LỜI MỞ ĐẦUQuyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một chế định dẫn xuất hay còn gọi là phái sinh của chế định quyền sở hữu được quy định tại Chương VII, Phần thứ hai Bộ luật dân sự
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
A Một số vấn đề lý luận về quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 1
1 Khái niệm quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề 1
2 Khái niệm quyền về lối đi qua bất động sản liền kề………2
B Ba vụ việc liên quan đến tranh chấp lối đi trong một cộng đồng dân cư 2
I Vụ việc thứ nhất………2
II Vụ việc thứ hai……….6 III Vụ việc thứ ba………10
IV Thực tiễn tranh chấp về lối đi chung trong một cộng đồng dân cư
và một số giải pháp, phương hướng hoàn thiện các quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề……….14 KẾT LUẬN……… 15
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một chế định dẫn xuất (hay còn gọi là phái sinh) của chế định quyền sở hữu được quy định tại Chương VII, Phần thứ
hai Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) với tiêu đề: "Những quy định khác về quyền sở hữu" Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nói chung và quyền về lối đi qua bất
động sản liền kề là một vấn đề vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, những tranh chấp về lối đi trong một cộng đồng dân cư, hay giữa các chủ
sở hữu bất động sản liền kề đang diễn ra ngày càng phức tạp Dưới đây là một số trường hợp tranh chấp thực tế về lối đi trong một cộng đồng dân cư Thông qua các trường hợp tranh chấp này, chúng ta có thể xem xét cách giải quyết của tòa án, từ đó đưa ra những nhận xét về cách giải quyết và nắm được những quy định của pháp luật đối với quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng và quyền sử dụng bất động sản liền kề nói chung
NỘI DUNG
A Một số vấn đề lý luận về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1 Khái niệm quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản, nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản liền kề không thuộc sở hữu của mình thì mới có thể khai thác được công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Điều 273 Bộ luật Dân
sự 2005 đã quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu, không có thỏa thuận khác” Theo truyền thống
và theo thông lệ đây là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa của chủ sở hữu Mục đích của những quy định này trong Bộ luật dân sự cũng nhằm tạo cơ sở pháp
Trang 3lý về những điều kiện thuận lợi để các chủ sỡ hữu có thể khai thác một cách có hiệu quả nhất công dụng của tài sản Tuy nhiên, đó chỉ là quyền sử dụng hạn chế
2 Khái niệm quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi hợp lý ra đến đường công cộng, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về lối đi qua bất động sản liền kề:
“1 Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi
2 Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định
3 Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Về nguyên tắc chung, người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất
động sản liền kề số tiền tương ứng với giá trị tài sản được sử dụng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Việc mở lối đi phải xem xét đến những yếu tố: địa điểm, lợi ích của bất động sản Nếu bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu khác nhau, thì khi chia cũng phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong Phần này được coi là lối đi chung và không có đền bù
B Ba vụ việc liên quan đến tranh chấp lối đi trong một cộng đồng dân cư
I Vụ việc thứ nhất
1 Tóm tắt vụ việc
Trang 4Theo đơn khởi kiện gửi lên TAND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Mai sinh năm 1933 cư trú tại thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội trình bày:
Ông Mai và bà Đoàn Thị Dưỡng là hàng xóm liền kề nhau Theo trích lục bản đồ năm 1960, 1986, 1994 và hiện nay thì gia đình ông Mai và gia đình bà Dưỡng có đường
đi chung từ đê vào Trước năm 1990, gia đình bà Dưỡng đã xây cổng lấn vào phần đất
và địa phận nhà ông Mai Việc tranh chấp đã dẫn đến va chạm Năm 2003 gia đình ông Mai lấp ao và xây dựng nhà cho các con thì gia đình bà Dưỡng xây lấp cổng không cho gia đình ông Mai đi vào phần đất của gia đình ông Khi ông Mai kiện ra xã thì anh Lạc phó chủ tịch giải quyết không đúng, xác định ngõ đi là của bà Dưỡng nên bà Dưỡng cho là ngõ đi riêng và xây bức tường ngăn không cho ông Mai đi vào đường và đổ bê tông đường Vì vậy, ông Mai đã đề nghị Tòa án xác định đây là ngõ đi chung của công, buộc gia đình bà Dưỡng phải dỡ bỏ bức tường này và ông Mai sẽ thanh toán ½ giá trị công tôn tạo ngõ đi cho bà Dưỡng theo giá trị tài sản của Tòa án
Bà Đoàn Thị Dưỡng (bị đơn) sinh năm 1935 cư trú tại thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội trình bày:
Bà Dưỡng có mảnh đất tổ tiên để lại, phía đông giáp nhà anh Chiến, phía tây giáp ao nhà ông Mai và phần đất thổ cư nhà anh Khoa, phía nam giáp hồ tập thể, được thể hiện rõ trên bản đồ năm 1960 Từ khi có luật đóng thuế bà Dưỡng đã đóng thuế đầy
đủ Năm 2000, bà Dưỡng cho con trai là Nguyễn Văn Chính một mảnh đất, bà Dưỡng bớt một mảnh đất làm lối đi vào phần đất còn lại của mình Năm 2003, ông Mai có sang nói với bà Dưỡng cho ông Mai đi nhờ để vận chuyển vật liệu qua lối đi nhà bà Dưỡng để ông Mai lấp ao, vì là hàng xóm nên bà Dưỡng cho đi nhờ Sau khi ông Mai lấp ao xong, bà Dưỡng xây tường để cát nhà ông Mai không chảy sang nhà bà thì ông Mai và gia đình cản trở việc xây dựng của nhà bà Dưỡng Ông Mai còn hô hào các con sang đe dọa tính mạng mẹ con bà Dưỡng Bà Dưỡng đã báo chính quyền và xã lập biên bản Ngày 13/12/2004, Ủy ban nhân dân xã lập biên bản giải quyết xác định phần ngõ này là ngõ của gia đình bà Dưỡng
Theo bản tự khai của anh Nguyễn Văn Chính và chị Lê Thị Ngát là con trai và con dâu của bà Dưỡng cho rằng:
Trang 5Gia đình vợ chồng gia có mảnh đất tổ tiên để lại Năm 1989, anh Chính được giao nhiệm vụ trông nom mảnh đất này Năm 1977, gia đình ông Mai tát ao nên gia đình anh Chính đã xây tường rào phía giáp ao nhà ông Mai Năm 2000, em trai anh Chính là anh Nguyễn Đang Thành lấy vợ, bà Dưỡng đã cho vợ chồng anh Chính một phần đất phía ngoài và đã có sổ đỏ đứng tên chị Lê Thị Ngát là vợ anh Chính và cho em trai anh Chính là anh Thành một phần đất phía trong, nên gia đình anh Chính đã để lại lối đi từ ngoài giáp đê vào trong nhà đất của anh Thành (phía giáp ao nhà ông Mai) Năm 2003, gia đình ông Mai lấp ao, gia đình anh Chính xây cao bức tường giáp nhà ông Mai thì ông Mai cản trở, sau đó kiện gia đình nhà anh Chính Căn cứ trích lục bản
đồ năm 1960, 1994 thì con đường hiện ông Mai kiện là phần đất của gia đình anh Chính nên gia đình anh Chính được tiếp tục xây tường, gia đình ông Mai có cổng đi một lối đi khác, còn ngõ đi hiện nay là của gia đình anh Chính và bà Dưỡng
Anh Nguyễn Đang Thành và chị Ngô Thị Thục là con trai và con dâu của bà Dưỡng đã trình bày trước tòa:
Hai vợ chồng anh chị nhất trí như lời trình bày của anh Chính Hai vợ chồng anh khẳng định gia đình ông Mai có cổng ở một lối khác, còn ngõ đi hiện nay là của gia đình anh chị
2 Giải quyết của Tòa án
Vụ kiện đã được xét xử sơ thẩm ngày 26/09/2006, Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Xuân Mai đối với bà Đoàn Thị Dưỡng xác định tranh chấp giữa hai gia đình diện tích 120m2 là ngõ đi của hàng xóm; buộc gia đình bà Dưỡng phải dỡ bỏ bức tường xây dựng ngăn giữa lối đi với gia đình ông Mai
để đảm bảo ngõ đi có kích thước như trích bản đồ hiện nay cụ thể: Chiều rộng tính từ nhà bà Dưỡng sang nhà ông Mai là 3m, chiều dài từ mốc giới chân đê vào phần đất cổng nhà bà Dưỡng là 40m; buộc gia đình ông Mai phải thanh toán ½ giá trị công trình
và công tôn tạo cho ngõ đi cho gia đình bà Dưỡng là 4.115.000 đồng
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 09/10/2006, bà Dưỡng, anh Chính, chị Ngát, anh Thành, chị Thục đều có đơn kháng cáo bản án Chấp nhận đơn kháng cóa của
bà Dưỡng và 4 người con, căn cứ Điều 131, 132, 276 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án
Trang 6cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm số 46/DSST ngày 26/09/2006 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm và xử như sau:
1- Xác nhận mảnh đất có diện tích:
2
3 7 ,
2 m m
x 13,4m mà gia đình bà Dưỡng đang sử dụng làm lối đi không phải là ngõ đi chung với gia đình ông Nguyễn Xuân Mai (hàng xóm).
2- Bác bỏ yêu cầu của ông Nguyễn Xuân Mai do anh Nguyễn Xuân Hiền là người đại diện đối với bà Đoàn Thị Dưỡng về việc đòi quyền sử dụng chung ngõ đi này từ đất nhà bà Dưỡng để đi thẳng lên phía đê.
3- Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.
4- Về án phí:
- Ông Mai phải chịu 50.000 án phí dân sự sơ thẩm được trừ vào 50.000 đồng tạm ứng đã nộp tại biên lai ngày 1/1/2006.
- Bà Dưỡng, anh Thành, chị Thục, anh Chính, chị Nga không phải chịu án phí phúc thẩm được hoàn lại mỗi người 50.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai
7216, 7217, 7210, 7223 ngày 9 và 11/10/2006 (Án xử công khai phúc thẩm có hiệu lực ngày 26/01/2007.
3 Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án
Nhóm hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của Tòa vì:
Thứ nhất, đối với yêu cầu kháng cáo của gia đình bà Dưỡng thấy rằng phía ông
Mai do ông Hiền đại diện khai là lối đi đang tranh chấp gia đình ông đã đi từ rất lâu vài chục năm nay Song căn cứ vào các chứng cứ do phía gia đình bà Dưỡng xuất trình và cung cấp của Ủy ban xã Liên Mạc thể hiện là từ trước đến nay gia đình ông Mai đi lối
đi khác (từ phía ngõ Nam Hạ vào đất nhà ông)
Thứ hai, ông Mai còn khai rằng năm 1997 khi bà Dưỡng xây gạch ở phần đất bờ
ao là đất của nhà ông, ông đã không phản đối và đồng ý để sử dụng chung song bà Dưỡng không công nhận đất đó là đất của ông Mai Xét thấy trên thực tế đất 2 nhà giáp nhau, đất ông Mai là đất ao và căn cứ vào khoản 1 Điều 113 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì đất bờ ao đang tranh chấp không thể là của gia đình nhà ông
Trang 7Mai được vì ông Mai hoàn toàn không có giấy tờ gì chứng minh lối đi đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của gia đình ông
Thứ ba, bản đồ giải thửa năm 1960 do Ủy ban nhân dân xã Liên Mạc cung cấp
cho Tòa án cho thấy mảnh đất gia đình bà Dưỡng đang quản lý sử dụng tiếp giáp với ngõ đi từ đê vào còn mảnh đất của gia đình ông Mai nằm lùi vào một chút và không tiếp giáp với ngõ đi từ đê xuống Kết hợp với bản đồ giải thửa năm 1994 do Ủy ban nhân dân xã Liên Mạc cung cấp đã thể hiện sau khi tách một phần thửa đất bà Dưỡng đang quản lý ra làm hai, một phần cho vợ chồng anh Chính chị Ngát quản lý thì bà Dưỡng đã dành lại một lối đi trên đất của bà làm lối đi vào phần đất còn lại ở phía trong Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào việc gia đình bà Dưỡng không đóng thuế phần diện tích ngõ đi đang tranh chấp để xác định ngõ đi đó là ngõ đi công nên ông Mai được quyền đi là không đúng Điều này đã xâm phạm đến quyền lợi của gia đình
bà Dưỡng vì chính quyền địa phương không thu thuế phần lối đi đó chứ không phải có yêu cầu nộp mà họ không nộp vì họ không hề có văn bản nào thỏa thuận cho gia đình ông Mai đi cùng Vì vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định ngõ đi đang tranh chấp là ngõ đi công và ông Mai có quyền đi là không có căn cứ pháp lý
Thứ tư, về án phí: Ông Mai phải chịu 50.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm được
trừ vào 50.000 đồng tạm ứng đã nộp tại biên lai ngày 1/1/2006; bà Dưỡng, anh Thành, chị Thục, chị Nga không phải chịu án phí phúc thẩm được hoàn lại mỗi người 50.000 đồng tạm ứng phí đã nộp tại biên lao 7216, 7217, 7210, 7223 ngày 9 và 11/10.2006 là hoàn toàn đúng với quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 12 Nghị định 70/CP ngày 12/06/1997 về án lệ phí Tòa án
II Vụ việc thứ hai
1 Nội dung vụ việc
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Huy Tám – sinh 1949 và Bà Đỗ Thị Khánh Hoà - sinh
1951, trú tại: 253 tổ 32C cũ nay là 16 ngõ 4A/2 Đặng Văn Ngữ, Phương Liên, Đống
Đa, Hà Nội
Bị đơn: Ông Nguyễn Như Hùng – sinh 1944 và Bà Trương Thị Loan – sinh
1955, trú tại: 18 ngách 4A/2 phố Đặng Văn Ngữ Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
Trang 8Năm 1995, Ông Nguyễn Như Hùng được hưởng di sản nhà đất của bố mẹ để lại (nhà 3,5 tầng trên diện tích đất 58,8m2) Ngày 28/4/1997 ông Nguyễn Như Hùng và vợ
là Trương Thị Loan bán một phần nhà số 253 tổ 32C phường Phương Liên, Đống Đa (nhà nằm trên diện tích đất 58,80m2) cho ông Nguyễn Ngọc Du và vợ là Nguyễn Minh Châu (kích thước 4,2 x 14m = 58,8m)
Sau nhiều lần mua bán sang tên nhà đất, ngày 16/8/1999 ông Nguyễn Huy Tám
và bà Đỗ Thị Khánh Hoà là người mua lại nhà đất sau cùng, vẫn giữ nguyên mốc giới nhưng diện tích đất thực tế chỉ có 56,9m2 Trong khi mua bán các bên không có sự thoả thuận về lối đi mà người mua vẫn đi nhờ trên phần đất nhà ông Hùng rộng trên 1m và dài trên 3m Cả gia đình ông Hùng và gia đình ông Tám cùng đi chung lối đi này Ngoài lối đi mà gia đình ông Nguyễn Huy Tám đi qua phần đất ngõ đi nhà ông Hùng không có lối đi nào khác ra ngõ xóm Tuy ông Hùng vẫn đồng ý cho gia đình ông Tám
đi nhờ trên phần đất của gia đình ông nhưng chỉ đồng ý để lối đi rộng 0,70m Khi kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên không thống nhất được lối đi chung Uỷ ban nhân dân phường Phương Liên đã hoà giải giữa hai gia đình ông Hùng
và ông Tám nhưng không đạt kết quả nên không thể thông qua hồ sơ xét duyệt cấp sổ
đỏ cho hai gia đình
Ngày 10/11/2006 và được bổ sung ngày 25/12/2006 ông Nguyễn Huy Tám và bà Đỗ Thị Khánh Hoà khởi kiện yêu cầu: Ông bà Tám được quyền sử dụng lối đi chung vĩnh viễn với gia đình ông Hùng với diện tích lối đi chung 4,58m2 và sẽ đền bù giá trị quyền sử dụng đất lối đi theo pháp luật Yêu cầu gia đình ông Hùng phải trả gia đình ông 1,9m2 đất mua còn thiếu 01/2/2007 ông Tám, bà Hoà có đơn rút yêu cầu kiện đòi 1,9m2 đất đối với ông Hùng Ông Nguyễn Như Hùng và bà Trương Thị Loan không đồng ý nhượng lại lối đi cho gia đình ông Tám Chỉ đồng ý cho gia đình ông Tám đi nhờ lối đi Không chấp nhận ông Tám đòi 1,90m2 đất Chỉ đồng ý để lối đi rộng 0,70m Hội đồng định giá đã đo đạc lối đi có diện tích hình thang méo diện tích 4,58m2 có giá trị 91.600.000 đồng
Bản án số 03/DSST ngày 8/2/2007, Toà án nhân dân quận Đống Đa đã xử: Buộc gia đình ông Nguyễn Như Hùng phải giành lối đi chung cho gia đình ông Nguyễn Huy Tám đi ra đường công cộng có diện tích 4,58m2 hình thang méo Diện tích lối đi của hai
Trang 9gia đình ông Tám và ông Hùng chỉ được làm lối đi chung không được xây dung công trình kể cả khoảng không Buộc gia đình ông Tám, bà Hoà phải thanh toán cho gia đình ông Hùng, bà Loan 1/2 giá trị quyền sử dụng đất lối đi chung là 45.800.000 đồng Chấp nhận yêu cầu của ông Tám, bà Hoà rút yêu cầu đòi 1,9m2 đất đối với ông Hùng, bà Loan
Không đồng ý bản án sơ thẩm, 4/10/2007 ông Nguyễn Như Hùng đã kháng cáo
cho rằng: “Ông không tranh chấp với ông Tám về ngõ đi, ông Tám vẫn có lối đi trên đất nhà tôi, tôi không phạm luật Về lối đi chung phải cam kết không được chia tách xây dựng, chuyển nhượng Giá đất nhà tôi hiện nay cao hơn nhiều so với định giá Ông Tám phải đền bù tiền đất đầy đủ đúng thời gian qui định Trụ cổng nhô ra không gian 0,13m đến 0,15m phải trừ trả nhà tôi không tính vào phần diện tích ngõ đi chung”.
Ngày 14/2/2007 ông Nguyễn Huy Tám kháng cáo: Yêu cầu ông Hùng phải phá bỏ bức tường xây chắn ngang mặt tiền nhà Gia đình ông Hùng phải để 12m2 đất trước mặt tiền nhà làm lối đi chung cho gia đình tôi và gia đình ông Hùng
2 Giải quyết của Tòa án
Tranh chấp trên đã được TAND thành phố Hà Nội xét xử như sau: Căn cứ khoản 2 điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự Căn cứ điều 273, khoản 1 điều 274, khoản 1,2 điều
275 Bộ luật dân sự Căn cứ Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ qui định
về án phí, lệ phí Sửa một phần bản án sơ thẩm về ranh giới ngõ đi chung và thoả thuận
về thanh toán Xử như sau:
1 Chấp nhận đơn yêu cầu của ông Nguyễn Huy Tám và bà Đỗ Thị Khánh Hoà Buộc gia đình ông Nguyễn Như Hùng và bà Trương Thị Loan phải giành lối đi chung cho gia đình ông Nguyễn Huy Tám và bà Đỗ Thị Khánh Hoà ra đường công cộng có diện tích là 4,58m 2 đất hình thang méo (có sơ đồ ranh giới ngõ đi kèm theo).
2 Buộc gia đình ông Nguyễn Huy Tám và bà Đỗ Thị Khánh Hoà phải có trách nhiệm thanh toán cho gia đình ông Nguyễn Như Hùng và bà Trương Thị Loan 1/2 giá trị sử dụng đất lối đi chung là 45.800.000 đồng.
- Ghi nhận sự tự nguyện của hai bên, ông Nguyễn Huy Tám và bà Hoà có trách nhiệm thanh toán số tiền trên vào ngày 4/5/2007.
Trang 10- Diện tích lối đi chung là lối đi của gia đình ông Nguyễn Huy Tám bà Đỗ Thị Khánh Hoà và gia đình ông Nguyễn Như Hùng bà Trương Thị Loan Chỉ được sử dụng làm lối đi chung không được chia tách lối đi, không được xây dựng – kể cả khoảng không của lối đi Các bên phải tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau sử dụng lối đi, không
ai được làm cản trở sử dụng lối đi chung
- Phần ô văng (tại cổng) nhà ông Hùng rộng 15 cm và có đoạn là 13 cm nằm trên phần khoảng không của ngõ đi chung, ông Hùng làm từ trước đây nay được giữ nguyên nhưng khi nào làm lại cổng phải làm đúng trên phần đất của mình
3) Bác yêu cầu của ông Nguyễn Như Hùng và bà Trương Thị Loan chỉ để lối đi chung rộng 0,7m và 3m chiều dài theo hướng Tây Bắc.
- Ghi nhận tự nguyện của ông Tám, bà Hoà rút yêu cầu đòi ông Hùng, bà Loan giá trị sử dụng 1,9m 2 đất trong quá trình mua bán đất còn thiếu.
4) Về án phí:
- Ông Tám, bà Hoà phải chịu 2.290.000 đồng án phí dân sự.
- Ông Tám, ông Hùng không phải chịu án phí phúc thẩm
3 Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án
Nhóm đồng ý với cách giải quyết của Tòa án bởi:
Thứ nhất, việc gia đình ông Nguyễn Huy Tám yêu cầu gia đình ông Nguyễn
Như Hùng phải giành lối đi chung cho gia đình ông ra đường công cộng là một yêu cầu chính đáng Quyền yêu cầu về lối đi là một dạng trái quyền, đó là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc (một quyền được pháp luật thừa nhận) Tại khoản 1 Điều
275 BLDS quy định: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác”.
Thứ hai, việc gia đình ông Nguyễn Huy Tám và bà Đỗ Thị Khánh Hoà phải có
trách nhiệm thanh toán cho gia đình ông Nguyễn Như Hùng và bà Trương Thị Loan 1/2 giá trị sử dụng đất lối đi chung là 45.800.000 đồng là đúng với quy định tại Điều 273,