựng hàng rào Và theo tự nhiên thì, có bất động sản có tiếp xúc với đường công cộng, cũng có bất động sản không tiếp xúc với đường cộng cộng, các công trình, cơ sở hạ tầng, kỳ thuật chung, do các bất động sản này bị vây bọc bởi các bất động sản liền kề khác Như vậy, sự tồn tại các bất động sản bị vây bọc là sự tồn tại tự nhiên, tất yếu của thực tiễn nhà ở và đất đai
- Xuất phát từ nhu cầu vật chất, tinh thần của các chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc: Một bất động sản chỉ được khai thác công dụng của nó khi nó được thông
Trang 6thương với các điều kiện bên ngoài, đó là hệ thống các cơ sở hạ tầng kĩ thuật của
xã hội, chỉ có thể tiếp xúc được các điều kiện đó, đáp ứng được các yêu cầu đi lại, sinh hoạt học tập của chủ sở hữu bất động sản khi có một lối đi thích hợp ra đường công Nếu như các bất động sản bình thường thì sẽ có lối đi này, điều này không ảnh hưởng đến các bất động sản khác, ngược lại đối với các bất động sản bị vây bọc thì chủ sở hữu không có quyền sở hữu lối đi, vì vậy việc thông thương với điều kiện bên ngoài của chủ sở hữu bất động sản đó sẽ được đáp ứng bằng cách nào? Quyền về lối đi của họ phải được đảm bảo, để có quyền này thì chủ thể là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp nhất để ra đến đường công cộng
Như vậy, xuất phát từ đặc tính tự nhiên của bất động sản, để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho chủ thể là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, được giao lưu với điều kiện bên ngoài thì pháp luật phải ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề Đây là sự ghi nhận các yếu tố khách quan, đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc
4 Khái quát các quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Như trên đã phân tích sự ghi nhận quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc là sự ghi nhận khách quan, đảm bảo quyền cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể khai thác được đầy đủ công dụng của bất động sản Hệ thống pháp luật dân sự các nước, tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau có cách thức quy định khác nhau trong việc ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Theo quan niệm của luật La Mã, và luật dân sự của nhiều nước trên thế giới quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một loại địa dịch, khái niệm địa dịch có nội dung tương tự như quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Nội dung chủ yếu khi ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề gồm: chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề phải dành
Trang 7cho mình lối đi ra đường công cộng, như vậy khi có yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, thì chủ sở hữu bất động sản liền kề phải đáp ứng yêu cầu đó,
đó là nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản liền kề; lối đi được xác lập giữa hai bất động sản liền kề là lối đi thuận tiện và hợp lí nhất Tuy nhiên quan niệm về tính thuận tiện và hợp lí không đồng nhất giữa pháp luật dân sự của các nước và có sự
khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Điều 683 Bộ luật dân sự Pháp quy định: “lối
đi được mở chỗ nào mà khoảng cách từ địa sản bị vây bọc ra đường cái là ngắn nhất, tuy nhiên phải lựa chọn chỗ nào ít gây thiệt hại nhất cho chủ sở hữu địa sản
có lối đi qua” Điều 473 Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972 và Điều 629 Bộ luật dân
sự Bắc kỳ cũng có quy định tương tự: “Lối đi là chỗ gần nhất ra đến đường công hay thủy đạo và phải dựa vào chỗ nào ít gây thiệt hại nhất cho chủ thể cho phép mình đi qua” Điều 211 Bộ luật dân sự Nam Bộ quy định: “ người có quyền đi qua
có thể xây lối đi vượt trên vùng đất nếu xét thấy cần thiết” Có thể thấy rằng, các
quy định này đều có nội dung tương đối giống nhau, việc xác định lối đi thuận tiện
và hợp lí dựa trên hai cơ sở chủ yếu là lối đi ngắn nhất và ít gây thiệt hại cho chủ thể Nếu như, yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình lối đi thích hợp là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản liền kề phải đáp ứng yêu cầu đó, đó là nghĩa vụ của họ, thì việc tạo lập lối đi đó ở đâu, chiều rộng, chiều dài, chiều cao như thế nào thì phải phụ thuộc vào thỏa thuận của hai chủ thể
Pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề,
là một trong quyền cụ thể trong nhóm quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Nội dung này được ghi nhận tại ĐIều 280 Bộ luật dân sự năm 1995, điều 275 Bộ luật Dân sự 2005, đây là những cơ sở pháp lí ghi nhận quyền về lối đi qua bất động sản liền kề của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, là căn cứ để các chủ thể được hưởng quyền và bảo vệ quyền đó của mình
Trang 8II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN VỀ LỐI ĐI
QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
1 Cơ sở pháp lí.
Xuất phát từ thực tế đất đai và nhà ở của nước ta, việc ghi nhận quyền về lối
qua bất động sản liền kề trong pháp luật dân sự là một điều tất yếu Trước năm
1995, các quan hệ dân sự được điều chỉnh chủ yếu bằng các văn bản theo từng lĩnh vực riêng biệt như Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, luật đất đai năm 1988, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh Thừa kế (1990), Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (1989)…Những văn bản này đã điều chỉnh được một phần nào đó trong từng lĩnh vực nói chung tuy nhiên vấn đề về quyền sử dụng hạn chế bất đống sản liền kề thì chưa được ghi nhận Chỉ đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, một Bộ luật hoàn chỉnh đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự rộng lớn, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề mới được ghi nhận tại Điều 280, thuộc chương VII: Các quy định khác về quyền sở hữu, Phần thứ ba của Bộ luật Kế thừa những quy định này, Bộ luật dân sự 2005, tiếp tục quy định các nội dung cơ bản của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề tại Điều 275:
“1 Chủ sở hữu các bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nều không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hai gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi
2 Vị trí, giới hạn, chiều cao chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các
bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho cac bên;
Trang 9nếu có tranh chấp phát sinh thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định.
3 Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở
hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành một lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
2 Nội dung các quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản
liền kề:
2.1 Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền cụ thể mà pháp luật ghi nhận cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được sử dụng khai thác
công dụng của bất động sản liền kề theo Điều 273 Bộ Luật dân sự: “ Chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí
ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lí nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác” Các căn cứ xác lập
quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung quy định tại Điều 274 Xác
lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: “1 Quyền sử dụng bất động
sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; 2 Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.” và cũng là căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất
động sản liền kề
-Chủ thể có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Trước hết phải khẳng định không phải bất cứ một chủ sở hữu bất động sản nào cũng có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung và có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng, theo quy định tại Điều 275 BLDS, người
có quyền yêu cầu chủ thể khác phải dành cho mình một lối đi ra đến đường công
Trang 10cộng phải là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, và bất động sản đó không có lối
đi ra đường công cộng: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra Một bất động sản bị được coi bị
vây bọc nếu bất động sản đó không có ranh giới tiếp xúc trực tiếp với hệ thống hạ tầng công cộng phục vụ cho việc sử dụng khai thác bất động sản đó Chỉ khi bất động sản đó bị vây bọc mà không thể có lối đi đến hệ thống giao thông công cộng thì chủ sở hữu của nó mới có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi Như vậy, nếu như sự vây bọc là giả tạo không phải do đặc điểm khách quan của bất động sản mang lại thì chủ sở hữu không có quyền này, tức là pháp luật không thừa nhận sự vây bọc giả tạo
- Chủ thể có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc
Một khi chủ thể là chủ sở hữu bất động sản nói trên thì có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng, người nhận được yêu cầu của chủ sở hữu đó phải chấp nhận yêu
cầu của chủ thể- đó là nghĩa vụ của họ (người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó) Nếu như, bất động sản bị vây bọc chỉ có một bất động sản liền kề với
nó thì lối đi sẽ được tạo lập đối với bất động sản liền kề đó Tuy nhiên, lối đi ra đường công cộng từ một bất động sản có thể đi qua nhiều bất động sản thuộc một hay nhiều chủ sở hữu nhưng cũng có thể liên tiếp nhiều bất động sản thuộc sở hữu của nhiều chủ thể khác nhau vì vậy, không phải chủ sở hữu bất động sản bị được
tự do lựa chọn bất động sản liền kề bất kỳ có thể đáp ứng yêu cầu đó về lối đi của mình mà phải dựa vào tính thuận tiện và hợp lí khi xác lập lối đi và việc xác lập lối
đi đó phải ít gây thiệt hại nhất cho chủ thể mở lối đi: “Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lí nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là
ít nhất cho bất động sản mở lối đi(Điều 275 BLDS 2005” Tính thuận tiện và hợp lí