. Lý do chọn đề tài “Từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, một con người đã trở thành hiện thân của quá trình gặp gỡ lịch sử giữa một dân tộc, một thời đại, làm nên một sự nghiệp cách mạng lớn lao. Con người ấy là Hồ Chí Minh. Dân tộc ấy là dân tộc Việt Nam. Thời đại ấy là thời đại quá độ trên toàn thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp ấy là sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, đó là bốn nhân tố lịch sử tác động qua lại, đa dạng và quyện chặt vào nhau, bắt đầu từ một con người và cuối cùng thể hiện trong một sự nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong giai đoạn hiện nay, khi phong trào cách mạng trên toàn thế giới tạm thời thoái trào, cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, phát triển đầy sáng tạo và không ngừng đi lên, nhưng cũng đứng trước những thử thách đầy cam go, thì việc nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết hơn bao giờ hết để củng cố niềm tin và hoạch định bước đi vào chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là đề tài tiểu luận trong học phần tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I Thế giới quan 3
1 Định nghĩa thế giới quan 3
2 Nguồn tư liệu phục vụ xây dựng thế giới quan 3
3 Phân loại thế giới quan 4
4 Ý nghĩa thế giới quan 4
II Cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Cơ sở thực tiễn 5
2 Cơ sở lý luận 7
2.1 Truyền thống văn hóa dân tộc 7
2.2 Tư tưởng và nền văn hóa phương Đông 8
2.3 Tư tưởng và nền văn hóa phương Tây, chủ yếu là triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin 10
III Nội dung thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 11
1 Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải xuất phát từ thực tiễn khách quan 11
2 Hồ Chí Minh đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng để tiếp cận những giá trị tốt đẹp của tôn giáo 14
3 Thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa khách quan, Người đặc biệt chú ý đến vai trò cuả nhân tố chủ quan 18
4 Hồ Chí Minh đề cao vai trò nhân tố chủ quan đồng thời yêu cầu phải chống bệnh chủ quan 22
5 Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất, của cơ sở kinh tế đối với sự chuyển biến từ chế độ này sang chế độ khác 24
IV Giá trị thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 26
KẾT LUẬN 29
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, một con người đã trở thành hiện thân của quá trình gặp gỡ lịch sử giữa một dân tộc, một thời đại, làm nên một sự nghiệp cách mạng lớn lao Con người ấy là Hồ Chí Minh Dân tộc ấy là dân tộc Việt Nam Thời đại ấy là thời đại quá độ trên toàn thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp ấy là sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, đó là bốn nhân tố lịch sử tác động qua lại, đa dạng và quyện chặt vào nhau, bắt đầu từ một con người và cuối cùng thể hiện trong một sự nghiệp"1
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta Trong giai đoạn hiện nay, khi phong trào cách mạng trên toàn thế giới tạm thời thoái trào, cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, phát triển đầy sáng tạo và không ngừng đi lên, nhưng cũng đứng trước những thử thách đầy cam go, thì việc nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết hơn bao giờ hết để củng cố niềm tin và hoạch định bước đi vào chủ nghĩa xã hội
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là đề tài tiểu luận trong học phần tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
2.Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận nhằm nghiên cứu cụ thể hơn về thế giới quan Hồ Chí Minh – một trong những bộ phận của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh Từ đó có cách nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, phục vụ tốt cho công việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc,một thời đại, một sự nghiệp; NXB Sự thật
Trang 33 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu những quan điểm trong thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo thì tiểu luận gồm những nội dung cơ bản sau:
I Thế giới quan
II Cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí Minh
III Nội dung thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
IV Giá trị thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 4NỘI DUNG
I Thế giới quan
1 Định nghĩa thế giới quan
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và
xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người
đề ra trong thực tiễn xã hội
Theo sổ tay thuật ngữ các môn khoa học Mác – Lênin:
- Diễn đạt một cách cô đọng: Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó
- Diễn đạt một cách đầy đủ: Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm về thế giới, bao gồm cả những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin và định hướng hoạt động của con người (cá nhân, tập đoàn, giai cấp, dân tộc )
Như vậy, ta có thể hiểu thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, niềm tin, định hướng của con người trong cuộc sống
2 Nguồn tư liệu phục vụ xây dựng thế giới quan
Theo thời gian, xã hội loài người đã xây dựng cho mình những nguồn tư liệu phong phú đóng vai trò làm “suối nguồn” cung cấp các câu trả lời thế giới quan Bao gồm:
- Triết học phương Tây: thiên hướng duy lý, sử dụng luận cứ và tư biện của lý trí Nghiên cứu đi sâu nhằm hiểu biết bản chất từ tự nhiên đến xã hội, tư duy để nhận thức cho khách quan
- Minh triết phương Đông: thiên hướng sử dụng trực giác, đi thẳng vào trả lời những vấn đề về nhân sinh quan, lối sống: xã hội,chính trị, đạo đức, tâm linh
- Thành tựu khoa học: hệ thống các tri thức được kiểm chứng, phát triển dựa trên những thành tự của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Từ đó giúp cho chúng ta
có một thế giới quan vững chắc hơn, tin cậy hơn
Trang 5- Tôn giáo học: dựa trên niềm tin về uy quyền tôn giáo đối với vật chất và tinh thần Mọi sự lý giải về thế giới đều có can dự bởi quan hệ tới chúa và sự sáng tạo tối cao của Chúa.
3 Phân loại thế giới quan
Bất luận thế giới quan nào đều phải quan tâm giải quyết các câu hỏi: thế giới quanh ta là gì? Con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận thức được thế giới xung quanh không ?Những câu hỏi đó đều liên quan đến vật chất và ý thức,
tư duy và tồn tại Đó là vấn đề của hệ thống các thế giới quan, cũng chính là vấn đề
cơ bản của triết học
Thế giới quan duy vật cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái
có trước, cái quyết định ý thức Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo và không ai tiêu diệt được
Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên
Thực tế khẳng định rằng, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội Trong triết học Mác, thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau phản ánh quy luật vận động và phát triển của thế giới
4 Ý nghĩa thế giới quan
Từ các hiểu biết về thế giới chúng ta có được bức tranh về thế giới trong ý thức tức thế giới quan và từ đó nó quyết định lại thái độ và hành vi đối với thế giới
Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển logic của xã hội và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội Thế giới quan là trụ cột
về mặt tư tưởng và nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, chính trị và hành vi
Như vậy, để có cách nhìn toàn diện đầy đủ về thế giới quan duy vật biện chứng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề hiểu thế giới quan là gì, có ý nghĩa như thế nào là vấn đề cơ bản đầu tiên
II Cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Cơ sở thực tiễn
Trang 6Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện lịc sử trọng đại phản ánh xu hướng biến động vô cùng phức tạp của xã hội loài người Các nước đế quốc chủ nghĩa hầu như đã phân chia xong thị trường thế giới Đa số các quốc gia phong kiến phương Đông, các nước lạc hậu ở Châu Phi, châu Mỹ Latinh đã
bị xâm chiếm làm thuộc địa Những mâu thuẫn lớn của thời đại ngày càng gay gắt, tích tụ lại thành thời kỳ bão táp cách mạng và chiến tranh ở những năm đầu thế kỷ
XX Mở đầu là cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 Trước đó, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã diễn ra mạnh mẽ và liên tục, nhất là ở các nước thuộc địa phương Đông – nơi tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến Tuy nhiên, các phong trào đó đều thất bại và người lãnh đạo phần lớn là thuộc giai cấp địa chủ phong kiến, số ít là lãnh tụ nông dân và sau đó thuộc giai cấp tư sản dân tộc; vì mục tiêu của phong trào chỉ hướng vào mục tiêu dân tộc, ít nhằm vào mục tiêu dân chủ và không nhằm mục tiêu giải phóng triệt để nhân dân lao động; do đường lối không đúng nên không thu hút được sức mạnh của cả dân tộc
Cách mạng tháng Mười Nga thành công là do giai cấp vô sản lãnh đạo, đứng đầu là Đảng cộng sản Nga và Lênin vĩ đại; vì mục tiêu của nó nhằm giải quyết mâu thuẫn lớn của thời đại nước Nga lúc đó, giải phóng triệt để giai cấp những người lao động , đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội
Sự thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc và sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra rằng: chỉ có phong trào cách mạng nào có mục tiêu giải quyết đồng thời những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi đến thắng lợi Một cuộc cách mạng như vậy chỉ có thể do giai cấp công nhân và Đảng cộng sản lãnh đạo dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin Cách mạng tháng Mười Nga có sứ mệnh vạch ra con đường cách mạng đúng đắn cho phong trào cách mạng toàn thế giới Tuy vậy, ánh sáng đó chưa phải một sớm một chiều mà tới ngay được các nước thuộc địa phương Đông Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rất rõ ở bài “ Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa” của Người Ở các nước này, phong trào giải phóng dân tộc vẫn hoàn toàn bị bế tắc về mặt đường lối, nó đang chờ “một bàn tay chèo lái”
Trang 7Việt Nam, một quốc gia phong kiến nhỏ bé và lạc hậu ở Đông Dương cũng không thoát khỏi thân phận là thuộc địa của thực dân Pháp Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng liên tiếp nổ ra nhưng lần lượt bị thất bại
vì bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lực lượng lãnh đạo có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của lịch sử Nhưng cũng vì vậy mà tư tưởng chống Pháp, nguyện vọng giải phóng dân tộc ngày càng trở nên tha thiết mãnh liệt, nhất là đối với tầng lớp trí thức mới có lòng yêu nước nồng nàn Đa số họ xuất thân từ tầng lớp khoa bảng, thấm nhuần học thuyết Nho giáo và các học thuyết phương Đông khác đồng thời lại tiếp thu ít nhiều tri thức mới của phương Tây, nhất là văn minh Pháp Tuy nhiên, tất cả những con đường giải phóng dân tộc mà họ tìm kiếm vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn trước đây
Trong bối cảnh lịch sử ấy của đất nước và thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, nhận sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc, thực hiện dân chủ, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, theo con đường cách mạng tháng Mười Nga
đã vạch ra Hoàn cảnh lịch sử với yêu cầu cách mạng là nguồn gốc đầu tiên quy định mục tiêu, khơi nguồn động lực cho việc hình thành và phát triển thế giới quan Hồ Chí Minh
2 Cơ sở lý luận
2.1 Truyền thống văn hóa dân tộc
Hồ Chí Minh sinh ra ở Kim Liên - Nam Đàn – Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước Người lại sinh ra trong một gia đình mà cả ông và cha là những nho sĩ tiến bộ, có ý nguyện an dân dựng nước Từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã được rèn dũa lịch sử dân tộc, hun đúc truyền thống bất khuất, yêu nước thương dân, căm ghét sự bất công, tàn bạo
Cũng như đối với nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu ngay từ lúc con người xuất hiện và xã hội hình thành Trong những điểm chung của lịch sử loài người , lịch sử Việt Nam cũng có những đặc điểm thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tính cách con người Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng đông nam lục địa Châu Á – một vùng đất được hình thành cách đây khoảng 185 – 520 triệu năm, từ thời cổ sinh trong lịch sử quả
Trang 8đất Việt Nam cũng là một trong những cái nôi của loài người Từ người khôn ngoan đến cuối thời đại đồ đã trở đi, cư dân ta đã xây dựng nên những nền văn hóa bản địa: văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn Những nền văn hóa của các tộc người được kế thừa và phát triển qua biết bao thế hệ đã dần hình thành truyền thống dân tộc Giá trị tinh thần này là chất keo gắn chặt các cộng đồng cư dân trên đất nước, tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Hồ Chí Minh dù xa nước 30năm, xa quê hương nửa thế kỷ vẫn nhớ món cà muối, điệu hò xứ Nghệ.
Mặt khác, Việt Nam lại nằm ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, ngã tư đường thủy, đường bộ thuận lợi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây Vì vậy,
cư dân Việt Nam sớm có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn hóa lớn của nhân loại, tiêu biểu là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ ở phương Đông cổ đại Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam biết hấp thụ có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài để làm nền cho văn hóa dân tộc thêm phong phú và hùng mạnh Thực trạng văn hóa “ tam giáo đồng hành” là một biểu hiện cụ thể của truyền thống bao dung, quảng đại, biết học cái hay của người, biết bỏ cái dở của mình Đây chính là một cơ sở quan trong hình thành nên thế giới quan Hồ Chí Minh
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã gặp biết bao khó khăn gian khổ do điều kiện tự nhiên và sự xâm lược từ bên ngoài Sức mạnh truyền thống của người dân Việt Nam đã làm cho mọicuộc xâm lược phải lần lượt thất bại Truyền thống yêu nước là dòng tư tưởng lớn nhất xuyên suốt tư duy và hành động của dân tộc ta Nước là nước dân, yêu nước là yêu nhân dân, là sự thống nhất biện chứng , phải có tinh thần xả thân vì cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc Từ đây, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được tư tưởng về mối quan hệ giữa dân với nước – mối quan
hệ lớn nhất xuyên suốt trong tư duy và hành động của Người
2.2 Tư tưởng và nền văn hóa phương Đông
* Tư tưởng và nèn văn hóa Trung Hoa
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, Người không chỉ tiếp thu tri thức Quốc học mà còn tiếp thu tri thức Hán học, trong đó chủ yếu là Nho giáo
Trang 9Nho giáo chủ trương “Nhập thế”, “Chính danh”, “Hành đạo”, phải có hành động tích cực đối với cuộc đời, phải “tận nhân lực” Triết lý Nho giáo là triết lý hành động giúp đời, cứu người Nho giáo vào Việt Nam đã kết hợp với chủ nghĩa yêu nước truyền thống tạo thành những tiêu chuẩn cụ thể của nhân nghĩa, dũng là đánh giặc giữ nước, là cứu dân khỏi vòng nô lệ Hồ Chí Minh đã sử dụng nhưng phát triển sáng tạo các giá trị của học thuyết Nho giáo Nho giáo chủ trương tu thân để trị quốc nhưng ở Hồ Chí Minh thì tu thân không phải để làm quan, đè đầu cưỡi cổ dân mà làm
“đầy tớ trung thành” của nhân dân, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, tu thân trước hết là rèn luyện đạo đức cách mạng và ra sức học tập
Nho gia chủ trương “nhập thế”, “hành đạo” còn Đạo gia thì chủ trương “xuất thế”,
“vô vi” Nho gia va Đạo gia là hai hệ tư tưởng đối lập nhau Nhưng Hồ Chí Minh đã tìm được sự thống nhất của hai mặt đối lập đó, rằng khi dân khổ nước mất thì xả thân
vì nước vì dân Khi nước nhà đã giành được độc lập, nhân dân đã ấm no hạnh phúc thì “thân thoái” trở về với cảnh điền viên, gần gũi với thiên nhiên, với nhân dân lao động
Phái Mặc gia đề cao “kiêm ái” nhưng lại là sự kiêm ái một chiều, kiêm ái siêu thực Còn “kiêm ái” ở Hồ Chí Minh là thương yêu mọi kiếp người đau khổ và đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của con người Kiêm ái đó là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào “trơn mắt coi khinh ngàn lực sỹ, khom lưng làm ngựa cháu nhi đồng”
Như vậy, cả một hệ thống tư tưởng văn hóa Trung Hoa đã được Hồ Chí Minh kế thừa
và vận dụng có chọn lọc Đó là những viên gạch hợp thành thế giới quan của Hồ Chí Minh ở trình độ và nhận thức mới
*Tư tưởng và văn hóa Ấn Độ mà chủ yếu là Phật giáo
Tuy vào Việt Nam sau Nho giáo nhưng Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân Trong học thuyết Phật giáo nguyên thủy có thuyết “Chân như” thừa nhận thế giới tồn tại và vận động một cách vĩnh hằng Vũ trụ, vạn vật sinh
ra do sự biến chuyển trong bản thân nó, vũ trụ là tự tại, quy luật vận hành của vũ trụ
là luật nhân quả, dây chuyền của nhân quả là vô tận Vũ trụ là “vô thủy, vô chung” – gọi là thế giới “thường trụ”; còn mỗi sự vật hiện tượng thì có thủy, có chung – nghĩa
Trang 10là có ra đời rồi mất đi, có sinh có tử nên gọi là “vô thường” Thế giới Thường trụ, thế giới tự nó gọi là Chân như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng thuyết “ Chân như”, tư tưởng “vô thường, vô ngã” để giáo dục cán bộ, đảng viên Người nói “Con người ta đẻ ra, ai cũng lớn lên, già đi rồi chết Chết rồi thì bảo người ta bầu làm sao được” Đó chính là luật vô ngã Người vận dụng để phê phán tư tưởng tham quyền cố vị “sống lâu lên lão làng” của một số cán bộ, đảng viên mất phẩm chất
Trong những bài viết của Hồ Chí Minh cũng có một số tư tưởng của Phật giáo được thể hiện như “Nhân nhị tối thắng” Đó là tư tưởng Phật tổ đánh giá vai trò của con người trong vũ trụ trời đất Vận dụng những yếu tố tích cực của Phật giáo vào hoàn cảnh Việt Nam, Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người kể cả những người tu hành không nên mê tín dị đoan, cần lao động để sống, cần đánh giặc để giữ nước Đó
là chủ trương tự do tín ngưỡng, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc
2.3 Tư tưởng và văn hóa phương Tây, chủ yếu là triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Thế giới quan Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ tinh hoa của tư tưởng, văn hóa truyền thống Việt Nam, của các trường phái triết học phương Đông Nhưng chỉ với những nguồn gốc tư tưởng ấy thì chưa đủ để Hồ Chí Minh xây dựng một thế giới quan duy vật biện chứng hoàn chỉnh
Hạn chế của những tư tưởng cổ truyền đã thôi thúc Người tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu hệ tư tưởng mới Người đã tìm hiểu tư tưởng dân chủ của cách mạng tư sản Pháp:
tự do, bình đẳng, bác ái; tư tưởng của các nhà văn hóa Pháp chống phong kiến, chống
“chủ nghĩa kinh viện”; tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo Phục hưng, triết học Khai sáng
và chủ nghĩa duy vật Pháp chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng được hỗ trợ đắc lực của khoa học tự nhiên thế kỷ XVI – XVIII Ngoài việc nghiên cứu tư tưởng của các nhà văn, nhà triết học như Môngtetxkio, Rutxo, Vônte Người còn nghiên cứu kinh
tế học của Ricácđô, Adam Smit và các tác phẩm của C.Mác, trong đó có “Tư bản luận” và nghiên cứu “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin Từ bản Luận cương này, Người đã tìm thấy ánh sáng và đường lối cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Từ năm 1920 cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh đã dày công nghiên
Trang 11cứu, tiếp thu, kế thừa, bảo vệ và vận dụng thành công những nguyên lý của triết học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Trong tất cả những bài viết và bài nói của Hồ Chí Minh, toàn bộ hệ thống tư tưởng của triết học Mác - Lênin luôn được thể hiện như một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò nòng cốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong đó, thế giới quan duy vật triệt để, phép biện chứng duy vật khoa học và cách mạng với những nguyên lý, quy luật được vận dụng thành công Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học Chính thế giới quan duy vật khoa học đã giúp cho người xem xét, đánh giá đúng tình hình khi đề ra đường lối trong từng giai đoạn cách mạng mà không mắc phải sai lầm ảo tưởng, chủ quan duy ý chí.
Như vậy, ngoài hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có thể tìm thấy nguồn gốc thế giới quan duy vật biện chứng ở
Hồ Chí Minh từ ba yếu tố: truyền thống dân tộc Việt Nam, những giá trị tiến bộ của triết học phương Đông và phương Tây, hệ thống tư tưởng triết học Mác - Lênin – đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng nhân loại Tổng hợp tất cả các yếu tố đó làm cho thế giới quan Hồ Chí Minh trở nên hoàn thiện, nâng lên ngang tầm thời đại, hướng tới tương lai
III Nội dung thế giới quan duy vật biện chứng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Mặc dù sinh thời Hồ Chí Minh rất ít dùng các từ “thế giới quan”, “chủ nghĩa duy vật”, “chủ nghĩa duy tâm” nhưng thế giới quan duy vật macxit đã được toát lên từ trong cuộc sống, trong hoạt động thực tiễn cách mạng của Người Thế giới quan duy vật biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện cụ thể trên một
Trang 12được coi là mục đích, là cơ sở, là động lực chủ yếu và trược tiếp của nhận thức, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Vận dụng nguyên lý này vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “thực tế” hay “thực hành” cùng với khái niệm “thực tiễn” Theo Người: Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho chúng ta giải quyết Thực tế bao gồm rất rộng
Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên bắt đầu làm việc gì cũng phải xuất phát từ đièu kiện thực tiễn khách quan
“Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho mọi hành động” là một trong những phương pháp có ý nghĩa chiến lược định hướng cho mọi hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Người
Thực tế Việt Nam là đất nước, dân tộc, con người Việt Nam với những truyền thống đã có mấy nghìn năm trong lịch sử; là những điều kiện kinh tế, văn hóa,
xã hội của Việt Nam; là những mối quan hệ của Việt Nam và thế giới Hơn nữa, thực tiễn mà Hồ Chí Minh đề cập tới không chỉ là thực tiễn Việt Nam mà còn là thực tiễn thế giới rộng lớn Xuất phát từ chỗ hiểu thực tiễn rất rộng như vậy cho nên Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên khi liên hệ lý luận với thực tế cần tránh sự lệch lạc không hiểu rõ vấn đề, đòi hỏi phải giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tế khách quan
Từ thực tiễn Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách mạng lâm vào bế tắc, đất nước như không có đường ra, các phong trào cách mạng bị đàn áp tàn bạo, Hồ Chí Minh với tư duy độc lập tự chủ đã vượt qua lối mòn của người đi trước, quyết định chọn một cách đi riêng để cứu nước Đến với học thuyết cách mạng
và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, trung tâm chú ý của Người là rút ra những gì cần thiết cho cách mạng Việt Nam, phù hợp với dân tộc Việt Nam, giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Trên cơ sở nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa
Trang 13Mác - Lênin để phân tích tình hình xã hội Việt Nam, từ đó xác định đường lối cách mạng đúng đắn Con đường mà Người đi ra thế giới để rồi lại trở về Việt Nam, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin để rồi trở về cứu nước, từ người đi tìm đường trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc di tới độc lập và chủ nghĩa xã hội.
“Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát” là cơ sở của sự chuyển hướng chiến lược rất kiên quyết trong Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ tám (5/1941) và chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Hồ Chí Minh yêu cầu từ thực
tế chung của cả nước, cần phải căn cứ vào tình hình thực tế riêng của mỗi địa phương
để vận động, lãnh đạo quần chúng tìm cách làm thích hợp nhằm giành thắng lợi cao nhất Kết quả là chúng ta từ khởi nghĩa từng phần đi tới thắng lợi vĩ đại của tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước Cũng chính từ thực tiễn điều kiện cách mạng đã làm nảy sinh biết bao cách đánh chưa hề có trong từ điển quân sự thế giới, sáng tạo ra bao phương thức đấu tranh có thể trở thành kinh điển của phong trào giải phong dân tộc, đưa đến những thắng lợi ý nghĩa thời đại
Cách mạng tháng Tám theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, xóa
bỏ áp bức, xây dựng xã hội mới công bằng, hnạh phúc Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng ta phải nhìn nhận xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, cần giải quyết vấn đề “ruông đất cho dân cày”, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chưa thực hiện chuyên chính vô sản như cách mạng tháng Mười Và trong tình hình đất nướcở giai đoạn này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân giải quyết khó khăn trước mắt Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Người đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách mà toàn Đảng, toàn dân cần thực hiện:
- Tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống đói
- Mở ngay phong trào chống nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”
- Tổ chức càng sớm càng hay Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân
- Giáo dục cho nhân dân bằng cách thực hiện “Cần, kiệm,liêm, chính” để bài trừ những thói hư tục xấu do thực dân để lại
- Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò “là một lối bóc lột vô nhân đạo”
Trang 14- Tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết
Từ những biện pháp đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế đã cổ vũ nhân dân nhiệt tình hăng hái tham gia giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ bằng mọi giá, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
Qua trên chúng ta có thể thấy thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng Nếu không làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “làm việc gì cũng phải xuất phát từ thực tiễn khách quan” thì chúng ta chỉ có thể làm cách mạng trên lý thuyết suông, không tìm ra được phương pháp nào phù hợp để giải phóng dân tộc, giành tự do hạnh phúc cho nhân dân Có nắm bắt được thực tiễn, có hoạt động thực tiễn mới có cơ sở, nguồn gốc để con người đúc rút thành kinh nghiệm và tổng kết khái quát thành lý luận Rồi lại đem lý luận đó chứng minh, áp dụng vào thực tiễn
Do vậy, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải vừa học tập
và nắm vững lý luận để chỉ đạo hành động cách mạng đi đúng hướng, vừa phải đi sâu
đi sát hoàn cảnh, điều kiện thực tế khách quan Có như vậy cách mạng mới giành thắng lợi to lớn và triệt để
2 Hồ Chí Minh đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng để tiếp cận những giá trị tốt đẹp của tôn giáo
Một nét đặc sắc trong thế giới quan Hồ Chí Minh là thái độ của Người đối với tôn giáo Là người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật và vô thần, Người công khai khẳng định quan điểm triết học của mình: chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật là ngược nhau, rõ ràng là thế Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không phải là nhà duy vật
vô thần siêu hình, máy móc, nên Người có thái độ rất biện chứng với các tôn giáo Người phát hiện ra những giá trị tích cực của tôn giáo và biết khai thác, kết hợp chúng với tư tưởng công sản nhằm đem lại lợi ích cho cách mạng
Ông Xăngtơni đã có một nhận xét đúng rằng: Về phần tôi, phải nói rằng, chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dầu rất nhỏ, của sự công kích, đa nghi hoặc chế giễu đối với một tôn giáo bất kỳ
Nhận xét trên là có cơ sở vì sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng cho con người khỏi đói rét, đau khổ, giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh