0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân loại đất đai

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐIỀU TRA RỪNG Ở VIỆT NAM (Trang 37 -38 )

1. Điều tra rừng cục bộ

1.5. Phân loại đất đai

Căn cứ vào Luật đất đai năm 2003 và hiện trạng sử dụng đất đai mà chia ra các loại sau đây:

I- Nhóm đất nông nghiệp

a. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.

b. Đất trồng cây lâu năm c. Đất rừng sản xuất d. Đất rừng phòng hộ e. Đất rừng đặc dụng f. Đất nuôi trồng thuỷ sản g. Đất làm muối

h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

II- Đất phi nông nghiệp

a. Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất tại đô thị

b. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp c. Đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng

d. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

e. Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá y tế, giáo dục và đào tạo thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của chính phủ

f. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng

g. Đất có công trình là đình đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ h. Đất nghĩa trang nghĩa địa

i. Đất sông ngòi kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng j. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

III. Đất chưa sử dụng

Bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng, cụ thể là: a. Đất bằng chưa sử dụng

b. Đất mặt nước chưa sử dung

c. Đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng d Các loại đất chưa sử dụng khác.

Khái niệm về rừng:

Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐIỀU TRA RỪNG Ở VIỆT NAM (Trang 37 -38 )

×