1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường THCS tân dương, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng

20 806 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh Trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng”.. - Về nội dung n

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục con người phải đảm bảo phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần Với thế hệ trẻ, cần trang bị cho các em những tri thức về đời sống tâm lí,

về giới tính, về tình dục để các em có ý thức hơn về những hành vi của mình Với quan điểm này, chúng ta có thể thấy được GDGT có vai trò hết sức quan trọng trong trường học

Lứa tuổi HS THCS là thời kỳ đang phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con người Đây là nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai của đất nước Nếu được quan tâm, chăm lo và chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cho cuộc sống tốt đẹp sau này, họ sẽ hoạt động tích cực cho sự phát phát triển của xã hội

Những thay đổi về kinh tế, xã hội đã kéo theo những hiện tượng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, hay hiện tượng sống thử, nạo phá thai… của một bộ phận thanh thiếu niên Chính vì vậy, GDGT đã được quan tâm và đưa vào hệ thống trường học để trang bị cho HS những kiến thức về giới tính, góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách HS Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình GDGT đối với HS vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và đang làm các nhà quản lý khó khăn trong việc tìm ra con đường GDGT phù hợp cho HS Muốn giải đáp những câu hỏi đó cần phải hiểu rõ NC GDGT của các em HS

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh Trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng” Chúng tôi hi vọng rằng, qua nghiên cứu này

có thể hiểu được phần nào những suy nghĩ, cũng như sự mong đợi của các em

HS THCS để từ đó nâng cao hiệu quả của công tác GDGT trong nhà trường

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về NC, NC GDGT và các khái niệm liên quan đến đề tài

Trang 2

- Tìm hiểu thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDGT trong các trường THCS

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm: NC, GDGT, NC GDGT của HS THCS tạo cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDGT của HS THCS

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu GDGT của HS THCS

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Nhóm khách thể nghiên cứu gồm 155 HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, 15 giáo viên và cán bộ quản lý

4 Giả thuyết khoa học:

- Hầu hết các em HS đều có NC được tăng cường kiến thức về giới tính

trong nhà trường

- Mức độ ưa thích GDGT của HS phụ thuộc vào nội dung, người dạy và cách thức truyền đạt

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NC

GDGT của HS THCS thông qua nhận thức, hứng thú, mong muốn và sự say mê của HS về môn GDGT

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

- Về thời gian: Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016

Trang 3

- Về số lượng khách thể: Đề tài tập trung khảo sát trên 155 HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, 15 giáo viên, cán bộ quản lý

6 Phương pháp nghiên cứu.

6.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp.

6.2.Phương pháp phỏng vấn sâu.

6.3.Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi.

6.4.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

6.5.Phương pháp thống kê toán học.

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về GDGT ở nước ngoài

Từ xa xưa trong các nền văn minh nhân loại, giới tính đã được đề cập đến thông qua hệ thống thần thoại hay qua các thảo luận về tình yêu

Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học ở Châu Âu đã bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứu khách quan về tính dục của con người Và có thể coi cuốn

“Rối loạn tình dục” của Kraphta Ebing-1886 là mốc đánh dấu đầu tiên

Đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự phổ biến của các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội và nhất là sự gia tăng dân số, vì vậy vấn đề GDGT được nhấn mạnh và đề cập nhiều

Ở Châu Âu, việc GDGT trong gia đình và trường học được tiến hành từ rất sớm Song từ những năm 60 của thế kỉ XX, GDGT mới được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi

Nghiên cứu của hai tác giả Tôn Vân Hiểu – Trương Dẫn Mặc (từ năm

2002 đến năm 2003) trong cuốn “Hoa hồng giấu trong cặp sách” đã cho thấy một cái nhìn bao quát về đời sống giới tính và tình dục của lứa tuổi học trò, cũng như vấn đề GDGT cho lứa tuổi VTN ở Trung Quốc

1.1.2 Nghiên cứu về GDGT ở Việt Nam

Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, nên vấn đề GDGT ở nước

ta vẫn còn tâm lí “né tránh”, chính vì thế mà việc bàn luận một cách công khai vấn đề GDGT cho thanh thiếu niên bắt đầu khá muộn và chậm chạp

Từ năm 1985, các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Bùi Ngọc Oánh, Minh Đức…đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và GDGT Những nghiên cứu này đã làm cơ sở cho việc GDGT cho thế hệ trẻ ở nước ta

Trang 5

Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục gia đình và giới tính cho HS có kí hiệu VIE/80/P09 (do Trần Trọng Thuỷ chủ nhiệm đề tài) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực

Các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các tác giả Giáo sư Trần Trọng Thủy với cuốn “GDGT ở nhà trường phổ thông cấp II”, tác giả Nguyễn Khắc Viện, tác giả Nguyễn Thành Thống hay của TS Khuất Thu Hồng đã cho thấy thực trạng về nhận thức, thái độ của HS với vấn đề GDGT từ

đó đưa ra một số biện pháp để đưa GDGT vào trong nhà trường một cách hệ thống, cũng như nâng cao chất lượng của công tác GDGT cho HS

Với đề tài nghiên cứu: “NC GDGT của HS trường THCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” chúng tôi tìm hiểu những NC của HS THCS với môn GDGT ở nhà trường trung học cơ sở, với mong muốn đóng góp một phần nào cho công tác GDGT nước ta hiện nay

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Giới tính

Thuật ngữ “Giới tính” có nguồn gốc Latinh là Sectus (nghĩa là chia cắt) thể hiện chính xác ý định phân chia loài ra làm hai Khi nói đến giới tính là nói đến những khác biệt được xác định về sinh học giữa nam và nữ

Chúng tôi đồng ý với cách hiểu “Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ

về phương diện sinh học, bao gồm sự khác nhau về giải phẫu (kích thước, hình dạng cơ thể…), đặc điểm sinh lý (hoạt động hoóc mon, chức năng của các bộ phận…)

1.2.2 GDGT

Theo A.G.Khrivcova, D.V.Kolexev: “GDGT là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác”

Trang 6

Trong Bách khoa toàn thư y học phương tây (1984) A.V.Petrovxki đưa ra định nghĩa về GDGT là: Hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính

Chúng ta có thể hiểu GDGT như sau: GDGT là một quá trình giáo dục nhằm cung cấp cho các em HS những kiến thức về giới tính, giúp các em

có nhận thức và thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính Trên cơ sở đó, hình thành những quan hệ giới tính phù hợp với những chuẩn mực xã hội, chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cho cuộc sống tương lai.

1.2.3 Nhu cầu giáo dục giới tính

1.2.3.1 Nhu cầu

Từ điển tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên) định nghĩa: NC là trạng thái cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại

và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân

A.G.Kovaliop đã tiếp cận khái niệm NC với tư cách là NC của nhóm xã hội: NC là sự đòi hỏi của các cá nhân và nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện để sống và tồn tại Như vậy theo ông dù là NC của cá nhân hay

NC xã hội, nó vẫn là sự biểu lộ mối quan hệ tích cực của con người với hoàn cảnh sống

Trên cơ sở phân tích và tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi thống nhất với quan điểm về NC như sau: NC là những đòi hỏi tất yếu của con người cần phải thỏa mãn bằng các phương thức khác nhau để có thể tồn tại

và phát triển Đó cũng là biểu hiện của tính tích cực hoạt động của con người

1.2.3.2 Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học cơ cở

NC GDGT của HS THCS có thể được hiểu là mong muốn được giáo dục các tri thức về giới tính của HS, mà cụ thể là những tri thức về đặc điểm tâm sinh lý, cách xây dựng mối quan hệ với mọi người đặc biệt là những người khác giới, về vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vấn đề hôn nhân gia đình…để các em bước vào cuộc sống tự tin và vững vàng hơn

Trang 7

NC GDGT của HS được nảy sinh, tức là các em HS đang thực sự thiếu và rất cần thiết được cung cấp những kiến thức về khoa học giới tính phục vụ cho bản thân, và nếu NC không được thoả mãn, các em sẽ không

có được những tri thức đó và có thể gây ra những hậu quả nặng nề Và như vậy, khi các em có NC GDGT thì NC này cần phải được đáp ứng để thỏa mãn nguyện vọng của các em cũng như yêu cầu của xã hội và gia đình, để mang lại cho các em HS cuộc sống tốt đẹp nhất

1.2.4 Nội dung giáo dục giới tính

Việc lựa chọn nội dung GDGT phải tuân theo những yêu cầu, những nguyên tắc chung được quy định bởi mục đích, nhiệm vụ của GDGT và giáo dục toàn diện, bên cạnh đó lại phải phù hợp với đặc điểm riêng của đối tượng, phong tục tập quán, đời sống, kinh tế, xã hội…

Tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi trường THCS Tân Dương, vấn đề GDGT cũng đã được quan tâm và đưa vào trong trường học theo sự chỉ đạo của

Bộ giáo dục và đào tạo thông qua việc lồng ghép và tích hợp với các môn học khác như: sinh học, giáo dục công dân, địa lý… Nội dung của môn GDGT tập trung vào các chủ đề sau:

- Sự thay đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì

- Quan hệ khác giới, tình bạn, tình yêu

- Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới

- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Sinh sản

- Tránh thai

- Hậu quả của việc phá thai

Tiểu kết chương 1

GDGT là vấn đề được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, bởi vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển nhân cách toàn diện của con người Tuy nhiên, hiện nay xung quanh GDGT vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi trong việc thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả nhất trong công tác GDGT

Trang 8

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu NC của HS trong việc học những kiến thức về giới tính, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDGT Tại chương này, chúng tôi đã trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nước về GDGT, phân tích và hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản như: giới, giới tính, NC GDGT, nội dung GDGT

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS TÂN DƯƠNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường THCS Tân Dương nằm trên trục đường quốc lộ 10 thuộc địa bàn Phố Mới xã Tân Dương – huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng Từ những năm đầu thành lập với quy mô 3 lớp, 5-6 giáo viên, tới những năm đầu của thế kỷ 21 trường với quy mô hơn 20 lớp, hơn 800 HS và gần 50 giáo viên Nhiều thầy, cô đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp thành phố Các thế

hệ HS nhà trường cũng trưởng thành và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

2.2 Thực trạng nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trườngTHCS Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

2.2.1.Nhận thức của HS THCS về GDGT

2.2.1.1 Nhận thức về nội dung GDGT của HS

Qua khảo sát 155 HS THCS Tân Dương hiểu về nội dung GDGT, chúng tôi thu được kết quả như sau:

lượt ghi

1 Quan hệ tình bạn, tình yêu 75,4

Trang 9

4 Các bệnh lây truyền qua đường tình

5 Các biện pháp tránh thai 75,7

6 Hậu quả của việc nạo phá thai 75,7

Có thể nói, nhìn chung là các em đã hiểu được khá đúng đắn về những nội dung được trong môn GDGT Như vậy, các em đã nhận thức được những kiến thức giới tính nào cần được trang bị cho lứa tuổi các em để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của các em

2.2.1.2 Đánh giá về sự cần thiết của GDGT đối với HS THCS

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, có đến 90,3% HS cho rằng GDGT là cần thiết, trong đó với mức độ “Rất cần thiết” chiếm tỉ lệ cao nhất 65,8% (ứng với 102 HS), và “Tương đối cần thiết” là 24,5% (38 HS) Với số liệu này khẳng định một lần nữa rằng: Các em HS đã nhận thấy được tầm quan trọng của GDGT đối với chính bản thân các em

Trang 10

2.2.1.3 Đánh giá của HS THCS về một số quan niệm về GDGT

Đa số HS đều có sự đánh giá tích cực về một số quan niệm mà chúng tôi đưa ra, chiếm tỉ lệ từ khoảng 80% đến 90% số ý kiến nhận xét

Qua số liệu trên, rõ ràng HS đã có cái nhìn đúng đắn về môn GDGT, không còn là điều gì “ xấu xa” và không thể nói được Ngược lại, hiểu biết tốt về giới tính sẽ có ý nghĩa trong việc định hướng thái độ và hành vi của

HS Sự nhận thức tốt này là điều đáng mừng cho công tác GDGT cho HS, bởi

từ nhận thức đúng thì mới có thể dẫn tới thái độ và hành vi đúng Những quan niệm cũ về giới tính đã dần được thay thế bởi những tư tưởng tiến bộ, tôn trọng sự tiến bộ, quyền được hiểu biết về những vấn đề giới tính Chính điều này làm cho HS không còn e ngại khi tiếp cận với những tri thức về giới tính

5.9%

82.5%

3.9%

88.3%

1.6%

84.5%

5.1%

77.4%

2.7%

78.7%

9.8%

12.2%

18.4%

9.0%

20.0%

1

2

3

4

5

Phân vân Không đồng ý Đồng ý

Trang 11

2.2.2 Mong muốn của HS THCS khi học GDGT

2.2.2.1 Mong muốn của HS THCS về nội dung GDGT

Thứ nhất, nội dung sự thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN chiếm 92,2% ý kiến của HS Ở lứa tuổi này, những đặc điểm thay đổi to lớn về mặt cơ thể, cũng như tâm lý làm cho các em không tránh khỏi sự tò mò, những băn khoăn và lo lắng Bởi vậy, các em rất muốn tìm hiểu và khám phá để lý giải những điều đã và đang xảy ra với bản thân, nên việc các em mong muốn được học nội dung “tâm sinh lý tuổi VTN” cũng là phù hợp

Thứ hai, “Cách cư xử với bạn khác giới, tình bạn, tình yêu” chiếm 89% mong muốn của HS Những chủ đề liên quan đến tình bạn, tình yêu luôn rất hấp dẫn và thu hút sự tham gia hồ hởi của các em Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới những suy nghĩ cũng như hành động của lứa tuổi HS THCS

Nội dung thứ ba được các em lựa chọn chiếm tỉ lệ cao là: “Vẻ đẹp và cách chăm sóc” với 89,6% ý kiến của HS Lứa tuổi HS THCS là thời kỳ mà các

em muốn khẳng định bản thân rất mạnh mẽ và để ý đến bạn khác giới cũng nhiều hơn, nên các em có NC làm đẹp và chăm sóc bản thân cao hơn trước Vì vậy, các em có NC được cung cấp những kiến thức về cách chăm sóc bản thân

là điều dễ hiểu

Những nội dung còn lại, như tình dục và các bệnh LTQĐTD, sinh sản, bình đẳng nam nữ….có sự lựa chọn ít hơn, nhưng đều chiếm tỉ lệ rất cao trên 80% ý kiến HS Có thể lí giải điều này từ những suy nghĩ rằng đây là những nội dung mang tính chất “tế nhị” và khó nói hơn

2.2.2.2.Mong muốn về hình thức GDGT của HS THCS

Ngày đăng: 28/05/2016, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w