Tiểu luận Khởi sự doanh nghiệp dự án công ty thủy sản

34 1.2K 11
Tiểu luận Khởi sự doanh nghiệp dự án công ty thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến rõ nét Khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷ sản sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, đầu tư phát triển có hiệu quả, bền vững và tiếp tục hội nhập nhanh với thủy sản khu vực và quốc tế Ngành thủy sản những năm gần đây, đã có những bước tăng trưởng ấn tượng theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất các mặt hàng thủy sản của việt nam 8 tháng đầu năm 2011 đạt 3,79 tỷ USD chiếm 6,14% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước, trong đó đặt biệt kể đến là sản phẩm cá tra xuất khẩu hiện tại nhu cầu sản phẩm từ cá tra xuất khẩu của Việt Nam đang được thị trường thế giới rất ưa chuộng như Mỹ, EU, Nhật… Theo dự báo, đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường sẽ tăng cao Ngoài ra, khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tăng, người tiêu dùng sẽ chuyển sang chọn các sản phẩm thủy sản Trong giai đoạn 2011-2020, tôm, cá tra và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng trong cơ cấu sản lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (chiếm khoảng 80%) Vì vậy, nhóm chúng em quyết định cùng nhau xây dựng kế hoạch kinh doanh “ Thành lập công ty cổ phần TLC” là công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm cá tra,basa phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Với kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh của nhóm không tránh khỏi những sai sót Vì vậy nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy Ths Hồ Xuân Ngọc và các bạn để kế hoạch kinh doanh của nhóm được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! I TÓM TẮT THỰC THI: 1 Đối tượng Cá tra, cá basa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng là sản phẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng.Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng Hiện nay, cá tra xuất khẩu sang 163 nước (trong khi năm 2006 chỉ có 65 nước) và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn phile trên thế giới, sản lượng 1,5 triệu tấn mỗi năm Biểu đồ 1: Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo giá trị xuất khẩu cá tra theo giá trị năm 2011 năm 2010 Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam) Thị trường EU: là thị trường tiêu thụ chính mà công ty TLC hướng đến Để xuất khẩu được cá vào thị trường EU, cá chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) Ngoài ra còn có SQF (bao gồm SQF 2000 CM và SQF 1000 CM): tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra giám sát các phương thức kiểm soát Thị trường Mỹ: Tuy thị trường Mỹ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu vào Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu vào Mỹ thì phải có HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point – Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn – do FAO/WHO ban hành) Tuy nhiên đây là một thị trường có kim ngạch xuất cao đối với các công ty thủy sản và hứa hẹn sẽ là thị trường lớn để TLC đầu tư khai thác Thị trường Mehico: Trong những năm vừa qua, Mehico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra,basa Việt Nam Đây là thị trường tiêu thụ cá tra, basa lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ Tính đến 15-06-2011, giá trị nhập khẩu cá tra, basa của Mehico đứng thứ 2 của Việt Nam sau thị trường Mỹ Nhu cầu thủy sản nuôi trồng tiếp tục tăng trong thời gian tới Theo dự báo, dân số thế giới ước tính tăng từ 7 tỷ người hiện nay lên 8 tỷ người vào năm 2030 và tới 2050 sẽ là 9 tỷ người Giả sử thận trọng rằng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong thời gian tới sẽ vẫn giữ ở mức 117,3kg/người/năm ( theo ước tính năm 2010 của FAO), thì thế giới sẽ cần thêm khoảng 20 triệu tấn thủy sản thủy sản nuôi trồng vào năm 2030 và 40 triệu tấn thủy sản vào năm 2050 2 Nhiệm vụ - Đáp nhu cầu tiêu thụ cá tra,basa của thị trường trong nước và thị trường thế giới - Góp phần thúc đẩy ngành chế biến thủy sản phát triển, làm gia tăng tỷ trọng ngành xuất khẩu thủy sản của nước ta - Thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu phát triển, thu được nhiều ngoại tệ - Kéo theo sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giúp đời sống người dân cải thiện hơn - Giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động trẻ 3 Yếu Tố Then Chốt Để Thành Công Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thủy sản tại Việt Nam Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong topten có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 3,79 tỷ USD đạt được trong năm 2011, và đã có mặt ở 163 thị trường nước ngoài… Nghị định của chính phủ về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Điều 4 Phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ cá tra 1 Nhà nước có chính sách đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ cá tra trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 2 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiến tiến vào sản xuất và tiêu thụ cá tra; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá sản phẩm cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; 3 Phát triển nuôi cá tra gắn với chế biến hiện đại, các hình thức nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi 4 Sản xuất các sản phẩm cá tra đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường Chính sách tín dụng, hỗ trợ rủi ro trong sản xuất Và tiêu thụ cá tra Điều 14 Chính sách tín dụng 1 Cá nhân hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, chủ trang trại sản xuất giống nuôi, chế biến và các dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ cá tra được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo các mức như sau: a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; b) Tối đa đến 400 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ cá tra; c) Tối đa 01 (một) tỷ đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại 2 Trường hợp do những nguyên nhân bất khả kháng chưa trả nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khác hàng theo quy định hiện hành, đồng thời tùy từng trường hợp cụ thể tổ chức tín dụng có thể nghiên cứu xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khác hàng chưa trả nợ đúng hạn II TÓM TẮT KINH DOANH 1.Quyền sở hữu công ty: Tên Công ty : Công ty cổ phần thủy sản TLC Nhà đầu tư: Nhóm 3 lớp TBVQT01 cùng các cổ đông trong và ngoài nước Đặc điểm kinh doanh: Công ty cổ phần thủy sản TLC là một công ty kinh doanh ngành thủy sản chế biến các sản phẩm cá tra,basa phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Với định hướng đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại, kết hợp với huy hoạch vùng nguyên liệu tốt sẽ mang lại giá trị cạnh tranh cao cho doanh nghiệp Địa chỉ liên lạc : Số 234 Quốc lộ 30,TP Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp  (0673) 870 416 DĐ: 0972.336.524 Email: tlcvn.@gmail.com Web: http://tlcvn.com 1.1 sơ đồ tổ chức của công ty Hội Đồng quản trị Giám đốc điều hành thuật Phòng GĐ Kỷ Phòng Phòng R&D nghiệp QT hành 2.Tóm Tắt Khởi Sự Kinh Doanh vụ chính Phòng GĐ kinh doanh Phòng giải páp NC và PT DN sản phẩm Phòng tư vấn, hổ trợ KH Phát triển kinh tế đất nước đồng nghĩa với việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp Trong đó tập trung đẩy mạnh khai thác thế mạnh của từng vùng miền đã được Nhà nước chỉ đạo tập trung thực hiện Có thể nói, trong nhiều năm gần đây, cá tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung Cá tra được nuôi tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi (với hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220km) kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển khá mạnh Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2,792 ha đến cuối năm 2010 khoảng 5,400 ha Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ đặc biệt ở Đồng Tháp với dân số 1,6 triệu người thì tỷ lệ nhóm tuổi từ 15-29 chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động Đây là nguồn lao động dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của TLC Bên cạnh đó, với cuộc sống công nghiệp hiện đại ngày càng phát sinh nhiều mầm bệnh trên gia súc, gia cầm làm cho người tiêu dùng chuyển xu hướng sang sử dụng các sản phẩm thủy sản Theo thống kê mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), dân số nước ta hiện đang đứng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/ năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình Như vậy thì trường nội địa cũng đầy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm này Ngoài ra thị trường thế giới cũng rất ưa chuộng sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2011, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL đạt 3.980 ha, diện tích đã thu hoạch 1.933 ha, sản lượng cá thu hoạch đạt 597.324 tấn (năng suất 309 tấn/ha) với kim ngạch xuất khẩu đạt 744 triệu USD Một số địa phương có diện tích thả nuôi nhiều gồm Đồng Tháp 1.188ha, An Giang 787ha, TP Cần Thơ 665ha, ít nhất là Kiên Giang 16,95ha Từ cuối tháng 5-2011 đến nay, sản lượng cá tra đến kỳ thu hoạch tăng, đây là nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy Từ tình hình nghiên cứu trên, nhóm chúng em nhận thấy việc xây dựng một công ty chế biến Cá Tra ở Đồng Tháp là một điều rất cần thiết Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản xuất khẩu và phục vụ nhu cầu thị trường nội đại,giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Chính vì vậy, chúng em đã xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh về việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng Tháp 3.Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Cá tra, basa – quà tặng của dòng Mekong Công ty cổ phần thủy sản TLC thành lập nhằm cung cấp cho cuộc sống sự đa dạng về mặt hàng thủy sản từ dòng Mekong trù phú Chúng tôi hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Công ty phát triển lĩnh vực kinh doanh thủy sản với sự chú tâm về tính mới lạ và chất lượng cao để cho ra các mẫu sản phẩm sang tạo Chúng luôn mang đến cho các đối tác sự chân thành và hiệu quả trong kinh doanh Chúng tôi luôn nỗ lực đáp ứng sự mong chờ của khách hàng với hệ thống truy xuất hoàn chỉnh, các chứng chỉ về quản lý chất lượng Và mục tiêu cuối cùng là mang quà tặng của dòng sông Mekong đến người tiêu dùng dưới dạng những sản phẩm ngon, đẹp và tốt cho khỏe 3.1 Slogan “TLC – Cá gì ngon thế” 4.Sản Phẩm – Dịch Vụ Lĩnh vực hoạt động của công ty: • Chế biến và Xuất khẩu thủy sản • Nuôi trồng thủy sản nội địa • Kinh doanh phụ phẩm • Sản xuất và mua bán thức ăn thủy sản Sản phẩm chủ yếu là fillets cá tra, sẽ chiếm 95% cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty cổ phần thủy sản TLC, trong đó chủ yếu là fillet trắng, đây là phân khúc có giá xuất khẩu cao nhất Thông thường giá xuất khẩu fillet trắng cao hơn khoảng 20-50% so với fillet thịt đỏ và cao hơn nhiều so với cá cắt khoanh Biên lợi nhuận gộp của fillet cá tra khoảng 18% Trong tương lai có kế hoạch tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng và mở rộng thêm sản phẩm fillet cá chẽm là những mặt hàng có biên lợi nhuận cao hơn, khoảng 20-25% Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU, công ty đã định vị hướng đi là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chất lượng hàng đầu Để thực hiện mục tiêu này, Công ty sẽ xây dựng mô hình sản xuất khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ AquaGap cho 4 vùng nuôi, Global Gap cho 5 vùng nuôi Công ty dự định sẽ đạt chứng chỉ Global Gap cho trại cá giống và nhà máy thức ăn Các chứng chỉ sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty TLC dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường Hoạt động nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng Công ty dự kiến sẽ quy hoạch 6 vùng nuôi trồng thủy sản chính là Tân Hòa, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Cồn Tân Thanh, Mỹ Xương, Bình Thạnh với tổng diện tích là 140 ha Các vùng nuôi của Công ty chủ yếu nhằm cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến Kỳ vọng lợi nhuận đột biến từ vùng nuôi Những năm trước, do giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm, nên các vùng nuôi trong khu vực thường không đem lại lợi nhuận Các vùng nuôi này chủ yếu sẽ giúp cho công ty chủ động kiểm soát được chất lượng và hoàn thành chuỗi cung ứng khép kín để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và EU Tuy nhiên, trước tình trạng khan hiếm nguyên liệu Cùng với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng nên đã đẩy giá cá tra liên tục tăng từ quý 3 trở lại đây Với mức giá bán cá tra nguyên liệu hiện nay khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg, người nuôi cá sẽ có mức lãi khoảng 2.000 - 4.000 đồng/kg Nếu mức lợi nhuận từ nuôi cá trung bình trong cả năm 2011 khoảng 2.000 đồng/kg, công ty có thể sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên liệu khoảng 150 tỷ đồng, giúp giảm giá vốn hàng bán và tăng biên lợi nhuận gộp của Công ty Kinh doanh phụ phẩm Phụ phẩm cá tra đóng góp nguồn doanh thu đáng kể Nguồn phụ phẩm từ chế biến cá tra là tương đối cao Hiện tại mức tỷ lệ cho ra 1kg fillet trong ngành là 2,7kg cá nguyên liệu Với công suất hoạt động kiến dự lên tới 400.000 tấn cá tra/ngày,công ty có khả năng tạo ra nguồn phụ phẩm khá lớn Nguồn phụ phẩm này chủ yếu được bán làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản (trừ thức ăn cá tra), với nhu cầu và giá bán tăng mạnh trong những năm qua 5.Sản Xuất Quy trình công nghệ chế biến cá tra, basa filler đông block • Công ty CP Vĩnh Hoàn Với tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu ngành năm 2011 là 8,04% đạt giá trị 54,06 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2011 Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam Hiện tại Vĩnh Hoàn là nhà cung cấp được các nhà nhập khẩu nước ngoài (về mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa) đánh giá cao Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp): là một công ty được thành lập từ năm 1997 cũng là nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất: một cho cá fillet, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và cho các thủy sản khác Một trong những mục tiêu hàmg đầu của Vĩnh Hoàn là cung ứng các sản phẩm từ cá đã chế biến có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm + Thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu; + Tài chính mạnh, quản lý nguồn nguyên liệu tốt; + Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để phục vụ hộ nuôi thủy sản thức ăn cho cá chất lượng cao và sạch + Chính sách nhân sự tốt: lương cao và chế độ phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên; + Trong chế biến Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng có một số chứng nhận đạt chuẩn HACCP, EU Code DI 152, DL 384, ISO 9001:2000, SQF 2000CM và HALAL - Điểm yếu: + Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh: thiếu một số máy kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh + Nghiên cứu và phát triển kém; + Chi phí sản xuất cao; + Hoạt động marketing đơn điệu; • Công ty CP Hùng Vương Tất cả nhà máy đều được trang bị tốt với công nghệ tiên tiến nhất và hiện đại từ châu Âu với công suất chế biến đạt trên 160,000 tấn thành phẩm/năm Tất cả 12 nhà máy chế biến cá được xây dựng cập bờ sông nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển cá từ ao nuôi về nhà máy Đây là các yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo độ tươi, màu sắc và kết cấu thịt cá săn chắc trong các sản phẩm của Hùng Vương Với 350 ha diện tích mặt nước trãi rộng khắp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang cung cấp 120.000 tấn nguyên liệu cho Hùng Vương Năm 2011 Hùng Vương có giá trị xuất khẩu là 6,89% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành Đạt kim ngạch xuất khẩu là 46,32 triệu USD trong 6 tháng đầu năm , từ những yếu tố đó cho thấy Hùng Vương cũng là đối thủ mạnh - Điểm mạnh: + Có nhiều chuyên viên nghiên cứu giỏi; + Sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm và mùi vị khác nhau; + Khả năng cạnh tranh về giá tốt nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và chi phí sản xuất thấp; - Điểm yếu: + Thị phần tương đối thấp; + Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh; + Marketing chưa được tổ chức tốt; + Thương hiệu có mức nhận biết thấp; • Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Với tỷ lệ trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành là 5,36% đạt kim ngạch xuất khẩu 36 triệu USD trong sáu tháng đầu năm 2011 - Điểm mạnh: + Hiện nay, công ty có khoảng hơn 60 món ăn chế biến từ cá basa; có 2 tổng đại lý ở Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh và 3 điểm phân phối ở ĐBSCL, 32 điểm tại các tỉnh phía Bắc, 5 điểm tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; + Đầu tư thương hiệu mạnh, thị phần nội địa của công ty chiếm khoảng 10%; + Hoạt động marketing khá tốt: Lập một bộ phận tiếp thị để chăm lo thị trường nội địa, hổ trợ 20 triệu cho các đại lý thực hiện bảng hiệu và hình quảng cáo; + Nghiên cứu và phát triển tốt; + Khả năng quản lý nguồn nguyên liệu tốt: thành lập hộ nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000; - Điểm yếu: + Thị trường nước ngoài yếu; + Hệ thống phân phối yếu; + Công suất máy chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường 9.Kế hoạch maketing 9.1 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu 9.1.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu Từ việc phân khúc thị trường nên chỉ tập trung kế hoạch marketing cho khách hàng là người tiêu dùng ở các nước như Mỹ, EU, Nhật… và thành thị, trung tâm của các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh lân cận, thành phố lớn và khu vực phía Bắc Việc xác định thị trường mục tiêu trên là do ở dân cư tập trung đông, thu nhập cao và ổn định Mặt khác, người dân ở thành thị có cuộc sống hiện đại, do công việc nên có nhu cầu về những thực phẩm chế biến sẵn, do đặc tính của sản phẩm là mặt hàng đông lạnh nên bảo quản được lâu 9.1.2 Khách hàng mục tiêu a Đối với khách hàng nội địa :tập trung vào kênh phân phối có sẵn của Công ty với các chương trình quảng bá, chiêu thị để thu hút thêm khách hàng Đại lý, nhà hàng, siêu thị: Là người trung gian đưa sản phẩm đến ta người tiêu dùng do đó có thể áp dụng biện pháp khuyến mãi, hổ trợ chi phí khác, tặng quà cuối năm…vì đây là những đối tượng thích khuyến mãi Khách hàng cá nhân: đây là những đối tượng có thu nhập trung bình, công nhân viên do tính chất công việc, nên Công ty có thể quảng bá sản phẩm trên truyền hình, khuyến mãi b Đối với thị trường xuất khẩu Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm,tạo quy trình nuôi khép kín với hệ thống chi xuất hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm cạnh tranh tốt 9.2 Mục tiêu marketing Mục tiêu dự kiến ở thị trường xuất khẩu là 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước Thị trường nội địa là 30% thị phần 9.3 Các chiến lược marketing 9.3.1 Chiến lược sản phẩm Do tính chất của sản phẩm nên cần có một số yêu cầu sau:  Công dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe, tăng hương vị trong bữa ăn cho người tiêu dùng  Chất lượng: Thời gian sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản  Màu sắc: Không dùng màu hóa phẩm  Trọng lượng: Sản phẩm gói trên khay trắng hút chân không qui cách 200g, 250g, 300g  Kiểu dáng: Bao bì phải thiết kế đẹp, gọn, dể mở  Xuất xứ sản phẩm: Phải ghi rõ trên bao bì tên Công ty, địa chỉ, thành phần chế biến, hướng dẫn cách chế biến  Thương hiệu: Vẫn tiếp tục sử dụng thương hiệu, logo, màu sắc của Công ty 9.3.2 Chiến lược giá cả Đối với mức giá xuất khẩu sản phẩm cá tra hiện nay là 4USD/kg đối với thị trường Mỹ và 3,6USD/kg đối với EU Đối với thị trường nội căn cứ vào những thông tin về giá mà Bộ phận thông tin của Công ty thu được về thu nhập của khách hàng, về mức giá sản phẩm của từng loại của đối thủ và dựa vào giá thành của sản phẩm mà Công ty quyết định mức giá sao cho phù hợp và cân đối với mức giá mà nhà nước qui định bán trên thị trường cũng như giá bán cho các tổng đại lý, nhà hàng đến tay người tiêu dùng Vì vậy, Công ty cần có chính sách định giá theo cơ chế linh hoạt tùy theo sự thay đổi của thị trường Mức giá bán lẻ của một số sản phẩm chế biến của Công ty ở siêu thị: o Cá viên basa: 200g giá 8.700đồng o Cá viên basa: 500g giá 22.200đồng o Tàu hủ basa: 250g giá 13.300đồng o Khổ qua dồn basa: 300g giá 11.800đồng o ………………………………………… Công ty có thể định giá theo các hướng sau:  Định giá dựa vào phí tổn: là định giá dựa vào chi phí vận chuyển, những tổn thất gặp phải trong quá trình sản xuất sản phẩm  Định giá dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng: Khảo sát ý kiến của người tiêu dùng về giá mong đợi đối với sản phẩm  Định giá dựa vào lợi thế của Công ty: dựa vào đặc tính khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ 9.3.3 Chiến lược phân phối Mục tiêu của Công ty là tăng số lượng ở các kênh phân phối hiện tại, tăng doanh thu Công ty cần xem xét lại các kênh phân phối để có chính sách cho hợp lý bằng cách định kỳ nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối theo tiêu chuẩn: mức tiêu thụ đạt được, thời gian giao hàng, khả năng bán hàng, thái độ của nhân viên để so sánh kênh phân phối với các đối thủ khác Kênh phân phối của Công ty gồm có phân phối trực tiếp qua người tiêu dùng và gián tiếp thông qua các tổng đại lý và đại lý, nhà hàng và hệ thống siêu thị bán lẻ Do đó, Công ty có thể kiểm soát số lượng, giá cả, chất lượng bán ra trên thị trường Khuyến khích các tổng đại lý, đại lý cần làm rõ thương hiệu sản phẩm của Công ty nhằm giúp khách hàng dễ nhận thấy thương hiệu của Công ty để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh 9.3.4 Chiến lược chiêu thị/ truyền thông Do đặc tính của sản phẩm nên Công ty cần đánh giá nhu cầu mong muốn của khách hàng và tiến hành chọn lọc các khách hàng có uy tín trong việc thanh toán nhanh giảm bớt các khách hàng không có khả năng thanh toán chậm hay thanh toán chậm Vì vậy mà Công ty xem xét lại hiệu quả của những kế hoạch tiếp thị để điều chỉnh từ đó đề ra các kế hoạch tiếp thị cho những năm tiếp theo Mục tiêu của Công ty là tăng sản lượng bán ở các kênh phân phối của Công ty do đó đối tượng truyền thông là các tổng đại lý, đại lý, các siêu thị, nhà hàng Thông điệp truyền thông: “Hãy đến với các sản phẩm của TLC bạn sẽ cảm nhận được một bữa ăn ngon” Công cụ truyền thông: Quảng cáo trên báo chí, truyền hình, băng gôn, apphic Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải thực hiện chương trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng Mặt khác, treo băng gôn, apphic ở các đại lý, nhà hàng để khách hàng dể nhận thấy sản phẩm của TLC Tổ chức tặng quà cho những khách hàng trung thành với sản phẩm, tài trợ các chương trình phúc lợi xã hội: nhà trẻ khuyến tật, chương trình tấm lòng vàng, trại mồ côi… 9.4 Tổ chức thực hiện 9.4.1 Kế hoạch thực hiện Phòng kinh doanh tiếp thị sẽ tiến hành xem xét lại hoạt động marketing trong năm trước, kiểm tra lại mức tiêu thụ năm 2010 đặc biệt là ở các đại lý, nhà hàng trong nước để từ đó hoạch định kế hoạch marketing cho năm tiếp theo, đồng thời cần phải thành lập và sử dụng bộ phận bán hàng để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng ở các đại lý Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm nên Công ty cũng cần có những hoạt động marketing thích hợp với từng khu vực, sử dụng các phương tiện quảng bá khác nhau như: Đài truyền hình, Báo Phụ nữ, Báo Sài gòn tiếp thị, tham gia các kỳ hội chợ thủy sản, hội chợ Hàng Việt nam chất lượng cao, Băng gôn, Áp phic…Với mục tiêu tăng doanh số bán ở thị trường nội địa Mặt khác, tiến hành đẩy mạnh thêm các đại lý, siêu thị trong nước Cụ thể: 9.4.1.1 Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối Ở thị trường nội sản phẩm của Công ty được tiêu thụ thông qua khách hàng trung gian (các đại lý phân phối, nhà hàng, hệ thống siêu thị Co-op mart) và nhóm khách hàng cá nhân ở các dịp tham gia hội chợ Dự kiến mức tiêu thụ sẽ được phân bổ như sau: đại lý tiêu thụ tăng 20%, nhà hàng tiêu thụ tăng 35% và hệ thống siêu thị tăng 35%, nhóm khách hàng cá nhân tiêu thụ tăng 20% Dự kiến trong 6 tháng đầu sản lượng tiêu thụ chiếm khoảng 60% vì Công ty sẽ thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng do đó dự kiến sản lượng tiêu thụ 9.4.1.2 Kế hoạch triển khai chiến lược chiêu thị Để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng qui mô sản xuất, nhưng trong ngắn hạn sẽ thực hiện thâm nhập thị trường bằng các dòng sản phẩm chế biến hiện có thông qua kênh phân phối hiện tại trên địa bàn các tỉnh,thành trong cả nước Đồng thời, còn có các kế hoạch marketing để thu hút thêm các đại lý, nhà hàng và nhóm khách hàng cá nhân Nhân viên phụ trách marketing ở thị trường nội sẽ phụ trách triển khai các kế hoạch marketing đã đề ra, cụ thể như sau: + Hổ trợ chi phí cho các đại lý, nhà hàng: Đối với các đại lý, nhà hàng ở xa thì hổ trợ chi phí vận chuyển hay Công ty có thể dùng phương tiện vận chuyển có sẳn để chuyên chở với giá ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho các đại lý Mặt khác, Công ty còn phải khuyến mãi cho các đại lý, nhà hàng và siêu thị vào tháng hàng Việt Nam chất lượng cao + Kéo dài thời gian thanh toán cho các khách hàng trung gian: Công ty có thể kéo dài thời gian thanh toán nợ cho các khách hàng trung gian mua với số lượng lớn khoảng một tuần hoặc nửa tháng nhằm giúp cho họ có thể quay đồng vốn vào việc kinh doanh khác + Quảng cáo: Đài truyền hình HTV,VTV vào các buổi sáng, buổi tối  Buổi sáng: Sau bản tin buổi sáng  Buổi tối: khoảng 20 giờ  Thông điệp truyền thông: “Hãy đến với các sản phẩm của Agifish bạn sẽ cảm nhận được một bữa ăn ngon”  Thời lượng quảng cáo khoảng 20 giây trong một cut quảng cáo + Treo pano, apphic trên các trụ lộ lớn, nơi đông dân cư (chợ lớn, trung tâm mua sắm) + Phát tờ bướm tại các chợ trung tâm và thời gian diễn ra hội chợ + Khuyến mãi cho người tiêu dùng + Bảng hiệu ở đại lý, nhà hàng: người tiêu dùng sẽ nhận biết được thương hiệu của Công ty + Tài trợ: Cho câu lạc bộ thể dục - thể hình, trường khuyến học + Đưa tin lên website: hình ảnh Công ty và các mục quảng bá, hình ảnh sản phẩm 9.4.1.3 Kế hoạch triển khai chiến lược sản phẩm Hiện tại, dòng sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty rất đa dạng nên trong chiến lược thâm nhập thị trường vẫn sử dụng dòng sản phẩm giá trị gia tăng hiện tại Do đó, Công ty cần quan tâm đến các yếu tố về bao bì sản phẩm như sau: + Bao bì sản phẩm: Bao bì sản phẩm có vai trò quan trọng là bảo vệ sản phẩm, thông tin về Công ty, kích thích tiêu thụ vì vậy bao bì phải đẹp, bắt mắt, tiện lợi dễ sử dụng Có thể dùng bao bì bằng hộp, gói nhựa trong suốt + Chất lượng bao bì: Chất liệu làm bao bì làm bao bì phải đảm bảo sự xâm nhập đến sản phẩm bên trong, giữ cho sản phẩm có màu sắc đẹp, độ ẩm Bao bì sản phẩm trước khi đóng gói phải được xử lý đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn vệ sinh + Thiết kế bao bì: Đối với khách hàng ở siêu thị thì họ có nhiều sự lựa chọn, việc thiết kế bao bì phải thu hút khách hàng Màu sắc trên bao bì phải hài hòa, nhãn hiệu sản phẩm, khối lượng, thời gian sử dụng… 9.4.1.4 Kế hoạch khai triển khai chiến lược giá Kiểm soát giá bán ở các kênh phân phối, mức giá sẽ được tính: cộng chi phí vào mỗi đơn vị sản phẩm 9.4.2 Kế hoạch về kinh phí Với mức sản lượng tăng dự kiến là 448 tấn để thực hiện được mục tiêu trên thì Công ty phải có các hoạt động marketing hấp dẫn để thu hút sản lượng tiêu thụ qua các đại lý, nhà hàng và có thể dự kiến ngân sách marketing như sau: Bảng 5.2 Ngân sách Marketing Hoạt động Ngân sách dự kiến (1.000 đồng) % Khuyến mãi 11.250 10 Quảng cáo trên đài truyền hình 22.500 20 Bảng hiệu quảng cáo, chi phí tham gia hội chợ 39.375 35 Pano, apphic, tờ bướm 11.250 10 Tài trợ 28.125 25 Tổng 112.500 100 9.4.3 Tổ chức thực hiện Để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt thì vai trò của phòng kinh doanh tiếp thị, đặc biệt là bộ phận phụ trách ở thị trường nội địa có vai trò quan trọng và phải:  Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, cập nhật thông tin mới nhất về đối thủ;  Tổ chức thực hiện chặt chẽ giữa các nhân viên;  Lập ra những kế hoạch về truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi phải phù hợp với sự thay đổi của thị trường;  Mặt khác, Công ty cần tuyển dụng thêm nhân viên có chuyên môn về marketing hay mở lớp đào tạo thêm chuyên môn cho nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị có khả năng nhạy bén trong giao tiếp với khách hàng Nhân viên marketing phải am hiểu về sản phẩm để giới thiệu thuyết phục khách hàng mua sản phẩm;  Lập một ban chuyên chăm sóc khách hàng;  Có chế độ khen thưởng cho nhân viên giỏi tích cực trong công viên, luôn có ý tưởng sáng tạo  Người tiêu dùng đòi hỏi đòi chất lượng sản phẩm phải cao, an toàn vệ sinh thực phẩm do đó nhân viên ban chất lượng Công ty cũng phải thực hiện tốt yêu cầu chất lượng sản phẩm 9.4.4 Đánh giá kết quả của kế hoạch marketing Việc đánh giá sẽ thực hiện dựa vào hình thức so sánh những mục tiêu marketing đã đề ra và kết quả thu được đối với các kế hoạch đã làm Tiêu chí để đánh giá như sau: Bảng 5.3 Tiêu chí đánh giá mục tiêu marketing Mục tiêu Tiêu chí đánh giá Kim ngạch xuất khẩu Báo cáo kết quả quý, năm 8% giá trị ngành Thị phần 30% nội địa Phòng kinh doanh tiếp thị thực hiện, nếu cần thì thuê bên ngoài 9.5.Tổ chức nhân sự: 9.5.1 Nhu cầu nhân viên: Vị trí Số lượng Yêu cầu Quản lý 5 Tốt nghiệp đại học quản trị kinh doanh trở ,anh văn C, giao tiếp tốt, thành thạo vi tính ,có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương Kế toán 5 Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành kế toán trở lên, trung thực, thành thạo vi tính, ưu tiên những người có kinh nghiệm QC 50 Nữ, tốt nghiệp THPT Công nhân 500 Trình độ văn hóa lớp 9 trở lên Tạp vụ 3 Nữ, có kinh nghiệm Bảo vệ 2 Nam,tuổi từ 18 đến 35, sức khỏe tốt 9.5.2 Lương nhân viên: Bảng Lương hàng tháng ĐVT: trđ STT SÔ VỊ TRI LƯỢNG/NGƯỜI MỨC LƯƠNG/ TỔNG NGƯỜI/THÁN G 1 1 Giám đốc 10 10 2 5 Quản lý 6 30 3 5 Kế toán 5 25 4 500 Công nhân 3,5 1750 5 1 Bếp trưởng 3,5 3,5 6 2 Bếp phó 2,5 5 7 20 Nhân viên 4 80 8 3 Tạp vụ 2,5 7,5 11 2 Tổng 539 Bảo vệ 2,5 5 1916 9.5.3 Chính sách đối với người lao động Công ty Cá Tra Việt Nam cố gắng thực hiện tốt Bộ Luật Lao Động của Nhà nước Việt Nam, triển khai cụ thể đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã thành lập phòng y tế cho mỗi xí nghiệp sản xuất để giải quyết khám bệnh kịp thời cho nhân viên Công ty luôn làm tốt công tác lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực hiện nghiêm các quy định về bảo hộ lao động và các quy chế an toàn lao động Công ty bố trí hợp lý thời gian làm việc, bình quân 41 giờ/tuần (lao động gián tiếp), 48 giờ/tuần (lao động trực tiếp), đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng buổi trưa cho cán bộ công nhân viên Hàng năm, cán bộ công nhân viên Công ty được đi tham quan du lịch, nghỉ mát 9.5.4.Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên: 9.5.4.1 Đào tạo: Đào tạo và phát triển nhân viên là ưu tiên hàng đầu Của Cá Tra Việt Nam đào tạo để cùng đồng hành và phát triển với công ty được coi là chính sách quan trọng Dựa vào nội dung của từng khóa học, học viên sẽ được đào tạo thông qua các phương pháp đào tạo phù hợp, như : quản lý, chế biến, bảo quản những nghiệp vụ cần thiết nhất ,đưa ra các tình huống cụ thể sát với thực tế để giải quyết, hoặc kết hợp ngoại khóa… Cuối mỗi khóa đào tạo, học viên đều phải viết bài thu họach và báo cáo kết quả học tập về cho Ban lãnh đạo công ty 9.5.4.2.Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng cho mọi đối tượng được xác lập bằng kế hoạch quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực với một quy trình rõ ràng Công ty có chính sách quy hoạch nguồn cán bộ lâu dài từ những cán bộ, nhân viên có tâm huyết, đủ trình độ, năng lực lãnh đạo, có thành tích trong lao động được lãnh đạo đơn vị đánh giá cao và đưa vào nguồn cán bộ quy hoạch dài hạn cho công ty Những cán bộ thuộc diện quy hoạch sẽ được bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn để điều hành các họat động của công ty trong những năm tiếp theo Công ty có Kế hoạch đánh giá năng lực và công việc định kỳ (6 tháng/ lần) qua đó đánh giá mục tiêu công việc, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân đồng thời cũng là cơ sở nhằm quy hoạch nguồn nhân sự phù hợp với từng giai đoạn phát triển 9.5.5.Chính sách tiền lương và thưởng: 9.5.5.1Chính sách tiền lương: Với mục tiêu tạo mọi điều kiện cho người lao động an tâm, gắn bó dài lâu và đồng thời tiếp tục duy trì văn hóa công ty chính vì vậy chính sách đãi ngộ lao động luôn được xem trọng và liên tục hoàn thiện Do đó, người lao động được hưởng các chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy chế rõ ràng Hàng năm, người lao động đã làm việc tại Công ty từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được xem xét điều chỉnh tăng lương sao cho phù hợp với mức tăng của hệ số trượt giá 9.5.5.2.Chính sách thưởng: Thực hiện chế độ khen thưởng cho nhân viên căn cứ trên năng lực làm việc của mình Công ty có chính sách thưởng bằng hiện kim thông qua việc đánh giá thi đua khen thưởng hàng quý, năm, xem xét quá trình công tác, đạt hiệu quả cao, thành tích tiêu biểu Đồng thời, công ty cũng có chính sách thưởng đột xuất đối với các cá nhân và tập thể có những đóng góp nổi bật hoặc có những thành tích nổi bật trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của công ty, có những ý tưởng và giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả trong việc phát triển công ty Ngoài ra, công ty cũng có chính sách đề xuất thưởng theo danh hiệu thi đua của nhà nước đối với những tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc vượt bậc theo tiêu chuẩn chung của Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Kết quả thi đua khen thưởng của CB-NV được sử dụng làm cơ sở để thực hiện các chính sách của công ty, như : quy hoạch, đào tạo nguồn dự trữ kế thừa, nâng cao; nâng bậc lương trước thời hạn; đề bạt, bố trí chức vụ cao hơn 9.5.5.3.Chính sách phúc lợi: Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động luôn được công ty quan tâm hàng đầu Cá Tra Việt Nam đảm bảo các chế độ, chính sách được trả bằng hoặc cao hơn yêu cầu của pháp luật lao động Tất cả các cán bộ nhân viên chính thức của công ty đều được đảm bảo thụ hưởng các chế độ chính sách phù hợp với Luật lao động Việt Nam, ngoài ra cán bộ nhân viên của Công ty còn được nhận các chế độ phúc lợi theo Thỏa ước lao động tập thể của Công ty, được điều chỉnh hàng năm và có những chế độ như: thưởng các dịp Lễ, Tết, lương tháng 13, trợ cấp thâm niên, tham quan nghỉ mát, sinh nhật, kết hôn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ khó khăn; Được tham gia các hoạt động tổ chức Công Đoàn, văn thể mỹ, thể dục thể thao… 9.5.5.4.Môi trường - điều kiện làm việc: Với phương châm “Con người là yếu tố cốt lõi của sự cạnh tranh”, chúng tôi đang hướng đến một môi trường làm việc hiện đại & chuyên nghiệp, nơi thật sự tôn vinh những tài năng và giá trị con người Công ty sẽ không ngừng xây dựng một môi trường làm việc III KẾT LUẬN

Ngày đăng: 28/05/2016, 20:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔ TẢ

  • Công ty CP thủy sản TLC sẽ thực hiện áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm từ lô nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm thành phẩm bao gói để đảm bảo an toàn chất lượng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

    • THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÁ TRA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan