Vị trí pháp lí của đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp, luât tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu
Trang 1I VỊ TRÍ PHÁP LÍ CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Trước hết muốn tìm hiểu thực trạng của hoạt động của đại biểu Quốc hội và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội thi đầu tiên, chúng tôi đưa ra những cơ sở pháp lí cho hoạt động của đại biểu QUốc hội đó là:
1 Vị trí pháp lí của đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trên các lĩnh vực hoạt động của NHà nước và xã hội được nhân dân cả nước bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do, là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
Vị trí pháp lí của đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp, luât tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu QUốc hội
2.Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ chủ yếu sau
-dự các kì họp của Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu quốc họi
- Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu chấp hành hiến pháp và pháp luật, tuyên truyền động viên nhân dân chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước -đại biểu Quốc hội phải nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri để phám ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân
- tham gia hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội
-Giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình đối với Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban mặt trận Tổ Quốc địa phương
Đại biểu có những quyền hạn như sau
Trang 2- Một là, Quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước thuộc nhiệm vụ quyện hạn của đại biểu Quốc hội tại kì họp Quốc hội
- Hai là, Quyền sáng kiến lập pháp
- Ba là, Quyền được cung cấp thông tin
- Bốn là, Quyền chất vấn các chức danh lãnh đạo Nhà nước cao cấp
- Năm là,Quyền tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các cơ quan Nhà
nước, cơ quan Lãnh đạo và các tổ chức của Quốc hội và đều bình đẳng như nhau trong bầu cử
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Đại biểu Quốc hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, đó là những cơ sở pháp lí, căn cứ để các đại biểu Quốc hội thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trên thực tế Là yếu tố cấu thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, hoạt động của đại biểu Quốc hội là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của Quốc hội Vậy thực trạng hoạt động, những mặt tích cực cũng như hạn chế của từng loại hoạt động đó như thế nào?
1 Hoạt động của đại biểu Quốc hội tại kì họp Quốc hội
1.1 Hoạt động trình dự án luật của đại biểu Quốc hội
Quyền sáng kiến lập pháp là một trong những quyền hiến định của các đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 87 Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa trong một số đạo luật khác như Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội…Thực hiện quyền này, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật và quyền kiến nghị về luật ra Quốc hội, tuy nhiên trên thực tế có thể thấy rằng việc trình dự án luật đều do Chính phủ hoặc các Ủy ban của Quốc hội thực hiện, việc
sử dụng quyền này, hoạt động của ĐBQH trong lĩnh vực này không có nhiều,
Trang 3hãn hữu có trường hợp đại biểu Quốc hội trình dự án luật, đó là trường hợp một đại biểu Quốc hội tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa X kiến nghị bổ sung dự án luật thuế sử dụng đất vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và được Quốc hội thông qua Tại kì họp khóa XI, có một đại biểu chuyên trách nguyện vọng trình một dự án pháp lệnh tuy nhiên không được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh Như vậy, trong khâu đâu tiên trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, vai trò của đại biểu Quốc hội còn hạn chế Mặc dù đã có những cơ
sơ pháp lí cho hoạt động này tuy nhiên trên thực tế, quyền sáng kiến lập pháp chưa được các đại biểu Quốc hội sử dụng và thực hiện một cách rộng rãi
1.2.Hoạt động chất vấn các chức danh lãnh đạo Nhà n ước của đại biểu Quốc
hội
Chất vấn là một trong những hình thức thực hiện quyền giám sát tối cao Quốc hội, trong hoạt động này của đại biểu Quốc hội có một số mặt tích cực và hạn chế như sau
-về nhưng mặt tích cực, đó là Các đại biểu Quốc hội đã đặt những hỏi được cử
tri quan tâm, những vấn đề mà dư luận bức xúc để chất vấn các vị lãnh đạo có trách nhiệm liên quan, có chất lượng phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của
cử tri Ví dụ tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, các vấn đề nóng như dự án boxit ở Tây Nguyên, vấn đề Biển Đông, các dự án lấy đất nông nghiệp làm sân golf… cũng đã được nêu ra để chất vấn các thanh viên của Chính phủ, gần đây nhất tại Kì họp Thứ 7 Quốc hội khóa 12, vấn đề về cắt điện thường xuyên đã được chất vấn bộ trưởng Bộ công thương
- Về các điểm hạn chế đó là: : một số đại biểu đặt câu hỏi quá dài hoặc chung
chung, rất ít các vị đại biểu truy xét trách nhiệm một cách cụ thể và đến cùng những vấn đề tồn tại 500 đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước chỉ có một số các đại biểu Quốc hội thường xuyên phát biểu và đặt vấn đề chất vấn; ngoài ra các đại biểu còn không thực hiện đúng trình tự, thủ tục chất vấn được quy định trong Luật
1.3 Hoạt động tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước
Trang 4Ngoài chức năng lập pháp và giám sát tối cao, Quốc hội còn một chức năng quan trọng khác đó là việc quyết định các chính sách quan trọng của đất nước,
mà để thực hiện chức năng này, hoạt động của các đại biểu Quốc hội đó là thảo luận những chính sách cơ bản về hoạt động đối nội và đối ngoại, các kế hoạch phát triển kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ… Đây cũng là một hình thức hoạt động, thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân thông qua người đại diện của mình
là đại biểu Quốc hội Tuy nhiên trên thực tế, vai trò quyết định các vấn đề này chưa mang lại hiệu quả, các chính sách kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh… được Chính phủ trình trước Quốc hôi, các đại biểu chỉ có quyền thảo luận nên thông qua hay không, chưa phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân
2 Hoạt động của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp
Trong thời gian Quốc hội không họp, đại biểu Quốc hội có các hoạt động chủ yếu sau:
Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Tiếp xúc cử tri vừa là quyền vừa là nhiệm vụ của đại biểu của Quốc hội Trước đây hoạt động này chưa thực sự phổ biến, nhưng hiện nay hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều bước tiến đáng kể Số cuộc tiếp xúc cử tri đã tăng lên, các hình thức tiếp xúc cử tri được mở rộng
tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như: tình trạng cử tri “chuyên nghiệp” vẫn còn phổ biến, số cuộc tiếp xúc cử tri tại cơ sở như xã phường thị trần còn ít, hoạt động này chỉ được thông báo công khai chủ yếu ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh Việc tiếp xúc cử tri ở nhiều nơi mang tính hình thức, các cuộc tiếp xúc bị bó buộc bởi thời gian trong khi đó những vấn đề mà cử tri quan tâm, những chính sách quan trọng về kinh tế xã hội của Nhà nước không truyền tải đầy đủ đến với cử tri Việc báo cáo hoạt động trước cử tri của nhiều đại biểu còn dài dòng, chung chung, thiếu hấp dẫn, dẫn đến tình trạng mà cử tri không muốn nghe và nói chuyện riêng, đi ra ngoài hoặc phải yêu cầu đại biểu Quốc hội rút ngắn thời gian báo cáo Bên cạnh đó, phần lớn các cuộc tiếp xúc cử tri không công khai, không được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng trừ các
Trang 5trường hợp tiếp xúc cử tri của các chức danh lãnh đạo Nhà nước cao cấp Cuộc tiếp xúc cử tri phải là hoạt động từ hai phía từ đại biểu và cử tri, tuy vậy không
ít đại biểu không giải quyết triệt để hoặc trả lời không rõ ràng các yêu cầu của
cử tri
2.2 Hoạt động giúp dân giải quyết các thắc mắc, kiến nghị, khiếu kiện tố cáo.
Quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền hiến định của công dân, là một trong những quyền chính trị đảm bảo sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lí đất nước, phát hiện các hành vi sai trái của cơ quan, cá nhân trong
bộ máy Nhà nước và xã hội Thực trạng khiếu kiện vượt cấp tràn lan xảy ra nhiều trên thực tế, các công dân chỉ viết đơn khiếu kiện đến hết cơ quan chức năng này đến cơ quan khác nhưng không được giải quyết Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội dường như rất ít thực hiện, một phần do công dân chưa tìm đến đúng địa chỉ cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết đồng thời một phần do các vị đại biểu Quốc hội chưa thực sự “gần” cử tri, chưa làm tốt vai trò tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, cho nên chưa tao được lòng tin đối với các
cử tri
Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên thì trong thời gian Quốc hội không họp, đại biểu Quốc hội còn có nhiệm vụ tham gia kiểm tra giám sát việc thi hành chính sách pháp luật ở địa phương, việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương và hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công dân Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của đại biểu Quốc hội trong các hoạt động này vẫn còn hạn chế
3 Một số hoạt động của đại biểu chuyên trách
Trong cơ cấu của đại biểu Quốc hội có một số đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách và số còn lại hoạt động kiêm nhiệm, hoạt động của các đại biểu chuyên trách đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng của đại biểu nói chung, tuy nhiên số lượng đại biểu chuyên trách hiện nay con ít, chưa đủ đáp ứng với khối lượng công việc của Quốc hội giao
Trang 64 Đánh giá chung về hoạt động của đại biểu Quốc hội và nguyên nhân những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của đại biểu Quốc hội
Từ những hoạt động trình bày ở trên, nhóm chung tôi xin đưa ra một số nhận xét về hoạt động của đại biểu Quốc hội hiện nay và nguyên nhân cho những hạn chế đó như sau
Hoạt động của đại biểu Quốc hội hiện nay đã có nhiều điểm tiến bộ đáng kể
so với trước kia: đã tăng số lượng tiếp xúc cử tri, hoạt động chất vấn được nâng cao, đảm bảo được tính công khai dân chủ… Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế đặc biệt là trọng hoạt động sáng kiến lập pháp, hay hoạt động giúp công dân giải quyết các khiếu nại tố cáo
Nguyên nhân những hạn chế trên, xuất phát từ những yếu tố sau
- Một là do chất lượng của Đại biểu Quốc hội nước ta
- Hai là do chưa có cơ chế giúp đỡ các hoạt động của đại biểu Quốc hội
- Ba là, do nhưng quy định của pháp luật còn những điểm chưa hợp lí.
III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội
Để nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội, theo nhóm chúng tôi cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội trên các tiêu chí sau
-Thứ nhất về độ tuổi, cần tăng độ tuổi tối thiểu đối với các đại biểu Quốc hội nói chung và quy định cụ thể về độ tuổi tối thiểu đối với các đại biểu chuyên trách
- Thứ hai, về tiêu chuẩn học vấn, cần quy định cụ thể trong luật, tiêu chuẩn học vấn đối với đại biểu Quốc hội là như thế nào?, không nên quy định chung chung như hiện nay đó là việc có năng lực phẩm chất…
Trang 7- Thứ ba, cần có sự phân nhiệm rõ ràng trong cơ cấu thành viên của Quốc hội
và Chính phủ, các đại biểu là thành viên của Chính phủ thì không thể kiêm nhiệm là đại biểu Quốc hội, để cho hoạt động giám sát được khách quan và công bằng
- thứ tư, tăng số lượng đại biểu chuyên trách
- thứ năm, mở rộng thành phần của Đại biểu Quốc hội, các đại biểu là các doanh nhân và các tầng lớp khác
2 Các giải pháp hoàn thiện các cơ chế giúp đỡ hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Hiện nay, cơ chế giúp đỡ đại biểu Quốc hội như thế nào hoạt động ra sao,
trách nhiệm phối hợp của các cơ quan NHà nước cá nhân đối với hoạt động của Đại biểu Quốc hội chưa được quy định rõ trong văn bản luật cụ thể vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu Quốc hội thì yêu cầu phải có cơ chế giúp đỡ đại biểu QUốc hội, và cơ quan giúp đỡ đó phải được quy định trên các văn bản pháp luật
- VỀ chính sách ưu tiên đối với đại biểu Quốc hội, như tiền lương, chi phí
ăn ở đi lại, nơi ở nơi lam việc, những người trợ lí, và cần có sự đào tao về hoạt động của đại biểu Quốc hội
- Về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và cá nhân, phải phối hợp hoạt
động, đáp ứng các yêu cầu của đại biểu trong các hoạt động như tiếp xúc
cử tri, cung cấp thông tin , và cần có chế tài đối với các hành vi không đáp ứng những yêu cầu đó
3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
Mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật đã ghi nhận khá đầy đủ, nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn cần phải hoàn thiện một số điểm sau đây:
Trang 8Thứ nhất, cần mở rộng quyền của đại biểu Quốc hội, chẳng hạn đối với quyền
được cung cấp thông tin, thì cần quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức,
cá nhân trong việc cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội, đó phải là yêu cầu bắt buộc không phải ở hình thức hợp tác, phối hợp giúp đỡ Đồng thơi cần gắn liền quyền hạn của đại biểu Quốc hội với nghĩa vụ mà họ phải thực hiện,nếu như không thực hiện được các hoạt động quy định theo Luật thì có chế tài biện pháp
xử lí như thế nào
Thứ hai, trong luật tổ chức Quốc hội, luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, mặc dù đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành quyền trình dự án luật của đại biểu Quốc hội tuy nhiên quy định này vẫn bộc lộ một số hạn chế Để một dự án luật được trình bày trươc Quốc hội phải tuân thủ rất nhiều những bước thẩm tra, xem xét của các Ủy ban thuộc Quốc hội, việc giới hạn thời gian trình dự án chỉ được nêu ra trong kì họp đầu tiên không hợp lí, nên quy định trong bất kì khoảng thời gian nào đại biểu Quốc hội cũng có quyền kiến nghị những bất cập, hạn chế của luật Đối với hoạt động chất vấn, thì không nên quy định thời gian hạn chế quyền chất vấn của đại biểu, việc chất vấn phải được tiến hành công khai, các câu trả lời phải giải quyết tận gốc vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu ra
Thứ ba, để thực sự nâng cao hiệu quả của hoạt động của Quốc hội, các chính
sách của Nhà nước đối với cá nhân đại biểu Quốc hội và các cơ chế hỗ trợ của đại biểu Quốc hội cần được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể
KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên có thể rút ra kết luận rằng, bên cạnh những mặt tích cực, thì hoạt động của các đại biểu Quốc hội còn tồn tại những hạn chế mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ những điều kiện chủ quan của bản thân đại biểu Quốc hội và cả những điều kiện khách quan do cơ chế của Nhà nước, điều kiện kinh tế xã hội mang lại Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội
là yêu cầu cấp thiết hiện nay, khi mà chúng ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của hội nhập Quốc tế Hoạt động
Trang 9của đại biểu Quốc hội là một trong những hình thức hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất- Quốc hội Các giải pháp đặt ra để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội đó là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan về vấn đề này, nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội, và cần có
cơ chế hữu hiệu giúp Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình, để đại biểu Quốc hội thực sự là cầu nối của công dân đối với hệ thống quyền lực Nhà nước