Em vô cùng biết ơn tập thể thầy, cô giáo thuộc bộ môn Sức khỏe Môi Trường, các thầy cô thuộc Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
- -
TRẦN THỊ KIM CHUNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHÂU KHÊ,
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS VŨ DIỄN
Hà Nội – 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội
Em vô cùng biết ơn tập thể thầy, cô giáo thuộc bộ môn Sức khỏe Môi Trường, các thầy cô thuộc Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y
Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và trong quá trình học tập
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Diễn, nguyên phó trưởng Bộ môn Sức khỏe Môi Trường, Trường Đại học Y Hà Nội Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, động viên, góp những ý kiến quý báu cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong quá trình viết và hoàn thiện Luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh trường THCS phường Châu Khê – thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh đã hết sức nhiệt tình hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan liên quan đã nhiệt tình, giúp đỡ chia sẻ với tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này
Học viên
Trần Thị Kim Chung
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc -*** -
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo sau Đại học –Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y
Hà Nội
Bộ môn Sức khỏe Môi trường - Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội
Hội đồng chấm Luận văn Thạc sỹ - Viện Đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm Luận văn một cách khoa học và chính xác Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2015
Học viên
Trần Thị Kim Chung
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi VTN 3
1.2.Giới tính và giáo dục giới tính 10
1.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và nhu cầu GDGT ở VTN trên thế giới và Việt Nam ………11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Địa điểm nghiên cứu 19
2.2 Đối tượng nghiên cứu 19
2.3 Thời gian nghiên cứu: 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 20
2.5 Biến số và các chỉ số nghiên cứu: 21
2.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 26
2.7 Sai số và biện pháp khắc phục sai số 26
2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 27
2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Các đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu: 29
3.2 Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh: 30
Trang 73.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của học sinh về chăm
sóc sức khỏe giới tính: 45
Chương 4 BÀN LUẬN 52
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52
4.2 Kiến thức, thái độ về chăm sóc sức khỏe giới tính và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường trung học cơ sở Châu Khê: 53
4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe giới tính: 66
4.4 Bàn luận về một số hạn chế của đề tài 72
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang 8Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc tính chung 29Bảng 3.2: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về các dấu hiệu dậy thì (n=410):
……… 30 Bảng 3.3: Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về vệ sinh cơ quan SD, vệ sinh kinh
nguyệt …….31 Bảng 3.4 Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về tình bạn, tình bạn khác giới 35 Bảng: 3.5 Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về tình yêu 36 Bảng 3.6: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe giới tính39 Bảng 3.7: Thái độ của học sinh về QHTD ở tuổi VTN và hành vi thủ dâm 40 Bảng: 3.8 Ảnh hưởng của một số đặc tính cá nhân tới kiến thức chung về
chăm sóc sức khỏe giới tính của học sinh: 47 Bảng: 3.9 Ảnh hưởng của một số đặc tính cá nhân tới thái độ về sự cần thiết
được giáo dục giới tính cho học sinh 48 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của kiến thức chung về CSSK giới tính với thái độ về
quan hệ tình dục và thủ dâm ở tuổi vị thành niên 49
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về điều kiện tiếp xúc của nam và
nữ có thể có thai 32Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về các biện pháp tránh thai 33Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ học sinh cho rằng nạo phá thai ở tuổi VTN có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe …….33Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về các ảnh hưởng xấu của nạo phá thai ở tuổi VTN 34Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về khái niệm xâm hại, lạm dụng
TD 37Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ cho sinh có kiến thức về phòng tránh xâm hại và lạm dụng TD 38Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ học sinh có các thái độ khác nhau về sự cần thiết được GDGT 41Biểu 3.9 Tỷ lệ học sinh lựa chọn khối lớp có thể bắt đầu được GDGT 41Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu được cung cấp thông tin về các nội dung chăm sóc sức khỏe giới tính 42Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu nhận thông tin về giới tính từ các đối tượng/các đối tượng đã cung cấp thông tin giới tính cho học sinh 43Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu nhận thông tin về giới tính từ các nguồn /nguồn đã cung cấp thông tin giới tính cho học sinh 44Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ các yếu tố thúc đẩy học sinh tìm hiểu thông tin về
CSSK giới tính 45
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ các yếu tố cản trở học sinh tìm hiểu thông tin về chăm sóc sức khỏe giới tính 46
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là một giai đoạn hết sức quan trọng của con người đánh dấu sự thay đổi toàn diện cả về thể chất, tinh thần, khả năng tư duy, phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội ở mỗi con người Là giai đoạn chuyển tiếp
từ trẻ em thành người lớn Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tuổi Vị thành niên (VTN) là lứa tuổi từ 10-19 tuổi [1] Còn ở Việt Nam, VTN là lứa tuổi
từ 10-18 tuổi [2], [3] Thay đổi rõ rệt nhất ở lứa tuổi VTN là các vấn đề về sức khỏe sinh sản, bao gồm cả các biểu hiện về dậy thì Bất cứ một vấn đề
về sức khỏe và tâm lý trong giai đoạn này đều có thể ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho cuộc sống về sau
Cùng với tăng trưởng, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe vị thành niên, thanh niên nói riêng Một số vấn đề sức khỏe VTN (vị thành niên) quan trọng nhất hiện nay là: tình trạng dậy thì sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định: tuổi dậy thì ở VTN ở Việt Nam (năm 2010) sớm hơn 1 tuổi so với 30 năm trước [4,6] Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên trung bình của thanh thiếu niên Việt Nam giảm 1,5 theo báo cáo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2005 và báo cáo điều tra quốc gia
về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010 [4,5] Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ VTN nạo phá thai cao ở Đông Nam Á [7] Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước
Ngày nay, thanh thiếu niên có thể dễ dàng tiếp cận với các thông tin
đa chiều về giới tính và sức khỏe sinh sản (SKSS) qua các kênh như: truyền
Trang 12hình, sách báo, băng đĩa, radio, internet [4],[5] Vai trò của các kênh truyền thông là rất lớn, tuy nhiên bên cạnh những nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy, VTN cũng có thể tiếp cận với không ít những thông tin không phù hợp với lứa tuổi Do vậy có thể dẫn đến sự hiểu biết không đúng, thái độ chưa phù hợp và lâu dài hình thành những hành vi ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và việc học tập của các em
Hiện nay có không ít các nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến giới tính, sức khỏe sinh sản VTN nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của các em Tuy nhiên các nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông hoặc sinh viên là độ tuổi đã dậy thì và đã hình thành các hành
vi nguy cơ sức khỏe tình dục, mà ít có nghiên cứu về lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (THCS) từ 12-15 tuổi là lứa tuổi vừa bước vào tuổi dậy thì, các
em còn bỡ ngỡ trước một thế giới kiến thức giới tính rộng lớn, rất dễ có những hiểu biết không đúng, có thái độ không phù hợp và hình thành hành
vi nguy cơ đến sức khỏe của mình Đặc biệt tại Bắc Ninh còn rất ít các nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính (GDGT) tại các trường THCS
Mặt khác Châu Khê là phường mới thành lập từ xã, do tác động của công
nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh vấn đề giới tính của vị thành niên cũng thay đổi nhiều và cần phải làm nghiên cứu đánh giá Đó chính là lý do chúng tôi
chọn đề tài: “Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh năm 2014”
Mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh
trường THCS Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh năm 2014
2 Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về giới tính của học sinh trường THCS Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh năm 2014
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi VTN
1.1.1 Khái niệm về VTN
Vị thành niên là một quá trình chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ thành người trưởng thành Tuổi từ 10 đến 19 là một khoảng thời gian thay đổi nhanh chóng cả về thể chất, tâm lý cũng như bắt đầu phát triển các mối quan hệ xã hội Mặc dù không còn là trẻ con, song những người ở độ tuổi này cũng chưa phải là người lớn, họ phải đối mặt với những thách thức về sự phát triển thể chất và tâm lý cũng như sự nhìn nhận và hòa nhập với xã hội xung quanh, họ có thể đặt mình vào những nguy cơ mà không suy xét đến hậu quả Về mặt sinh học, họ có thể trở thành những người làm cha mẹ chưa sẵn sàng về bổn phận Họ tự cảm thấy tính độc lập của bản thân rất cao, song phần lớn các nhu cầu vật chất ở tuổi vị thành niên vẫn lệ thuộc vào người lớn Sự thay đổi cơ thể, nhận thức về dậy thì và trạng thái tâm lý ở tuổi VTN
có liên quan tới QHTD, có thai ở VTN và ảnh hưởng tới quá trình phát triển
bình thường của VTN [8],[ 2]
Thông thường, người ta chia tuổi VTN làm 3 giai đoạn[ 3], [9],[ 10]
- Giai đoạn VTN sớm (10–13 tuổi): Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng về thể chất và quá trình trưởng thành về tính dục Ở
độ tuổi này có sự phát triển tư duy trừu tượng rất rõ rệt
- Giai đoạn VTN giữa (14–16 tuổi): Về thể chất vẫn tiếp tục thay đổi với tốc độ chậm hơn, nhưng những thay đổi về tâm lý trở nên mạnh mẽ hơn, các em có xu hướng tách khỏi gia đình để tìm đến các mối quan hệ với bạn
bè đồng lứa Các em ở độ tuổi này hay tò mò và bắt đầu quan tâm, muốn khám phá năng lực bản thân trong QHTD
Trang 14- Giai đoạn VTN muộn (17–19 tuổi): Sự phát triển về thể chất và tâm
lý dần ổn định hơn Các em ở độ tuổi này phát triển mạnh mẽ tư duy trừu tượng, đưa ra nhiều ý tưởng hơn cũng như có xu hướng bảo vệ mạnh mẽ hơn chính kiến của mình
Như vậy theo sự phân chia này lứa tuổi THCS chính là lứa tuổi nằm
ở giai đoạn VTN sớm và VTN giữa, lứa tuổi các em cũng được đặc trưng bởi các đặc điểm của hai giai đoạn này
1.1.2 Những biến đổi về thể chất và tâm sinh lý ở tuổi VTN
1.1.2.1 Những biến đổi về thể chất [8],[ 3]
Cơ thể biến đổi nhanh về vóc dáng, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như mọc lông ở cơ quan sinh dục, mọc râu, ngực thay đổi kích thước trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, các em trai có hiện tượng xuất tinh Chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời
kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường gặp sớm hơn ở các em gái Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau Đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm giác e thẹn, xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số vị thành niên do các em chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về mình
1.1.2.2 Những biến đổi về sinh lý [8],[ 11]
Ở nữ giới xảy ra hiện tượng kinh nguyệt, là dấu hiệu thông báo sự trưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ Nam giới thường dậy thì muộn hơn
nữ khoảng hai năm, biểu hiện là sự hoạt động của tinh hoàn Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm (giấc mộng ướt hay còn gọi là mộng tinh) cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi hôn nhân còn trên dưới 10 năm, vì vậy trẻ vị thành niên cần hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện để
Trang 15tránh những hành động sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khoẻ và hạnh phúc, tương lai như quan hệ tình dục sớm, có thai, tảo hôn…
1.1.2.3 Những biến đổi về tâm lý [12]
Ở tuổi này, các em bắt đầu phát triển ý thức tự trọng, tính độc lập trong suy nghĩ và hành động Các em đã có những xúc cảm giới tính, bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới Tâm trạng cũng thay đổi rất nhanh và biến động mạnh Nhưng thời gian này, lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được bản thân Vì vậy, các em cần được rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác trong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từ bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi nguy cơ có hại cho sức khoẻ, an toàn của bản thân và của người khác
Có sự mất cân bằng trong tâm lý và sinh lý, tuy rằng chỉ là tạm thời, song một số hành vi và sự chọn lựa của tuổi vị thành niên có thể gây hậu quả suốt đời nếu các em thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn, đồng thời thiếu kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ
1.1.3 Kiến thức về vệ sinh cơ quan sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt
Để có thể phát triển một cách tốt nhất, VTN cần chú ý tới vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh cơ quan SD, vệ sinh kinh nguyệt Đối với nam chỉ cần rửa sạch hàng ngày sau mỗi khi đại tiện, khi xuất tinh và khi tắm rửa [13] Còn đối với nữ khi không có kinh nguyệt thì nên rửa ít nhất một ngày 2 lần: buổi sáng khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ Khi rửa nên dùng gáo dội hoặc vòi nước cho chảy tại chỗ Chỉ rửa phần ngoài bộ phận sinh dục, không bao giờ được cho ngón tay vào rửa bên trong âm đạo [13] Còn khi có kinh nguyệt cần phải rửa âm hộ, đóng khố, thay khố luôn và phải
Trang 16thay rửa nhiều lần Mỗi ngày tùy huyết ra nhiều hay ít mà rửa vùng âm hộ, lau khô và thay khố, ít nhất cũng phải thay rửa 3 lần một ngày Nước rửa phải là nước sạch: nước máy, nước giếng Không được rửa bằng nước ao, nước sông Mùa rét nên rửa bằng nước ấm Tốt nhất nên rửa nước dưới vòi, hoặc cho nước vào một ấm để dội Không được rửa bằng cách ngâm vào chậu Rửa cả vùng âm hộ và tầng sinh môn Có thể rửa bằng xà phòng, hoặc pha gói thuốc rửa phụ khoa vào nước rửa Bao giờ cũng rửa từ âm hộ rồi mới tới bẹn, đùi, cuối cùng mới rửa đến hậu môn và mông Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô vùng âm hộ, tầng sinh môn Phải đóng khố sạch: việc đóng khố là cần thiết để máu kinh thấm vào khố, không dây ra đùi, bẹn, mất vệ sinh Bởi vậy khố nên làm bằng vải bông, vải xô hay gạc, bông, có bọc vải xung quanh Nếu là vải xô sử dụng nhiều lần phải ngâm bằng xà phòng, phơi ở nơi thoáng, có nắng, khi khô nên dùng bàn là nóng là
đi một lượt rồi gấp lại Hiện nay có những băng vệ sinh bán sẵn để đóng khố, dùng một lần không cần giặt Khi dùng xong, gói vào giấy rồi bỏ vào thùng rác [14]
1.1.4 Kiến thức liên quan đến hoạt động tình dục ở tuổi VNT
Hoạt động tình dục thường bao gồm thủ dâm (một người) và QHTD (hai người khác nhau)
Đầu tiên là về thủ dâm Thủ dâm là khi một người cọ xát cơ quan sinh dục của họ để đạt được khoái cảm hay sự phóng tinh Cả nam và nữ đều
có thể thủ dâm [15], [16] Ở mỗi lứa tuổi đều có thể thủ dâm nhưng nó phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi và người chưa kết hôn [16] Thủ dâm không gây hại cho sức khỏe và khả năng tình dục [16] Tuy nhiên, thủ dâm liên tục nhiều ngày (nhiều ít do quan niệm từng người) tới lạm dụng có thể dẫn tới rối loạn sinh lý [17] Thủ dâm được coi như một biện pháp QHTD an toàn Nó mang đến khoái cảm mà không cần có bạn tình và không có nguy
Trang 17cơ gây hại (như mang thai hay nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục) [16], [18]
Thứ hai là quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong
bộ phận sinh dục nữ/cái [19] QHTD sớm ngoài hôn nhân ở tuổi học sinh có nguy cơ dẫn đến sự mang thai với những hậu quả tức khắc và lâu dài khác nhau về sức khỏe thể chất và tinh thần [16] Việc mang thai sớm ngoài ý muốn là điều kinh hoàng cho bạn gái trẻ vì thiếu hiểu biết Họ thường loại
bỏ thai bằng biện pháp nạo phá thai Nạo thai không an toàn gây ra nhiều rủi
ro rất lớn cho phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ trẻ) Một số người trẻ tin rằng dễ dàng nạo phá thai hơn là sử dụng các biện pháp tránh thai [20] Tuy nhiên, ngoài những biến chứng tử vong và nhiều biến chứng khác do nạo phá thai (như sót nhau, nhiễm khuẩn, chảy máu, thủng tử cung, thủng ruột, tổn thương cơ quan sinh sản…), những biến chứng lâu dài về sau này còn là nhiễm trùng mạn tính, vô sinh và còn có thể phá hủy cả đời sống tình dục (nhất là ở tuổi thanh thiếu niên) [16] Việc mang thai sớm và sinh đẻ ở tuổi VTN còn gây nhiều căng thẳng về tâm lý, tình cảm, tài chính và sự phản đối của cộng đồng Việc mang thai sớm ở tuổi VTN sẽ là gánh nặng cho xã hội, nghèo đói sẽ tăng lên, bảo hiểm xã hội và y tế kém nhiều, thiếu lực lượng lao động, vấn đề giới (trọng nam khinh nữ) ngày càng mâu thuẫn [21]
Việc QHTD còn gây ra các BLTQĐTD, là những bệnh lây từ người
có bệnh sang người khác qua bất cứ hình thức tình dục nào không an toàn (tên gọi trước kia của căn bệnh này là hoa liễu) Đến nay người ta tìm thấy khoảng hơn 24 BLTQĐTD [22] Các BLTQĐTD phổ biến ở Việt Nam gồm bệnh lậu, giang mai,viêm gan B, HIV/AIDS [23]
Một số các BPTT phù hợp với VTN để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn cũng như nhiễm các BLTQĐTD gồm [22]:
Trang 18- Bao cao su (BCS) nam giới: sử dụng phương tiện này ngoài tác dụng tránh thai, còn có tác dụng đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS
- Thuốc uống tránh thai thông thường: sử dụng liên tục hằng ngày để tránh thai
- Thuốc uống tránh thai khẩn cấp: sử dụng trong trường hợp đã giao hợp mà không dùng biện pháp tránh thai nào
- Xuất tinh ngoài âm đạo: phương pháp này hiệu quả rất thấp
- Tính vòng kinh là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái để xác định thời kỳ mà nếu giao hợp thì có khả năng thụ thai cao (thời kỳ không an toàn) để kiêng giao hợp hoặc dùng một biện pháp bổ trợ (như BCS) trong thời kỳ đó Phương pháp này hiệu quả rất thấp
1.1.5 Kiến thức về xâm hại, lạm dụng TD ở VTN
Ngày nay hiện tượng xâm hại và lạm dụng tình dục ở VTN ngày một tăng Xâm hại, lạm dụng TD là sự lôi kéo, cưỡng bức người khác (ngoài ý muốn của người đó) vào các hoạt động TD nhằm thỏa mãn dục vọng của mình thông qua các tiếp xúc cơ thể như gạ gẫm, hành hung, hiếp dâm Và thủ phạm có thể là tất cả mọi người (người lạ, người thân, người yêu…) [22] Những hậu quả về mặt cơ thể có thể thấy được ngay như rách âm đạo-trực tràng gây chảy máu nặng nề, các tổn thương khác của bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục Với trẻ đã xuất hiện kinh nguyệt, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp Với những trường hợp này, sức khỏe và tương lai của bà mẹ lẫn trẻ em thường ở trong tình trạng rất mong manh, khó khăn Những hậu quả xấu của lạm dụng tình dục có thể để kéo dài nhiều năm sau này cũng như đến tuổi trưởng thành Những người này thường có biểu hiện trầm cảm Nếu tình trạng lo lắng ở mức độ cao có thể dẫn đến những hành vi tự hủy hoại cơ thể như
Trang 19nghiện rượu, nghiện ma túy, có những cơn hốt hoảng, những rối loạn lo âu ở một tình huống đặc trưng nào đó, mất ngủ Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này Vì vậy việc phòng chống xâm hại, lạm dụng TD là vô cùng cần thiết Để phòng chống xâm hại, lạm dụng tình dục ở VTN cần chú ý: Không đi một mình nơi đường vắng; không để người
lạ vào nhà nhất là khi chỉ có một mình; Giữ khoảng cách khi giao tiếp với người khác; Khi thấy có dấu hiệu bị xâm hại và lạm dụng TD cần báo ngay với gia đình hoặc cơ quan chức năng [22]
1.1.6 Kiến thức về tình bạn, tình yêu
1.1.6.1.Tình bạn [24]
Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc một nhóm người
vì hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích có chung một quan điểm sống lý tưởng, ước mơ …Tình bạn có thể là với bạn cùng giới hoặc bạn khác giới Nó có vai trò lớn trong đời sống của mỗi người đặc biệt là với thanh thiếu niên Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự đánh giá, tự tìm hiểu bản thân mình qua tương tác với những người bạn, đồng thời dựa vào sự góp
ý của bạn bè mà tự phấn đấu, giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện Tình bạn
là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong tập thể cùng nhau hoạt động, gánh vác chia sẻ, trong việc vươn tới ước mơ, hoài bão lý tưởng của mình Tuy nhiên tình bạn lệch lạc có thể dẫn tới hành động xấu: bao che khuyết điểm cho bạn bè, chơi bời lêu lổng…
1.1.6.2 Tình yêu [21]
Là tình cảm giữa hai người khác giới có thể chuyển thành thứ tình cảm có cảm xúc mãnh liệt và hấp dẫn về giới tính để chuyển thành tình yêu Tình yêu không đồng nghĩa với quan hệ tình dục và sự bền vững của nó phụ thuộc vào nỗ lực thường xuyên của mỗi người trong cuộc nhằm duy trì tình yêu chín chắn, tốt đẹp và lành mạnh để đi đến hôn nhân
Trang 201.2.Giới tính và giáo dục giới tính
1.2.1 Khái niệm về giới tính, giới, GDGT
“Giới tính” là sự khác biệt về phương diện sinh học giữa con trai và con gái, không thay đổi từ khi xã hội loài người được hình thành [22],[25]
“Giới” là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ, sự khác biệt này luôn được xem xét trong mối quan hệ xã hội giữa hai giới (với tư cách là hai nhóm xã hội khác nhau) trong đời sống, trong các hoạt động xã hội và sự thay đổi của mối quan hệ đó theo sự phát triển của xã hội Nhưng trong thực
tế, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, thuật ngữ “Giới tính” thường được dùng theo nghĩa rộng hơn, bao hàm cả “Giới tính” và “Giới” [22],[25]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về GDGT nhưng chung quy lại có các khía cạnh chính mà chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến việc GDGT
đó là: “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (Thanh thiếu niên) nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [22]
1.2.2 Ý nghĩa của GDGT [12]
Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện GDGT góp phần quan trọng vào việc phát triển một nhân cách toàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp lành mạnh GDGT có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách con người, đáp ứng những quy luật, phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể, đặc biệt
là sự trưởng thành của nhân cách trong xã hội Nó còn có ý nghĩa to lớn đối
Trang 21với giáo dục dân số và sự phát triển chung của toàn xã hội Mặt khác giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của các em và đời sống xã hội hiện nay, có tác dụng phòng ngừa và giảm tác hại của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân
Chương trình GDGT ở trường THCS nếu được giảng dạy một cách thích hợp sẽ có tác dụng phòng ngừa quan trọng Nó trang bị kiến thức cho học sinh biết đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc sống, những hành
vi tình dục lành mạnh đảm báo sức khỏe lâu dài và là công cụ hữu hiệu nhất, kinh tế nhất để giảm bớt số ca NPT, những đứa con không cha và nhất là ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm HIV của nữ sinh khi họ quan hệ tình dục trước hôn nhân GDGT góp phần ngăn chặn và đẩy lùi HIV/AIDS thông qua chậm kết hôn, kế hoạch hóa và sử dụng BPTT đúng cách GDGT là khuyến khích lối sống lành mạnh và các hành vi có trách nhiệm để phòng ngừa bệnh tật
Muốn vậy công tác GDGT phải được tiến hành sớm, phải tiến hành trước khi các em có hành vi quan hệ tình dục hay bỏ học Cung cấp kiến thức, xác định thái độ, huấn luyện kỹ năng và khuyến khích thực hiện các hành vi an toàn để giảm bớt nguy cơ bị lây nhiễm Chương trình phải mang tính toàn diện, đa dạng, cởi mở và linh hoạt kết hợp với các hoạt động vui chơi lành mạnh Cán bộ giáo dục phải được trang bị kiến thức và huấn luyện
kỹ năng truyền thông, biết lắng nghe và xử lí các vấn đề nhạy cảm Học tập
mô hình của các quốc gia và lồng ghép thêm vào các môn xã hội
1.3 Các nghiên cứu về về kiến thức, thái độ và nhu cầu GDGT ở VTN trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Một số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và nhu cầu GDGT ở VTN trên thế giới
Trang 22Theo tổ chức y tế thế giới, VTN là những người trong độ tuổi từ
10-19 tuổi Năm 2005 đã có khoảng 1,2 tỷ người trong độ tuổi VTN, chiếm 1/5 dân số thế giới [6],[ 26] Đây là một lực lượng lớn trong xã hội, quyết định tương lai của thế giới Ngày nay, hàng triệu trẻ VTN đang đứng trước viễn cảnh sinh con sớm, nạo phá thai, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn, nguy cơ nhiễm HIV/AIDS Vấn đề quan hệ tình dục sớm: tỷ lệ VTN có hoạt động tình dục sớm ngày càng gia tăng trên thế giới
Ở các nước phát triển như Newzealand có 49% nam và nữ VTN (15-19 tuổi) chưa kết hôn đã có QHTD, ở Mỹ là 46% và ở Thụy Điển thì 54,2% nam VTN đã có QHTD [27] Nghiên cứu về SKSS tại một số nước phát triển cho thấy 60% phụ nữ Kenya (Châu Phi) tuổi 15-24 chưa có gia đình đã có QHTD, tương tự ở Peru (MỸ La Tinh) là 52% Trong khi tỷ lệ này thấp hơn
ở các nước Châu Á: 19% ở Kazacstan và 13% ở Philippin [28] Tần suất QHTD của thanh niên ngày càng tăng Một nghiên cứu gần đây nhận định rằng: những phụ nữ 14-16 tuổi ngày nay có QHTD gấp 2 lần phụ nữ trong
độ tuổi tương tự cách đây 15 năm [27] Tuổi QHTD lần đầu ở một số nước phát triển trung bình là 17 tuổi, ở độ tuổi này khoảng 40-50% thanh thiếu niên đã có QHTD, Thụy Điển là 80%, ở các nước Châu Phi như Nigeria và Liberia là 50-60%, Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan là 50-70% [29] Vấn đề
có thai và sinh con: tại các nước đang phát triển khoảng 40% số phụ nữ có thai và sinh con dưới 20 tuổi, đặc biệt ở Tây Phi tỷ lệ này tới 56% Vấn đề nạo phá thai: mỗi năm trung bình có 4,4 triệu VTN ở các nước đang phát triển phải nạo phá thai trong điều kiện không an toàn [26] Hằng năm có khoảng 14 triệu VTN nữ trên thế giới (15-19 tuổi) đã sinh đẻ [30]
Nghiên cứu tại một số nước đang phát triển cho thấy, hầu hết VTN đều có kiến thức về phòng tránh thai [28] Hai BPTT thường được biết đến nhiều nhất ở các nước là BCS và thuốc tránh thai [28] Các biện pháp tránh
Trang 23thai truyền thống được biết đến với tỷ lệ thấp hơn: Indonesia 7,0% biết biện pháp tính vòng kinh và 5,4% biết đến biện pháp xuất tinh ngoài Tuy nhiên thanh thiếu niên có QHTD ít sử dụng BPTT, hầu hết chờ cho đến khi có QHTD trước khi sử dụng bất cứ BPTT nào và nhiều người chờ cho đến khi
có thai Trung bình thanh thiếu niên giao hợp không bảo vệ trong một năm hay hơn trước khi cô gái đòi hỏi tránh thai [28]
Hậu quả hay gặp của QHTD trước hôn nhân và không sử dụng các BPTT là mang thai ngoài ý muốn, nạo hút thai, NKĐSS và mắc các BLQĐTD
Ở Jamaica, nghiên cứu trên 500 học sinh từ 11-14 tuổi cho thấy chỉ
có 27% nữ, 32% nam biết rằng có thể mang thai khi QHTD lần đầu Ở Ấn
Độ, cứ 100 cô gái đến bệnh viện để phá thai thì có tới 80% không biết rằng QHTD có thể mang thai hay nhiễm các BLTQĐTD và 90% không biết về các BPTT Khoảng 370 học sinh trung học Nga được khảo sát chỉ có 25%
nữ và 35% nam biết rằng BCS nên sử dụng một lần [31] Nghiên cứu ở Ý năm 2009 thấy khoảng 1/2 vị thành niên có quan hệ tình dục, tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu là 15,6 tuổi, biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất trong quan hệ tình dục là bao cao su [32]
Tình hình trên khiến cho mức độ NPT của VTN rất cao Đây là con
số đáng báo động về sức khỏe sinh sản do các hoạt động tình dục không an toàn, thiếu chủ động và thiếu hiểu biết mang lại
1.3.2 Một số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và nhu cầu GDGT ở VTN ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra bình đẳng dân số và kế hoạch hóa gia đình của
Bộ Kế hoạch đầu tư và tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011, có 17.4% dân số trong lứa tuổi vị thành niên [33] Vấn đề sức khỏe ở VTN ở Việt Nam cũng nằm chung với những vấn đề sức khỏe của VTN trên thế giới và
Trang 24khu vực đó là mang thai ngoài ý muốn, NKĐSS, BLTQĐTD và HIV/AIDS Những vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu gần đây khẳng định
Một số nghiên cứu cho thấy tuổi dậy thì ở Việt Nam hiện nay xuất hiện sớm hơn so với trước đây [29] So sánh giữa 1970 và 2000, sau 30 năm, người ta thấy tuổi dậy thì xuất hiện sớm hơn khoảng 1 năm [4],[34] Đồng thời với tuổi dậy thì sớm là xu hướng tuổi kết hôn lại muộn hơn hơn điều đó dẫn tới giai đoạn từ khi bắt đầu dậy thì cho tới khi kết hôn ngày càng dài ra, hơn nữa, hội nhập quốc tế trào lưu văn hóa đan xen nhau làm cho dư luận và nhiều chuẩn mực xã hội thay đổi trong đó có xu hướng xã hội bớt khắt khe hơn đối với hoạt động tình dục trước hôn nhân Chính là nguyên nhân làm cho tình trạng QHTD trước hôn nhân đang tăng nhanh tại Việt Nam [35] Trong điều tra SAVY, tỷ lệ thanh thiếu niên chưa lập gia đình đã từng có QHTD trước hôn nhân là 4,9% (nhóm có gia đình là 22,3%) Nam có tỷ lệ ngày càng cao hơn gần 7 lần so với nữ (8,1% so với 1,1%); thành thị có tỷ lệ cao hơn nông thôn (7,1% so với 4,1%) [4] Ở Việt Nam NPT được cho phép
từ năm 1960 tuy nhiên các dịch vụ còn rất hạn chế Tỷ lệ NPT tăng rất nhanh Hiện nay tỷ lệ NPT ở Việt Nam đang ở mức báo động, chúng ta dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới Trong đó VTN, TN chiếm 22% số vụ NPT và đang có xu hướng tăng lên [5] Nước ta có 10,9% trẻ gái lứa tuổi 15-19 đã kết hôn [36] và ở trong nhóm tuổi VTN có 10% đã
có hoạt động tình dục [37] Còn theo báo cáo ngày 14/3/2005 của Bộ Y Tế thì tình hình nhiễm HIV ở nhóm tuổi trẻ tại thời điểm đó có 90844 người nhiễm HIV, 14560 người bị AIDS và 8494 tử vong, trong đó có 0,84% dưới
13 tuổi, 8,36% từ 13 đến 19 tuổi và 55,76% từ 20 đến 29 tuổi [38] Vậy nhiễm HIV/AIDS tập trung rất lớn ở nhóm tuổi VTN và thanh niên (trên 60%).Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp
Trang 25Theo số liệu của tòa án tối cao, số trường hợp hiếp dâm VTN từ 10-15 tuổi
từ 37 ca năm 1994 đã lên 86 ca năm 1996 [39]
Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, môi trường xã hội ngày một phức tạp, sự tiếp xúc các nguồn thông tin rất đa dạng, lối sống tự do, hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội thay đổi nhiều, đối tượng vị thành niên càng
dễ đi đến những hành vi không có lợi cho sức khỏe nếu không được trang bị thông tin đầy đủ, đúng đắn
Gần đây, từ đầu thời kỳ đổi mới, do nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của tuổi VTN trong quá trình trưởng thành và phát triển của chu kỳ đời người, cho nên các công trình nghiên cứu về vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều Ở Việt Nam, thống kê sơ bộ đã có trên 50 công trình nghiên cứu gần, xa về vấn đề này [40] và còn có hàng trăm bài báo, tạp chí, báo cáo khoa học được công bố rải rác trên nhiều ấn phẩm khác nhau Những ấn phẩm và công trình nghiên cứu này tuy chưa hệ thống hóa một cách toàn diện, song ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến một số nội dung của sức khỏe VTN
Theo một nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng và Trương Trọng Hoàng năm 2008 về lứa tuổi THCS, kiến thức về những thay đổi bình thường ở tuổi dậy thì và kiến thức về điều kiện tiếp xúc giữa nam và nữ có thể có thai là được biết đến nhiều nhất vì đây là những kiến thức phổ thông
và tương đối dễ tiếp cận hơn so với một số chủ đề tế nhị khác như thủ dâm, nạo phá thai, các biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục có ít học sinh có kiến thức đúng Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng
về các vấn đề giới tính không cao (31,5%) [41] Tỷ lệ này là 5% ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Tiến về kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh THCS [42] Điều này cho thấy việc cung cấp kiến thức cho các
em học sinh hiện nay là vô cùng cần thiết
Trang 26Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu dân số và sức khỏe nông thôn, Trường Đại học Y Thái Bình cho thấy nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho học sinh bởi có 30% số VTN được nhận thông tin về bộ phận sinh dục nam và nữ từ thầy, cô giáo Sách báo, tạp chí là nguồn cung cấp thông tin quan trọng thứ hai (16,6%); sau đó
là đài, vô tuyến truyền hình; các nguồn khác rất thấp (0,6%) [43]
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008
có 51,7% được nhận thông tin từ sách, báo, tài liệu và 36% học sinh nhận thông tin này từ bạn bè, nghiên cứu này cho thấy rằng việc đưa thông tin GDGT vào sách, báo sẽ là một giải pháp hiệu quả cho việc cung cấp những thông tin tế nhị này [43]
Một điểm cần quan tâm là 49,6% cho rằng yếu tố cản trở họ tìm hiểu thông tin về giới tính là sợ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin không lành mạnh Chính quan niệm về việc tìm hiểu thông tin về giới tính ở tuổi vị thành niên của các em là không tốt, làm cho các em e ngại không dám tiếp cận với những thông tin trên hoặc tìm hiểu một cách lén lút Điều này thật sự còn nguy hiểm hơn là cung cấp cho các em những thông tin khoa học để biết tự bảo vệ bản thân [41]
Cũng theo nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng thì phần lớn học sinh không chấp nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng vẫn còn một tỷ lệ khá cao (20,3%) coi việc quan hệ tình dục ở tuổi VTN là bình thường trong tình yêu Cuộc khảo sát cũng cho thấy những học sinh nam có thái độ đồng ý việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên cao gấp 2,87 lần so với học sinh nữ Có đến gần phân nửa số học sinh tham gia nghiên cứu (48,3%) đồng ý với ý kiến “nếu lỡ mang thai ở tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) thì nên phá thai” [41] Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), khi tìm hiểu thái độ của thanh thiếu niên về vấn đề tình
Trang 27dục trước hôn nhân, cho thấy nam thanh thiếu niên có thái độ chủ động và chấp nhận đối với vấn đề này hơn là nữ thanh thiếu niên (32,5% nam và 14,7% nữ đồng ý) [9] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tiến tỷ lệ học sinh
có thái độ đồng ý về các việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên: 14,3%; tỷ
lệ học sinh có thái độ đồng ý về hành vi thủ dâm: 13,4% ở tuổi vị thành niên [42]
Nghiên cứu của Diệp Từ Mỹ về nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe của thanh thiếu niên 15- 24 tuổi cho thấy đa số thanh thiếu niên có nhu cầu được tư vấn về giới tính và SKSS (65,8%), trong đó cha mẹ được thanh thiếu niên chọn làm đối tượng tư vấn viên về giới tính và sức khỏe sinh sản nhiều nhất, chếm 34,3%, sau đó là các nhân viên tư vấn (33,1%) Thanh thiếu niên muốn được tư vấn từ thầy cô chiếm tỷ thấp (chỉ chiếm 17,6%) Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguồn thông tin về giới tính và SKSS mà VTN thích nhất là từ sách báo (31,4%), sau đó là nguồn thông tin từ nhà trường (17,9%) [44] Điều này cho thấy, mặc dù VTN ngại trao đổi thông tin trực tiếp về SKSS với các thầy cô nhưng các hình thức cung cấp thông tin khác từ phía nhà trường cũng được nhiều VTN thanh niên yêu thích Đây cũng là một gợi
ý cho việc đưa các thông tin về giới tính và SKSS vào trong trường học thông qua các hình thức phù hợp
Giáo dục giới tính ngày càng được các em học sinh chấp nhận Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Đơn thực hiện năm 2006 là 95,2% [45], ở nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng thực hiện năm 2008 là 98,3% [41] Trong một cuộc điều tra tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Thái Bình, Bình Định và Bình Dương về Sức Khỏe VTN năm 2002 với đối tượng VTN từ 10 - 19 tuổi, cỡ mẫu 4675 người đã cho kết quả như sau: Hầu hết học sinh (97%) tham gia nghiên cứu đồng ý việc giáo dục SKSS cho học sinh Tỷ lệ VTN hiểu biết về thời điểm dễ có
Trang 28thai trong chu kỳ kinh còn rất thấp, chỉ chiếm dưới 10% Hiểu biết của VTN
về các biện pháp tránh thai còn hạn chế, rất ít các em biết các biện pháp tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo Mặc dù có tỷ lệ nhất định VTN kể được tên các biện pháp tránh thai nhưng đa số các em lại không biết cách sử dụng Trong khi có 81,4% VTN nghe nói về HIV/AIDS thì rất ít VTN biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B Điều này có thể do việc chỉ tuyên truyền nặng về HIV/AIDS mà ít hơn về các bệnh khác trên các phương tiện thông tin Tuy nhiều em biết về HIV/AIDS nhưng hiểu về nguồn gốc và cách phòng tránh còn rất hạn chế [46] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tiến thì hầu hết học sinh (99,1%) tham gia nghiên cứu đồng ý việc giáo dục giới tính cho học sinh (77,3% cho là rất cần thiết, 19,3% cho là cần thiết và có hay không cũng được 2,5%) [42]
Trang 29Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Châu Khê là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là phường mới thành lập từ xã, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh Phường Châu Khê có diện tích 4,975 km², dân số năm 2014 là 16.387 người, mật độ dân số 3.293 người/km² Đây là một trong những phường có sản xuất công nghiệp phát triển trong thị xã Từ Sơn nhưng cũng
là phường đông dân tại thị xã Từ Sơn
Trường THCS phường Châu Khê được thành lập năm 1965 Hiện nay
do nhà giáo Nguyễn Bình Vân làm hiệu trưởng Diện tích toàn trường là 10.000 m2 với 32 phòng học (trong đó 27 lớp học và 5 phòng thực hành) và
1 phòng Y tế, xung quanh trường có nhiều cây xanh bóng mát tạo không khí trong lành cho các em học sinh Trường có 58 nhân viên, trong đó: 52 giáo viên giảng dậy, 1 nhân viên y tế, 5 cán bộ khác Năm học 2014 -2015 trường
có 1100 học sinh, phân bố ở 27 lớp học: 7 lớp 6, 7 lớp 7, 7 lớp 8 và 6 lớp 9 Phòng Y tế của trường có 1 nhân viên y tế trình độ trung cấp y phụ trách hoạt động y tế trường học
2.2 Đối tượng nghiên cứu
* Các em học sinh của trường THCS Châu Khê năm học 2014 -2015
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: các em học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu
Trang 30- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: các em học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu
* Đại diện ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm của trường THCS Châu Khê
* Đại diện phụ huynh học sinh của các lớp có học sinh được chọn nghiên cứu
* Cán bộ y tế (cán bộ y tế trường học của trường THCS Châu Khê và cán bộ
y tế phụ trách chương trình y tế trường học của Trạm Y tế phường Châu Khê)
2.3 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 Trong đó thời gian thu thập số liệu là tháng 11 năm 2014
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính
2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.2.1 Cỡ mẫu định lượng (đối tượng học sinh):
* Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ trong quần thể [48],[ 49]
DE p
p p
2 / 1
) (
) 1
(
Với:
n: cỡ mẫu nghiên cứu
p là tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về giới tính dựa trên nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng năm 2008) [41], chọn p=0.32
Trang 31 là khoảng sai lệch tương đối giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ
thu được từ quần thể Chọn = 0,2;
mức ý nghĩa thống kê, chọn =0,05;
Z1-α/2 giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị =0.05, Z =1,96
DE là hệ số thiết kế, chọn DE = 2
Thay vào công thức trên ta tính được n = 408 học sinh
* Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (chọn lớp học):
+ Bước 1: Liệt kê tất cả các lớp (lập danh sách 27 lớp học theo các khối 6, 7,
8, 9) Mỗi lớp học trung bình có 33 học sinh, như vậy để lấy đủ số lượng mẫu cho nghiên cứu, số lớp dự kiến lấy vào nghiên cứu là: 408: 33 = 12 (lớp)
+ Bước 2 : Chọn ngẫu nhiên từ mỗi khối 3 lớp học
- Giai đoạn 2 (Chọn học sinh): lấy toàn bộ số học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu trong các lớp đã được chọn vào nghiên cứu
* Số học sinh thực tế được chọn và tham gia vào nghiên cứu 12 lớp có: 410 học sinh
- Cán bộ y tế: 2 cán bộ (01 cán bộ y tế trường THCS Châu Khê, 01 cán bộ y
tế phụ trách chương trình y tế trường học của Trạm Y tế phường Châu Khê)
2.5 Biến số và các chỉ số nghiên cứu:
- Đặc tính chung về đối tượng nghiên cứu
Trang 32STT Biến số Chỉ số Định nghĩa chỉ số
1 Tuổi Tỷ lệ HS theo các độ tuổi
(12, 13, 14, 15)
Số HS 12 tuổi (13, 14, 15)/ Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
2 Giới tính Tỷ lệ HS theo giới tính
(nam, nữ)
Số HS nam (nữ)/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
3 Khối lớp Tỷ lệ HS theo các khối
Số HS học lực giỏi (khá, trung bình, yếu)/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
Số HS có (không) tham gia GDGT ở trường ít nhất một lần /Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về dấu hiệu dậy thì /Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
về vệ sinh cơ quan
SD, vệ sinh kinh nguyệt
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về vệ sinh cơ quan SD, vệ sinh kinh nguyệt/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
3 Kiến thức về
tình bạn
Tỷ lệ HS có kiến thức đúng (không đúng)
về tình bạn
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về tình bạn /Tổng số HS có phiếu trả lời
đủ điều kiện
4 Kiến thức về Tỷ lệ HS có kiến thức Số HS có kiến thức đúng
Trang 33tình yêu đúng (không đúng)
về tình yêu
(không đúng) về tình yêu/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
về tiếp xúc con trai con gái có thể có thai
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về tiếp xúc con trai và con gái có thể có thai/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
6 Kiến thức về
các BPTT
Tỷ lệ HS có kiến thức đúng (không đúng)
về các BPTT
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về BPTT/Tổng
số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
7 Kiến thức về
các
BLTQĐTD
Tỷ lệ HS có kiến thức đúng (không đúng)
về các BLTQĐTD
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về các BLTQĐTD/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
8 Kiến thức về
xâm hại, lạm
dụng TD
Tỷ lệ HS có kiến thức đúng (không đúng)về xâm hại, lạm dụng
TD
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về xâm hại, lạm dụng TD/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
9 Kiến thức về
ảnh hưởng xấu
của NPT
Tỷ lệ HS có kiến thức đúng (không đúng)
về ảnh hưởng xấu của NPT
Số HS có kiến thức đúng (không đúng) về ảnh hưởng xấu của NPT/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
Số HS có kiến thức chung đúng (không đúng)/Tổng số
HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
Trong đó kiến thức đúng bao gồm kiến thức đúng đủ cộng với kiến thức đúng nhưng chưa đủ
Kiến thức đúng đủ, đúng nhưng chưa đủ, không đúng sẽ được định
nghĩa cụ thể với từng biến số (Phụ lục 5)
Trang 34Số HS có thái độ đồng ý (không đồng ý) với nhận xét “QHTD ở tuổi VTN là bình thường, miễn là 2 người yêu nhau”/Tổng số
HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
vô hại, miễn là đừng quá độ”
Số HS có thái độ đồng ý (không đồng ý) với nhận xét “Thủ dâm là hành động bình thường, vô hại, miễn
Số HS có thái độ đồng ý (không đồng ý) với việc GDGT cho học sinh/Tổng
số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
từ 1 cho đến 12
Số HS cho rằng nên giáo dục vào khối lớp 1 (2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12)/ Tổng số HS cho rằng việc GDGT là cần thiết và phiếu của họ là đủ điều kiện
Trang 35Số HS có (không có) nhu cầu được cung cấp thông tin
về những biến đổi ở tuổi dậy thì
Số HS có (không có) nhu cầu được cha (mẹ, thầy giáo, cô giáo…) cung cấp thông tin về giới tính/Tổng
số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
Số HS có (không có) nhu cầu tìm hiểu thông tin về giới tính từ internet (tivi, radio…)/Tổng số HS có phiếu trả lời đủ điều kiện
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về giới tính của học sinh:
Kiến thức, thái độ về chăm sóc sức khỏe giới tính thấp
- Có tuyên truyền về CSSK giới tính không
- Khó khăn thuận lợi
- Giải pháp khắc phục
Gia đình:
-Vai trò của cha
mẹ trong vệc giáo dục giới tính cho con cái
- Những yếu tố khách quan khác: bố mẹ xa nhà
- Địa phương có làng nghề truyền thống, bố mẹ bận công việc
Xã hội: vai trò của
cả gia đình, nhà trường, y tế, các ban ngành đoàn thể địa phương trong việc giáo dục giới tính cho học sinh
Trang 362.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu: đối với học sinh bằng phương pháp phát vấn theo bộ câu hỏi tự điền đã được soạn sẵn (phụ lục 1) Tiến hành thu thập số liệu như sau:
- Tập huấn điều tra viên
- Chia mỗi lớp được chọn ra làm 2 nhóm nam và nữ, mỗi nhóm vào 1 phòng riêng, điều tra viên nữ sẽ hướng dẫn trả lời và giám sát trực tiếp các em học sinh nữ, điều tra viên nam sẽ hướng dẫn và giám sát các em học sinh nam
- Giải thích rõ mục đích, phương pháp phỏng vấn cho đối tượng
- Phát phiếu (bộ câu hỏi tự điền), thu lại ngay sau khi đối tượng thực hiện hoàn thành Giám sát học sinh tránh tình trạng chép bài của bạn
* Phương pháp thu thập số liệu đối với đại diện ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ y tế: Phỏng vấn sâu (phụ lục 3) Nội dung phỏng vấn sâu:
- Trường học có thực hiện tuyên truyền giáo dục giới tính không?
- Nội dung tuyên truyền
- Hình thức tuyên truyền
- Thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục trong thời gian tới
* Phương pháp thu thập số liệu đối với phụ huynh học sinh: thảo luận nhóm
1 nhóm (12 phụ huynh học sinh) Mục đích thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu việc giáo dục giới tính trong gia đình, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục (phụ lục 4)
2.7 Sai số và biện pháp khắc phục sai số
2.7.1 Sai số của nghiên cứu
Sai số do đối tượng điều tra (cố ý hoặc vô ý cung cấp sai thông tin, sai số nhớ lại)
Sai số thông tin trong quá trình làm sạch số liệu, nhập, phân tích số liệu
2.7.2 Biện pháp khắc phục sai số:
Trang 37 Xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ thu thập thông tin với việc tham khảo các bộ công cụ của các nghiên cứu đáng tin cậy trước đây và hỏi ý kiến chuyên gia Sử dụng câu từ ngắn gọn và dễ hiểu phù hợp với học sinh THCS
Thử nghiệm bộ công cụ thu thập thông tin trước khi tiến hành chính thức
để tránh các câu hỏi dễ gây nhầm lẫn cho đối tượng nghiên cứu hoặc câu hỏi không rõ ràng
Tập huấn điều tra viên kỹ lưỡng trước khi thu thập thông tin
Nghiên cứu viên và các điều tra viên sẵn sàng giải thích các cụm từ hoặc những điều học sinh chưa hiểu khi học sinh tự điền bộ câu hỏi Đồng thời nhấn mạnh tính khuyết danh của bộ câu hỏi, sắp xếp đối tượng ngồi các bàn riêng để điền phiếu Tất cả những việc đó giúp đối tượng nghiên cứu cảm thấy yên tâm rằng những thông tin của họ được giữ bí mật tuyệt đối, từ đó các đối tượng có thể cung cấp các thông tin chính xác nhất
Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát quá trình thu thập thông tin định lượng và trực tiếp phỏng vấn sâu, điều hành thảo luận nhóm
Lựa chọn ngẫu nhiên một số phiếu và phỏng vấn lại xem kết quả có khác biệt nhiều với phát vấn hay không
Số liệu được mã hóa, làm sạch và sử dụng công nghệ thông tin để hạn chế sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống
2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.8.1 Phân tích số liệu định lượng
Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành kiểm tra lại toàn bộ số phiếu, đảm bảo tính chính xác khi đưa số liệu vào phần mềm xử lý Số liệu được nhập
và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 qua 2 bước
Bước 1: Làm sạch số liệu:
Trang 38Lập các bảng phân phối tần số, các lệnh điều kiện để kiểm tra các giá
trị bất thường và các thông tin không logic của bộ số liệu để có điều chỉnh
phù hợp
Bước 2: Phân tích số liệu:
Các kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và trình bày số liệu được dựa trên thứ tự 2 mục tiêu nghiên cứu của đề tài Dùng bảng phân bố tần suất, tỷ lệ và các biểu đồ ngang, hình tròn để thể hiện sự phân bố của các biến số Sử dụng tỷ xuất chênh OR và khoảng tin cậy 95% CI để tìm ra một
số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ về sức khỏe giới tính của học sinh
2.8.2 Phân tích số liệu định tính:
Theo chủ đề nghiên cứu: một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái
độ về sức khỏe giới tính của học sinh từ phía gia đình, nhà trường, y tế trên địa bàn
2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của lãnh đạo trường THCS Châu Khê
- Nghiên cứu không tiết lộ bí mật của người tham gia, không làm tổn hại tinh thần, thể chất của đối tượng nghiên cứu Người tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích nghiên cứu Chỉ nghiên cứu khi đối tượng đồng ý tham gia
- Nghiên cứu không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục
- Các nội dung phỏng vấn chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích khoa học ngoài ra không có mục đích nào khác
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi lại với các bên liên quan
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Các đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 410 học sinh trường Trung học cơ sở Châu Khê năm học 2014-2015
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc tính chung
Nhận xét: qua bảng 3.1 ta thấy học sinh các khối 6,7,8,9 học đúng
theo độ tuổi của các khối lần lượt 12,13,14,15, không có em nào học quá tuổi Nghiên cứu thực hiện khá đồng đều giữa các khối lớp, khối 6 (12 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất 29.3% còn khối 9 chiếm tỷ lệ thấp nhất 21.7% Tỷ lệ phân bố học sinh ở 2 giới tương đối đồng đều: nam 52.9%, nữ 47.1% Học sinh chủ yếu học lực khá 54.1%, giỏi 29.3% Trong 410 học sinh chỉ có 21% học sinh đã từng tham dự giáo dục giới tính ít nhất 1 lần
Trang 403.2 Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh:
3.2.1 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe giới tính của học sinh:
3.2.1.1 Nhận biết về dấu hiệu dậy thì:
Bảng 3.2: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về các dấu hiệu dậy thì (n=410):
Không biết và biết
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng và đủ về các dấu hiệu dậy thì
26.6% Trong đó cao nhất là dấu hiệu chiều cao tăng nhanh chóng ở cả nam
và nữ (77.3%) Dấu hiệu dậy thì ở nam được biết đến nhiều nhất là vỡ giọng (70.7%), dấu hiệu xuất tinh khi ngủ được biết đến rất thấp 37.8% Về dấu hiệu dậy thì ở nữ được biết đến cao nhất là dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt 64.9%