1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về các hình thức thuê tàu

28 649 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng vận chuyển do hai bên thỏathuận trước đối với mỗi chuyến đi cụ thể và hợp đồng vận chuyển sẽ hết hiệu lực saukhi người chuyên chở hoàn thành chuy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, vận tải đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phân phối vàlưu thông Là một trong những phương thức vận chuyển phổ biến nhất nên vận tảiđường biển đảm bảo chuyên chở có gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buônbán quốc tế Để đạt được thành tựu trên, vận tải đường biển đã kết hợp với logisticsđảm bảo lên kế hoạch, triển khai chiến lược, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinhdoanh, phân phối hàng hóa đến nơi yêu cầu giúp có được hiệu quả tối ưu nhất vềkhối lượng hàng hóa, thời gian và cả chi phí

Trong quá trình học tập, nghiên cứu môn Logistics vận tải, em đã nhận thấy rõtầm quan trọng của hoạt động logistics trong vận tải, đặc biệt là với mảng logisticsvận tải đường biển Vận dụng tốt logistics vận tải đường biển giúp doanh nghiệp sửdụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình hoạt động

và cung cấp dịch vụ, đảm bảo được yếu tố “đúng thời gian” (just in time); tăng mức

độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vận tải đường biển; đưa nền kinh tếcủa một quốc gia trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain)

về lĩnh vực lưu thông hàng hóa (bên cạnh các hoạt động cung cấp, sản xuất, phânphối, mở rộng thị trường), gắn nền kinh tế của một nước với nền kinh tế của khuvực và thế giới Để làm tốt những điều này, trước hết cần nắm được những kiếnthức cơ bản trong logistics vận tải biển

Vì thế, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho đồ án môn học là : “Tìm hiểu vềcác hình thức thuê tàu”, đồng thời tính toán, lựa chọn cách thuê tàu có lợi hơn chongười thuê tàu bài dựa trên số liệu đã cho Bởi qua tìm hiểu, em nhận thấy đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam, nghiệp vụ thuê tàu khá phức tạp, đòi hỏi người thuêtàu phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn cũng như thực tế thị trường thuê tàu Qua

đồ án này, ta sẽ rõ hơn các hình thức thuê tàu hiện nay, ưu nhược điểm và nội dungchi tiết từng hình thức cũng như so sánh được cụ thể hai hình thức thuê tàu chuyến

và tàu định hạn trần qua bài toán cụ thể

Trang 2

Để hoàn thành được đồ án này, em đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,phân tích tổng hợp và một số phương pháp toán học đơn giản trên phạm vi những tưliệu được thầy cô cung cấp, giảng dạy, các thông tin trên sách vở hay các phươngtiện thông tin đại chúng hay kinh nghiệm của các cô chú, anh chị hoạt động tronglĩnh vực này Tất cả các phương pháp, sự tìm kiếm thông tin đều được thực hiện cókhoa học, chọn lọc

Ngoài những phụ lục, đồ án này có kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phân tích số liệu

Chương 3: Giải quyết yêu cầu đồ án

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Nguyễn Thị Lê Hằng

đã trực tiếp hướng dẫn, giải đáp thắc mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin thựchiện đồ án Kế đến, em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong tổ Logistics – KhoaKinh tế biển – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam cùng các anh chị, cô chú hoạtđộng trong ngành đã đóng góp ý kiến cho bài làm này

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót,

em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét để đồ án này được hoàn thiện hơncũng như củng cố kiến thức cho bản thân Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hoài Thu

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong kinh doanh khai thác tàu hiện nay có ba cách thức mà chủ tàu đưa con tàuvào khai thác để sinh thu nhập là: Kinh doanh khai thác tàu không định tuyến(tramping), khai thác tàu định tuyến (liner) và hình thức cho thuê tàu theo thời gian(cho thuê định hạn) Tương ứng với ba hình thức kinh doanh khai thác tàu nói trên là

ba hình thức mà người thuê sử dụng dịch vụ của người kinh doanh khai thác tàu đó là:Thuê tàu chuyến (voyage charter); thuê tàu chợ hay còn gọi là đăng ký lưu khoang(liner charter/booking ship’s space) và thuê tàu định hạn (timer charter)

1.1. Thuê tàu chuyến (voyage charter)

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến (tramping)

- Khái niệm: Là hình thức khai thác trong đó chủ tàu hoặc người chuyên chở đưa con tàuvào khai thác tàu không theo một tuyến, cảng cố định và lịch trình chạy phụ thuộc vào

sự thỏa thuận giữa người thuê và người chuyên chở

- Đặc điểm của tàu chuyến:

+ Tàu chuyến hoạt động trên các tuyến theo yêu cầu cụ thể của người thuê nênlượng hàng vận chuyển cho từng chuyến thường có khối lượng lớn, tính chất của hàngthường là đồng nhất và xuất hiện không thường xuyên

+ Tàu vận chuyển hàng theo hình thức khai thác này thường là tàu tổng hợp cócấu tạo hai tầng boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng hóa

+ Mối quan hệ giữa người thuê vận chuyển và người chuyên chở được điều chỉnhbằng hợp đồng Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng vận chuyển do hai bên thỏathuận trước đối với mỗi chuyến đi cụ thể và hợp đồng vận chuyển sẽ hết hiệu lực saukhi người chuyên chở hoàn thành chuyến đi

+ Cưới phí vận chuyển của mỗi chuyến đi cụ thể sẽ do hai bên thỏa thuận và nóphụ thuộc nhiều vào thị trường vận tải tại mỗi thời điểm khác nhau trên các khu vực thịtrường khác nhau Cước tàu chuyến có thể cao và cũng có thể thấp trên cùng một tuyến

Trang 4

vận chuyển với cùng một điều kiện của hợp đồng vì điều này còn phụ thuộc vào sựthỏa thuận của hai bên trong giá cước có chi phí xếp dỡ tại đầu bến hay chưa.1

1.1.2 Phương thức thuê tàu chuyến

1.1.2.1 Khái niệm phương thức thuê tầu chuyến:

Thuê tầu chuyến (Voyage) là chủ tầu (Ship-owner) cho người thuê tầu (Charterer)thuê toàn bộ hay một phần chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảngkhác Trong phương thức thuê tầu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tầu (chủ hàng)với người cho thuê tầu (chủ tầu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồngthuê tầu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P Hợp đồng thuê tầu do hai bênthoả thuận ký kết

1.1.2.2 Các hình thức thuê tàu chuyến:

- Thuê chuyến một (single voyage) tức là thuê tàu chỉ chuyên chở một lần hàng giữa cáccảng nhất định Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng ở cảng đến cuối cùng thì hợp đồngthuê tàu cũng hết hiệu lực

- Thuê chuyến khứ hồi (round voyage) tức là thuê tàu chuyên chở hàng hoá lượt đi lẫnlượt về theo hợp đồng

- Thuê liên tục (connective voyage) có thể là một chuyến liên tục hay khứ hồi liên tục,tức là thuê tàu để chuyên chở hàng hoá nhiều chuyến liờn tục cho một lượt hoặc cho cảlượt đi lẫn lượt về

- Ngoài ra còn có hình thức thuê bao (Lumpsum) tức là tiền cước thuê tàu tính và trảtheo đơn vị trọng tải hoặc dung tích của tàu (trong hợp đồng thuê tàu không quy định

cụ thể tên, số lượng hàng hoá và hình thức thuê, tức là cước phí thuê tàu tính và trảtheo đơn vị trọng lượng hoặc một đơn vị khác của hàng hoá)

1.1.2.3 Các ưu, nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến

- Ưu điểm

+ Tính linh hoạt cao : có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay đổi cảngxếp dỡ dễ dàng

+ Giá cước thuê tàu rẻ hơn so với thuờ tàu chợ (thường rẻ hơn khoảng 30%)

1 Giáo trình “Giao nhận vận tải quốc tế”, 2014, Ts Dương Văn Bạo, tr 81

Trang 5

+ Người thuê tàu được tự do thoả thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứkhông buộc phải chấp nhận như trong phương thức thuê tàu chợ

+ Tốc độ chuyên chở hàng hoá nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếp đếncảng dợ, ít ghé qua các cảng dọc đường

+ Linh hoạt, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu không thườngxuyên, tàucó cơ hội tận dụng được hết trọng tải trong từng chuyến đi Nếu nguồn hàng

ổn định thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao

- Nhược điểm

+ Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp

+ Giá cước biến động thường xuyên và rất mạnh đòi hỏi người thuê tàu phải nắm vữngthị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt

+ Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác Vì vậy nếu tổchức không tốt thì hiệu quả khai thác tàu chuyến thấp Đội tàu chuyến không chuyênmôn hóa nên việc thỏa mãn nhu cầu bảo quản hàng hóa thấp hơn so với tàu chợ

1.1.3 Hợp đồng thuê tàu chuyến

1.1.3.1 Khái niệm hợp đồng thuê tàu chuyến

Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người thuê vận chuyển với người vận chuyển

về việc người vận chuyển sẽ vận chuyển một lượng hàng hóa nhất định từ cảng bốcđến cảng dỡ hàng với giá cước do hai bên thỏa thuận Người chuyên chở (Carrier)trong hợp đồng thuê tàu có thể là chủ tàu (Shipowner) hoặc người kinh doanh chuyênchở bằng tàu thuê của người khác Còn người đi thuê tàu có thể là người xuất khẩuhoặc là người nhập khẩu tuỳ thuộc điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định trong hợpđồng mua bán ngoại thương

Trong thực tế người đi thuê tàu và người cho thuê tàu rất ít khi giao dịch ký hợpđồng trực tiếp với nhau, mà thường thông qua các đại lý hoặc người môi giới của mình.Người đại lý và người môi giới thường là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, rấtthông thạo về thị trường thuê tàu, luật Hàng hải, tập quán của các cảng Chính vì vậykhi người đại lý, môi giới thường được người đi thuê tàu và người cho thuê tàu uỷ thác

ký kết hợp đồng chuyên chở điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người uỷ thác tốt hơn

Trang 6

Hợp đồng thuê tàu chuyến quy định rất rõ và cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của cácbên ký kết bằng những điều khoản, buộc các bên phải thực hiện đúng như nội dung của

nó Nếu có bên nào thực hiện không đúng những thoả thhuận đã cam kết trong hợpđồng sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng Khi đó đương nhiên bên vi phạm phải hoàn toànchịu trách nhiệm đối với những hậu quả do hành động vi phạm của mình gây ra

1.1.3.2 Các dạng hợp đồng thuê tàu chuyến

Mặc dù hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình thương lượng thoảthuận giữa hai bên rồi sau đó được ghi chép lại, song để tiết kiệm thời gian đàm phán

và có cơ sở khi đàm phán, các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế đã soạn thảo cáchợp đồng mẫu (Standard Charter Party) và khuyến cáo các nhà kinh doanh nên dùngcác mẫu này trong thuê tàu chuyến

Trên thế giới hiện nay có trên 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu và đượcphân chia thành 2 nhóm:

- Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp Mẫu hợp đồng này thườngđược dùng cho việc thuê tàu chuyến chuyên chở các loại hàng bách hoá (generalcargo) Phổ biến là các loại mẫu sau:

+ Mẫu hợp đồng GENCON: Hợp đồng thuê tàu chuyến GENCON là hợp đồng mẫu đãđươc sử dụng từ nhiều năm để áp dụng cho những tàuchuyên chở hàng bách hoá doHội đồng hàng hải quốc tế Baltic (BIMCO) soạn thảo năm 1922 và đã qua nhiều lầnsửa đổi, tu chỉnh vào những năm 1974, 1976, 1994 Mục đích của việc phát hành loạihợp đồng này là cố gắng loại trừ tối đa những chỗ mập mờ, nước đôi dễ dẫn đến tranhchấp để bảo vệ quyền lợi các bên một cách tốt hơn

+ Mẫu hợp đồng NUVOY: Hợp đồng thuê tàu chuyến NUVOY là hợp đồng mẫu do Hộinghị đại diện các cơ quan thuê tàu và chủ tàu các nước hội đồng tương trợ kinh tế(trước đây) phát hành năm 1964

+ Mẫu hợp đồng SCANCON: Hợp đồng thuê tàu chuyến SCANCON là hợp đồng mẫucũng do hiệp hội hàng hải quốc tế và Baltic phát hành năm 1956

- Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất chuyên dụng Mẫu hợp đồng này được

sử dụng khi thuê hàng hoá có khối lượng lớn như: than, quặng, xi măng, ngũ cốc, gỗtrên một luồng hàng nhất định Có các mẫu chuyên dụng như:

Trang 7

+ Mẫu hợp đồng NOGRAIN 89 của Hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ dùng thuê chở ngũcốc.

+ Mẫu hợp đồng SOVCOAL của Liên Xô (cũ) phát hành năm 1962, mẫu hợp đồngPOLCOAL của Ba Lan phát hành năm 1971 dùng để thuê tàu chở than và mẫuAMWELSH phát hành năm 1993 dùng để chở than

+ Mẫu hợp đồng SOVORECON của Liên Xô (cũ) phát hành năm 1950 để thuê tàuchuyến chở quặng

+ Mẫu hợp đồng CEMENCO của Mỹ phát hành năm 1922 dùng để thuê tàu chở xi măng.+ Mẫu hợp đồng CUBASUGAR của Cuba phát hành dùng để chở đường

+ Mẫu hợp đồng EXONVOY, MOBIVOY 96, SHELLVOY do Mỹ phát hành dùng đểthuê tàu chở dầu

+ Mẫu hợp đồng RUSSWOOD của Liên Xô (cũ) phát hành năm 1933 dùng để thuê tàuchở gỗ từ Liên Xô đi các nước

Trong kinh doanh hàng hải, việc tiêu chuẩn hóa và thống nhất mẫu hợp đồng thuê tàuchuyến vẫn đang tiếp tục theo hai hướng:

+ Thống nhất nội dung hợp đồng trên phạm vi thế giới

+ Đơn giản hóa nội dung hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu thường rất phong phú và đa dạng, do đó tùy thuộcvào từng mặt hàng cụ thể mà người đi thuê tàu có thể chọn mẫu hợp đồng cho phù hợp.Mỗi mẫu hợp đồng đều có các điều khoản riêng Vì vậy người thuê tàu cần phải tínhtoán kĩ từng điều khoản, không nên bỏ qua một điều khoản nào Có như vậy quá trìnhthực hiện hợp đồng mới hạn chế được những tranh chấp phát sinh tránh được nhữngtổn thất do sơ suất về nghiệp vụ gây ra

1.1.3.3 Trình tự tiến hành thuê tàu chuyến

Bước 1 Lựa chọn một con tàu thích hợp trên tuyến phù hợp

Cơ sở để lựa chọn được con tàu phù hợp là khối lượng và tính chất của hàng hóa,kiểu bao bì đóng gói, tuyến vận chuyển, cảng và các trang thiết bị bốc, dỡ hàng,…Loại tàu được chọn phải phù hợp với hàng hóa mà nó chuyên chở Thông thườngmỗi loại tàu được thiết kế đều phù hợp với một nhóm hàng hóa nào đó, ví dụ tàu chởquặng, than rời, hàng lỏng, hàng container, …

Trang 8

Con tàu được lựa chọn phải đảm bảo an toàn Con tàu được cho là an toàn khi vậnchuyển hàng đến một cảng tại nước khác nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn:

+ An toàn về mặt hành hải

+ An toàn về phương diện chính trị - xã hội

Bước 2 Tính toán chi phí gửi hàng để xác định lợi nhuận của người xuất khẩu.Trong các hợp đồng mua bán quốc tế, người bán có nghĩa vụ thuê tàu trong cácđiều kiện giao hàng thuộc nhóm C và nhóm D, người mua có nghĩa vụ thuê tàu theocác điều kiện giao hàng thuộc nhóm E và nhóm F Tùy thuộc vào nghĩa vụ của các bêntrong việc thuê tàu được quy định trong hợp đồng để tính toán chi phí sao cho hợp lýnhất

Bước 3 Đàm phán để thỏa thuận với các điều kiện của hợp đồng

Người thuê có thể liên hệ, đàm phán trực tiếp với người vận chuyển các điềukiện, điều khoản của hợp đồng thuê tàu

Hiện nay, đa số hợp đồng thuê tàu chuyến đều được tiêu chuẩn hóa theo một sốmẫu nhất định, người thuê nên lựa chọn mẫu hợp đồng phù hợp theo hàng hóa và từngkhu vực để thương lượng, như mẫu GENCON, Grainvoy,… Trong các hợp đồng này

đã in sẵn các điều khoản, điều kiện, tuy nhiên, khi đàm phán, người thuê có thể gạch bỏhoặc bổ sung những điều kiện, điều khoản sao cho phù hợp với tính chất của hàng cũngnhư các điều kiện vận chuyển khác

Bước 4 Ký hợp đồng thuê tàu

Trong trường hợp người thuê tàu không am hiểu về tàu biển hay các điều kiệntrong hợp đồng thuê tàu chuyến thì người thuê có thể ủy quyền cho người môi giớithuê tàu (Broker) Khi đó, người môi giới sẽ nghiên cứu, tìm hiểu con tàu sao cho cóthể đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hóa đến cảng đích an toàn Sau khi đàm phán

và thương lượng các điều khoản, điều kiện của hợp đồng, người môi giới sẽ thông báocho người thuê tàu biết và tư vấn cho người thuê tàu khi ký hợp đồng

Bước 5 Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng đã kí kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện

- Người thuê tàu vận chuyển hàng hóa ra cảng để xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lýcủa tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợpđồng thuê tàu (bill of lading to charter party)

Trang 9

- Người thuê tàu sẽ trả cước vận chuyển trước khi kí phát B/L hoặc trước khinhận hàng tùy theo thỏa thuận, đồng thời phải trả tiền phạt làm hàng chậm (nếu có).Bước 6 Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng và giải quyết các vướng mắc, tranhchấp nếu có, đồng thời thông báo cho người mua kết quả của việc giao hàng.2

1.2. Thuê tàu chợ/ tàu định tuyến hay đăng ký lưu khoang (liner charter/booking ship’s space)

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ (tàu định tuyến/ đăng ký lưu khoang)

- Đặc điểm của tàu chợ:

+ Tàu chợ thường được các hãng tàu khai thác trên những chuyến cố định, giữa các cảngđược xác định, các điều kiện của hợp đồng vận chuyển, lịch chạy tàu được ấn định vàcông bố trước bởi người vận chuyển

+ Tàu chợ có tốc độ khá cao, hàng hóa an toàn hơn so với tàu chuyến Giá cước trong tàuchợ thường bao gồm cả chi phí bốc, dỡ từ CY đến CY nên thường cao hơn so với thuêchuyến

+ Tàu chợ thường chở hàng bách hóa, khối lượng nhỏ và có tần suất xuất hiện đều đặn,thường xuyên Điều này thích hợp với các nhà kinh doanh có lượng hàng xuất, nhậpkhẩu đều đặn

+ Giải phóng hàng nhanh hay chậm trong tàu chợ không còn ý nghĩa như thuê tàuchuyến nhưng chủ hàng phải chuẩn bị chu đáo để tàu khởi hành đúng lịch trình Quáthời hạn quy định ( closing time) người chuyên chở không chịu trách nhiệm ngay cảkhi cước vận chuyển đã được người thuê thanh toán trước

Trang 10

+ Hình thức khai thác tàu chợ rất thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa đóng trongcontainer.

1.2.2 Phương thức thuê tàu định tuyến (tàu chợ/ đăng ký lưu khoang)

1.2.2.1 Khái niệm

Là một dạng hợp đồng vận chuyển, theo đó người thuê có thể đăng ký sử dụngmột phần hoặc toàn bộ dung tích tàu để chuyên chở một lượng hàng hóa nhất định theocác điều kiện do người chuyên chở đã đặt ra từ trước

1.2.2.2 Các ưu, nhược điểm của phương thức thuê tàu định tuyến

- Ưu điểm:

+ Vì tàu chợ chạy theo một luồng nhất định, có lịch trình định trước nên người thuê tàuchợ có thể dự kiến được thời gian gửi hàng

+ Số lượng hàng gửi không bị hạn chế

+ Cước phí tàu chợ đã được định sẵn và ít có thay đổi nên người thuê tàu chợ có cơ sở

1.2.2.3 Trình tự nghiệp vụ thuê tàu định tuyến

Bước 1 Nghiên cứu lịch chạy tàu được người vận chuyển công bố, người thuê(người gửi hàng) lựa chọn tuyến, người chuyên chở phù hợp nhất với chi phí hợp lýnhất

Hiện nay có rất ít tuyến vận chuyển đi trực tiếp từ nước xuất khẩu đến nước nhậpkhẩu mà thông thường, hàng được gom về một đầu mối để từ đó hàng được vậnchuyển ra nước khác Ví dụ: Hàng hóa đi từ Việt Nam thường được vận chuyển tớiSingapore hoặc Hongkong, là các cảng trung chuyển quốc tế (hub port) trước khi tới

Mỹ hoặc EU Do vậy, việc lựa chọn lịch và tuyến vận chuyển phải kết hợp một cáchhài hòa giữa tuyến trong nước với tuyến quốc tế Người gửi hàng có thể trực tiếp liên

Trang 11

hệ với hãng tàu hoặc đại lý của họ, các công ty giao nhận và logistics (freightforwarding and logistics Co.) để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Bước 2: Đăng ký lưu khoang (booking ship’s space) với các hãng hoặc ngườigiao nhận để đăng ký số lượng, ngày giao hàng

Lưu ý, đăng ký lưu khoang chưa phải là một sự ràng buộc có tính pháp lý giữangười thuê với người vận chuyển Đây là chứng từ kê khai hàng hóa mà người thuêđăng ký để vận chuyển, nó là cơ sở để người vận chuyển bố trí sắp xếp hàng một cáchhợp lý nhất Nếu người thuê thường xuyên có hàng vận chuyển thì nên ký hợp đồngcung cấp dịch vụ dài hạn với hãng tàu để có được giá cước ưu đãi và thủ tục đơn giản Bước 3: Lưu cước (Liner booking note/space reservation booking note)

Khi đến thời hạn, người thuê đã chắc chắn về lượng hàng, ngày giao hàng vớingười vận chuyển thì người thuê thanh toán cước vận chuyển, khi đó một hợp đồngvận chuyển có tính chất pháp lý giữa người thuê tàu và người vận chuyển được hìnhthành Booking note được coi là hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển vớingười thuê tàu

Bước 4: Giao hàng cho người vận chuyển

Sau khi hợp đồng vận chuyển được hình thành, người thuê, căn cứ vào ngày dựkiến giao hàng theo hợp đồng và thường xuyên liên hệ với người vận chuyển để biếtchính xác ngày và nơi giao hàng cho người vận chuyển Trước khi giao hàng, ngườigửi hàng phải chắc chắn là hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục hải quan, hàng được đónggói và in kẻ mã ký hiệu phù hợp với luật pháp và thông lệ trong vận chuyển hàng hóabằng đường biển Người gửi hàng có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đểtiến hành giao nhận kiểm đếm hàng với tàu

Bước 5: Lấy vận đơn hoàn hảo, đã chất xếp hàng lên tàu hoặc chứng từ vận tảikhác theo yêu cầu của hợp đồng mua bán

Bước 6: Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng và giải quyết các vướng mắc,tranh chấp nếu có, đồng thời thông báo cho người mua kết quả của việc giao hàng.3 1.2.2.4 Đội tàu phục vụ

- Tàu RO-RO

- Tàu container

Trang 12

Tàu cho thuê định hạn thì chủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động vàkhai thác hàng hóa nhưng vẫn trực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên.

Trong phương thức thuê tàu định hạn, mối quan hệ giữa người thuê tàu với chủtàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (time charter)viết tắt là T/C

1.3.1.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu định hạn

- Đây là hình thức cho thuê tàu tài sản, trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở hữu contàu vẫn thuộc về chủ tàu Chủ tàu chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng cho người thuê

- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi thực hiện hợp đồng

có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời gian thuê

- Hết thời hạn người thuê phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kỹ thuật phải bảođảm tại một cảng nhất định theo thời gian quy định

- Cước phí thuê tàu được tính theo đơn vị thời gian (USD/ngày hoặc VNĐ/ngày)

- Thuê tàu định hạn là hình thức cho thuê tàu bao gồm cả thuyền viên Trong suốt thờigian thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàu chịu sự quản lý của người đithuê Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác tàu sẽ do người thuê tàu chịu, trừ tiềnlương, tiền ăn và phụ cấp của thuyền viên

1.3.1.3 Các ưu, nhược điểm của phương thức thuê tàu định hạn

Trang 13

+ Chủ tàu chỉ cần đầu tư vốn ban đầu để mua tàu rồi có thể cho thuê để kiếm lợi nhuận.

- Thuê tàu định hạn trơn (Time Bare Boat Charter)

Tức là chỉ thuê con tàu (vỏ tàu, máy móc và các trang thiết bị cần thiết) mà khôngthuê sĩ quan, thủy thủ của tàu đó

Trong trường hợp này, người thuê phải chịu tất cả các chi phí liên quan tới việckinh doanh khai tàu, cũng như chi phí thuê sĩ quan thủy thủ và trả lương cho họ

- Thuê tàu định hạn phổ thông (Normal Time Charter)

Là hình thức thuê tàu định hạn bao gồm cả thuyền viên

Trong thời gian thuê, thuyển trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàu chịu sự quản

lý của người thuê tàu Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác tàu do người thuê chịu,trừ chi phí ăn, lương, và phụ cấp của thuyền viên

1.3.1.5 Các loại cước phí mà người thuê tàu phải chịu.

- Các chi phí liên quan đến tàu như: Chi phí nhiên liệu, chi phí nước ngọt, chi phí xếp

dỡ, các loại cảng phí,…

- Chi phí khấu hao

- Chi phí sửa chữa

- Chi phí bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự

- Các chi phí của thuyền viên

1.3.1.6 Trình tự các bước thuê tàu định hạn

Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu đểkhai thác trên vùng nào đó

Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin

về loại tàu, kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hóa dự kiến vận chuyển, vùng khai thác,

… để người môi giới có cơ sở tìm tàu

Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu

Trang 14

Trên cơ sở những thông tin về tàu và vùng khai thác do người thuê tàu cung cấp,người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu của người thuê tàu.Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu.

Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả cácđiều khoản của hợp đồng thuê tàu như trang bị kỹ thuật, việc sửa chữa, mức tiêu haonhiên liệu, mức cước phí/ngày tàu, thời gian thuê, nơi giao nhận tàu, vùng khai thác,tình trạng thuyền viên,…

Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu

Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quảđàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợpđồng thuê tàu

Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng

Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoảncủa hợp đồng

Bước 6: Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện

Ngày đăng: 24/05/2016, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w