Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC
VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG XÃ HỘI
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI
GVHD: ThS Nguyễn Thị Như Thúy
Mã lớp học phần: 151INSO321005_06
TP HCM, tháng 12/2015
Trang 2Nhóm 1:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Hôm nay, ngày 01 tháng 12 năm 2015, nhóm chúng tôi gồm
A Tìm hiểu về Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội
Bạn Thuận cho rằng nên tìm hiểu và trình bày về quan niệm của những tư
tưởng phương Tây, mang tính lâu đời tổng quát như:
Quan niệm của T Parson: tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền
vững của các chủ thể xã hội
Quan điểm của J.H.Fischer: là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã
hội, nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động
Quan niệm của G.V Oxipov: khái niệm cơ cấu xã hội có quan hệ mật thiết
với khái niệm hệ thống xã hội, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai
và bao hàm ở trong đó hai thành tố: các thành phần xã hội, các liên hệ xã hội
Quan niệm của Ian Robertsons : mô hình của các mối quan hệ giữa các thành
phần cơ bản trong một hệ thống xã hội, tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài ngườimặc dù tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hộinày đến xã hội khác
Trang 4Nhưng bạn Trang lại muốn dẫn chứng thêm về quan điểm của giáo sư Vũ
Khiêu nước ta
Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu: là tổng thể những bộ phận, những thành tố
tạo nên một xã hội nhất định
Bạn Thuận cho rằng Quan niệm của các giáo sư nước ngoài có chiều sâu về
bề dày tìm hiểu xã hội học lâu đời nên đầy đủ ý nghĩa và không cần thêm quanniệm của Việt Nam vốn có ngành nghiên cứu xã hội học còn non trẻ
Bạn Trang cho rằng để bài viết đủ chất Á-Âu luận chứng rõ ràng, mang tính
tổng quát cũng như quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu đem lại sư gần gũi dễ tiếpnhận hơn cho người đọc
Các ý kiến của các thành viên còn lại gồm Tiến, Hậu, Toàn đều cho rằng ýkiến của bạn Thuận không hợp lý cho lắm, theo tổng hợp chung về ý kiến của 4người cho rằng "Việc nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam tuy xuất hiện trễ hơn sovới các nước ngoài, nhưng không vì thế mà ta lại bác bỏ những ý kiến của các vị điđầu ngành, đó cũng là các nghiên cứu về thực tế ở Việt Nam Vì vậy chúng takhông nên bỏ qua quan điểm của các nhà Xã hội học Việt Nam Chẳng hạn nhưquan điểm của Gs.Vũ Khiêu"
Sau khi thảo luận với nhau bạn Thuận cũng đã thống nhất với quan điểm
của các thành viên trong nhóm và cả nhóm quyết định đưa nội dung này vào bàitiểu luận
B Ý nghĩa việc nghiên cứu cơ cấu xã hội
Ở phần ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội học có nhiều ý nghĩa, cácthành viên trong nhóm đã đưa ra những thảo luận để thống nhất lấy các ví dụ minhhọa cụ thể cho từng ý nghĩa như sau:
1 “Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta nhận thức được các đặc trưng của một
xã hội trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, qua đó, phân biệt, so sánh sự khácnhau của xã hội này với xã hội khác”
Trang 5Bạn Trang và Hậu cho rằng: để so sánh xã hội này với xã hội khác chúng ta
cần phải tìm hiểu được nét nổi bật, khác biệt đặc trưng của hai xã hội Ở đó chúng
ta có thể nhận thức được cơ cấu xã hội của từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển
Ví dụ mà hai bạn đưa ra là: “Nếu như ở xã hội tư bản chủ nghĩa đặc điểm đặc trưngnhất là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanhđược xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bấtkhả xâm phạm của con người Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừhình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một sốthời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơbản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộngsản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuấtđược xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giaodịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định Còn chủ nghĩa cộng sản công nhậnquyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất” (tiểu luận trang14) Ý kiến này được các bạn trong nhóm đồng ý sử dụng
2 “Giúp ta hiểu được các thành phần cơ cấu xã hội, vai trò - chức năng của
mỗi thành phần đó trong cơ cấu để đảm bảo tính hệ thống của cơ cấu và nghiên cứuđộng lực phát triển xã hội”
Bạn Tiến cho rằng: nên lấy ví dụ cụ thể ở xã hội Việt Nam để minh họa cho ý
nghĩa này Từ đó bạn kể ra các giai cấp ở xã hội Việt Nam như: giai cấp công nhân,nông dân, tầng lớp trí thức, doanh nhân
Bạn Thuận, Trang, Toàn, Hậu đồng ý với ý kiến trên Mỗi bạn lần lượt tìm
kiếm và đưa ra các vai trò, chức năng chủa mỗi thành phần, giai cấp mà bạn Tiếnđưa ra
Bạn Toàn tổng hợp ý kiến và viết lại như sau: “xã hội Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá độ đi lên xã hội chủ nghĩacác giai tầng có vai trò và vị trí nhất định Trong đó, giai cấp công nhân giữ vị trí
Trang 6trung tâm trong cơ cấu xã hội Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấpcông nhân là lực lượng nền tảng, giữ vai trò lãnh đạo, tiên phong cho sự nghiệp xâydựng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo, lựclượng nền tảng sản xuất của thời kỳ này Tuy nhiên, giai cấp hiện nay có xu hướnggiảm Điều đó phản ánh cho xu thế chung của sự phát triến xã hội hiện đại Trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tầng lớp trí thức là một lực lượng quan trọng
và là tài sản quý, một động lực cơ bản của sự phát triển đất nước, Đảng ta đã xácđịnh khối liên minh công – nông – trí là nền tảng của xã hội Từ đó có những chínhsách xây dựng và đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm đưa nước tatrở thành nước công nghiệp hiện đại Doanh nhân cũng là một bộ phận có vai tròtích cực trong phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, giải quyết vấn
đề xã hội Việc xác định được các thành phần, vai trò và chức năng của từng thànhphần giúp Đảng và nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn, tạo độnglực phát triển đất nước” (tiểu luận trang 15)
3 “Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta có cơ sở khoa học để vạch ra một chính
sách xã hội đúng đắn, nhằm phát huy những nhân tố tích cực, điều chỉnh và khắcphục những hiện tượng lệch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xãhội”
Bạn Hậu đưa ý kiến: nên đưa ra một vài gương tích cực tiêu biểu để minh họa
cho nội dung ý nghĩa này từ đó đưa ra chính sách phát huy nhân tố tích cực
Bạn Thuận nghĩ rằng: nên lấy ra những biểu hiện tiêu cực, hiện tượng lệch
chuẩn trong xã hội để dễ dàng phân tích hơn Bạn Thuận cho rằng nên lấy tội phạmnói chung làm ví dụ
Bạn Trang: đồng ý với qua điểm bạn Thuận là lấy những hiện tượng lệch
chuẩn trong xã hội để dễ phân tích từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn Bạn Trang bổsung thêm nên lấy tội phạm cụ thể là trộm cắp để phân tích, thu hẹp bớt phạm viphân tích cho người đọc dễ hiểu
Trang 7Bạn Tiến và Toàn: cũng đồng ý với Thuận và Trang.
Các bạn trong nhóm thảo luận với nhau chọn lựa chọn nào tốt hơn Cuối
cùng thống nhất như sau: “lấy ví dụ về nhóm người phạm tội trộm cướp tài sảnphải đi tù, đây là những người có hành vi lệch chuẩn, có những biểu hiện tiêu cựcgây ảnh hưởng đến cộng đồng, gây thiệt hại cho xã hội Xác định được nhữngnguyên nhân chủ yếu gây ra ra hành vi phạm tội này có thể là do lười biếng, đuađòi lối sống ăn chơi, trình độ dân trí thấp, không có việc làm,… Từ đó đưa ra cáchình phạt xử lý thích đáng từng mức độ nhằm răn đe để khắc phục những biêủ hiệntiêu cực Bên cạnh đó cũng giáo dục, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho họ sau khi
ra tù để hòa nhập lại với xã hội” (tiểu luận trang 16)
NHẬN XÉT
Thuận lợi:
Với sự hỗ trợ tài liệu từ giảng viên về quan niệm cơ cấu xã hội của các nhà
xã hội học (T Parson, J.H.Fischer, G.V Oxipov, Ian Robertsons), và hướng dẫn cách tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội, đã giúp nhóm định
hướng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tiếp cận cơ cấu xã hội học
về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiêncứu xã hội học về cơ cấu xã hội” Bên cạnh đó, việc tham khảo nguồn tài liệu sẵn
có từ các bài tiểu luận cùng chung đề tài của các tác giả đã nghiên cứu trước đó, vàsách giáo trình Xã hội học đại cương của Thạc sỹ Tạ Minh, đã tạo điều kiện thuậnlợi trong việc tìm hiểu và thực hiện đề tài của nhóm Đồng thời, trong quá trìnhnghiên cứu đề tài đã có sự hợp tác trên tinh thần và thái độ có trách nhiệm cao củatừng thành viên trong nhóm, đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tiểuluận này
Khó khăn:
Tuy đã có sự hướng dẫn từ giảng viên và nguồn tài liệu tham khảo phong phúcùng với tinh thần làm việc có trách nhiệm cao của từng thành viên, nhưng nhóm
Trang 8vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành đề tài tiểu luận này Vì cácthành viên có giờ học khác nhau nên việc tập hợp nhóm để trao đổi trở nên khá khókhăn Bên cạnh đó, việc tìm tài liệu tham khảo thông qua các bài tiểu luận trước đó,
và chọn lọc kiến thức phù hợp với đề tài để tham khảo, tiếp thu cũng không kémphần dễ dàng khi có quá nhiều tài liệu và kiến thức mà nhóm còn phân vân chưa rõ
Không khí thảo luận:
Rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra tại buổi thảo luận Nhiều ý kiến hợp
lý được thông qua nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến bị các thành viên khácphản biện Không khí ban đầu khá căng thẳng vì nhiều bạn bất đồng quan điểm vớinhau Tuy nhiên sau khi phân tích, thảo luận thì các bạn đều vui vẻ đồng ý và thốngnhất với nhau lựa chọn những ý kiến tốt nhất cho bài tiểu luận Cuộc thảo luận rấtsôi nổi và thú vị, ai cũng rất nhiệt tình đưa ra ý kiến dù đúng hay sai thì đều có mụcđích là đóng góp cho nhóm Sự nghiêm túc khi làm việc nhóm của các bạn rất đượchoan nghênh và ghi nhận Đôi lúc nhóm cũng tạo ra những giây phút thư giãn mộtcách vui vẻ và thoải mái, để xua đi cảm giác mệt mỏi và những cơn đau đầu, từ đó
có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể
Trang 9MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
4 Những nội dung chính 2
NỘI DUNG 3
1 Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội 3
1.1 Một số quan niệm của các nhà xã hội học về cơ cấu xã hội 3
1.2 Đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội 4
2 Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội 7
3 Ý nghĩa việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội 14
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 10Nghiên cứu cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội để hiểu được những đặctrưng, đặc tính của xã hội, để đánh giá được trình độ phát triển của xã hội, để chỉ rađược sự cân bằng hay những nghiêng lệch trong xã hội Đó cũng là chìa khóa đểhiểu được biến đổi xã hội, từ đó cho phép Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chứcđoàn thể xã hội đưa ra được những dự báo xã hội; trên cơ sở đó có những cơ sởkhoa học cần thiết để đề ra các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy xã hội pháttriển theo hướng năng động, tích cực, tiến bộ, đồng thời hoá giải những xu hướngthoái bộ, bất ổn hoặc nguy cơ đổ vỡ xã hội
Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm chúng tôi xin khái quát một số nội dung cơbản về cơ cấu xã hội dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu, phân tích lý luận và khái quáthoá thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội trên khía cạnh tiếp cận của xã hội học
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cách tiếp cận của xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội Từ
đó hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội đối với sựvận động và phát triển của xã hội
3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận hoàn thành dựa trên việc sử dụng các tài liệu sẵn có trong các giáotrình xã hội học, một số tài liệu từ các bài luận văn và bài báo có chủ đề liên quan.Các tài liệu này được ghi chú rõ trong mục tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, bài tiểuluận còn được thảo luận nhóm tập trung để phân tích, đánh giá và thống nhất nội
Trang 11dung hoàn chỉnh và đầy đủ nhất Hoạt động thảo luận nhóm được ghi chép lại và cóbiên bản kèm theo trong cuốn tiểu luận.
4 Những nội dung chính
- Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội
- Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội
- Ý nghĩa việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội
Trang 12NỘI DUNG
1. Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội
1.1. Một số quan niệm của các nhà xã hội học về cơ cấu xã hội
Quan niệm của T Parson1
Cơ cấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền vững của cácchủ thể xã hội Một đặc điểm nổi bật của cơ cấu xã hội là chủ thể hành động thựchiện những vai trò xã hội nào đó với nhau Parson nhấn mạnh đến vị thế, vai trò vàchức năng của các phần tử tồn tại trong xã hội
Quan điểm của J.H.Fischer 2
Xã hội là tổng hòa các đoàn thể xã hội, các đoàn thể xã hội được sắp xếp theomột trật tự nhất định trong hệ thống xã hội và giữa chúng có sự lệ thuộc vào nhau.Xuất phát từ luận điểm này Fischer coi cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt cácthành phần hoặc các đơn vị xã hội, nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạngthái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vị xã hội tạo nên sựbiến đổi bên trong của hệ thống xã hội
Quan niệm của G.V Oxipov 3
Theo Oxipov, khái niệm cơ cấu xã hội có quan hệ mật thiết với khái niệm hệthống xã hội, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai và bao hàm ởtrong đó hai thành tố:
- Các thành phần xã hội
- Các liên hệ xã hội
Các thành phần xã hội là tập hợp các bộ phận, các nhóm, các giai cấp, cáccộng đồng xã hội… cấu thành cơ cấu xã hội
1 Lương Văn Úc (2009), Xã hội học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, tr.45
2 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.12.
3 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.14.
Trang 13Liên hệ xã hội là tập hợp những mối liên hệ, những mối liên hệ gắn kết cácthành phần xã hội tạo nên cơ cấu xã hội Bởi vậy, một mặt cơ cấu xã hội bao hàmcác thành phần xã hội, hay tổng thể các kiểu cộng đồng trong xã hội; mặt khác nóbao hàm những liên hệ xã hội, gắn kết tất cả các bộ phận khác nhau hợp thànhphạm vi tác động và đặc tính của cơ cấu xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất địnhnào đó
Quan niệm của Ian Robertsons 4
Theo I.Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa cácthành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội Những thành phần này tạo ra bộkhung cho tất cả xã hội loài người mặc dù tính chất của các thành phần và các quan
hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác Những thành phần quantrọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế
Quan niệm của I.Robertsons là khá hoàn thiện Tuy nhiên, nếu nhóm xã hộiđứng vị trí thứ ba trong trật tự phân tích các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội thì sẽgây ra những khó khăn nhất định cho việc nhận diện những cơ cấu xã hội tronghiện thực Bởi vậy, khái niệm về cơ cấu xã hội của I.Robertsons cần thiết phải cónhững chỉnh lý nhất định, nhằm tạo ra một logic thuận tiện hơn cho sự phân tích
Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu 5 :
Cơ cấu xã hội là tổng thể những bộ phận, những thành tố tạo nên một xã hộinhất định Cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội gắn bó mật thiết với nhau, những khôngthể quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là hình thức vận động của
cơ cấu xã hội
1.2 Đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội
Khi định nghĩa cơ cấu xã hội cần phải chú ý ba đặc trưng cơ bản sau:
4 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.19.
5 Bài giảng Nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, cuu-xa-hoi-hoc-ve-co-cau-xa-hoi-va-phan-tang-xa-hoi-40577/
Trang 14http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-giang-nghien-Thứ nhất, nó không chỉ xem xét cơ cấu xã hội như là một tập thể, một tập hợp
các bộ phận (cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp ) đã tạo thành nên xã hội mà
cơ cấu xã hội còn được xem xét ở mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong củamột hệ thống xã hội nhất định; có nghĩa nó phải trả lời 2 câu hỏi:
- Xã hội được cấu thành bao gồm những thành tố nào? Nó được cấu thành nhưthế nào? Theo kiểu gì?
- Cách thức sắp xếp và sự liên kết giữa các bộ phận, các thành tố với nhau rasao?
Thứ hai, nó coi cơ cấu xã hội như một sự thống nhất của hai mặt Các thành
phần xã hội và các mối liên hệ xã hội, là sự phản ánh đúng đắn nhân tố hiện thực đãtạo nên cơ cấu xã hội Quan niệm này khắc phục cách nhìn phiến diện là quy cơ cấu
xã hội vào ác quan hệ xã hội, khắc phục cách nhìn tách rời giữa cơ cấu xã hội vàquan hệ xã hội Thực ra các quan hệ xã hội hay các mối liên hệ xã hội chỉ là mộtmặt đã cấu thành nên cơ cấu xã hội mà nó luôn là sự thống nhất biện chứng giữahai mặt Sự vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội luôn có nguồn gốc từ sự đấutranh giữa các mặt, các mối liên hệ, các yếu tố đã cấu thành nên cơ cấu xã hội
Thứ ba, nó coi cơ cấu xã hội là bộ khung, bộ dàn để xem xét xã hội Từ bộ
khung, bộ dàn đó mà ta biết được một xã hội cụ thể được tạo thành từ nhóm xã hộinào, nhóm lớn hay nhóm nhỏ, như một nước, một dân tộc, một giai cấp, một chínhđảng hay một xí nghiệp, một cơ quan, một lớp học Và cũng thông qua bộ khung đó
mà biết được vị thế tức là chỗ đứng của từng cá nhân, từng nhóm xã hội, trong xãhội biết được vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội và thiết chế xã hội; có nghĩa
là cách tổ chức của các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự ănkhớp của các hành vi cua các cá nhân và các nhóm xã hội với các chuẩn mực xã hội
và giá trị xã hội, để đảm bảo cho xã hội vận hành một cách bình thường, ổn định vàphát triển6
6 ThS Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM, trang 87