1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bổ sung oligo essential cho gà đẻ trứng thương phẩm tại công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà ở nội viên – lạc vệ – tiên du – bắc ninh

82 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,65 MB

Nội dung

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bổ sung Oligo Essential cho gà đẻ trứng thương phẩm tại Công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà ở Nội Viên – Lạc Vệ – Tiên Du – Bắc Ninh” với mức bổ s

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ ÁNH TUYẾT

BỔ SUNG OLIGO ESSENTIAL CHO GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ Ở NỘI VIÊN – LẠC VỆ – TIÊN DU –

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ ÁNH TUYẾT

BỔ SUNG OLIGO ESSENTIAL CHO GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ Ở NỘI VIÊN – LẠC VỆ – TIÊN DU –

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Đào Thị Ánh Tuyết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Thuý Nhung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Dinh duỡng - Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công ở Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Học viên

Đào Thị Ánh Tuyết

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Trích yếu luận văn viii

Thesis Abstract ix

Phần I Đặt vấn đề 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, ý nghĩa 2

1.2.1 Mục đích của đề tài 2

1.2.2 Ý nghĩa của đề tài 2

Phần II Tổng quan tài liệu 3

2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ 3

2.1.1 Nhu cầu về năng lượng 4

2.1.2 Nhu cầu về protein và các axit amin 5

2.1.3 Nhu cầu về khoáng chất 9

2.1.4 Nhu cầu về vitamin 11

2.2 Cơ sở nghiên cứu khả năng sinh sản ở gia cầm mái 13

2.2.1 Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái 13

2.2.2 Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng 16

2.2.3 Cơ chế điều hòa quá trình tạo trứng 16

2.2.4 Chất lượng trứng gia cầm 17

2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm 19

2.4 Axit ricinoleic, cardol, cardanol từ dầu thầu dầu và dầu vỏ hạt điều 21

2.5 Giới thiệu về chế phẩm Oligo Essential 26

2.6 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 27

2.6.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 27

2.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 27

Trang 6

Phần III Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 29

3.1 Đối tượng nghiên cứu 29

3.2 Vật liệu nghiên cứu 29

3.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29

3.4 Nội dung nghiên cứu 29

3.5 Phương pháp nghiên cứu 30

3.5.1 Thiết kế thí nghiệm 30

3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi 31

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 35

Phần IV Kết quả và thảo luận 36

4.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học và dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm 36

4.2 Công thức thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ trứng thương phẩm 39

4.3 Thành phần hóa học của công thức thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ trứng thương phẩm 41

4.4 Tỷ lệ nuôi sống và loại thải của gà thí nghiệm 42

4.5 Tỷ lệ đẻ của gà isa - brown thương phẩm 45

4.6 Năng suất trứng của gà isa - brown thương phẩm giai đoạn 22 - 42 tuần tuổi 47

4.7 Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm 49

4.8 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà isa - brown đẻ trứng thương phẩm 52

4.9 Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm 54

4.10 Khối lượng trứng của gà thí nghiệm 55

4.11 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm 57

4.12 Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình 61

4.13 Hiệu quả của việc bổ sung Oligo Essential vào khẩu phần cho gà đẻ trứng thương phẩm 63

Phần V Kết luận và đề nghị 66

5.1 Kết luận 66

5.2 Đề nghị 66

Tài liệu tham khảo 67

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TN : Thí nghiệm kg: Kilogam

TB: Trung bình TT: Tuần tuổi

g: gam P: Photpho

mm: minimet LTĂTN: Lượng thức ăn thu nhận

Ca: Canxi TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn

TLNS: Tỷ lệ nuôi sống TĂHH: Thức ăn hỗn hợp

VNĐ: Việt Nam đồng ĐK: Đầu kỳ

TĂBS: Thức ăn bổ sung Cu: Đồng

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức năng lượng trong khẩu phần ăn cho gà theo tỷ lệ đẻ 5

Bảng 2.2 Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo lysine (Rose, 1997) 8

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31

Bảng 3.2 Đánh giá chất lượng trứng theo đơn vị Haugh 34

Bảng 4.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối hợp khẩu phần (n = 3) 37

Bảng 4.2 Công thức thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ trứng thương phẩm (%) 40

Bảng 4.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp 41

Bảng 4.4 Kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (n=3) 42

Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống, loại thải của gà Isa – Brown thương phẩm giai đoạn 22 – 42 tuần tuổi 43

Bảng 4.6 Tỷ lệ đẻ của gà Isa - Brown thương phẩm giai đoạn 22 – 42 tuần tuổi (%) 46

Bảng 4.7 Năng suất trứng của gà Isa - Brown giai đoạn 22 - 42 tuần tuổi 48

Bảng 4.8 Lượng thức ăn thu nhận của gà Isa – Brown ở giai đoạn 22– 42 tuần tuổi (g/con/ngày) 50

Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg thức ăn/10 trứng) 53

Bảng 4.10 Khối lượng gà Isa - Brown đẻ trứng thương phẩm (kg/con) 54

Bảng 4.11 Khối lượng trứng của gà Isa – Brown đẻ trứng thương phẩm giai đoạn 22 – 42 tuần tuổi (g) 56

Bảng 4.12 Kết quả khảo sát chất lượng trứng của gà Isa – Brown thương phẩm tuần 30 (n = 30) 59

Bảng 4.13 Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của gà Isa – Bown thương phẩm trong giai đoạn 22 – 42 tuần tuổi 62

Bảng 4.14 Hiệu quả của việc bổ sung Oligo Essential cho gà Isa - Brown đẻ trứng thương phẩm 64

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Tỷ lệ đẻ của gà thương phẩm giai đoạn 22 – 42 tuần tuổi 47Hình 4.2 Lượng thức ăn thu nhận của gà Isa - Brown đẻ trứng thương

phẩm 52

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên, không hạn chế về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của con người ngày một lớn chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bổ sung Oligo Essential cho gà đẻ trứng taị Công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà ở Nội Viên – Lạc Vệ – Tiên Du – Bắc Ninh”

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh Gà được chọn là

gà Isa - Brow ở 22 tuần tuổi và kết thúc ở 42 tuần tuổi Chia làm 2 lô thí nghiệm và đối chứng Lô thí nghiệm sử dụng khẩu phần cơ sở với mức bổ sung 1,5kg Oligo Essential /tấn thức ăn, lô đối chứng không sử dụng Oligo Essential Mỗi lô có 848 con và lặp lại 3 lần

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bổ sung Oligo Essential cho gà đẻ trứng thương phẩm tại Công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà ở Nội Viên – Lạc

Vệ – Tiên Du – Bắc Ninh” với mức bổ sung 1,5kg/tấn thức ăn trong giai đoạn từ 22-42 tuần tuổi, tôi đã rút ra được một số kết luận: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và lượng thức ăn thu nhận ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng giảm Các chỉ tiêu chất lượng trứng ở lô thí nghiệm tốt hơn so với ở lô đối chứng Khối lượng gà khi kết thúc thì nghiệm ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng và lô thí nghiệm cho hiệu quả kinh tế tốt hơn so với lô đối chứng

Trang 11

THESIS ABSTRACT

The need to use clean products derived from natural, no restrictions on quantity and quality of human growing so I studied the topic "Additional Oligo Essential hens egg invested in the company development in Inner chicken Vienna

- Lac Ve - Tien Du - Bac Ninh "

The experiment was arranged in subdivision comparative method Chicken was chosen as chicken Isa - Brow at 22 weeks of age and ending at 42 weeks of age Divided into two experimental groups and controls Treatments using basal diet supplemented with 1.5kg Oligo Essential / tonne feed, the control group did not use Oligo Essential Each block has 848 children and repeat 3 times

After conducting a study entitled "Oligo Essential Supplement for commercial laying hens in developing investment company in Inner chicken Vienna - Lac Ve - Tien Du - Bac Ninh" with an additional 1.5 kg / tons of food during the period from 22-42 weeks of age, I have drawn some conclusions: laying rate, egg production and feed intake higher in experimental groups control group, FCR / 10 eggs decreased The quality criteria in the experimental plots eggs better than in the control group The volume of chicken when the experiment ended higher in experimental groups compared with the control group and experimental groups for better economic performance than the control group

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chăn nuôi là một trong những ngành chính của hệ thống nông nghiệp nước

ta hiện nay Nó không chỉ đóng góp giá trị vào tổng thu nhập cho đất nước mà góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao đời sống, cải thiện bữa ăn cho gia đình

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh nhờ những lợi thế mà nó mang lại cho người chăn nuôi đó là vốn đầu tư không lớn như chăn nuôi đại gia súc Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển rộng ở nhiều vùng nông thôn, trở thành ngành sản xuất hàng hóa, cung cấp lượng thực phẩm lớn cho

xã hội: Giữ vị trí thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và cung cấp khối lượng sản phẩm lớn thứ hai sau chăn nuôi lợn Những thành tựu đạt được đó là dựa trên cơ sở ngành chăn nuôi đã áp dụng nhiều thành tựu về công tác giống, những tiến bộ về mặt dinh dưỡng, chế biến thức ăn cho gia cầm và sự tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác chăm sóc

và vệ sinh thú y Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà ở nước

ta nói riêng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Sản lượng thịt

và trứng theo bình quân đầu người còn thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới Chính vì vậy, người chăn nuôi cần phải áp dụng tốt hơn các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia cầm

Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người không chỉ đơn giản dừng ở việc đủ về số lượng mà còn đòi hỏi đảm bảo về chất lượng và hình thức Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm ngoài những mục tiêu cải thiện số lượng trứng và chất lượng trứng, người chăn nuôi còn cố gắng đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng đó là nâng cao màu sắc của lòng đỏ trứng Để đạt được như vậy, khâu vệ sinh chăm sóc, chế độ nuôi dưỡng cho gà đẻ phải đảm bảo Khẩu phần

ăn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng và một số chất cần thiết để chống lại sự oxy hóa từ đó cải thiện màu sắc lòng đỏ trứng

Trang 13

Màu sắc của lòng đỏ là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng trứng gia cầm thương phẩm Bên cạnh đó, sản lượng trứng là chỉ tiêu quyết định lớn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi Nhằm cải thiện màu sắc lòng đỏ và

tăng sản lượng trứng của gia cầm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bổ sung Oligo Essential cho gà đẻ trứng thương phẩm tại Công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà ở Nội Viên – Lạc Vệ – Tiên Du – Bắc Ninh”

1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

1.2.1 Mục đích của đề tài

- Xác định hiệu quả của việc bổ sung Oligo Essential trong khẩu phần của

gà Isa – Brown đẻ trứng thương phẩm

1.2.2 Ý nghĩa của đề tài

- Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các nhà chăn nuôi trong việc xây dựng khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm

Trang 14

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ ĐẺ

* Xác định nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ

Đây là một việc rất phức tạp vì không thể cho gà mái đẻ ăn thiếu, hoặc ăn

dư thừa được mà cần thiết phải cho ăn vừa đủ Cho ăn cỡ nào là vừa đủ thì lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố:

- Tuổi gà mái: Tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng Sản lượng

trứng của gà giảm dần theo tuổi Sản lượng năm thứ 2 thường giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cs 2009) Một số loại gia cầm như vịt và ngỗng thì sản lượng trứng năm thứ 2 cao hơn năm thứ nhất

- Lượng thức ăn của gà: gà mái đẻ ăn được nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc

vào lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào yếu tố ảnh hưởng của môi trường và nhiệt độ Trời nóng gà thường ăn ít thức ăn, trời mát gà ăn được nhiều hơn Để năng suất trứng ở mọi lúc đều cao thì người chăn nuôi cần điều chỉnh nồng độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn để dù gà mái ăn ít hay nhiều thì tổng lượng chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể cũng đủ cho nhu cầu sản xuất trứng

- Phương thức nuôi gà mái: nuôi gà mái trên lồng, gà ít vận động nên tốn ít

năng lượng của thức ăn Trái lại, nếu nuôi dưới nền gà vận động nhiều cần nhiều năng lượng trong thức ăn hơn Vì vậy, điều chỉnh lượng thức ăn hoặc nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn thì mới tối ưu hóa năng suất trứng

- Giống gà mái đẻ: Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản

xuất trứng của gia cầm Các giống khác nhau có khả năng đẻ trứng khác nhau, ví

dụ giống gà Kabir sản lượng trứng trung bình là 195 quả/mái/năm, gà Brown Nick sản lượng trứng trung bình là 300 quả/mái/năm Các giống gà được chọn lọc theo hướng chuyên trứng thường có sản lượng trứng cao hơn các giống gà

Trang 15

kiêm dụng và các giống gà chuyên thịt Các giống gà nội thường có sản lượng trứng thấp hơn so với các giống gà nhập ngoại

Ngoài việc điều chỉnh dinh dưỡng theo mùa trong năm ra, muốn cho gà mái

đẻ cho năng suất tối ưu, chúng ta cần điều chỉnh mức năng lượng và protein trong thức ăn của gà mái đẻ theo phương thức chăn nuôi Gà được nuôi trên nền

sẽ vận động nhiều, ăn thức ăn nhiều hơn Do đó, người chăn nuôi cần tăng năng lượng và giảm hàm lượng protein trong thức ăn Ngược lại, gà nuôi lồng sẽ ít vận động hơn nên cần năng lượng cũng ít hơn, tiêu thụ thức ăn ít hơn gà nuôi trên nền nên ta cần tăng hàm lượng protein trong thức ăn lên để gà mái nhận đủ chất dinh dưỡng cho sản xuất trứng

2.1.1 Nhu cầu về năng lượng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển gia cầm luôn luôn phải cần sử dụng năng lượng Năng lượng được lấy từ các chất dinh dưỡng của thức ăn mà nó thu nhận hàng ngày: Carbohydrate, lipid, protein Nhờ quá trình trao đổi chất mà năng lượng trong các chất dinh dưỡng được biến đổi thành dạng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể

Tất cả năng lượng thừa sau khi sử dụng cho sinh trưởng bình thường và các hoạt động sống của con vật sẽ không bị loại bỏ khỏi cơ thể mà tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ Đây là điểm rất cần lưu ý đối với gia cầm nuôi trong giai đoạn hậu

bị và đẻ trứng

Gà đẻ trứng nuôi trong nhiệt độ ôn hoà thì nhu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn là 2800 kcal ME/kg, trên 35 tuần tuổi 2750 kcal ME/kg Mùa hè trời nóng nhu cầu năng lượng thu nhận thấp, trời lạnh gà tiêu thụ năng lượng tăng đến 30% so với nuôi trong thời tiết mát (18 – 200C) Ở nhiệt độ mát, khẩu phần

ăn có mức năng lượng 2900 – 3000 kcal ME/kg thức ăn cho kết quả nuôi dưỡng đàn gà đẻ tốt nhất, mùa hè 2700 – 2800 kcal ME/kg thức ăn và đây là mức năng lượng trao đổi là thích hợp (Lê Hồng Mận, 2005)

Trang 16

Bảng 2.1 Mức năng lượng trong khẩu phần ăn cho gà theo tỷ lệ đẻ

(theo hãng Hubbard – ISA, Pháp khuyến cáo)

Tỷ lệ đẻ (%) Năng lượng trao đổi (kcal ME/ngày)

2.1.2 Nhu cầu về protein và các axit amin

* Nhu cầu protein: Sự tổng hợp protein trong cơ thể gia cầm chỉ có thể tiến hành sau khi đã thu nhận được những thành phần cấu trúc cơ bản của protein là các axit amin từ thức ăn, đặc biệt là những axit amin không thay thế với một tỷ lệ thích hợp Do cấu trúc và thành phần protein của mỗi loại động vật là đặc thù nên hiệu quả sử dụng protein thức ăn phụ thuộc rõ rệt vào tỷ lệ hợp lý của các thành phần protein có trong khẩu phần Vì vậy, cần phải biết nhu cầu protein của từng loại gia cầm

Gia cầm có hướng sản xuất khác nhau thì nhu cầu protein cũng khác nhau Các axit amin thừa không được tích lũy trong cơ thể mà bị phân giải và đốt cháy, điều này dẫn đến mất mát protein một cách vô ích và sinh ra các sản phẩm độc có hại cho cơ thể Do đó, việc xác định đúng nhu cầu protein của từng loại gia cầm là rất quan trọng Những yếu tố làm tăng giá trị sử dụng protein của thức ăn như:

Trang 17

+ Đủ 22 axit amin, trong đó có đủ 10 axit amin không thay thế đặc biệt là 2 axit amin quan trọng nhất và thường thiếu khi cho khẩu phần ăn có nguyên liệu thực vật của gà là lysine và methionine

+ Giải quyết tốt về vấn đề protein giới hạn

+ Tỷ lệ ME/Pr và ME/lysine cân đối, phù hợp với từng lứa tuổi gà

+ Gà khỏe để tiêu hóa tốt, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, đường tiêu hóa

+ Tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, ẩm độ, không khí, ánh sáng, độn chuồng

+ Các nguyên liệu thức ăn sạch, không mốc, không ẩm, không bị nhiễm khuẩn + NaCl từ 0,3 - 0,5% (Bùi Hữu Đoàn, 2009)

*Phương pháp tính nhu cầu protein

- Nhu cầu protein cho gà đang sinh trưởng

Nhu cầu protein cho gà đang sinh trưởng bao gồm nhu cầu protein cho duy trì, nhu cầu protein cho tăng khối lượng cơ thể và nhu cầu protein cho phát triển lông

Theo Scott (1976), nhu cầu protein cho gà sinh trưởng được tính như sau: 0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,04 x (0,07) x ∆W x 0,82

Protein (g) =

0,55

Trong đó: W là khối lượng cơ thể (g)

∆W là tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)

3 tuần tuổi, bộ lông chiếm khoảng 7% so với khối lượng cơ thể

- Phương pháp tính nhu cầu protein cho gà đẻ trứng

Nhu cầu protein cho gà đẻ trứng bao gồm nhu cầu protein cho duy trì, nhu cầu protein cho sinh trưởng, nhu cầu protein cho phát triển lông và nhu cầu protein cho đẻ trứng Theo Scott (1976), nhu cầu protein cho gà đẻ trứng được tính như sau:

Trang 18

0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,04 x (0,07) x ∆W x 0,82 + 0,12 x ∆E Protein (g) =

0,55

Trong đó: W: khối lượng cơ thể (g)

∆W: tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)

∆E: sản lượng trứng hàng ngày (g)

* Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm

- Loài, giống, dòng gia cầm: mỗi loài, giống hay dòng gia cầm có một kiểu

di truyền khác nhau Do đó, chúng có ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất và kiểu trao đổi chất khác nhau Những giống gia cầm nặng cân thì lượng thức ăn tiêu thụ sẽ cao hơn, nhu cầu về protein cũng lớn hơn vì gia cầm có khối lượng lớn thì nhu cầu protein cho duy trì cũng cao hơn

- Sức sản xuất: gia cầm có khả năng sinh trưởng càng nhanh, khả năng đẻ

trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu protein càng cao

- Nhiệt độ môi trường: nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến lượng

thức ăn thu nhận hàng ngày của gia cầm Nhiệt độ càng cao, lượng thức ăn thu nhận càng thấp và ngược lại khi nhiệt độ môi trường thấp, lượng thức ăn thu nhận sẽ cao hơn

- Mức năng lượng của khẩu phần: mức năng lượng của khẩu phần là một

yếu tố rất quan trọng để đảm bảo gia cầm thu nhận đủ nhu cầu protein cũng như các chất dinh dưỡng khác Gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, khi đã thu nhận đủ nhu cầu về năng lượng thì chúng không ăn thêm nữa mặc dù các chất dinh dưỡng khác vẫn còn thiếu

- Lượng thức ăn thu nhận: nhu cầu protein thô của gia cầm được tính bằng

số gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong một ngày đêm Tuy nhiên, gia cầm không thể thu nhận riêng rẽ hay nuốt trực tiếp số lượng protein theo nhu cầu tính được, mà bắt buộc phải được thu nhận cùng thức ăn theo một tỷ lệ nhất định Vì vậy, trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được biểu thị bằng

Trang 19

tỷ lệ phần trăm (%) protein thô Do đó, lượng thức ăn thu nhận có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của gia cầm

* Nhu cầu axit amin của gia cầm

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động vật, người ta chia ra thành 2 loại: axit amin thay thế được và không thay thế được Đối với gia cầm có 10 axit amin không thay thế được là: valine, leucine, isoleucine, lysine, histidine, threonine, methionine, phenylalanine, tryptophan và arginine Đối với gia cầm non còn cần thêm glycine và proline, gia cầm sinh sản còn cần thêm axit glutamic

+ Xác định nhu cầu axit amin

Khi tính toán nhu cầu các axit amin không thay thế, người ta thường chọn lysine làm axit amin so sánh và đưa ra cân bằng lý tưởng axit amin cho gia cầm Cân bằng axit amin lý tưởng trong khẩu phần ăn cho gia cầm khác nhau tùy theo hướng sản xuất Để nuôi gia cầm đẻ trứng năng suất cao, khẩu phần ăn cần nhiều axit amin có chứa lưu huỳnh Có thể tham khảo cân bằng lý tưởng axit amin cho

gà theo lysine của Rose etal (1997)

Bảng 2.2 Cân bằng lý tưởng axit amin cho gà theo lysine (Rose, 1997)

Một vấn đề cần được chú ý trong dinh dưỡng là sự cân bằng axit amin Tất

cả những axit amin cần thiết đều được lấy từ thức ăn, không có sự dự trữ axit amin trong cơ thể Do đó chỉ cần thiếu một axit amin không thay thế sẽ ngăn cản

Trang 20

việc sử dụng các axit amin khác để tổng hợp protein Khi bổ sung axit amin trước hết phải bổ sung axit amin giới hạn thứ nhất, sau đó mới bổ sung axit amin giới hạn thứ hai, thứ ba,… Nếu bổ sung không hợp lý, không những không tốt mà còn

có hại cho gia cầm, gây ra yếu tố hạn chế mới trong khẩu phần Vì thế, các khuyến cáo về nhu cầu axit amin cũng rất khác nhau

2.1.3 Nhu cầu về khoáng chất

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công nghiệp Vì vậy khoáng chất cũng đã trở thành một trong các lĩnh vực được quan tâm trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi

Các chất khoáng chia thành 2 nhóm chính: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng Những chất khoáng có số lượng lớn tính theo g/kg hoặc % là khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl ) Những chất khoáng có lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hay ppm gọi là khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn )

+ Canxi và photpho (Ca, P)

Canxi và Photpho là 2 nguyên tố đứng đầu bảng khoáng đa lượng cho gia cầm.Tham gia cấu trúc bộ xương gia cầm, tham gia vào hình thành vỏ trứng, có mặt trong huyết thanh Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, cắn mổ lẫn nhau gia tăng Thừa Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng (bệnh gut)

Tuy nhiên, nhu cầu về canxi và photpho tùy thuộc vào mỗi loài gia cầm khác nhau, hướng sản xuất, lứa tuổi và sức sản xuất Nếu thừa Ca và P chúng sẽ

bị thải ra ngoài, do đó làm hoại tử, thoái hóa thận thậm chí gây chết gia cầm Trong giai đoạn hậu bị, nhu cầu về Ca và P giống như đối với gia cầm sinh trưởng bình thường Gia cầm sinh sản phải đạt tỷ lệ đẻ từ 5 – 10% mới được sử dụng mức canxi và photpho của gia cầm đẻ trứng Tỷ lệ Ca/P thích hợp trong khẩu phần là 2:1 Nhu cầu của gia cầm sinh sản trong giai đoạn 0 – 20 tuần tuổi là

Trang 21

1,0 – 1,1% Ca; 0,45% P dễ tiêu, trong giai đoạn đẻ trứng cần cung cấp từ 2,5 – 4,0% Ca; 0,45% P dễ tiêu (Nguyễn Thị Mai và cs 2009)

+ Natri, kali, clo (Na, K, Cl)

Là các chất điện giải, khi cơ thể mất nước sẽ mất chất điện giải, cân bằng áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào bị rối loạn con vật có thể chết Cl  cần thiết cho việc hình thành HCl trong dạ dày và có tác dụng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein Na+ và K+ cũng là thành phần hệ đệm của cơ thể giữ cho cân bằng axit – bazơ trong dịch cơ thể

Giới hạn muối ăn có trong thức ăn của gia cầm từ 0,3 – 0,5% Gia cầm rất nhạy cảm với nồng độ muối ăn quá cao trong thức ăn Nếu hàm lượng lên tới 0,8% có thể làm cho gà chết, vì gà uống nước quá nhiều, nước tích trong tế bào

và phá vỡ tế bào

Muối ăn cung cấp ion Na+ và Cl¯ tham gia điều hoà áp lực thẩm thấu của máu và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể Thiếu NaCl gà giảm khả năng sinh trưởng, hay mổ cắn nhau

+ Sắt và đồng (Fe và Cu)

Trong cơ thể sắt hoạt động là Fe++, sắt được phân bố khoảng 60 – 73% trong hồng cầu, 3 – 5% tham gia cấu tạo myoglobin trong cơ; 0,1% tham gia cấu tạo enzyme, sắt dự trữ chiếm 20% và dự trữ ở dạng không bền vững trong gan, lách, tủy xương, niêm mạc ruột Nhu cầu Fe của các loài gia cầm từ 20 – 100 mg/kg thức ăn

Cu tham gia vào thành phần của máu, tạo hợp sắc tố, nhưng với một số lượng nhỏ Đồng đặc biệt có nhiều trong gan Để tạo một quả trứng, gà phân giải gần l mg đồng Thiếu đồng dẫn đến giảm hấp thu sắt, gà chậm lớn, rụng lông, vỏ trứng mỏng

Nhu cầu của Cu từ 3,5 – 8,0 mg/kg thức ăn

+ Kẽm và mangan (Zn và Mn)

Zn phân bố khắp nơi trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng trao đổi chất Thiếu kẽm còn làm giảm tính thèm ăn, gây tổn thương da, vỏ trứng không bình thường, gà con nở ra bị dị dạng, xương dài ngắn lại, giảm đẻ trứng, giảm tỉ lệ ấp

Trang 22

nở Tùy theo giai đoạn của gia cầm mà nhu cầu về Zn trong thức ăn hỗn hợp khác nhau, dao động từ 55 – 100mg

Thiếu mangan (Mn) ở gia cầm non sẽ gây hiện tượng sưng các khớp, xương bàn chân, ở gia cầm sinh sản năng suất đẻ giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết phôi cao Nhu cầu về Mn ở gia cầm non là 30 – 40 mg/kg thức ăn, gia cầm sinh sản là

25 – 30 mg/kg thức ăn

2.1.4 Nhu cầu về vitamin

Vai trò của vitamin trong cơ thể là một chất xúc tác, chỉ với một lượng nhỏ

có thể làm chuyển hóa trong cơ thể đạt tốc độ phản ứng nhanh, hiệu quả sử dụng cao Hầu hết vitamin không được tổng hợp trong cơ thể động vật mà phải thu nhận từ thức ăn hàng ngày Vitamin cần thiết cho mọi lứa tuổi của gia cầm + Vitamin A

Bổ sung vitamin A sẽ làm tăng khả năng sinh trưởng ở gia cầm non và tăng

tỷ lệ đẻ trứng ở gia cầm sinh sản Đặc biệt, vitamin A có ảnh hưởng rất lớn đến

sự phát triển phôi của gia cầm Ở gia cầm khi không đủ vitamin A sẽ làm giảm tỷ

lệ ấp nở

Gia cầm non có nhu cầu vitamin A cao nhất, sau đó là gia cầm sinh trưởng

và sinh sản Nếu tăng lượng vitamin A trong khẩu phần sẽ làm tăng lượng vitamin A trong trứng

+ Vitamin D

Vitamin D ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Ca và P, làm quá trình khoáng hóa

và cốt hóa kém Thiếu vitamin D ở gà con sẽ gây ra bệnh còi xương, chậm lớn, bại liệt Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của phôi gia cầm, trong trứng vitamin D tập trung trong lòng đỏ Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trước khi ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng của gia cầm sinh sản Nếu trong khẩu phần thừa vitamin D cũng sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm Nếu trong khẩu phần ăn của đàn gia cầm sinh sản có nhiều Mn sẽ làm giảm nhu cầu vitamin D

+ Vitamin nhóm B và C

Trang 23

Biotin có trong thành phần coenzyme cho các phản ứng chuyển CO2 từ chất này đến chất khác trong chuyển hóa carbohydrate, lipit và protein Khi thiếu biotin đối với gia cầm sinh sản thì chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở giảm rõ rệt

+ Choline

Choline có tác dụng ngăn ngừa hội chứng gan nhiễm mỡ, tham gia vào truyền xung động thần kinh Khi thiếu choline gia cầm thường bị hội chứng gan nhiễm mỡ, giảm sinh trưởng Để cung cấp choline, có thể sử dụng choline choloride hay các loại thức ăn giàu choline như cám gạo, mầm lúa mì, nấm men, khô cải dầu

+ Folacin (axit folic)

Axit folic là thành phần của coenzyme tetrahydrofolic axit trong trao đổi protein Đủ axit folic sẽ đảm bảo cho phôi gia cầm phát triển tốt, tỷ lệ ấp nở cao, gia cầm non sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và tăng khối lượng nhanh

+ Axit pantothenic (vitamin B3)

Vitamin B3 có trong thành phần của Acetyl – coenzyme A cần cho sự chuyển hóa carbohydrate, lipit và protein Thiếu vitamin B3 sẽ làm giảm sinh trưởng, rụng lông, viêm ruột, phù nề và chết phôi Nguồn cung cấp vitamin này

là tấm gạo, nấm men, bột cỏ

+ Niacin (axit Nicotic, Nicotin – amide)

Niacin có trong thành phần của coenzyme NAD và NADP trong chuyển hóa carbohydrate, lipit và protein Thiếu niacin trong khẩu phần sẽ làm bộ lông của gia cầm xơ xác, cơ thể phù nề

+ Riboflavin (vitamin B2)

Riboflavin có trong thành phần coenzyme FMN và FAD trong chuyển hóa năng lượng Thiếu vitamin B2 sẽ làm gia cầm giảm sinh trưởng, bị bệnh “khoèo chân”, gia cầm đẻ trứng làm giảm khả năng đẻ trứng và tỷ lệ ấp nở trứng Nếu thiếu trầm trọng phôi có thể chết ngay ở những ngày đầu của quá trình ấp

+ Thiamin (vitamin B1)

Vitamin B1 có trong thành phần của coenzyme cho quá trình chuyển hóa carbohydrate Tham gia vào hoạt động của chức năng thần kinh ngoại biên, duy

Trang 24

trì tính thèm ăn Khi thiếu vitamin B1 trong thức ăn, trứng của gia cầm sinh sản

sẽ có tỷ lệ chết phôi tăng cao vào cuối thời kì ấp

+ Vitamin B6

Vitamin B6 có trong thành phần của coenzyme pyridoxyl phosphate cho sự chuyển hóa protein Nó cần thiết đối với gia cầm sinh sản, nếu thiếu trong khẩu phần gà mái bị giảm sức đẻ trứng và tỷ lệ nở của trứng

+ Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 là thành phần của coenzyme cobamide trong sự hình thành máu đỏ và duy trì sự phát triển bình thường của mô thần kinh Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, phôi chết tăng lên nhiều nhất từ 16 – 18 ngày ấp

+ Vitamin C (axit ascorbic)

Cơ thể gia cầm có thể tổng hợp được vitamin C, tuy nhiên bổ sung vitamin

C vào khẩu phần ăn có tác dụng tốt đến sức khỏe của gia cầm Việc bổ sung có hiệu quả rõ rệt trong điều kiện stress, đặc biệt là stress nóng ẩm trong mùa hè ở nước ta trong khi nhu cầu vitamin C tăng cao nhưng khả năng tổng hợp của cơ thể giảm Khả năng tổng hợp vitamin C của gia cầm kém hiệu quả trong giai đoạn còn non hay đã già

Bổ sung vitamin C trong giai đoạn gà con làm cho xương chắc khỏe, còn đối với gà mái đẻ ở giai đoạn cuối có tác dụng làm tăng chất lượng vỏ trứng và làm giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ

Bổ sung vitamin C với lượng 2000 – 3000ppm trong thức ăn vào giai đoạn cuối kỳ đẻ trứng đã có tác dụng làm tăng độ dày của vỏ trứng, giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ, tăng khối lượng trứng, tăng Ca huyết tương và hàm lượng khoáng tổng

Trang 25

cứu đã khẳng định ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi, hai bên phải, trái của gà mái đều có buồng trứng nhưng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968)

Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 – 2mm, khối lượng 0,03g Thời kỳ gà

đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 – 55g chứa nhiều tế bào trứng Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín

Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 – 4000 trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng Theo một số tác giả số lượng tế bào trứng là khác nhau Theo Jull (1945) thì ở gà mái thời kỳ đẻ trứng có thể đ ếm được 3.600 trứng nhưng Hutt (1949) cho biết số lượng tế bào trứng của gà mái có thể lên tới hàng triệu tế bào (dẫn theo Lê Thị Nga, 2005) Frege (1978) cho rằng tế bào trứng lúc bắt đầu đẻ là 900 – 3.500 ở gà mái, 1.500 ở vịt mái, nhưng chỉ có một số lượng rất hạn chế được chín và rụng

Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh Tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là folliculin, bên trong folliculin có một khoang hở chứa đầy một chất dịch Bề ngoài folliculin trông giống như một cái túi

Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều folliculin trở nên chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như “chùm nho” Sau thời kỳ đẻ trứng, buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các folliculin chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch folliculin và rơi vào phễu ống dẫn trứng Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục

Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ Trong 3 – 14 ngày lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm protein, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng và vitamin Đặc biệt lòng

Trang 26

đỏ được tích lũy mạnh vào ngày từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, hầu hết vật chất của lòng đỏ trứng gà được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 – 10 ngày Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1 – 3 ngày đầu rất chậm Khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6mm, bắt đầu vào thời

kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ, cho tới khi đạt đường kính tối đa 40mm Thời kỳ từ lúc đẻ quả trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài 15 – 75 phút

Rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu ngày hôm sau Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì cũng không làm tăng nhanh

sự rụng trứng được

Khi tế bào trứng chín, rụng, trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng Ống dẫn trứng là một ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy lót bên trong và trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động Ống dẫn trứng có những phần khác nhau như: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ trứng và lớp keo mỡ bao bọc bên ngoài vỏ trứng Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 – 24 giờ Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn quả trứng bao giờ cũng đi trước nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay một góc 1800 Do vậy trong điều kiện bình thường gà đẻ đầu tù của quả trứng ra trước

Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng Theo nghiên cứu của Lê Huy Liễu và cs (2003) ở Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ - Tam Dương vào mùa nóng (tháng 5 – 7) với nhiệt độ 35 – 400C thì sức đẻ trứng của gà ISA – Brown đã giảm

15 – 20% Ngoài ra, gà nhiễm bệnh cũng hạn chế khả năng rụng trứng

Trang 27

2.2.2 Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng

Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng vừa có tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH Như vậy, tế bào trứng phát triển

và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ)

Gà mái mới đẻ trứng thường cho trứng hai lòng đó là do FSH và LH hoạt động mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng LH chỉ tiết vào buổi tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 – 8 giờ Vì vậy, việc chiếu sáng

bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 – 4 giờ Việc chiếu sáng bổ sung 3 – 4 giờ buổi tối thực chất là để gà ổn định và tập trung vào khoảng 8 – 11 giờ sáng Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 – 18 giờ/ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng

Như vậy, điều hòa sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên

và buồng trứng phụ trách Ngoài ra còn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại não tham gia quá trình này

2.2.3 Cơ chế điều hòa quá trình tạo trứng

Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các hormone hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển, LH kích thích trứng chín và rụng Cuối cùng nang trứng tiết oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng Để điều hòa quá trình chín và rụng, tuyến yên tiết oxytoxin tăng cường co bóp cơ trơn ống dẫn trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế hormone FSH và LH Sau khi trứng rụng, bao noãn co lại tiết progesteron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn trứng

và trạng thái hoạt động của nó Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng của bộ máy sinh sản phải nhờ mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng

dưới đồi

Khả năng đẻ trứng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi

đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh

Trang 28

Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển chức năng sinh dục của gia cầm Vì vậy, hiện nay người chăn nuôi đã biết dùng ánh sáng nhân tạo để bổ sung cho gà đẻ sớm Tuy nhiên, việc đẻ sớm có điều bất lợi vì gà chưa đạt khối lượng cơ thể, trứng đẻ ra bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém

Trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn, ánh sáng để kéo dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép, ví dụ: gà hướng trứng đạt khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái, 1450g đối với gà trống ở 133 ngày tuổi Gà đẻ trứng giống thịt như ISA, AA phải nuôi hạn chế thức ăn đến 140 ngày, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái, 2500g đối với gà trống sau đó mới cho ăn tăng để thúc đẻ

Nếu thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng cho gà hậu bị sẽ nâng cao sức đẻ trứng của gà đẻ khối lượng trứng to, thời gian đẻ kéo dài Đối với gà Leghorn có thể đẻ được 270 quả/mái/năm, gà ISA, AA đạt 180 - 185 quả/mái/10 tháng đẻ

2.2.4 Chất lượng trứng gia cầm

Chất lượng trứng gia cầm liên quan đến chất lượng ấp nở và từ đó liên quan đến sức sản xuất của gia cầm Để đánh giá chất lượng trứng người ta thường dùng các chỉ số bên ngoài như: Màu sắc vỏ, khối lượng trứng, chỉ số hình thái trứng và các chỉ tiêu bên trong như: chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng đơn vị Haugh, tỷ lệ lòng trắng với lòng đỏ

+ Màu sắc vỏ trứng

Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,55 – 0,75) Màu sắc vỏ trứng do sắc tố ở phần tử cung của ống dẫn trứng quy định Có nhiều loại màu vỏ như: vàng, nâu, đỏ, xanh, trắng, đốm… Màu sắc vỏ trứng

khác nhau tùy theo dòng giống gia cầm

+ Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi đẻ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng Khối lượng

Trang 29

trứng tăng theo tuổi đẻ của gia cầm và sự thay đổi khối lượng trứng ứng với sự thay đổi khối lượng cơ thể Bùi Quang Tiến và cs (1995) cho biết gà Ross – 208

có khối lượng trứng ở các tuần tuổi 27; 32; 38 và 42 lần lượt là: 53,96; 54,85; 56,76; 57,10 g/quả đối với dòng trống và 52,41; 54,20; 56,38; 56,89 g/quả đối với dòng mái

+ Chỉ số hình dạng của trứng

Trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua tỷ số giữa chiều

dài và chiều rộng của trứng và ngược lại Chỉ số này không biến đổi theo mùa

độ chịu lực phải lớn hơn 3kg, mật độ lỗ khí trung bình 130/cm², đường kính lỗ khí 17 – 25µm

+ Tỷ lệ giữa khối lượng lòng trắng và lòng đỏ

Tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ liên quan đến kết quả ấp nở Thông thường tỷ

lệ này tốt nhất 2/1, càng xa tỷ lệ này thì khả năng ấp nở càng thấp Tỷ lệ này liên quan chặt chẽ đến khối lượng trứng Trong cùng một giống những quả trứng có khối lượng lớn hơn thì có tỷ lệ này lớn hơn và ngược lại

+ Chỉ số lòng đỏ

Trang 30

Chỉ số lòng đỏ bằng tỷ số giữa chiều cao và đường kính của nó Theo Card

và Nesheim (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994), chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,40 – 0,42

+ Đơn vị Haugh (HU)

Đây là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt Thực nghiệm cho thấy những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng tương đương nhau

2.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA GIA CẦM

Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng ở mức độ nhất định Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm như: di truyền cá thể, giống, dòng, tuổi, chế

độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai và cs 2009)

* Các yếu tố di truyền cá thể

+ Sức đẻ trứng: là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của

gia cầm đối với các nhà chăn nuôi Hays (1944) và Albuda (1955) cho rằng việc sản xuất trứng do 5 yếu tố quy định: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, cường độ đẻ trứng, thời gian nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và mức độ biểu hiện của bản năng đòi ấp

+ Tuổi thành thục sinh dục

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Tuổi thành thục sinh dục ở các gia cầm khác nhau là khác nhau: ở gà là 150 – 190 ngày, vịt 130 – 200 ngày và ngỗng 210 – 250 ngày (Nguyễn Mạnh Hùng và cs.1994) Theo Taylor và Bogar (1988), tuổi thành thục sinh dục của gia cầm có hệ số di

Trang 31

truyền h2 = 0,35 Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dòng, giống, hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, Để đạt sản lượng trứng cao thì gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp tiêu chuẩn của giống

và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế để khống chế được khối lượng gia cầm

Các giống gia cầm bé, khối lượng nhỏ phần lớn đều đẻ sớm hơn các giống gia cầm có thể trọng cao Các giống hướng trứng có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống hướng thịt, gà thành thục sớm hơn vịt và ngỗng

+ Cường độ đẻ trứng

Cường độ đẻ trứng của gia cầm là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian nhất định (tương đối ngắn) Đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết với sản lượng trứng mà thông qua đó người ta có thể ước tính sức sản xuất trứng của gia cầm trong cả năm Hệ số tương quan giữa sản lượng trứng 3 – 4 tháng đầu là chặt chẽ (0,7 – 0,9)

+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học

Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻ trứng của đàn gà Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài thì sức đẻ trứng càng cao

và ngược lại Thường chu kỳ đẻ trứng của gà kéo dài 1 năm, gà tây, vịt, ngan, ngỗng chu kỳ này thường ngắn hơn và thường theo mùa (Nguyễn Mạnh Hùng

Hiện nay, người ta sử dụng biện pháp thay lông cưỡng bức dựa trên một số

Trang 32

yếu tố như: thuốc kích thích, ánh sáng, nước uống, chế độ và thành phần thức

ăn nhằm rút ngắn thời gian thay lông và thay lông hàng loạt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

+ Thời gian nghỉ đẻ

Ở gà thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí có thể kéo dài 1 – 2 tháng Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm Gia cầm thường thay lông vào mùa đông nên thời gian này gà thường nghỉ đẻ Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông đầu tiên là vào thời điểm quan trọng để đánh giá gà đẻ tốt hay xấu Những đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài

3 – 4 tháng là những đàn gà đẻ kém Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt Đặc biệt, ở một số đàn gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần

và lại đẻ ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới Có con gà đẻ ngay trong thời kỳ thay lông

+ Tính ấp bóng

Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm Trong tự nhiên, tính ấp bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống Bản năng đòi ấp rất khác nhau giữa các giống và các dòng Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng cân, đặc biệt gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năng đòi ấp Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản Trong lĩnh vực ấp trứng nhân tạo để nâng cao sản lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng

2.4 AXIT RICINOLEIC, CARDOL, CARDANOL TỪ DẦU THẦU DẦU

VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU

Trong những năm gần đây, các chất có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều người quan tâm và sử dụng Con người không chỉ sử dụng các sản phẩm từ thiên

Trang 33

nhiên trong cuộc sống mà còn đưa vào trong chăn nuôi để sản xuất ra những sản phẩm sạch để phục vụ nhu cầu của con người

Hạt thầu dầu và hạt điều là những loại hạt thực vật có có chứa dầu phenolic Dầu phenolic có thể kết hợp vào hồng cầu và màng liposom Do đặc tính đó mà các hợp chất này có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,

* Cây thầu dầu

Thầu dầu có tên khoa học là Ricinus communis L., cũng được biết với một

tên khác mà người Nam Bộ hay gọi là cây đu đủ dầu Thầu dầu có nguồn gốc từ vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới (http://www.library.illinois.edu) Loài cây này rất dễ thích nghi nên có thể tìm thấy chúng ở bất cứ đâu, từ các vùng đất bị bỏ hoang cho đến các bụi cây cảnh trong công viên hay những nơi công cộng khác Cây thầu dầu được trồng bằng hạt vào tháng 12, thu hoạch vào tháng 4 - 5 Mỗi hecta cho khoảng 375 - 750kg hạt Dầu thầu dầu là chất lỏng không màu hoặc màu vàng, rất sánh, mùi đặc biệt,

vị khó chịu và gây buồn nôn (Nguyễn Văn Đạt và cs 2012) Hạt thầu dầu chứa khoảng 40 - 60% là dầu

Độc tố trong hạt thầu dầu là ricin đó là lectin, còn được gọi là toxalbumin Ricin có thể có tối đa 3% khối lượng hạt Toxalbumins là các hợp chất có nguồn gốc thực vật rất độc hại khi kết hợp với các thành phần khác hoặc carbohydrate

và protein Ricin tan trong nước và không có trong dầu thầu dầu Một phytotoxin khác có trong thầu dầu là ricinine, được báo cáo là gây bướu cổ nhưng tầm quan trọng của hợp chất này hiện nay đang được nhiều nhà khoa học quan tâm (http://www.library.illinois.edu) Chất ricine sẽ bị phá hủy khi đun khoảng 15 phút ở 1250C (Nagaraj, 2009)

Khoảng 90% axit béo trong dầu thầu dầu là triglyceride được hình thành từ axit ricinoleic (là axit béo omega-9 không bão hòa)

* Cây điều

Giống như cây thầu dầu, cây điều cũng là một loại cây cho dầu cao, được trồng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống Cây điều hay còn được gọi là đào lộn

Trang 34

hột Đây là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ xoài, được trồng ở khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm Loài cây này cao từ khoảng 3 - 9m Lá mọc so le, cuống ngắn Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu Quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2 – 3cm Vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng Do vậy, người ta thường tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do đó còn có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả) Hạt hình thận, chứa dầu béo Quả điều rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men, tuy nhiên không nên

ăn nhiều trái tươi vì dễ gây tưa lưỡi Rượu chế biến từ "quả giả" có thể dùng xoa bóp khi đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa, chữa chai, loét,

nẻ chân,

* Một số nghiên cứu về hạt thầu dầu, hạt điều và sản phẩm phụ của chúng

Theo Purevjav (2011) dầu của vỏ hạt điều tự nhiên (một sản phẩm phụ của nhà máy chế biến hạt điều) và dầu thầu dầu có chứa dầu phenolic do đó được gọi

là dầu chức năng vì có hoạt động vượt trên cả giá trị dinh dưỡng

Dầu của vỏ hạt điều tự nhiên được chiết bằng dung môi đun nóng có chứa

15 - 20% cardol, 10% cardanol Dầu của vỏ hạt điều tự nhiên được chiết bằng cách rang vỏ có chứa 60 - 65% cardanol, 15 - 20% cardol Dầu của vỏ hạt điều tự

Trang 35

nhiên có đặc trưng sinh học đó là chống ung thư, kháng khuẩn và chống oxi hóa

(Himejima and Kubo, 1991; Kubo et al, 1986; và Kubo et al 2006)

Một trong những hoạt động sinh học quan trọng của dầu phenolic là khả

năng chống ung thư Nghiên cứu của Kubo et al (1993) đã cho thấy dầu phenolic

có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú và cổ tử cung ở người Tuy nhiên, hàm lượng cardol và cardanol khác nhau sẽ liên quan đến khả năng chống ung thư ở các dòng tế bào khác nhau

Năm 2001, Amorati et al đã chứng minh rằng mức sử dụng oxy của cardol

được hydro hóa, hydrocardanol và các dẫn xuất của nó trong suốt quá trình phản ứng với peroxyl cho thấy cardanol có mặt như một lượng được tái tạo, có chi phí thấp và dễ dàng thay thế cho các nguồn khác cung cấp sản phẩm có tính chống

oxy hóa tốt Ngoài ra, Trevisan et al (2006) đã chứng minh rằng vỏ hạt điều tự

nhiên có khả năng chống oxi hóa mạnh hơn hạt điều (100% so với 53%)

Theo Himejima và Kubo (1991) các hợp chất phenolic có trong vỏ hạt điều

tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt chống lại vi khuẩn Bacillus subtilis và Penicillium chrysogenum

* Đặc điểm của axit ricinoleic

Axit ricinoleic (C18H34O3) là axit béo omega-9 không bão hòa, trung tính thu được bằng cách chiết xuất dầu từ hạt của cây thầu dầu

Axit ricinoleic được sử dụng như tác nhân chống đông, chất pha loãng trong thức ăn chăn nuôi ở mức không vượt quá 250ppm Axit ricinoleic có khả năng chống vi khuẩn Gram dương và động vật nguyên sinh

Cấu tạo hóa học của axit ricinoleic (https://en.wikipedia.org/wiki/Ricinoleic_acid)

Trang 36

* Đặc điểm của cardanol

Cardanol là một phenol tự nhiên được sản xuất từ chất lỏng của vỏ hạt điều (hay còn gọi là dầu từ vỏ hạt điều) Nó là một monohydroxyl phenol có một chuỗi hydrocarbon dài (C15H27) ở vị trí meta

Cấu tạo hóa học của cardanol (http://www.cardochem.com/cardanol.html)

Cardanol trong dầu được chiết xuất từ thực vật có khả năng ức chế sự sinh

trưởng của vi khuẩn B subtilis (vi khuẩn Gram dương); tuy nhiên sự mẫn cảm đối với vi khuẩn Escherichia coli (vi khuẩn Gram âm) là thấp hơn so với B subtilis (Purevjav, 2011)

* Đặc điểm của cardol

Cardol có nhóm hydroxyl nhiều hơn cardanol

Cấu tạo hóa học của cardol (http://www.cardochem.com/cardanol.html) Cardol có trong dầu được chiết xuất từ vỏ hạt điều

Trang 37

2.5 GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM ESSENTIAL.OIL

+ Axit ricinoleic có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương, động vật nguyên sinh, chống lại protozoa và chống viêm;

+ Cardol có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương, động vật nguyên sinh, chống lại protozoa và chống oxi hóa;

+ Cardanol có tác dụng chống oxi hóa

Trang 38

2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC

2.6.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trong những năm gần đây, nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm ngày càng trở nên khó khăn Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu 70 – 80% nguyên liệu thức ăn để sản xuất thức ăn Chính vì vậy, một số nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra các giải pháp để giúp ngành chăn nuôi giải quyết vấn đề khóa khăn về nguyên liệu Một trong những giải pháp được các nhà chăn nuôi quan tâm

đó là tìm các nguồn thức ăn mới sử dụng làm thức ăn chăn nuôi Vài năm gần đây, một số loại cây thực vật đã được nghiên cứu sử dụng như là nguồn cung cấp giàu protein, dầu trong khẩu phần của vật nuôi Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu công bố về việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn có chứa nhiều dầu làm thức ăn cho gia cầm ngoại trừ tác giả Lương Văn Tiến đã sử dụng khô dầu Cọc rào

(Jatropha curcas) trong thức ăn cho gà Lương Phượng giai đoạn 8 – 12 tuần tuổi (http://tailieuvn.com.vn)

2.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới có xu hướng sử dụng các chất bổ sung dầu tự nhiên vào khẩu phần ăn cho vật nuôi trong đó có dầu thầu dầu và dầu hạt điều

Theo Viện Nghiên cứu Kỹ thuật dầu và Viện Nghiên cứu Kĩ thuật Trung

Tâm thức ăn của Ấn Độ (http://krishna.nic.in) cho biết cashew nut shell liquid

(CNSL: chất lỏng được chiết từ vỏ của hạt điều) hay cashew shell oil (dầu từ

vỏ của hạt điều) có màu nâu đỏ CNSL tự nhiên có chứa axit anacardic (80,9%), cardol (10 – 15%) và các nguyên liệu khác chỉ chứa số lượng nhỏ các dẫn xuất có chứa methyl của cardiol CNSL được chiết xuất với dầu ở nhiệt độ sôi thấp sẽ có 99% axit anacardic và 10% cardol Nhân hạt điều chứa 47% lipit thô, trong đó 82% lipit thô là các axit béo không bão hòa có tác dụng giảm cholesterol trong máu

Theo công ty Cardolite – Hoa Kỳ (http://www.epa.gov) CNSL có chứa

khoảng 30 – 35% trong vỏ hạt điều nhưng số lượng của nó có thể đạt tới

Trang 39

67% Trong tự nhiên, CNSL chứa khoảng 70% axit anacardic, 18% cardol và 5% Cardanol

Theo tác giả Vidal et al (2013) nghiên cứu về chất lượng trứng và thành

phần lipit có trong lòng đỏ trứng của gà đẻ ăn khẩu phần ăn có chứa bột hạt điều cho biết: Khẩu phần ăn thí nghiệm được bổ sung các mức 5%, 10%,15%, 20% và 25% bột hạt điều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của trứng cũng như độ tươi của trứng Tuy nhiên, bổ sung 25% bột hạt điều đã làm tăng hàm lượng lipid và giảm màu sắc lòng đỏ trứng của gà đẻ Hàm lượng axit oleic tăng lên trong lòng

đỏ trứng, ngược lại, các axit béo như: palmitic, stearic, linoleic đều giảm xuống Bột hạt điều làm tăng tỷ lệ của các axit béo bão hòa trong lòng đỏ trứng, làm giảm cholesteron do đó sử dụng bột hạt điều trong khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng

đã làm tăng các thành phần của axit béo trong lòng đỏ trứng và làm tăng thị hiếu của người tiêu dùng

Adedeji (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung hạt thầu dầu

gà đẻ Tác giả bổ sung hạt thầu dầu đã bỏ vỏ với các mức: 3,5%; 7%; 14% và cho

biết: Sản lượng trứng, thức ăn thu nhận, khối lượng trứng và hiệu quả sử dụng thức

ăn đã tăng lên và sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P< 0,05

Trang 40

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Gà Isa Brown đẻ trứng thương phẩm

3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Chế phẩm Oligo Essential do công ty Worl Ag Associates, LLC (Brazil) sản xuất và được công ty Phát Nghĩa (HCM) nhập khẩu và phân phối

3.3 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Công ty đầu tư phát triển chăn nuôi gà gia công ở Nội Viên – Lạc Vệ – Tiên Du – Bắc Ninh

+ Phòng phân tích thức ăn, nhà máy sản xuất thức ăn Topfeeds, Dabaco, Bắc Ninh

+ Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

- Thời gian:

+ Ngày 01/12/2014 đến ngày 15/08/2015

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp cho gà thí nghiệm

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Oligo Essential đến lượng thức

ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Isa – Brown

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Oligo Essential đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Isa – Brown

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Oligo Essential đến một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà Isa – Brown

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Oligo Essential đến tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình và khối lượng cơ thể trong giai đoạn sinh sản của gà Isa – Brown

Ngày đăng: 28/05/2016, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Chung và Đặng Thúy Nhung (2012). “Bổ sung chế phẩm cỏ linh lăng (Alfalfa) vào khẩu phần gà đẻ Isa – Brown để nâng cao chất lượng lòng đỏ trứng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, số 12, tr. 16 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung chế phẩm cỏ linh lăng (Alfalfa) vào khẩu phần gà đẻ Isa – Brown để nâng cao chất lượng lòng đỏ trứng
Tác giả: Phạm Văn Chung và Đặng Thúy Nhung
Năm: 2012
2. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn, Lê Thị Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường (2000). “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh”, Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học – công nghệ gia cầm 1997 - 2007, Viện Chăn nuôi 3. Nguyễn Văn Đạt, Lưu Cẩm Lộc, Bùi Thị Bửu Huê, Dương Kim Hoàng Yến, Trần Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn, Lê Thị Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường
Năm: 2000
6. Nguyễn Thị Phương Giang và Đặng Thuý Nhung (2014), “Bổ sung bột cánh hoa cúc vạn thọ vào khẩu phần của gà đẻ trứng Isa – Brown”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, số 12. tr. 27 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung bột cánh hoa cúc vạn thọ vào khẩu phần của gà đẻ trứng Isa – Brown
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Giang và Đặng Thuý Nhung
Năm: 2014
8. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Thị Mai (1994). “Giáo trình chăn nuôi gia cầm”, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 11-12, 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
11. Đào Thị Bích Loan (2007). “Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống Sasso X4 với gà mái TP1”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống Sasso X4 với gà mái TP1
Tác giả: Đào Thị Bích Loan
Năm: 2007
13. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2009). “Giáo trình chăn nuôi gia cầm”, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.61-67, 87-93, 166-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2009
4. Bùi Hữu Đoàn (2009). Bài giảng Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 229 Khác
5. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 33-38 Khác
7. Vũ Duy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (dùng cho cao học và nghiên cứu sinh). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Phạm Thị Bích Hường (2010). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái VCN - G15, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Lã Văn Kính (2003). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp - T.P Hồ Chí Minh Khác
12. Lê Huy Liễu, Lê Hồng Mận và Nguyễn Duy Hoan (2003). ‘Năng suất thịt của con lai F1 giữa gà Ri với một số giống gà lông màu thả vườn tại Thái Nguyên’. Tạp chí chăn nuôi, Số 8. tr. 10 – 12 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w