LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn kiên trì tư tưởng đại đoàn kết; và Người chính là tượng trưng tiêu biểu của khối đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng lớn của Người với khẩu hiệu chiến lược: “ Đoàn kết, đoàn kết , đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Trở thành nguồn cổ vũ, động viên, tập hợp mọi tầng lớp, mọi cá nhân và cả cộng đồng, làm nên sức mạnh vô địch của toàn dân ta. Để giải phóng dân tộc, phải tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Trong xây dựng đất nước càng phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chỉ có thể hoàn thành thắng lợi khi cả dân tộc ta đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí, triệu người như một, mang hết tài năng và nghị lực cống hiến cho Tổ quốc, vì tương lai xán lạn của thế hệ hôm nay và con cháu mai sau. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Bắc Nam, đoàn kết miền ngược với miền xuôi, đoàn kết giữa giai cấp và tầng lớp, đoàn kết giữa đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài. Người hết sức chú trọng xây dựng và củng cố liên minh giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân, nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất; đồng thời, Người cũng rất coi trọng vai trò của các tầng lớp khác: trí thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nhân sỹ yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài…Người không bỏ sót một ai, từ mỗi cá nhân đến mỗi cộng đồng; vừa đánh giá cao cống hiến và kinh nghiệm của thế hệ trước, vừa đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ sau. Trong khi lên án gay gắt bọn phản động đội lốt tôn giáo chống lại dân tộc. Người vẫn thực sự tôn trọng đức tin của đồng bào có đạo.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn kiên trì
tư tưởng đại đoàn kết; và Người chính là tượng trưng tiêu biểu của khối đại đoàn kết dântộc Tư tưởng lớn của Người với khẩu hiệu chiến lược:
“ Đoàn kết, đoàn kết , đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Trở thành nguồn cổ vũ, động viên, tập hợp mọi tầng lớp, mọi cá nhân và cả cộngđồng, làm nên sức mạnh vô địch của toàn dân ta Để giải phóng dân tộc, phải tập hợp, đoànkết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi Trong xây dựngđất nước càng phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Sự nghiệp đổi mới, công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước chỉ có thể hoàn thành thắng lợi khi cả dân tộc ta đoàn kết mộtlòng, đồng tâm nhất trí, triệu người như một, mang hết tài năng và nghị lực cống hiến cho
Tổ quốc, vì tương lai xán lạn của thế hệ hôm nay và con cháu mai sau Với chủ tịch HồChí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài trong cách mạng giảiphóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dântộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Bắc- Nam, đoàn kết miền ngược với miền xuôi, đoàn kếtgiữa giai cấp và tầng lớp, đoàn kết giữa đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài.Người hết sức chú trọng xây dựng và củng cố liên minh giữa giai cấp nông dân và giai cấpcông nhân, nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất; đồng thời, Người cũng rất coi trọngvai trò của các tầng lớp khác: trí thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nhân sỹ yêu nước, ngườiViệt Nam ở nước ngoài…Người không bỏ sót một ai, từ mỗi cá nhân đến mỗi cộng đồng;vừa đánh giá cao cống hiến và kinh nghiệm của thế hệ trước, vừa đặt niềm tin sâu sắc vàothế hệ sau Trong khi lên án gay gắt bọn phản động đội lốt tôn giáo chống lại dân tộc.Người vẫn thực sự tôn trọng đức tin của đồng bào có đạo
Tất cả những điều trên không hẳn Hồ Chí Minh tự nhiên mà có được, mà cũngkhông dễ mà làm được, điều đó chỉ lý giải được khi chúng ta đi sâu vào nghiên cứu có hệthống một cách thật đầy đủ và sâu sắc những cách thức làm nên thành công trong tư tưởngđại đoàn kết của Hồ Chí Minh
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, tình hình quốc tế đang diễn ra những biến đổi tolớn và phức tạp, những vấn đề mới đang đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều thìviệc đẩy mạnh nghiên cứu, thấm nhuần sâu sắc, vận dụng những nguyên lý và phươngpháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên nhiệm vụ cấp bách Cho nên nhu cầu
Trang 3học tập, nghiên cứu, nắm vững hệ thống quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vềphương pháp tuyên truyền cách mạng Đó cũng là lý do mà sinh viên chọn đề tài:
“Các phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh”
Đây là một đề tài mang tính chuyên sâu về nội dung phương pháp tuyên truyền đạiđoàn kết của Hồ Chí Minh, nó thể hiện những nét tinh tế, độc đáo nhưng vô cùng giản dịtrong phương pháp tuyên truyền của Người Là một đề tài mới, ít được khai thác cho nênnguồn tư liệu để cung cấp cho đề tài không nhiều Trong phạm vi nghiên cứu và viết đề tàitrong khoảng 20 ngày Sinh viên cố gắng dùng những phương pháp tối ưu nhất để diễn đạtnội dung của đề tài:
Phần I: Giới thiệu một số khái niệm về phương pháp và phương pháp tuyên truyền
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP, TUYÊN TRUYỀN
1 Khái niệm phương pháp.
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp-methodos, có nghĩa là conđường, công cụ nhận thức
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiếnhành một hoạt động có mục đích Chẳng hạn, phương pháp học tập, phương pháp nghiêncứu khoa học, phương pháp tuyên truyền …
Trong triết học, có hai cách hiểu đối lập nhau về phương pháp Chủ nghĩa duy vậtbiện chứng cho rằng, phương pháp là hệ thống nguyên tắc được rút ra từ những tri thức vềcác quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có mụcđích của con người Trong khi đó, chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp là những quy tắcđộc quyền lý trí con người tự đặt ra để tiện cho nhận thức và hành động
Thực chất, phương pháp là kết quả nhận thức của con người về hiện thực kháchquan, trên cơ sở đó rút ra những nguyên tắc, yêu cầu để định hướng nhận thức và hànhđộng của con người sau đó có hiệu quả hơn Như vậy, phương pháp có tính khách quan,mặc dù có được con người nhận thức và sử dụng như công cụ nhằm thực hiện mục đích.Căn cứ vào những mức độ phổ biến và phạm vi ứng dụng của phương pháp, người ta phânthành phương pháp riêng (áp dụng cho từng ngành khoa học), phương pháp chung(áp dụngcho nhiều ngành khoa học), và phương pháp phổ biến(áp dụng cho mọi, lĩnh vực kho học
Từ những cách nghĩ trên có thể rút kết luận: Phương pháp là tổng hợp các phươngtiện, thao tác, cách thức, quy trình và tính chất là một hệ thống mà con người dùng để nhậnthức hoặc cải tạo thế giới nhằm đạt được những mục đích cụ thể của mình đã định
2 Khái niệm tuyên truyền
Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau Theo một sốtài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện khoảng hơn 400 năm trước đây, đượcnhà thờ La Mã sử dụng để chỉ các hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôikéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Ki tô Sau này thuật ngữ tuyên truyền
Trang 5được sử dụng để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của ngườikhác và định hướng hành động của họ theo một khuynh hướng nhất định.
Theo từ điển Bách khoa Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có nguồn gốc từ tiếng Latinh (propaganda- nghĩa là tryền đạt, truyền bá, phổ biến)
Từ điển chính trị lại cho rằng tuyên truyền là: “giải thích, phổ biến một tư tưởnghọc thuyết, lý luận chính trị nhất định nào đó”1 Theo từ điển tiếng Việt, tuyên truyền làphổ biến một chủ trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng hoạtđộng theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất hoặc tuyên truyền giải thích rộng rãi
để thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo
Trong cuốn nguyên lý công tác tư tưởng, các tác giả lại cho rằng: “Tuyên truyền làmột hình thái của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược,sách lược của giai cấp trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợpvới lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin và tập hợp, cổ vũquần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó”2
Khi bàn về người tuyên truyền và cách tuyên truyền, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”3
Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng với nhữngđặc điểm chung nhất chúng ta có thể rút ra kết luận: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thíchmột tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đốitượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thôngqua đó mà ảnh hưởng tới thái độ tích cực của con người trong thực tiễn xã hội
3.Khái niệm phương pháp tuyên truyền
Từ cách lý giải nêu trên đồng thời căn cứ vào khái niệm phương pháp và khái niệmtuyên truyền, chúng ta có thể rút ra được kết luận về phương pháp tuyên truyền như sau:
Phương pháp tuyên truyền là tổng hợp các phương tiện, thao tác, cách thức, quy trình mà chủ thể sử dụng để cung cấp cho đối tượng những thông tin nhất định nhằm củng
cố, bổ sung hoặc xây dựng ở họ một thế giới quan, nhân sinh quan mới hay nhận thức mới
về tự nhiên hoặc xã hội, thông qua đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hiệu quả hành động thực tiễn của họ trong đời sống xã hội.
Trong hoạt động tuyên truyền, chủ thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau đểtác động đến đối tượng Tuy nhiên, mỗi phương pháp tuyên truyền có đặc điểm riêng, cóvai trò nhất định, có sự tác động khác nhau đối với quá trình nhận thức của đối tượng Vì
1 Từ điển chính trị, NXB Sự thật, Hà Nội,1962,tr793.
2 Lương Khắc Hiếu (chủ biên) Nghuên lý công tác tư tưởng,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998, t1,tr38,39.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002,t5,tr162.
Trang 6vậy, việc phân loại phương pháp tuyên truyền có thể theo nhiều cách khác nhau Nhưngcách phân loại phương pháp tuyên truyền được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn cả làphân chia theo 3 nhóm cơ bản.
- Nhóm các phương pháp dùng lời nói trực tiếp( độc thoại và đối thoại)
- Nhóm các phương pháp trực quan, bao gồm việc sử dụng các phương tiện tượngtrưng.(tranh cổ động, biếm hoạ, tờ rơi, biểu ngữ…)
- Nhóm các phương pháp các phương tiện kỹ thuật làm khâu trung gian( sách, báo,băng, đĩa, truyền thanh…)
II PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG
ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng rất coi trọng vai trò và phươngpháp trong hoạt động cách mạng, trong đó có công tác tuyên truyền.Thực tiễn đã chứngminh rằng, khi đã xác định đúng mục đích thì phương pháp trở thành nhân tố góp phầnquyết định chất lượng, hiệu quả công tác này
Công tác tuyên truyền là hoạt động có mục đích của giai cấp, chính đảng nhằm xâydựng, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, độngviên, cổ vũ tính tích cực xã hội của họ trong việc xây dựng và bảo vệ chế độ Muốn đạtđược mục đích đó, phải sử dụng hệ thống công cụ và cách thức tác động phù hợp
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh không cứng nhắc, không “nhất thành bấtbiến” mà linh động, phát triển, thích ứng với sư vận động, biến đổi của thực tiễn kháchquan
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trước hết phải có phương pháp tuyêntruyền, giáo dục, vận động quần chúng thật sự khoa học để mọi người tự nhận thức được
sự cần thiết phải tập hợp lại, từ đó tự giác tham gia công tác cách mạng
1.Nội dung phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đoàn kết
Hồ Chí Minh
Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thật sự là một khoa học, nghệ thuậtcách mạng, đòi hỏi các tổ chức cách mạng, các cán bộ cách mạng phải phấn đấu để thựchiện có hiệu quả Để thức tỉnh mọi người, đưa họ xích lại gần nhau và đoàn kết thành mộtkhối, điều quan trọng hàng đầu là nội dung tuyên truyền, giáo dục và vận động phải phảnánh đúng nguyện vọng sâu xa và những quyền lợi bản nhất của dân chúng Ở đây có nhữngquyền lợi chung, nguyện vọng chung có thể gắn kết tất cả các cộng đồng trong dân tộc, cónhững nguyện vọng quyền lợi riêng phù hợp với từng giai cấp, từng cộng đồng xã hội cụthể Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận dộng quần chúng phải đáp ứng cả hai yêu cầu
Trang 7đó Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vấn đề này và đã thí nghiệm thành công việc xácđịnh nội dung tuyên truyền giáo dục quần chúng.
a.Xác định những nội dung chung nhất trong từng giai đoạn cách mạng
Trong suốt cuộc đời của mình vấn đề đại đoàn kết là vấn đề xuyên suốt trong tưtưởng Hồ Chí Minh Tuỳ theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng,
Hồ Chí Minh đã đưa vào cương lĩnh cách mạng của Đảng những mục tiêu chiến lược phảnánh đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch sử, những khát vọng cháy bỏng của nhân dân.Những năm tháng chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, mục tiêuchiến lược cũng là nội dung tuyên truyền, giáo dục, khẩu hiệu hành động của Hồ Chí Minh
là “ độc lập dân tộc, người cày có ruộng”, là dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũngquyết giành cho được độc lập tự do” Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dânPháp xâm lược Người nhấn mạnh: “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” Thời chống Mỹ,cứu nước, Người nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Trong sự nghiệp xây dựngmiền Bắc xã hội chủ nghĩa, Người nêu cao mục tiêu: “ xây dựng một nước Việt Nam hoàbình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũngđược học hành”… Đó chính là những nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động thấm sâuvào lòng người, có sức lay động, cuốn hút, tập hợp lớn lao
Nhận xét về Hồ Chí Minh, một tờ báo nước ngoài đã viết: “Cụ Hồ là một con ngườibiết nói lên tiếng nói cần nói vào mõi giai đoạn lịch sử để động viên nghị lực, tập hợp lựclượng, kích thích chủ nghĩa anh hùng và khen ngợi sáng kiến(…) Người là hiện thân ý chíbất khuất của cả một dân tộc không bao giờ cam chịu nô lệ”
Không chỉ độc đáo, sáng tạo trong việc xác định những nội dung tuyên truyền, giáodục chung nhất, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng chung nhất của cộng đồng dân tộc, HồChí Minh còn hết sức nhạy cảm, sáng suốt trong việc chỉ ra những nội dung tuyên truyềngiáo dục, vận động sát hợp với từng giai cấp, với từng cộng đồng xã hội
b Đại đoàn kết với các giai cấp nông dân, công nhân và tầng lớp trí thức
Hồ Chí Minh phân tích vai trò của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức trong cáchmạng nước ta Công nhân chế nhiều vũ khí, dụng cụ, sản phẩm để đánh giặc và cung cấpcho nhân dân Nông dân là người trồng lúa, lương thực, bông…để quân, dân đủ ăn, đủmặc, đủ dùng Binh giết nhiều giặc, cướp nhiều đồn, đoạt nhiều vũ khí Sỹ là những nhàchuyên môn phát minh và sáng chế Thương mở mang việc buôn bán phát triển kinh tế…Người cho rằng ở nước ta, bất kì già, trẻ, gái, trai, sĩ, nông, công, thương, binh, toàn dânđều đoàn kết thành một khối
Trang 8Trong khối đoàn kết ấy với giai cấp nông dân, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đềruộng đất, vấn đề chống sưu cao, thuế nặng, đến khát vọng dân chủ và truyền thống tìnhlàng nghĩa xóm Người luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của nông dân trong trậntuyến cách mạng Nông dân thì xác định:
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sỹ
Nông dân là lực lượng đông đảo làm nên thắng lợi của phong trào XôViết - NghệTĩnh, thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của nước ta, nông dân cũng là lực lượngđóng góp không nhỏ vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và thắng lợi của chiến dịchĐiện Biên Phủ
Với giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nỗi cơ cực của người laođộng làm thuê dưới chế độ thực dân, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo cách mạng và người làmchủ chế độ mới, làm chủ xí nghiệp; sự cần thiết phải cải tạo để vươn lên đảm đương vai tròtiên phong; sự cần thiết phải liên minh với nông dân và nêu gương sáng cho toàn xã hội
Với tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, Hồ Chí Minh biểu thị sự trân trọng đối với quyền
tự do sáng tạo, đồng thời luôn căn dặn, nhắc nhủ ý thức trách nhiệm với dân với nước vàtình cảm đối với công nhân, nông dân, nhân dân lao động, sự gắn bó biện chứng giữa lýluận với thực tiễn, khoa học với đời sống, văn học - nghệ thuật với cuộc đời
Hồ Chí Minh chỉ rõ, ta đoàn kết nội bộ công nhân, nông dân, đồng thời củng cốkhối đoàn kết dân tộc công - nông - trí Đoàn kết từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, cán
bộ cũ và mới, đảng viên cũ và mới, đoàn kết lương giáo Chúng ta nắm vững đường lối,chính sách của Đảng, luôn tin tưởng đoàn kết phấn đấu thì khó khăn mấy cũng vượt qua
Trong lời chúc năm 1918 Người nêu rõ: “phát triển kinh tế, văn hoá tức là dần dần xây
dựng chủ nghĩa xã hội Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài Nhân dân ta hãy đoàn kết chặt chẽ dựa trên nền tảng liên minh công nông, bền bỉ phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, thì chúng ta nhất định thắng lợi”.
Tổng kết thực tiễn trong bài 30 năm hoạt động của Đảng (1960), Hồ Chí Minh rút
ra kết luận quan trọng phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin: “trong điều kiện một nước nông
nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền công nông” Người
nhiều lần khẳng định thực hiện được liên minh công nông là đảm bảo vững chắc nhấtnhững thắng lợi của cách mạng
Trang 9c Đoàn kết các gia đình có công với nước, các tôn giáo, các dân tộc, các tầng lớp trong xã hội
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng và đền đáp công ơn
những thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước Họ là những người “quyết hy sinh
tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào Họ hy sinh gia đình và tài sản họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào ” Người kêu gọi, tay chân tàn phế của thương
binh sẽ không mọc lại được Những tử sĩ không thể tái sinh Mà lòng bác ái của đồng bàokhông có giới hạn Vậy đồng bào trước nay đã giúp đỡ nhiều, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡmãi Người nhấn mạnh, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân.Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ
Với cộng đồng các tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn chủ trương tự do tính ngưỡng vàphương châm tốt đạo đẹp đời Người trân trọng và đề cao những giá trị nhân bản trong các
giáo lý nguyên sơ “ Nếu như phật Thích ca, chúa Giêsu, C Mác, Tôn Dật Tiên sống cùng
thời thì chắc chắn các ông sẽ là bạn tốt của nhau, vì các ông đều có mong muốn giải phóng cho con người” Đối với đồng bào có đạo, Hồ Chí Minh có quan điểm rõ ràng, đề
nghị chính phủ tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết Người chỉ rõ, đồng bào cảnước, giáo và lương đều đoàn kết chặt chẽ, cương quyết giữ vững quyền tự do, độc lập.Người phân tích, từ ngày nước ta trở nên dân chủ cộng hoà, Hiến pháp ta tôn trọng tự dotín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện Thế là, nước có độc lập, thìđạo Phật mới dễ mở mang… Đồng bào ta đại đoàn kết đoàn kết hi sinh của cải xương máu,kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản động để cứu dân ta khỏi khổ nạn, để giữnguyên thống nhất độc lập của Tổ quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi củaĐức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ Người kết luậnvấn để tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡngcủa mỗi người
Với đồng bào các dân tộc ít người , Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tuyên truyền,giáo dục ý thức bình đẳng, sự cần thiết phải xoá bỏ các thành kiến dân tôc; chăm lo đờisống vật chất, tinh thần; khắc phục các tập tục lạc hậu… từng bước đưa đồng bào các dântộc thoát khỏi đói nghèo tăm tối, tiến kịp các dân tộc miền xuôi Người nói, nước ta cónhiều dân tộc anh em cùng sinh sống từ nghìn đời nay Trong thư gửi đại hội các dân tộcthiểu số miền Nam tại Plâycu ngày 14-09-1946, Người khẳng định đồng bào Kinh hayThổ, Giarai hay Êđê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu ViệtNam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, no đói giúp nhau: Giang sơn vàchính phủ là giang sơn và chính phủ của chung chúng ta Vậy nên tất cả các dân tộc của
Trang 10chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ chính phủ ta” Cho nênchúng ta phải thương yêu nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung Hồ ChíMinh chỉ rõ đồng bào dân tộc thiểu số rất hăng hái tham gia kháng chiến nhờ đó chúng ta
đã phá được các chính sách chia rẽ dân tộc của địch Nhưng có nơi thì một phần do ta chưa
có chính sách rõ rệt, một phần vì cán bộ địa phương kém, cho nên ở đó có một số đồng bàothiểu số bị địch lợi dụng chống lại ta Hồ Chí Minh yêu cầu, các cấp cán bộ Đảng, chínhquyền phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợgiữa các dân tộc Các dân tộc phải xoá bỏ các xích mích do đế quốc, phong kiến gây ra.Đừng mắc mưu chúng để chúng kích động dân tộc này khinh rẻ dân tộc kia; dân tộc nàyoán ghét dân tộc kia nhằm lôi kéo đồng bào chống lại chúng ta, chống lại lợi ích của chínhđồng bào Biểu hiện niềm tin vào tinh thần yêu nước và phẩm chất tốt đẹp của nhữngngười lao động theo tôn giáo, coi họ là bộ phận hữu cơ trong cộng đồng quốc gia dân tộc;phân biệt họ với những phần tử phản động đội lốt tôn giáo
Với thanh niên, Hồ Chí Minh thường khơi gợi tinh thần xung phong, guơng mẫu
“đầu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, giáo dục ý thức trách nhiệm đối với tiền
đồ của dân tộc, sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức, tác phong và bản lĩnh cách mạng Với
thiếu niên, nhi đồng, Người nêu ra “5 điều Bác Hồ dạy” và nhấn mạnh ý nghĩa sống còn
của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Với phụ nữ, nội dung tuyên truyền giáo dục của Hồ Chí Minh là nam nữ bìnhquyền, là khơi dậy và nhân lên phẩm chất cao quý: anh hùng bất khuất, trung hậu, đảmđang Với các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cách mạng Hồ Chí Minh chú trọng
giáo dục phẩm chất “trung với Đảng, hiếu với dân”, “trí, dũng, liêm, trung” và chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cách mạng, Người
luôn luôn căn dặn phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, phải chống chủ nghĩa cá
nhân, phải phấn đấu làm người công bộc tận tụy, trung thành với nhân dân
Với các quan lại, hoàng tộc, nhân sĩ yêu nước, Hồ Chí Minh biểu thị trân trọng ýthức dân tộc và tinh thần yêu nước của họ, giúp họ nhận thức sâu sắc mưu đồ thâm độc vàtội ác của đế quốc, phong kiến, hướng họ trở về với nhân dân, với cách mạng Đối vớinhững người bị ép buộc hoặc lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh luôn luôn dùng chính sáchkhoan hồng, đại độ, giáo dục cảm hóa, khơi dậy trong tâm hồn họ tinh thần của nhữngngười mang dòng máu lạc hồng và mở đường đi họ về với chủ nghĩa dân tộc Đối với cáctầng lớp xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết, thu phục nhân dân vì mục tiêu chung,
vì nghĩa cả của dân tộc Người chủ trương làm công tác binh vận, giác ngộ người lầm lỗi,quay trở lại hàng ngũ ta, phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước Người huy động sự đồng
Trang 11tâm hiệp lực của các chủ tư sản, chủ đồn điền tiến bộ, những nhân sĩ, trí thức, các chức sắctôn giáo, những người đứng đầu dân tộc người Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ
trên thế giới… ủng hộ tuyên bố Người chủ trương lập “tuần lễ vàng”, “hũ gạo tiết
kiệm”… là những biện pháp thiết thực huy động sức dân, đoàn kết mọi người quanh chính
phủ vượt qua khó khăn Sự đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải một ai, khôngthiếu tầng lớp, giai cấp nào, không thiếu những lĩnh vực và việc làm gì để tạo nên sứcmạnh của dân tộc
d) Đoàn kết dân tộc và cộng đồng thế giới.
Hồ Chí Minh phân tích: không giống như các dân tộc phương Tây, các dân tộcphương Đông không có những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau Họ hoàn toànkhông biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họthiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau Cho nên, phải khắcphục tình trạng đó để tạo lập sự đoàn kết gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau Người cho rằngtrên đời này dù màu da khác nhau nhưng chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột vàgiống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vôsản
Hồ Chí Minh xác định, cách mệnh Việt Nam cũng là một bộ phận của cách mạngthế giới Ai làm cách mạng thế giới đều là đồng chí của Việt Nam Đã là đồng chí thì sungsướng, cực khổ đều phải có nhau Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đứng về phíaquân đồng minh chống chủ nghĩa phát xit (1939-1945) Trong lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệmcách mạng tháng Tám và ngày quốc khánh 2-9 năm 1945, Người nhấn mạnh: để giữ gìn
và củng cố hoà bình chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ Đoàn kết đồng bào toàn quốc… đoànkết anh em khơ-me và lao Đoàn kết với nhân dân châu Á Đoàn kết với nhân dân Pháp vànhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới” Đoàn kết quốc tế không chỉ chúng ta tranh thủ sựđồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các dân tộc tiến bộ trên thế giới, mà còn phải thamgia, thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hoà bình,tiến bộ xã hội Người nhấn mạnh, thấm nhuần tư tưởng của Lênin và coi đó như là mộtmệnh lệnh nhắc nhở chúng ta thực hiện khẩu hiệu: “giai cấp vô sản và các dân tộc bị ápbức đoàn kết lại
Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh sở dĩ có sức mạnh vô địch, sức sống bất diệt,tên tuổi Hồ Chí Minh sở dĩ trở thành thân thiết, thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, với mỗigia đình, mỗi con người Việt Nam chính là bởi vì Người - Hồ Chí Minh đã hiểu thấu tất cả,cảm thông tất cả, phấn đấu và hi sinh vì tất cả những khát vọng, ước mơ sâu lắng nhất củadân tộc- con người Việt Nam
Trang 12Có nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động đúng đắn là xuất phát điểm đặc biệtquan trọng, song hiệu quả tập hợp, đoàn kết lực lượng cách mạng còn tuỳ thuộc vào việc
sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng thích hợp với từng đối tượng
2 Hình thức phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đoàn kết
Hồ Chí Minh
a Hình thức tuyên truyền có hình tượng
Khi truyền bá học thuyết Mác- Lênin và đường lối, chính sách của Đảng Hồ ChíMinh đề cập các vấn đề lý luận và trình bày chúng hết sức thực tế, linh hoạt, mềm dẻo saocho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ nhất mà Người không bị lệ thuộc vào câu chữ, không gò bóvào những khái niệm, những phạm trù một cách hình thức Đặc biệt, Hồ Chí Minh hết sứctránh khoa ngôn, không cường điệu, khuyếch đại, không dùng từ ngữ to tát Để diễn đạtnội dung tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chútrọng sử dụng cách tuyên truyền hình tượng Bởi lẽ, cách tuyên truyền này làm cho vấn đềtrừu tượng trở nên cụ thể, hoặc một vấn đề đã cụ thể lại càng cụ thể hơn, vấn đề khó hiểu
sẽ trở thành dễ hiểu Đây cũng là cách diễn đạt quen thuộc của nhân dân Việt Nam Theo
Hồ Chí Minh không có cách nào làm cho nhân dân hiểu nhanh nội dung tuyên truyền bằngcách so sánh giữa các hình tượng này với hình tượng khác Như vậy, mối quan hệ biệnchứng giữa việc hiểu nhân dân và làm cho nhân dân hiểu, nhớ và hành động theo mục đíchtuyên truyền được thể hiện sinh động trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh
Người căn dặn cán bộ tuyên truyền: “Đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là
họ hay so sánh… Phải đem cách của nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề ,
mà hoá nó thành cách chỉ đạo nhân dân”4 Vì vậy, khi nói, khi viết Hồ Chí Minh thườngcách so sánh ví von để làm cho các khái niệm mới nổi bật Cụ thể, dễ hình dung hơn bằngnhững hình ảnh sinh động Phương pháp tuyên truyền này phù hợp với đặc điểm quá trìnhnhận thức của quần chúng, đa số quần chúng nhân dân lao động ở Việt Nam, trước cáchmạng tháng Tám là mù chữ Nếu tuyên truyền mà diễn đạt bằng những ngôn từ lý luận caosiêu , họ sẽ không hiểu được Căn cứ vào trình độ dân trí cũng như ưu thế của lối tư duybằng hình ảnh của người Việt, Hồ Chí Minh thường dùng phương pháp so sánh bằng hìnhảnh để diễn đạt lý luận Chẳng hạn khi đề cập đến bản chất ăn bám, bóc lột của chủ nghĩa
đế quốc với người lao động ở cả chính quốc và thuộc địa Hồ Chí Minh đã dung hình ảnh
con đỉa có hai vòi Người nói: “Chủ nghĩa tư bản là một con đĩa có một cái vòi bám vào
giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời phải cắt cả hai cái vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục
4 Hồ Chí Minh toàn tập,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002, t5,tr295-298.
Trang 13hút máu của giai cấp vô sản; con vật kia vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị đứt kia tiếp tục được mọc ra”5 Với cách diễn giải như thế, Hồ Chí Minh đã diễn đạt một cách dễ hiểu mốiquan hệ giữa cuộc cách mạng của chính quốc với cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa,qua đó yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung nhất đó là đoàn kết quốc tế.
Người cho rằng, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tọc có thể làm đổi thay
tất cả, dời non lấp biển Người dùng những hình ảnh rất cụ thể như “bài ca sợi chỉ”; ca
“hòn đá”… để tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân hiểu về sự cần thiết và sức mạnh của
đại đoàn kết dân tộc Liên kết những sợi chỉ mỏng manh tạo nên sự bền chắc khó có thểtách rời Việc vận chuyển hòn đá to, hòn đá nặng, nếu nhiều người biết đồng lòng, đồngsức, tất yếu sẽ làm được
b.Hình thức tuyên truyền ở cách diễn đạt ngắn gọn, sâu sắc
Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực trong việc sử dụng hiệu quả các hìnhthức tuyên truyền , giáo dục, vận động quần chúng Người nói viết bao giờ cũng ngắn gọn,
dễ hiểu theo một phong cách độc đáo, vừa trí thức vừa bình dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị.Phong cách ấy thật hiếm thấy ở những lãnh tụ cách mạng khác Những vấn đề lớn của cáchmạng, của chủ nghĩa Mác- Lênin, của dân tộc và thời đại đã được Người trình bày với mộtphong cách riêng, bằng ngôn ngữ thông thường và rất gần gũi với những người lao động
bình thường, với mọi người Việt Nam Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường cách mạng”
Hồ Chí Minh đã nêu các phương châm tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhưmột tuyên ngôn về việc đưa chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa tư tưởng cách mạng tiên tiến củathời đại vào phong trào yêu nước Việt Nam: nói, viết để ai cũng hiểu được, hiểu được thìnhớ được, nhớ được thì làm được Tất cả chỉ tập trung vào hai chữ cách mạng, cách mạng
và cách mạng
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo, bài thơ,nhiều chuyên luận Có thể nói tính ngắn gọn nhưng sâu sắc là đặc trưng độc đáo trongphương pháp tuyên truyền của người Bởi lẽ, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ điều kiện hoàn cảnh
của đối tượng tuyên truyền, Người nói “hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây
giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu Vì vậy mình viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy”6
Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngắn gọn trong tuyên truyền tức là: “Phải biết gọngàng, rõ ràng, vắn tắt” Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, cóđuôi Cách viết thế, cách nói cũng thế Nói phải cho gọn gàng, có đầu có đuôi, có nội
5 Hồ Chí Minh toàn tập,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002, t1,tr298.
6 Hồ Chí Minh toàn tập: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002 Tập 7, tr 117, 120-121.