Xây dựng bản đồ và xác định diện tích rừng các cấp hành chính theo định kỳ

Một phần của tài liệu Công tác điều tra rừng ở Việt Nam (Trang 69)

2. Điều tra rừng hệ thống

2.4.Xây dựng bản đồ và xác định diện tích rừng các cấp hành chính theo định kỳ

Mục đích: Cung cấp bản đồ hiện trạng rừng và sử dung đất, làm cơ sở thống kê diện tích rừng của các cấp hành chính theo định kỳ.

Nội dung bao gồm (1) xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000; (2) tập hợp, biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:250.000 cho 8 vùng sinh thái và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:1.000.000 toàn quốc; (3) cập nhật diễn biến về diện tích các loại đất, loại rừng theo ranh giới tiểu khu trên địa bàn từng xã, tổng hợp lên huyện, tỉnh, vùng và toàn quốc theo định kỳ; (4) xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng, diễn biến rừng hàng năm.

Phương pháp là (1) tham khảo bản đồ, tài liệu tài nguyên rừng cấp tỉnh, huyện, lâm trường, xã... hiện có gần nhất với thời điểm cần xây dựng bản đồ; (2) khảo sát thực địa, xây dựng các mẫu đoán đọc ảnh vệ tinh và ảnh máy bay; (3) giải đoán ảnh máy bay (nếu có) hoặc sử dụng phương pháp giải đoán ảnh số vệ tinh có độ phân giải 10-30 m để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000; (4) chồng xếp với bản đồ hiện trạng rừng đã có trước đó, phát hiện những diện tích thay đổi trạng thái để định hướng kiểm tra điều chỉnh tại thực địa; (5) kết hợp với địa phương tiến hành kiểm tra thực địa, khoanh vẽ hiệu chỉnh các sai sót; (6) hoàn thiện bản đồ, số hoá bản đồ, thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính; (7) kết nối để xây dựng bản đồ rừng cấp vùng và toàn quốc; (8) tính toán sự tăng, giảm diện tích rừng hàng năm bằng các phần mềm chuyên dụng để cung cấp số liệu về diện tích rừng và diễn biến rừng hàng năm theo tỉnh, vùng và toàn quốc; (9) dự báo biến động tài nguyên rừng trong thời gian tiếp theo phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển tài nguyên rừng.

Thành quả gồm (1) bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc tỷ lệ 1:1.000.000, theo vùng tỷ lệ 1:250.000 và theo tỉnh tỷ lệ 1:100.000. (2) bộ số liệu hiện trạng rừng và diễn biến rừng Việt Nam (theo định kỳ) theo tỉnh, vùng và và toàn quốc; (3) báo cáo phân tích tình hình diễn biến rừng, nguyên nhân và dự báo diễn biến rừng theo định kỳ cụ thể của các tỉnh, vùng và toàn quốc; (4) báo cáo kết quả điều tra của nhiều loại chuyên đề như sâu bệnh, động thực vật, cấu trúc rừng, tăng trưởng...

Một phần của tài liệu Công tác điều tra rừng ở Việt Nam (Trang 69)