1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Chương 1 kĩ năng giao tiếp

7 755 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người, trong đó diễn ra sự tiếp xúc tâm lý thể hiện ở sự trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, hiểu b

Trang 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP A Mục tiêu của tín chỉ

- Về tri thức:

+ Hiểu và phân tích được khái niệm, chức năng và vai trò của giao tiếp

+ Hiểu và nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển KNGT

+ Phân tích được bản chất và nội dung cơ bản của các KNGT, mối quan hệ giữa các KNGT

+ Nêu và phân tích được bản chất của GTSP, đặc trưng của GTSP, các nguyên tắc và phong cách GTSP

+ Nắm được quy trình các bước giải quyết tình huống GTSP

- Về thái độ:

Hình thành thái độ tích cực với bản thân và người

khác trong quá trình giao tiếp

- Về kỹ năng:

+ Giải mã được các tín hiệu thông tin, cảm xúc của

người nghe truyền đạt cho mình

+ Vận dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể vào những

tình huống giao tiếp cụ thể một cách phù hợp

B Nội dung cơ bản của chuyên đề

- Chương 1: Khái quát về giao tiếp

- Chương 2: Kỹ năng giao tiếp

- Chương 3: Giao tiếp sư phạm

C Giáo trình, tài liệu tham khảo

- Giáo trình Kỹ năng giao tiếp dành cho sinh viên các

khoa cơ bản của các trường sư phạm

- Các sách Tâm lý học giao tiếp, Kỹ năng giao tiếp, Nghệ thuật ứng xử, Đắc nhân tâm, Giao tiếp sư phạm

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP

1 Khái quát về giao tiếp

1.1 Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là quá trình

tác động qua lại giữa con

người với con người, trong

đó diễn ra sự tiếp xúc tâm

lý thể hiện ở sự trao đổi

thông tin, trao đổi cảm xúc,

hiểu biết lẫn nhau, ảnh

hưởng tác động qua lại lẫn

nhau nhằm thiết lập, vận

hành và duy trì các quan hệ

xã hội của con người

1 2 Đặc điểm của GT

- Giao tiếp là một quá trình

- Giao tiếp và các mối quan hệ xã hội có mối liên hệ chặt chẽ

- Giao tiếp tồn tại như là một hình thức của hoạt động tập thể, hoạt động nhóm

1.3 Chức năng của GT

* Chức năng bao trùm là

thiết lập, vận hành và duy

trì các mối quan hệ XH

* Về phương diện tâm lý

học gồm các chức năng:

trao đổi thông tin, trao

đổi cảm xúc, hiểu biết lẫn

nhau và điều khiển, điều

chỉnh lẫn nhau

a Chức năng trao đổi thông tin

- Thông tin trong giao tiếp:

+ Liên quan đến mục đích, nội dung giao tiếp;

+ Thuộc về ý nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, quan điểm cá nhân…

Trang 3

- Vai trò của quá trình trao đổi thông tin trong GT

Trong khi trao đổi thông tin đã thực hiện:

+ Sự thay đổi loại hình quan hệ giữa các chủ thể

+ Làm xuất hiện (hay không xuất hiện) sự tin cậy giữa

các chủ thể

- Trở ngại giao tiếp đặc trưng:

+ Sự thiếu sự hiểu biết về tình huống giao tiếp

+ Đặc điểm tâm lý cá nhân (tính rụt rè, nhút nhát, tính kín

đáo, tính không thích giao thiệp…)

+ Sự phức tạp trong quan hệ liên nhân cách (sự không

thiện cảm trong quan hệ giữa người với người, sự không tin tưởng lẫn

nhau )

+ …

b Chức năng hiểu biết lẫn nhau (tri giác lẫn nhau)

- Biểu hiện:

+ Chủ thể nhận biết được những đặc điểm về hình thức bề ngoài, đặc điểm hành vi, cử chỉ của đối tượng…;

+ Hình thành biểu tượng về dự định, ý nghĩa, khả năng, xúc cảm, quan điểm của đối tượng…

+ Chia sẻ, đồng cảm với đối tượng giao tiếp

* Những cơ chế của sự hiểu biết lẫn nhau

- Cơ chế đồng nhất:

+ Đặt mình vào vị trí của đối tượng để hiểu và hành

động như đối tượng

+ Liên hệ chặt chẽ với cơ chế đồng cảm (là việc đặt

mình vào vị trí của đối tượng để hiểu, chia sẻ và chấp

nhận đối tượng)

- Cơ chế quy gán:

Quy gán là quá trình các chủ thể giao tiếp suy diễn (suy luận) để tìm nguyên nhân giải thích cho hành động của người khác (từ bụng ta suy ra bụng người)

Sự quy gán được thực hiện dựa trên:

+ Sự giống nhau giữa hành động của đối tượng tri giác với hành động đã có trong kinh nghiệm của những chủ thể tri giác

+ Việc phân tích động cơ của chính bản thân có được trong trường hợp tương tự (trong trường hợp này cơ chế đồng nhất có thể chi phối)

Trang 4

Việc quy gán liên

quan chặt chẽ với các

chuẩn mực xã hội

Đặc tính của quy gán

phụ thuộc vào chủ thể tri

giác: là người tham dự hay

là người bị tri giác sự kiện

nào đó Người quan sát

thường nghiêng về cách giải

thích nguyên nhân thành

công hay thất bại cho chủ

thể hành động khi quy gán

Người thực hiện hành động

quy lỗi khi thất bại cho hoàn

cảnh

* Những hiệu ứng tri giác liên nhân cách

- Hiệu ứng ấn tượng ban đầu

- Hiệu ứng vầng hào quang

- Hiệu ứng ban đầu

- Định kiến xã hội

c Chức năng tác động qua lại lẫn nhau

- Sự tác động qua lại bao gồm hai hình thức cơ bản:

(sự nhất trí và mâu thuẫn, thích ứng và phản kháng, liên

hợp và chia tách…)

+ hợp tác: các chủ thể tạo điều kiện để tổ chức hoạt

động cùng nhau một cách tích cực

+ ganh đua: sự tác động qua lại bị lắng xuống và xuất

hiện những biểu hiện làm lỏng lẻo hoạt động cùng nhau

Trong đó, ganh đua ở mức độ cao nhất là xung đột

1.4 Các giai đoạn của một quá trình giao tiếp

- Giai đoạn định hướng (giai đoạn chuẩn bị): xác định rõ

mục đích, nhiệm vụ giao tiếp; Chuẩn bị tâm thế; tìm hiểu đối tượng giao tiếp

- Giai đoạn mở đầu: Thiết lập mối quan hệ bằng cách gây ấn

tượng ban đầu tốt đẹp, tạo bầu không khí tâm lý trong giao tiếp một cách cởi mở, chân thành; Hình thành được những hiểu biết sơ

bộ về thông tin cá nhân và một vài đặc điểm bề ngoài của nhau (diện mạo, trang phục, lời nói, cách nói…)

- Giai đoạn diễn biến: Tích cực sử dụng các phương tiện giao

tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) và các kỹ năng giao tiếp để trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc…; Hình thành những hiểu biết sâu sắc hơn về nhau (tính cách, năng lực, sở thích, xu hướng, quan điểm, định hướng giá trị….)

- Giai đoạn kết thúc: Các chủ thể tự đánh giá về kết quả giao

tiếp, tự phân tích về hệ thống giao tiếp đã được thực hiện; Rút kinh nghiệm và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của mình

Trang 5

1 5 Các nguyên tắc chung trong giao tiếp

- Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

- Nguyên tắc gây thiện cảm trong giao tiếp

- Nguyên tắc phù hợp với văn hóa, đạo lý trong giao

tiếp

Thảo luận: Để thực hiện các nguyên tắc này,

chúng ta cần làm gì?

1.5.1 Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

- Nguyên tắc này có nghĩa:

+ Đặt đối tượng GT cao hơn và đúng vị trí/ địa vị của họ (2)

+ Coi trọng/ hiểu/ cư xử với tinh thần họ là người tốt

+ Không can thiệp + Chấp nhận đối tượng GT + Tôn trọng chính mình

- Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc:

+ Giải quyết được vấn đề

+ Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình

+ Tạo nên bầu không khí thoải mái

+ Tăng hiệu quả giao tiếp

+ Đối tượng cởi mở, thân thiện, dễ hợp tác

+ Là chìa khóa của sự thành công

+ Được người khác tôn trọng

- Làm gì để thực hiện nguyên tắc:

+ Lắng nghe: không cắt ngang lời nói/ phản hồi + Trang phục hù hợp

+ Cử chỉ phù hợp: nhìn/ thể hiện sự quan tâm/

nụ cười + Tôn trọng bản thân + Khách quan/ tránh cái nhìn thành kiến + Tìm hiểu đối tượng (Tên)

+ N/ tắc chúng ta: Tương tác với đối tượng + N/ tắc thân thiện

+ Đúng giờ

Trang 6

1.5.2 Nguyên tắc gây thiện cảm trong giao tiếp

- Nguyên tắc này có nghĩa:

+ Thiện cảm: cảm xúc tích cực

+ Tạo sự gần gũi thân thiện và ấn tượng tốt đẹp

+ Tạo dựng cảm giác thân thiện…

- Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc:

+ Môi trường GT thân thiện + Nâng cao khả năng hợp tác + Xây dựng hình ảnh đẹp + Đạt được mục tiêu trong GT + Không khí vui vẻ

+ Niềm tin/ mối quan hệ + Đạt MĐ

+ Cơ hội kết nối + Tự tin trong GT

- Làm gì để thực hiện nguyên tắc:

+ Ngoại hình: Khuôn mặt phù hợp với tình huống GT

+ Trang phục/ trang sức/ trang điểm

+ Phong cách giao tiếp

+ Ánh mắt cử chỉ, điệu bộ

+ Thái độ thân thiện, hòa nhã, lịch sự

+ Ngôn ngữ: Lời nói đơn giản/ dễ hiểu/ tình cảm…

+ Không nên tiết kiệm lời khen

+ Lắng nghe

+ Ấn tượng ban đầu

+ Chú ý ngôn ngữ: thống nhất ngôn nữ nói và NNcơ thể

+ Tạo cơ hội cở mở

+ Linh hoạt

+ Sự chuẩn bị/ Nguyên tắc tôn trọng

+ Sự thành thật

+ Ngôn ngữ cơ thể thân thiện

1.5.3 Nguyên tắc phù hợp với văn hóa, đạo lý trong GT

- Nguyên tắc này có nghĩa:

+ Nền VH/ Phong cách GT

+ “Nhập gia tùy tục”

+ Khi GT cần có đạo lý/ văn hóa + GT phù hợp với VH/đạo lý

Trang 7

- Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc

+ Gây ấn tượng tốt đẹp

+ Tạo nên bầu không khí thân thiện

+ Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

+ Đạt MĐ giao tiếp

+ Được người khác tôn trọng

- Làm gì để thực hiện nguyên tắc:

+ Tìm hiều nền VH của đối tượng GT + Chú ý cách GT của đối tượng + Cần biết rút KN

+ Tránh đề cập những vấn đề nhạy cảm + Tôn trọng đối tượng GT

+ Lựa chọn phương tiện và hình thức GT phù hợp

+ Không phân biệt đối xử + Gây thiện cảm trong GT + Tìm hiểu VH/ đạo lý

2 Các hình thức và các phương tiện giao tiếp

2.1 Các hình thức giao tiếp (Các loại giao tiếp)

- Xét theo phương tiện giao tiếp: giao tiếp vật chất;

giao tiếp ngôn ngữ; giao tiếp phi ngôn ngữ

- Xét theo quy cách giao tiếp: giao tiếp chính thức ;

giao tiếp không chính thức

- Xét theo khoảng cách: giao tiếp trực tiếp; giao tiếp

gián tiếp

- Xét theo mục đích - phạm vi giao tiếp:

+ Giao tiếp theo kiểu định hướng xã hội

+ Giao tiếp kiểu định hướng tập thể và nhóm

+ Giao tiếp định hướng cá nhân

2.2 Các phương tiện giao tiếp

a Giao tiếp bằng ngôn ngữ

b Giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Giao tiếp qua sự vận động của cơ thể;

+ Giao tiếp qua giọng nói và nét mặt;

+ Tổ chức không gian và thời gian của quá trình thông tin;

+ Giao tiếp qua ánh mắt…

2.3 Vai trò của giao tiếp

- Giao tiếp trong hệ thống quan hệ liên nhân cách và quan hệ xã hội

- Sự thống nhất giữa giao tiếp và hoạt động

Ngày đăng: 24/05/2016, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w