1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên

17 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 123,5 KB
File đính kèm Tiểu luận QLNN.rar (22 KB)

Nội dung

Tiểu luận Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước

Trang 1

I TÍNH CẤP THIẾT:

1 Lý do chọn đề tài:

Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, … của cả nước, là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực, trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực phát triển không ngừng, thể hiện qua việc luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, trong đó phải kể đến đầu tiên là hệ thống cơ

sở lưu trú du lịch Việc nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn, nghỉ, đi kèm với các dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu của

du khách sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu với du khách về tiềm năng du lịch, nét đẹp văn hoá truyền thống của địa phương

Trong quá trình hội nhập, ngành Khách sạn Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang từng bước phát triển vững vàng, có khả năng cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực, đồng thời là một trong những nhân tố đóng góp tích cực vào việc tổ chức thành công các sự kiện mang tầm quốc tế

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch đã và đang thu hút nguồn vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế Mặc dù đóng góp khá lớn vào kết quả kinh doanh chung của ngành du lịch, sự phát triển của

hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cần phải được định hướng phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế từng giai đoạn

Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong những năm qua ngày càng được tăng cường trên phạm vi cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí

Trang 2

Minh Hệ thống các văn bản pháp luật được xây dựng và hoàn thiện (đặc biệt là

sự ra đời của Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006), là căn cứ

để cơ quan quản lý ngành triển khai thực thi có hiệu quả các công tác quản lý nhà nước, góp phần đổi mới quản lý và phát triển du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch Là địa phương đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi duy nhất được phép thành lập riêng Sở Du lịch nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Sở Du lịch thành phố có tên tiếng Anh là "Department of Tourism

of HCMC", trụ sở tại số 40 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3 Nhân sự của

Sở này có 59 người gồm các phòng Lữ hành, Khách sạn, Kế hoạch - Nghiên cứu phát triển, Thông tin du lịch, Thanh tra sở và Văn phòng sở

Ngoài chức năng quản lý nhà nước, Sở Du lịch thành phố cũng là đơn vị thẩm định hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép, cấp, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch

Hiện nay, việc thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng 2 sao, 1 sao

và tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch được phân cấp cho các Sở quản lý du lịch địa phương, Tổng cục Du lịch phối hợp với các Sở địa phương thẩm định và công nhận hạng cho các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao và hạng cao cấp

Trên tinh thần đó, Sở Du lịch đã phổ biến, hướng dẫn và định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đầu tư, nâng cấp để đạt tiêu chuần phục vụ khách du lịch

Tuy nhiên, do trình độ dân trí, quy mô kinh doanh, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư, nâng cấp, họ cảm thấy e ngại trong việc liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện việc phân loại, xếp hạng

Trang 3

Vì lý do trên, tôi chọn đề tài: “Cách thức hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn”

2 Mục đích chọn đề tài:

− Đảm bảo về chất lượng đối với tất cả các loại, hạng cơ sở lưu trú đáp ứng được nhu cầu của du khách tới thành phố Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thành phố

− Trong quá trình phát triển không để xảy ra tình trạng dư thừa phòng gây lãng phí tiền đầu tư của xã hội, làm giảm hiệu quả kinh doanh thậm chí thua lỗ, phá sản của các nhà đầu tư

− Trên cơ sở đó, các cơ sở lưu trú luôn đạt được công suất sử dụng phòng tối ưu nhất, hiệu quả kinh doanh cao Lợi ích của các nhà đầu tư cũng như của du khách đều được bảo vệ Tránh được những tác động tiêu cực về mặt an ninh trật tự xã hội cũng như môi trường văn hóa mà hoạt động du lịch gây ra cho xã hội

− Định hướng cho nhà đầu tư kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

II TÌNH HUỐNG:

1 Mô tả tình huống:

Lúc 08 giờ 00 phút ngày 24 tháng 7 năm 2015, Tổ thẩm định gồm: Phòng Khách sạn - đại diện Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Văn hóa, Thông tin Quận 1 thực hiện công tác thẩm định, phân loại xếp hạng đối với khách sạn Nam Sơn, địa chỉ A67 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận

1, do ông Chu Văn Nam làm chủ theo đơn đề nghị phân loại, xếp hạng Khách sạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309722441 do Sở

Trang 4

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 01 năm 2010, ngành, nghề kinh doanh: khách sạn Qua thẩm định thực tế, Tổ thẩm định đưa ra những nhận xét như sau: Khách sạn Nam Sơn không đủ điều kiện được công nhận hạng 1 sao với lý do:

- Phòng ngủ: trang thiết bị chưa đồng bộ; bố trí chưa hợp lý; một số phòng trang bị thiếu máy lạnh, tủ lạnh; cửa ra vào làm bằng sắt; phòng vệ sinh diện tích nhỏ

- Sảnh tiếp tân: bố trí tại khu vực sân, thiết kế chưa phù hợp tiêu chuẩn 1 sao; trang bị thiếu két sắt, máy tính

- Nhân sự: chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn 1 sao

- Vệ sinh: chưa đảm bảo

Sau đó, Tổ thẩm định đã thực hiện tờ trình, trình Lãnh đạo Sở Du lịch và phát hành công văn ngày 31 tháng 7 năm 2015, nêu rõ những lý do trên, ra thời hạn khắc phục trong 90 ngày làm việc theo quy định và gửi về cho Phòng Văn hóa Thông tin Quận 1 để biết và cho doanh nghiệp để làm căn cứ thực hiện

Ngày 03 tháng 8 năm 2015, ông Chu Văn Nam – chủ khách sạn Nam Sơn

đã có công văn gửi Giám đốc Sở Du lịch và Ủy ban nhân dân Quận 1 với nội dung: do doanh nghiệp hiện gặp khó khăn trong kinh doanh không có khả năng

để sửa chữa theo yêu cầu của cơ quan, việc kinh doanh chỉ mang tính chất gia đình Đồng thời ông Chu Văn Nam có nhấn mạnh trong công văn là rất nhiều khách sạn trong khu vực khách sạn ông kinh doanh không đăng ký xếp hạng mà vẫn hoạt động tốt, nên doanh nghiệp đề nghị các cơ quan chức năng xem xét cho doanh nghiệp không phân loại, xếp hạng

Trang 5

2 Vấn đề cần giải quyết:

Với tình huống trên, các cơ quan hành chính nhà nước sẽ giải quyết như thế nào? Cơ quan nào sẽ trả lời công văn của ông Chu Văn Nam?

3 Lựa chọn vấn đề cần giải quyết:

Sở Du lịch thành phố – Phòng Khách sạn, phụ trách việc quản lý các cơ sở lưu trú tại thành phố, chịu trách nhiệm thụ lý hồ sơ của khách sạn Nam Sơn do ông Chu Văn Nam làm chủ, phân tích xem xét giải quyết các tình tiết thuộc phạm vi thẩm quyền của Sở Du lịch thành phố nhằm tham mưu cho Ban Giám đốc Sở giải quyết vụ việc sao cho doanh nghiệp có thể kinh doanh đúng theo Luật nhưng vẫn đảm bảo hợp tình, hợp lý, bao gồm:

a) Nội dung đề nghị trong đơn của ông Chu Văn Nam là đúng hay sai? b) Phương hướng giải quyết vụ việc?

III PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:

1 Cơ sở pháp lý:

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006

- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch Có hiệu lực từ ngày 14/7/2007

- Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Trang 6

một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009

2 Các phương án để giải quyết:

a) PHƯƠNG ÁN 1:

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 64, khoản 2a, về Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch:

“Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng”

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 66, khoản 2a, về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch: “Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký”

− Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Điều 17, khoản 2 về Cơ sở lưu trú du lịch: “Cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch ở Trung ương quy định, công bố tiêu chí cụ thể đối với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; hồ sơ, thủ tục phân loại, xếp hạng cơ

sở lưu trú du lịch để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.”

− Căn cứ Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du

Trang 7

lịch Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009: “Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”

Ở tình huống này, việc tổ thẩm định ra công văn khuyến cáo với trường hợp khách sạn Nam Sơn là đúng luật pháp Việc ông Sơn có đơn đề nghị không phân loại, xếp hạng do thiếu kinh phí và đưa ra dẫn chứng các doanh nghiệp khác trên địa bàn không đăng ký thẩm định mà vẫn hoạt động, là không có cơ sở

và không phù hợp với Luật Du lịch

Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo chất lượng phục vụ cho du khách, Phòng Khách sạn đề xuất với Ban Giám đốc Sở có công văn trả lời, yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện theo nội dung công văn khuyến cáo Tổ thẩm định đã gửi doanh nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 2015

Nếu quá 90 ngày làm việc doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục thì sẽ chuyển

hồ sơ sang Thanh tra Sở để xử lý theo quy định, đồng thời thông báo với Ủy ban nhân dân Quận 1 để theo dõi để xử lý

Với cách giải quyết này, có nhận xét sau:

Ưu điểm:

− Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật

− Đây là bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần phải tìm hiểu pháp luật để thực hiện việc kinh doanh theo đúng luật

− Hạn chế, giảm số lượng các khách sạn không đảm bảo tiêu chuẩn tiếp tục kinh doanh, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng du lịch của Thành phố

Trang 8

Khuyết điểm:

− Cách xử lý này còn quá cứng nhắc, chưa phù hợp khả năng khắc phục của người dân trong khi vốn kinh doanh của họ thấp, họ chỉ là những người

mở khách sạn kiếm kế sinh nhai hàng ngày

− Khiến người dân cảm thấy e ngại khi làm việc với cơ quan Nhà nước, dẫn đến hậu quả doanh nghiệp sẽ tìm cách tránh né việc thực hiện theo luật

b) PHƯƠNG ÁN 2:

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 64, khoản 2a, về Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch:

“Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng”

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 66, khoản 2a, về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch: “Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký”

− Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Điều 17, khoản 2 về Cơ sở lưu trú du lịch: “Cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch ở Trung ương quy định, công bố tiêu chí cụ thể đối với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; hồ sơ, thủ tục phân loại, xếp hạng cơ

sở lưu trú du lịch để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.”

Trang 9

− Căn cứ Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009: “Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”

Ở tình huống này, việc tổ thẩm định ra công văn khuyến cáo với trường hợp khách sạn Nam Sơn là đúng luật pháp Việc ông Sơn có đơn đề nghị không phân loại, xếp hạng do thiếu kinh phí và đưa ra dẫn chứng các doanh nghiệp khác trên địa bàn không đăng ký thẩm định mà vẫn hoạt động, là không có cơ sở

và không phù hợp với Luật Du lịch

Tuy nhiên, sau khi xem xét hồ sơ, đánh giá mặt khó khăn của doanh nghiệp, xét việc kinh doanh của khách sạn chỉ mang tính chất gia đình, quy mô nhỏ, Phòng Khách sạn đề xuất với Ban Giám đốc Sở xem xét, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được miễn đầu tư, nâng cấp, không phân loại, xếp hạng

Với cách giải quyết này, có nhận xét sau:

Ưu điểm:

− Bảo vệ quyền và lợi ích của ông Chu Văn Nam chỉ về mặt vật chất (miễn đầu tư)

− Thể hiện tính nhân đạo

Khuyết điểm:

− Sự đồng thuận với đề nghị của ông Chu Văn Nam làm giảm uy tín của cơ quan hành chính trực tiếp thụ lý, bên cạnh đó còn tạo luồng sóng các

Trang 10

doanh nghiệp trong địa bàn (hoặc có thể nguy hiểm hơn là cả Thành phố) không quan tâm đầu tư, nâng cấp

− Gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du lịch của Thành phố

c) PHƯƠNG ÁN 3:

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 64, khoản 2a, về Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch:

“Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng”

− Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Mục 4, Điều số 66, khoản 2a, về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch: “Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký”

− Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Điều 17, khoản 2 về Cơ sở lưu trú du lịch: “Cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch ở Trung ương quy định, công bố tiêu chí cụ thể đối với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; hồ sơ, thủ tục phân loại, xếp hạng cơ

sở lưu trú du lịch để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.”

− Căn cứ Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du

Ngày đăng: 22/05/2016, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w