Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền pps

32 1.1K 1
Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO TRÌNH Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỘT 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Đảng ta nhận thức một điều rằng cần thiết phải tập hợp mọi nguồn lực để phát triển đất nước và một phần không thể thiếu đó là thế hệ trẻ đó chính là thành phần quyết định đến sự thành công của sự nghiệp cách mạng của nước ta. Nên cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ một thế giới quan duy vật biện chứng dẫn lối và soi đường. Hoạt động văn hóa tư tưởng là một lĩnh vực “nóng” trong giai đoạn hiện nay đây là lĩnh vực mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện nhiều hành động chống phá. Mà vai trò của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền họ chính là đội ngũ cán bộ xung kích trên mặt trân văn hóa tư tưởng trong tương lai của Đảng đáp ứng nhu cầu của Đảng về chống hoạt động “diễn biến hòa bình” trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong giai đoan hiện nay. Có một sự thật là một số lượng sinh viên không nhỏ của cả hai khối lý luận và khối nghiệp vụ rất mơ hồ và ái ngại khi được hỏi về thế giới quan là gì? Thế giới quan duy vật biện chứng là gì? Nhân tố hình thành thế giới quan duy vật biện chứng là gì? Đây là một thực trạng cực kỳ nguy hiểm về mặt trình độ lý luận, kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin của những sinh viên này. Đây chính là một điều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sinh viên lúc ra trường. Không những thế mặc dù là sinh viên một trường Đảng nhưng thực tế cho thấy có một bộ phân sinh viên có hiện tượng mơ hồ về chính trị, xuống cấp về đạo đức cá nhân, và hơn nữa sinh viên còn chịu tác động của mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động đến sinh viên làm nảy sinh lối sống thực dụng trong sinh viên, chạy theo đồng tiền. Không những thế còn xuất hiện những biểu hiện của sự cầu may, có niềm tin tôn giáo điều này có thế dẫn tới việc hình thành thế giới quan tôn giáo trong bộ phận sinh viên này. Vì nhưng vẫn đề về lý luân và thực tiễn trên đòi hỏi việc đẩy mạnh, nâng cao vai trò giáo dục thế giới quan khoa học trong sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một điều cần thiết và cấp bách, thiết thực hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu. - Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, Tạp chí Triết học 1988, số - Trần Thước, “Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí thức Việt Nam”, Luận án PTS Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1993. - Trần Thanh Hà, “Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng viên người dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1993. - Tùy Phong, “Vẫn đề giáo dục thế giới quan và việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Hà Nội”, Tạp chí Triết học 2002, số 8. Nghiên cứu về thế giới quan và công tác giáo dục thế giới quan đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu và các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: - Khái niệm thế giới quan nói chung, thế giới quan khoa học nói riêng, cấu trúc và chức năng của chúng. - Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng trong quá trình xây dựng CNXH. - Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Những nguyên tắc phương pháp luận chung trong việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. - Đưa một số giải pháp cụ thể và những quan điểm nhằm bồi dưỡng và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho một số đối tượng cụ thể ở những nước vốn lạc hậu về kinh tế - xã hội thực hiện quá độ lên CNXH. - Việc hình thành thế giới quan cho sinh viên là một điều cần thiết. Riêng vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì chưa thấy có tác giả nào đề cập đến, và vì đây sẽ là lực lượng kế cận trong tương lai về công tác lý luận và công tác tư tưởng của Đảng trong tương lai vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao vai trò của công tác giáo dục thề giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” để là bài tiểu luận hết môn. 3. Nhiệm vụ và mục đích. 3.1. Mục đích. Từ việc nêu lên vai trò của công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở nước ta, đồng thời phân tích thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyên hiện nay, qua đó cũng nêu lên những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiêu qua của công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng. 3.2. Nhiệm vụ. - Nêu tình hình công tác giáo dục thế giới quan và vai trò của công tác giáo dục thề giới quan duy vật biện chứng ở nước ta hiện nay. - Làm rõ thực trạng vai trò của công tác giáo dục thế giới quan ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyền hiện nay. - Qua sự phân tích thưch trạng vai trò của công tác giáo dục thế giới quan khoa học ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyền đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao vai trò của công tác giáo dục thế giới quan khoa học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tất cả sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 4.2. Phạm vi Tiểu luận chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sinh viên của Học Viện Báo chí vào Tuyên truyền từ năm 2007 đến khòa học 2010-2011. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 5.1. Cơ sở lý luận. - Tiểu luận được viết dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp cụ thể: Trong quá trình viết về đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: lôgic; phân tích ; tổng hợp ; bình luận ; và sử dụng các kiến thức của chính trị học-quản lý văn hóa tư tưởng ; phương pháp quan sát xã hội, phương pháp lịch sử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. - Tiểu luận nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vai trò của công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Đây còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành chính trị học – Quản lý văn hóa tư tưởng. 7. Kết cấu của tiểu luận. Kết cấu của tiểu luận gồm có 4 phần chính: phần một là phần mở đầu, phân hai là nội dung, phần ba là kết bài, phần bốn là phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó phần hai nội dung gồm có 3 chương. PHẦN HAI CHƯƠNG MỘT: CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.1. Công tác giáo dục thế giới quan. 1.1.1. Các khái niệm liên quan. 1.1.1.1. Thế giới quan a. Khái niệm về thế giới quan. Thế giới là gì? Và nó ra đời từ đâu? Tồn tại như thế nào? Đây là vẫn đề mà được rất nhiều triết gia quan tâm và bàn luận, đồng thời cũng đã đưa ra nhiều giả thuyết. Con người ra đời từ đâu? Con người tồn tại như thế nào? Con người sống, tồn tại vì cái gì? Vì những câu hỏi đó đã tạo định hướng cho nhưng giá trị cuộc sống của con người. Để trả lời cho những câu hỏi đó đã có nhiều quan điểm khác nhau, đầu tiên là quan điểm của các tôn giáo. Thiên chúa giáo cho rằng con người ra đời là ý chí chủ quan của Đức Chúa Trời và tạo dựng nên muôn loại cả hư không. Trong Kinh Cựu ước kể lại rằng Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật trong sáu ngày. Ngày thứ nhất Thiên Chúa tạo ra sự sáng và tối, đặt tên cho sự sáng là ngày, sự tối là đêm; ngày thứ hai Thiên Chúa tạo ra không gian và gọi là trời; ngày thứ ba Thiên Chúa tao ra đất, nước, cây cỏ; ngày thứ tư Thiên chúa tạo ra các tinh trên trời và lấy đó là cơ sở để phân chia thành ngày và đêm, năm và tháng, thời tiết bốn mùa… Trong đó, có hai vi tinh tú lớn nhất là mặt trời cai trị vũ trụ ban ngày, mặt trăng cai trị vũ trụ vào ban đêm; ngày thứ năm Thiên chúa tao nên muôn vật, như: chim, cá, muông thú…; ngày thứ sáu Thiên Chúa tao nên con người; ngày thứ bảy khi hoàn thành công việc sáng tạo thế giới của mình, Thiên Chúa nghỉ ( còn gọi là ngày Chúa nhật hay chủ nhật) Trong Nho giáo cho rằng sự ra đời của con người là do “trời”, “trời” sinh ra mọi thứ và những chuyện xảy ra trong mỗi của đời của con người đều do ý trời đã định sẵn hay còn gọi là “mệnh trời”. “mệnh trời” là sự quy định trật tự trong mỗi con người. “Mệnh trời” là ý chí của “trời” không cãi lại, không cưỡng lại được và chỉ có đợi. Nhưng quan niệm về sự ra đời thế giới và sự ra đời của con người mà Thiên Chúa giáo hay Nho giáo đưa ra đều là những quan niệm duy tâm và không có cơ sở khoa học nó chỉ làm cho con người tin vào một đấng siêu nhiên có quyền năng vô hạn nhưng chưa luận giải được mỗi quan hệ giưa con người với cuộc sống và hoàn cảnh tự nhiên xã hội làm gì để tác động trở lại hoàn cảnh. Vẫn đề cơ bản của thế giới quan lần đầu tiên được các nhà triết học cổ điển Đức nghiên cứu và họ đã đi đến một quan niệm thống nhất rằng thế giới quan không phải là một “bức tranh” trực quan tĩnh tại về thế giới, hoặc như một kiến thức của cuộc sống tinh thần nói chung. Thế giới quan phát sinh từ ý thức con người và được phản ánh ra thực tại cuộc sống con người, sự phản ánh đó là sự phản ánh khách quan tư duy, nhận thức, kinh nghiệm và lý luận, cảm xúc của con người và các giá trị tri thức, động cơ… Có thể nói rằng, trong khi vẫn bảo tồn bản chất riêng cùng các thuộc tính và phẩm chất của ý thức, thế giới quan đồng thời là hình thái “đông kết”, “rút gọn” của ý thức. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của một chủ thể xã hội nhất định, một nhân cách văn hóa nhất định của chủ thể ấy trong thời gian và không gian nhất định của chủ thể ấy trong thời gian và không gian xã hội hiện thực tương ứng của nó. Cơ sở của thế giới quan không phải là tính tổ chức, tính hệ thống độc lập, tư thân thần bí hay ngẫu nhiên của con người và xã hội. Cơ sở đó chính là tính thống nhất hiện thực khách quan của đời sống xã hội. Điều này có nghĩa là, mỗi cá nhân tầng lớp giai cấp hay dân tộc hay xã hội trong một không gian, thời gian nhất định nào đó đều có một bản chất nhất định tương ứng của nó. Bản chất này là hiện thực và khách quan; nó phản ánh không phải bởi toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức nói chung, cũng không phải bởi bất kỳ một nội dung, phương thức, hình thức nào đó trong toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức ấy. Bản chất đó được phản ánh một cách tương ứng bởi, và chỉ có duy nhất bởi, một cấu thể, một nhân tố dặc biệt trong hệ thống - cấu trúc tinh thần, ý thức nói chung: đó chính là thế giới quan. Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới. Theo từ điển tiếng Việt thế giới quan: thế giới quan là quan niệm hệ thống thế giới về hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy với khái niệm này thì nó còn có một số hạn chế như: chưa nói tới con người mà trong khi con người là chủ thể sáng tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần trên thế giới, là đối tượng nhận thức thế giới; chưa định hướng giá trị của con người; chưa đề cập tới nguyên tác, phương pháp luận để nhận thức và cải tạo thế giới. Thế giới quan là thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới (về tư nhiên, xã hội và quy luật phát triển của chúng) thể hiện thái độ của con người với đối tượng xung quanh. Với khái niệm này thì đã nhẫn mạnh được quy luật vận động và phát triển của thế giới. Điều quan trong hơn là khái niệm này đã thừa nhận vai trò nhận thức của con người qua thái độ của con người đối với những đối tương xung quanh con người. Nhưng ở khái niệm này thì vẫn còn hạn chế đó là chưa nêu ra được nguyên tắc nhận thức và nhận thức luận và hoạt động thực tiễn. Từ điển triết học Liên Xô đã đưa ra khái niệm về thế giới quan như sau: “Thế giới quan là một tổng hợp các quan niệm về thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới đó, là hệ thống quan niệm về các giá trị cơ bản, nhưng chuẩn mực, nguyên tắc tồn tại của con người trong xã hội”. Từ những định nghĩa trên ta có thế đi đến một định nghĩa tổng quan như sau: “thế giới quan là hệ thống quan niệm mang tầm khái quát đối với thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới đó, là hệ thống những quan niệm về quan hệ của con người đối với thực trạng xung quanh và với bản thân con người cùng lập trường sống của họ được quy định bởi những quy định đó, là niềm tin, nguyên tắc nhận thức và hành động những định hướng giá trị”. Chủ thể của thế giới quan, chủ thể này có nhữnh cấp độ khác nhau ( của cá nhân; nhóm người; công đồng; giai cấp; dân tộc; nhân loại) luôn quán triệt mỗi quan hệ giưa cái chung và cái riêng. Thế giới quan cũng là vẫn đề không ngừng vận động và phát triển. Nhận thức của con người về thế giới quan là luôn luôn thay đổi nó không đứng yên do sự phát triển của hiện thực mà thế giới quan phản ánh. Thế giới quan phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Trong thời kỳ cổ đại do nhận thức còn hạn chế và không có phương tiện khoa học công nghệ chưa phát triển nên nhận thức của con người trong giai đoạn này phải dựa và những quan niệm tôn giáo để giải thích sự có mặt của con người từ đâu mà có trên thế giới này và nhận thức về thế giới. Nhưng đến thế kỷ XVIII-XIX khi mà khoa học kỷ thuật phát triển thì nhờ những phương tiện đó mà con người giải thích được sự ra đời của con người là từ đâu, thế giới này từ đâu mà có. Và thế giới quan còn bị chi phối bởi lợi ích giai cấp nó bị ảnh hưởng từ hệ tư tưởng lập trường của giai cấp cầm quyền trong xã hội đó. Các bộ phận cấu thành thế giới quan gồm có: Tri thức: là khái niệm cơ bản dùng để chỉ mọi hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và vể bản thân con người. Tri thức gồm có tri thức về lý luận và tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận là cơ bản, quan trọng nhất vì nó khái quát được tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của sự vật điều này mang tính dự báo, niềm tin, lý tưởng, sức sống của con người. Tri thức kinh nghiệm là những điều được đúc rút từ hoạt động thực tiễn để hình thành nên. Niềm tin: là khái niệm dùng để chỉ một trạng thái tư tưỏng cho rằng cái gì đó nhất định sẽ xoáy vào, sẽ đến, sẽ đạt được Niềm tin mà dựa trên cơ sở khoa học sẽ đảm bảo được tính chính xác, khoa học và nó tạo động lực cho con người phát triển, biến niềm tin thành hiện thực. Niềm tin mù quáng nó là cho con người mê muội dẫn tới hành động sai trái, dẫn tới những ý chí chủ quan, duy tâm, biến những hành động đó hủy hoại thực tiễn cuộc sống. Lý tưởng: là khái niệm dùng để chỉ mục đích cao cả, khát vọng cao đẹp mà người ta hướng tới. Đem lại cho con người niềm tin hi vọng dẫn tới sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Sự phát triển của xã hội là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan nó tạo sự thống nhất thuyết phục của con người. b. Các vẫn đề lớn của thế giới quan. [...]... nay Và một vẫn đề quan trong hơn nữa là nhận thức cải tạo hiện thực khách quan từ đó có một lý tưởng sống cao đẹp CHƯƠNG HAI : THỰC TRẠNG VAI TRÒ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 2.1 Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1.1 Đặc điểm chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. .. cơ sở khách quan, tất yếu hợp với quy luật chung với tất cả mọi người và đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Nâng cao vai trò của công tác giáo dục thề giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay là một việc là đúng đắn Làm nâng cao hơn nữa về trình độ lý luận về khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có cái nhìn khách quan về thực... quan với ý muốn của con người Quy luật mọi sự vật đều không ngừng phát triển mang tính khách quan 1.2.Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của giáo dục thế giới quan ở nước ta hiện nay 1.2.1.Giáo dục thế giới quan duy vật biên chứng Giáo dục thế giới quan là dưa trên nhưng cơ sở khách quan và chủ quan, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho con người được thực hiện theo các con... triết học khác nhau diễn tả thế giới quan theo quan niệm khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận ; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường Thế giới quan khoa học là hình thái cao nhất trong sự phát triển của thế giới quan khác nhau đã và đang tồn tại trong các nên văn hóa và văn minh tinh thần nhân loại Thế giới quan khoa học bao hàm trong triết học duy vật biên chứng. .. 1.1.1.2 .Thế giới quan khoa học Thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống chỉnh thể những tri thức về tự nhiên xã hội và con người, cùng những định hướng giá trị của con người trong quan hệ với hiện thực dựa trên việc giải quyết một cách duy vật biện chứng vẫn đề cơ bản của triết học Thế giới quan duy vật biện chứng mang tính cách mạng triệt để Nó kiên quyết phê phán và khắc phục mọi thế giới quan sai... tưởng, báo chí và truyền thông Nên đòi hỏi các sinh viên phải nhận thức được các vẫn đề lý luận và thực tiễn Sinh viên của Học viện phải đưa được lý luận vào thực tiễn khách quan, nhằm cụ thể hóa những vẫn đề lý luận trong thực tiễn Ngoài ra sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là năng động và nhạy bén với tình hình biến đổi của đất nước và những biến đổi của thế giới, nhạy cảm với những... viên về vai trò của việc học tập khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dể hình thành cho mình một thế giới quan khoa học để nhận thức cuộc sống một cách lôgic và biện chứng Nhưng đồng thời cũng có một phần hạn chế của giảng viên khi cho sinh viên tiếp cận những môn học này 2.2.2 Những vẫn đề đặt ra về giáo dục thế giới quan khoa học cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 2.2.1... thế giới quan duy vật biện chứng sẽ tạo cho sinh viên biết được sự vận động của lịch sử, giải thích sự tồn tại của con người không phải là thần thoại, là có một thế lực siêu tư nhiên nào đó sản sinh ra Từ đó khắc phục các yếu tố duy tâm trong đời sống sinh viên 1.2.2.3 Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nhằm giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước Giáo dục thế. .. tư duy khoa học nhằm khắc phục những tư tưởng duy tâm Thề giới quan duy vật biện chứng nó chứa đựng những tri thức khoa học tiên tiến như là chất liệu cơ bản của mình Nên việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cũng là rèn luyện cho sinh viên về tư duy khoa học Vì dựa trên tri thức khoa học, triết học khoa học lich sử nên nó không có yếu tố duy tâm ở trong đó Khi tóm tắt nội dung quan niệm duy. .. dục là xu thế chung của cả nước không riêng gì của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Nếu không đổi mới thì việc tiếp thu và vận dụng của sinh viên là không có đó chỉ là những lý thuyết sáo rỗng chứ không phải là sự tư duy sáng tạo mà thế giới quan duy vật biện chứng cần có 3.2.4 Nâng cao ý thức tự giáo dục của sinh viên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “sự học lấy tự học là chính” Đúng vậy sinh viên muốn . TRÌNH Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền. thế giới quan duy vật biện chứng và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở nước ta, đồng thời phân tích thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyên. CNXH. - Việc hình thành thế giới quan cho sinh viên là một điều cần thiết. Riêng vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì chưa thấy

Ngày đăng: 21/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIÁO TRÌNH

  • Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

  • MỤC LỤC

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan