1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng tin học trong quản lý thuế những vấn đề thực tiễn và giải pháp (lời mở đầu + Chương 1, chương 2)

47 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong những năm vừa qua, ngành Thuế đã phát triển và nâng cấp hệthống ứng dụng tin học thực hiện tự động hầu hết các chức năng quản lý thuếnhư: xử lý tờ khai, chứng từ, quản lý thu nợ, t

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ứng dụng tin học trong quản lý thuế những vấn đề thực tiễn và giải pháp (lời mở đầu + Chương 1, chương 2)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghệ thông tin (CNTT) là một động lực quan trọng của sự pháttriển và biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hóa xã hội Ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin góp phần giải phóng sức mạnh vật chất trí tuệ vàtinh thần của dân tộc thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh và hiện đạihóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,

để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đã cho thấytầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với xu thế chung của đất nướctrong giai đoạn mới Quán triệt sâu sắc định hướng đó, ngành tài chính đãsớm nhận thực được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin và cải cáchhành chính trong việc hiện đại hóa ngành

Ngày 28/07/2011, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã kýQuyết định số 1803/QĐ-BTC ngày 28/07/2011 phê duyệt Kế hoạch ứng dụngcông nghệ thông tin ngành thuế giai đoạn 2011-2015

Thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn

2011-2020” và Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT đến 2010 và địnhhướng đến năm 2020

Ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 được xây dựng với những mụctiêu:

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế,

gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động của hệ thống thuế

Thứ hai, thực hiện minh bạch hoá thủ tục hành chính thuế, cung cấp

dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế và doanh nghiệp thuận lợi trongthực hiện nghĩa vụ thuế

Trang 3

Thứ ba, thực hiện liên kết thông tin với các Bộ, ngành và các đơn vị

liên quan đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong quản lý và phục vụ doanh

nghiệp và người dân.

Trong những năm vừa qua, ngành Thuế đã phát triển và nâng cấp hệthống ứng dụng tin học thực hiện tự động hầu hết các chức năng quản lý thuếnhư: xử lý tờ khai, chứng từ, quản lý thu nợ, thanh tra thuế ; Xây dựng được

hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về mã số thuế và cácdoanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; Phối hợp kết nối mạng thông tin thunộp thuế giữa các cơ quan: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Tài chính và các cơquan khác có liên quan; Nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng và hạ tầng kỹthuật CNTT toàn ngành thuế theo công nghệ mới, đã thực hiện quản lý hệthống thông suốt, đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cho hệ thống thông tin toànngành Thuế; Hệ thống ứng dụng đảm bảo khả năng khai thác, chia sẻ, cungcấp thông tin theo đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, có áp dụng chế

độ bảo mật trong trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngànhThuế

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn, tồn tại cơbản mà Cục thuế gặp phải, đó là: Ứng dụng CNTT vẫn còn chưa đáp ứng kịpvới sự thay đổi của chính sách; Công tác quản trị dự án CNTT còn chưachuyên nghiệp; Hệ thống chính sách về quản lý CNTT và sử dụng CNTTchưa hoàn chỉnh; Nguồn nhân lực CNTT tốt để triển khai các dự án vẫn cònthiếu

Trước tình hình thực tiễn như vậy đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối vớinhững nhà hoạch định chính sách, những người nghiên cứu khoa học, cầnphải có những giải pháp như thế nào cho hợp lý, đảm bảo kịp thời và đúngđắn để có phương hướng giải quyết cũng như cải thiện công tác ứng dụng tinhọc trong vấn đề quản lý thuế

Với những phân tích trên đây, có thể thấy được vai trò của việc ứngdụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế là vô cùng quan trọng và

cấp thiết, vì vậy đề tài nghiên cứu “Ứng dụng tin học trong quản lý thuế

Trang 4

-Những thực tiễn và giải pháp” sẽ phần nào giải đáp một số thách thức và khó

khăn đó

2 Mục tiêu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhắm hướng tới:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến

quản lý thuế và ứng dụng tin học trong quản lý thuế

Thứ hai, đánh giá những ưu nhược điểm trong việc ứng dụng tin học

vào quản lý thuế của Tổng cục thuế nói chung và cục thuế Hà Nội nói riêng,đồng thời đưa ra những thành tựu đạt được trong những năm gần đây

Thứ ba, đề xuất những giải pháp định hướng phù hợp để hoàn thiện và

thúc đẩy công tác ứng dụng tin học vào quản lý thuế trong tương lai

Cuối cùng, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho chi cục quản lý

thuế Hà Nội, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức

ứng dụng tin học vào quản lý thuế của Tổng cục Thuế nhằm thực hiện mụctiêu hiện đại hóa công tác quản lý tin học ngành thuế

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực

trạng của việc ứng dụng tin học trong quản lý thuế tại cục thuế thành phố HàNội, trong thời gian từ năm 2010 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiến dựa trên

cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp duy vậtbiện chứng phương pháp nghiên cứu định tính Trong đó bao gồm các phươngpháp cụ thể như định nghĩa, thống kê, phân tích và tổng hợp:

- Phương pháp phân tích, định nghĩa được dùng trong chương 1 đểgiải thích các khái niệm liên quan đến quản lý thuế và ứng dụng tin học vàoquản lý thuế

Trang 5

- Phương pháp thống kê, phân tích được sử dụng trong chương 2

để chứng minh và luận giải cho các nhận định, đồng thời là cơ sở để đánh giátình hình ứng dụng tin học vào quản lý thuế ở cục thuế Hà Nội

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở cuối mỗi mục, mỗichương 2 và 3 để rút ra những kết luận và đưa ra giải pháp hoàn thiện việcứng dụng tin học vào quản lý thuế ở cục thuế Hà Nội

Đề tài được nghiên cứu bằng hai cách thức:

Nghiên cứu tại văn phòng: Nghiên cứu thông qua sách, báo chí,

tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đi trước, cổng thông tin điện tử,…cóliên quan đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Nghiên cứu điều tra thực tế: Xem xét, theo dõi, phân tích và tổng

hợp số liệu từ các báo cáo có liên quan đến việc ứng dụng tin học vào quản lýthuế tại cục thuế thành phố Hà Nội trong những năm gần đây

5 Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục vàdanh mục từ viết tắt, bài Nghiên cứu khoa học được trình bày với kết cấu 3chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế và ứng dụng tin học trong quản

lý thuế

Chương 2: Thực trạng ứng dụng tin học vào quản lý thuế ở Cục thuế

Hà Nội

Chương 3: Định hướng chiến lược và những giải pháp thúc đẩy việc

ứng dụng tin học vào quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam giai đoạn

2013 - 2020

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

VÀ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ THUẾ

1.1 Tổng quan về quản lý thuế

1.1.1 Khái niệm quản lý thuế

Ngày nay, có nhiều cách để giải thích thuật ngữ quản lý Thuật ngữquản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độnghiên cứu các ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, xã hội học, luậthọc,… Mỗi ngành đều sử dụng thuật ngữ quản lý với nội dung phù hợp vớiđối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành

Nhưng nhìn chung, theo khoa học định nghĩa thì “Quản lý là điều

khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào các quy luật, định luật hay các nguyên tắc tương ứng để hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được các mục tiêu đã đinh trước”.

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu nước ngoài: “Quản lý là tổ

chức và lãnh đạo các nguồn lực nhằm đạt được kết quả mong muốn” Theo

định nghĩa này, đối tượng của quản lý là các nguồn lực có trong một tổ chức,

cơ quan, doanh nghiệp hoặc một quốc gia Quan điểm này nhấn mạnh tới mụctiêu của hoạt động quản lý là kết quả mà hoạt động quản lý cần đạt được

Trong cuốn giải thích thuật ngữ pháp lý Việt Nam có đưa ra định nghĩa:

“Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý

nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức Nó nhằm chỉ một tập hợp các hoạt động cần thiết phải được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung”.

Một số tài liệu khác có viết: “Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của

con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy điều hanh, hướng dẫn, kiểm tra,… các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển

Trang 7

phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.

Qua các cách giải thích trên cho thấy, thuật ngữ quản lý được sử dụngkhi nói tới các hoạt động và một loạt các nhiệm vụ mà người quản lý phảiđảm nhận và giải quyết một cách liên tục Bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉhuy, phân phối và kiểm tra Ngoài ra, khi sử dụng thuật ngữ này người ta còn

có hàm ý bao gồm cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của một tổchức, nghĩa là khi nói tới quản lý tức là nói tới kết quả đạt được với chấtlượng tốt nhất và chi phí thấp nhất chứ không đơn thuần là những quy trìnhthực hiện các thao tác, công việc

Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội kể từ khi có nhà nước vàgắn với quyền lực nhà nước Quản lý thuế trước hết và quan trọng nhất thuộctrách nhiệm của Nhà nước, vì vậy người ta quan niệm rằng quản lý thuế làquản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế Tuy nhiên, ngày nay để quản lýthuế một cách có hiệu quả, không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của Nhà nước màcòn cần có sự tham gia và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

Trong quá trình hình thành và phát triển, thuế là một phạm trù kinh tếkhách quan gắn liền với Nhà nước Khi Nhà nước xuất hiện làm phát sinh cácnhu cầu chi tiêu và để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình, Nhà nước sửdụng quyền lực chính trị để tham gia vào việc phân phối một phần sản phẩmcủa xã hội bằng cách đặt ra chế độ thuế khóa buộc các thành viên trong xã hộiphải đóng góp, thuế chính là phương thức huy động tài chính đầu tiên tronglịch sử Do yêu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng nên ngoài việc huyđộng tài chính từ thuế, Nhà nước còn sử dụng một số hình thức huy độngkhác như phát hành trái phiếu, thu phí, lệ phí,… Nhưng thuế vẫn là công cụchủ yếu để đảm bảo nguồn thu Ngân sách cho bất kì Nhà nước nào Vậy nên,khi thuế ra đời, vấn đề quản lý thuế đã trở thành hoạt động tất yếu của Nhànước

Quan hệ thu nộp thuế không chỉ là quan hệ giữa quyền lực và nghĩa vụ

mà nó còn là quan hệ lợi ích phát sinh giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân

Trang 8

trong xã hội Vì vậy, thu nộp thuế là một quan hệ khá phức tạp Bên cạnh việcđảm bảo chi tiêu Nhà nước, hoạt động thu thuế của Nhà nước còn nhằm mụcđích hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế như: tác động đến việc thiết lập vàđiều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, hướngdẫn tiêu dùng và phân phối thu nhập đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội.Chính vì tầm quan trọng và tính chất đặc biệt của thuế, Nhà nước cần phải tìmmọi cách thức để quản lý thuế sao cho có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu

đề ra và tối đa hóa vai trò của thuế trong đời sống xã hội Nếu Nhà nướckhông quản lý hoặc quản lý kém hiệu quả thì sẽ gây ra những hệ quả xấu choNhà nước và toàn xã hội Có thể kể đến đó là Nhà nước sẽ thiếu nguồn tàichính để tồn tại và phát triển, không có khả năng thực hiện các chức năng,nhiện vụ của mình, đồng thời nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hộinhư tham ô, hối lộ, lãng phí, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế,…xảy ra thường xuyên tạo nên gánh năng cho xã hội trong việc giải quyết vấn

đề bất bình đẳng khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, kỉ cương xã hội không đảmbảo, Nhà nước không điều tiết được nền kinh tế dẫn tới lạm phát, suy thoái,chính lợi ích của Nhà nước và của các tổ chức, cá nhân trong xã hội có thể bịxâm hại Vậy nên, quản lý thuế là hoạt động cần thiết và quan trọng, Nhànước và cả xã hội cần phải quan tâm và giải quyết triệt để

Quản lý thuế được một số tác giả khái niệm hóa như sau:

“Quản lý thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực các chính sách

thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của Nhà nước trong lĩnh vực thuế”.

“Quản lý thuế là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế, là việc định

ra một hệ thống các tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

“Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt động bảm đảm mục tiêu thu Ngân

Trang 9

quản lý khai báo nộp thuế, truy thu tiền thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về thuế”.

Như vậy, theo các quan điểm trên, có hai cách tiếp cận khái niệm quản

lý thuế:

Cách thứ nhất, theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của

Nhà nước liên quan đến thuế Quản lý thuế không chỉ bao gồm hoạt động tổchức điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN mà còn bao gồm hoạt độngxây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành luật thuế và cả hoạtđộng kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởngNSNN

Cách thứ hai, theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính Nhà

nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộpthuế, hay nói một cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ trung ương đếnđịa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho Nhà nước từ các tổ chức, cá nhân

là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế

Theo Điều 3, Luật Quản lý thuế hiện hành tại Việt Nam liệt kê các nội

dung của quản lý thuế gồm có: “Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định

thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế”.

Tùy thuộc vào mục đích của người nghiên cứu mà định nghĩa về quản

lý thuế sẽ được tiếp cận ở những phạm vi khác nhau Để phù hợp với phápluật thực thi ở nước ta, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng khái niệmquản lý thuế theo nghĩa hẹp, tương thích với quy định trong Luật Quản lý thuếnăm 2006

1.1.2 Mục tiêu của quản lý thuế

Trang 10

Mục tiêu của quản lý thuế chính là những kết quả đạt được mà quản lýthuế hướng tới Theo quan điểm của tác giả nghiên cứu, quản lý thuế thựcchất nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:

- Tập trung huy động tài chính đầy đủ và kịp thời các khoản thucho NSNN dựa vào khai thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích

cơ sở thuế tiềm năng, từ đó đảm bảo nguồn thu NSNN đáp ứng kịp thời cáckhoản chi để đem lại lợi ích cho xã hội và thực hiện các chương trình đúngtiến độ

- Tối thiểu hóa chi phí quản lý thuế của nhà nước và chi phí tuânthủ của người nộp thuế

- Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thịtrường như: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phânphối thu nhập và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh theomục tiêu của nhà nước đã định trong từng thời kỳ

- Tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách đầy đủ,kịp thời và tự nguyện theo các quy định của luật thuế

- Góp phần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộpthuế khác nhau trong thực hiện nghĩa vị thuế đối với nhà nước, bảođảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, tọa động lực thúc đẩy kinh tếtăng trưởng và phát triển

- Quản lý thuế không chỉ có mục tiêu đảm bảo những quyền và lợi íchcho nhà nước mà còn bảo vệ quyền vào lợi ích hợp pháp của ngườinộp thuế

Trong những mục tiêu trên, mục đích nhằm tăng cường sự tuân thủthuế là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu còn lạitrong quản lý thuế Bởi vì, khi có sự tuân thủ thuế của người nộp thuế ở mứccao nhất (nộp đầy đủ, đúng hạn và tự nguyện) chính là cơ sở để duy trì nhữngnguồn thu hiện tại và mở rộng nguồn thu trong tương lai Khi có sự tuân thủ

và chấp hành tốt của người đi nộp thuế, sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ

Trang 11

quan thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế, đồng thời tạo nên văn hóatuân thủ thuế.

1.1.3 Vai trò của công tác quản lý thuế đối với nền kinh tế

Quản lý thuế hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo thuchi NSNN và góp phần hỗ trợ việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô của các cơ quanNhà nước Hoạt động về thuế có thể diễn ra phức tạp, có nhiều công đoạn,nhiều đối tượng và chủ thể khác nhau Chính vì vậy, cần có sự quản lý chặtchẽ và tối ưu nhất, đảm bảo công bằng và lợi ích cho cả người nộp thuế cũngnhưng người thu thuế

Về cơ bản, quản lý thuế bao gồm những vai trò như sau:

- Cung cấp thông tin chi tiết về các đối tượng nộp thuế cho các cơquan nhà nước, từ đó thấy được trình độ và khả năng kinh doanh củacác chủ thể kinh tế để đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô phùhợp

- Giữ ổn định cán cân thu – chi trong NSNN đảm bảo thu đúng thu đủ,đáp ứng các chương trình đã đề ra của Chính phủ

- Giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập củanền kinh tế, người giàu sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn để xây dựngđất nước, người nghèo có cơ hội phát triển thông qua những chínhsách ưu đãi về thuế

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thuế như trốnthuế, lậu thuế, kê khai thuế không đúng,…đảm bảo sự công bằng chonhững người nộp thuế

- Giải quyết kịp thời những khiếu nại, những vấn đề phát sinh trongquá trình nộp thuế, tối đa hóa lợi ích cho người nộp thuế

- Đảm bảo thuế được sử dụng và đầu tư một cách có hiệu quả, đem lạiphúc lợi cho xã hội và không gây phương hại cho người khác

- Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia quản lý đất nước

Trang 12

Như vậy có thể thấy, quản lý thuế chính là cầu nối giữa cơ quan nhànước với các chủ thể kinh tế trong một nền kinh tế, nhằm hướng tới xây dựngmột đất nước vững mạnh, phát triển và đảm bảo sự công bằng cho con ngườitrong xã hội.

1.2 Tổng quan về ứng dụng tin học trong quản lý thuế

1.2.1 Khái niệm ứng dụng tin học

Tin học một ngành khoa học nghiên cứu về các phương pháp xử lý vàlưu trữ thông tin bằng các thiết bị điện tử (đặc biệt là máy vi tính) Nói cáchkhác, tin học nghĩa là khoa học về máy tính Đối tượng của tin học là nhữngthông tin, những gì tác động vào giác quan của chúng ta, phản ảnh sự việc, sựvật, các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động xã hội của con người Thôngqua máy vi tính, thông tin được mã hóa và xử lý theo từng mục đích sử dụngcủa các cá nhân, tổ chức

Ứng dụng là hoạt động của con người nhằm đưa một công nghệ, một kĩthuật hay một phát minh áp dụng vào trong cuộc sống, xã hội cũng như trongcông việc để đạt được những kết quả như mong muốn

Ứng dụng tin học là hoạt động sử dụng máy vi tính và những phầnmềm được lập trình và xử lý theo một cơ chế nhất định để thực hiện nhữngcông việc của con người theo yêu cầu nhất định, nhằm đem lại lợi ích cho cánhân, tổ chức và xã hội

Theo tiến trình phát triển của xã hội, công nghệ thông tin ngày càngphát triển và việc ứng dụng nó vào các lĩnh vực của xã hội ngày càng rộng rãi.Với ưu thế vượt trội hơn so với các ngành khoa học khác thông qua tốc độ xử

lý thông tin của máy tính và hiệu năng sử dụng các phần mềm ngày càngtăng, tin học trở thành một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ tăngtrưởng của một nền kinh tế

1.2.2 Ứng dụng tin học trong quản lý thuế

Ứng dụng tin học trong quản lý thuế là việc đưa máy tính, phần mềmcũng như các chương trình và cơ sở dữ liệu vào các hoạt động tổ chức, quản

Trang 13

lý, điều hành và kiểm soát quá trình thu nộp thuế của Nhà nước và các tổchức cá nhân tham gia thực hiện, nhằm đạt hiệu suất cao và tối ưu hóa lợi íchcho người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.

Quản lý thuế bao gồm rất nhiều công việc khác nhau và phức tạp, nếuchỉ sử dụng yếu tố con người để thực hiện những việc đó thì tốc độ làm việckhông cao, dễ xảy ra các vấn đề như trốn thuế, lậu thuế,…tính bảo mật khôngđược đảm bảo tuyệt đối và hiệu suất thấp, từ đó không đảm bảo được nguồnthu NSNN và không giải quyết được các vấn đề phúc lợi xã hội Chính vì vậy,cần có sự tham gia của tin học và máy vi tính để quản lý tốt hơn và đem lạihiệu quả cao hơn trong quá trình thu nộp thuế

Để có thể tiến hành và triển khai được hoạt động ứng dụng tin học vàoquản lý thuế trong toàn ngành, trước tiên cần phải có những điều kiện sau:

1.2.2.1.Phần cứng máy tính, kết nối mạng và bảo mật thông tin

b Kết nối mạng

Mạng Internet là yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án ứngdụng tin học vào quản lý thuế Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế cần lắpđặt mạng Internet tới tất cả các cơ quan ban ngành trực thuộc bộ (cục), cũngnhư các cán bộ làm việc với máy vi tính, đảm bảo những thông tin về thuếđược chia sẻ và trao đổi khép kín trong nội bộ ngành Hệ thống máy tính

Trang 14

trong các cơ quan Nhà nước nói chung và cục Thuế nói riêng được kết nói vớinhau thông qua mạng LAN và máy chủ Hệ thống máy chủ phải có công suấtlớn và hiệu năng sử dụng cao, có khả năng đáp ứng được ngay cả trongtrường hợp quá tải Ngoài ra, cáp mạng cũng cần được nâng cấp sao chothông tin được truyền đi nhanh nhất, tiết kiệm thời gian làm việc và đem lạihiệu quả cao

Ví dụ: cáp quang, switch, wifi router tốc độ cao,…là các thiết bị ngoại

vi có khả năng truyền dữ liệu qua mạng nhanh và có tính ổn định cao

c.Đảm bảo tính bảo mật của thông tin

Thông tin quản lý của một tổ chức không phải đối tượng nào cũng cóthể xem và chỉnh sửa, chính vì vậy để đảm bảo an toàn trong bảo mật thôngtin cần có hệ thống máy tính và phần mềm chuyên biệt để lưu trữ và bảo mật.Thông qua nhiều cách thức, người quản lý có thể bảo mật dữ liệu trên máytính một cách an toàn chẳng hạn đặt mật khẩu cho tệp tin nén dữ liệu hoặckhóa dữ liệu quan trọng bằng “product key”, hệ thống tường lửa của máy tính,

… Hệ thống phần mềm diệt virus cũng là một cách để ngăn chặn những mốinguy hại và sự xâm nhập trái phép của những đối tượng gây ảnh hưởng xấucho tổ chức quản lý Đối với quản lý thuế tức là quản lý tiền của người dânnộp cho Nhà nước để thực hiện phúc lợi xã hội thì vấn đề bảo mật thông tin là

vô cùng quan trọng Nếu như thông tin đó bị lộ ra ngoài bởi những đối tượngxấu và bị sửa đổi trái phép có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gâymất công bằng xã hội và vô vàn hệ lụy phía sau

Dưới đây là ví dụ về sơ đồ bảo mật thông tin và an ninh mạng cục bộbằng công cụ V-AZUR tại các cơ quan Nhà nước:

Trang 15

Hình 1: Giải pháp V-AZUR trong an ninh mạng nội bộ

Hệ thống V-AZUR có các nhóm chức năng chính sau đây:

Truy cập Internet an toàn: Cho phép người dùng đang làm việc ở

mạng trong, không có kết nối Internet, truy cập Internet và bảo vệ an ninh dữliệu, chống thất thoát dữ liệu, thông tin và ngăn chặn phơi nhiễm mã độc

Làm việc từ xa an toàn: Cho phép người dùng có kết nối

Internet, truy cập vào mạng nội bộ và làm việc từ xa, chống thất thoát dữ liệu

và ngăn chặn phơi nhiễm mã độc

Chính vì vậy, việc ứng dụng tin học vào quản lý thuế có ưu điểm hơnviệc quản lý bằng chứng từ giấy tờ thông thường bởi tính an toàn thông quahàng loạt các hệ thống khóa điện tử thông minh và hàng rào vi tính Đây sẽ làchiến lược hiện đại hóa ngành thuế lâu dài và cần đẩy mạnh phát triển

1.2.2.2 Trang bị phần mềm và cơ sở dữ liệu cho quản lý thuế

Để quá trình quản lý thuế bằng công nghệ tin học được diễn ra bìnhthường và hiệu quả, ngoài việc mua sắm trang thiết bị phần cứng, Bộ Tàichính và Tổng cục thuế cũng như các cơ quan chủ quản cần mua sắm và càiđặt các phần mềm chuyên biệt cho công tác quản lý thuế cũng như xây dựngCổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin và lưu trữ cơ sở dữ liệu NNT

Trang 16

a Phần mềm quản lý thuế

Phần mềm chính là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viếtbằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữliệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chứcnăng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó Phần mềm thực hiện các chứcnăng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc bằng cáchcung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác Các phầnmềm trước khi cài vào máy tính cầ phải được kiểm tra kĩ lưỡng, có đầy đủcác chức năng phù hợp với yêu quản lý thuế Có nhiều loại phần mềm nhưphần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và một số loại khác Trong đó, phầnmềm hệ thống còn gọi là hệ điều hành giúp vận hành phần cứng máy tính và

hệ thống máy tính Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị,các công cụ phân tích, trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích, Phầnmềm ứng dụng thì thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khiviết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau Cáccông cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thôngdịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà cài đặt phầnmềm cho phù hợp

Ví dụ: phần mềm Oracle là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu hàng đầu thế giới Ở Việt

Nam, phần mềm quản lý thuế hiện nay bao gồm có HTKK phiên bản 3.2.0 (phần mềm kê khai thuế qua mạng) và phần mềm nhập hóa đơn tồn phiên bản 2.0, phần mềm tự in hóa đơnTax Invoice

Trong phạm vị nội dung bài nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung giới thiệuphần mềm HTKK 3.1.7 năm 2013 phục vụ mục đích khai thuế qua mạng choNNT

Ngày 08/08/2013, Tổng cục Thuế có thông báo về việc Nâng cấp ứngdụng Hỗ trợ kê khai tờ khai mã vạch (HTKK) phiên bản 3.1.7, và ứng dụngkhai thuế qua mạng (iHTKK) phiên bản 2.2.11 hỗ trợ Người nộp thuế kê khaithuế từ ngày 01/7/2013 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản

Trang 17

lý thuế, Luật thuế GTGT, TNDN, TNCN và Thông tư số 64/2013/TT-BTC vềhoá đơn.

Để hỗ trợ Người nộp thuế (NNT) một số nội dung về kê khai thuế theoquy định tại công văn số 8336/BTC-TCT và công văn số 8355/BTC-CSTngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện một số quyđịnh có hiệu lực từ 01/7/2013 tại Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT,TNDN và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông

tư số 64/2013/TT-BTC quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ,Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.7 vàứng dụng iHTKK phiên bản 2.2.11 với nội dung cụ thể như sau:

- Hỗ trợ khai thuế GTGT theo quý

- Hỗ trợ khai thuế TNCN

- Hỗ trợ khai thuế GTGT, TNDN đáp ứng yêu cầu thay đổi thuế suấtthuế TNDN theo 3 mức (10%, 20% và 25%) và giảm 50% thuế suất GTGTcho các hoạt động kinh doanh nhà ở xã hội

- Hỗ trợ xác định tiền chậm nộp tiền thuế (trước đây gọi là tiền phạt nộpchậm tiền Thuế)

- Cập nhật cách xác định tiền phạt chậm nộp tiền thuế trên chức năng kêkhai tờ khai bổ sung đối với các loại tờ khai thuế trên ứng dụng HTKK,iHTKK theo nguyên tắc:

 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hếtthời hạn nộp thuế đến ngày thứ 90

 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày chậmnộp thứ 91 trở đi

- Hỗ trợ lập thông báo phát hành theo quy định tại Thông tư số 64/2013/TT-BTC (thay thế Thông tư 153/2010/TT-BTC)

- Hỗ trợ một số nội dung khác

 Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai 02/TNDN đối với doanhnghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở: Cho phép

Trang 18

đánh dấu gia hạn nộp thuế TNDN quý I, II, III năm 2013 theo Thông tư số16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnviệc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số02/NQ-CP.

 Hỗ trợ tự động định dạng lại giá trị chỉ tiêu Ký hiệu hoá đơnthành dạng chữ in hoa khi kê khai thông tin trên bảng kê hoá đơn hàng hoádịch vụ mua vào, bán ra (mẫu 01-1/GTGT, 01-2/GTGT, 01-1/TTĐB,01-2/TTĐB) kèm theo tờ khai 01/GTGT, 01/TTĐB

Bắt đầu từ ngày 08/8/2013, khi kê khai tờ khai thuế có áp dụng côngnghệ mã vạch 2 chiều và kê khai qua mạng, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sửdụng các mẫu biểu kê khai tại ứng dụng HTKK 3.1.7 và ứng dụng iHTKK2.2.11 thay cho các phiên bản trước đây

Nói chung, phần mềm quản lý thuế khi đưa vào sử dụng cần được đồng

bộ hóa, đảm bảo tính nhất quán về cơ sở dữ liệu giữa các cấp, các ngành vàcác chủ thể tham gia vào quá trình thu nộp thuế để thuận lợi trong các khâutiến hành hoạt động Các phiên bản của phần mềm cũng cần được cập nhậtthường xuyên và đầy đủ, đáp ứng xu thế ngày càng phát triển của khoa họccông nghệ Tránh trường hợp cài đặt phần mềm sai quy cách hướng dẫn,không nhất quán giữa cách chủ thể tham gia cũng như không cập nhật thườngxuyên về tính năng sẽ dễ xảy ra những sai sót và gặp bất đồng trong quá trìnhquản lý

b Cổng thông tin điện tử

Cổng thông tin điện tử (Portal) là một hoặc một nhóm trang web mà từ

đó người truy cập có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thôngtin khác trên mạng máy tính Cổng thông tin là địa chỉ tổng hợp các ứng dụngcủa một tổ chức như thư điện tử, chia sẻ tài liệu, lịch công tác thông qua giaodiện Web Các thành viên của doanh nghiệp có thể thông qua giao diện web(hay còn gọi là cổng thông tin, webportal) mà truy cập và sử dụng các ứngdụng của doanh nghiệp đơn giản tiện lợi

Trang 19

Đến năm 2013, tất cả các Cục, chi Cục cũng như các Bộ, Ban, Ngành

và các cơ quan ngang bộ của Việt Nam đều có cổng thông tin riêng để phục

vụ công tác quản lý và trao đổi thông tin qua mạng với doanh nghiệp và các

cá nhân

Dưới đây là giao diện Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế ViệtNam:

Hình 2: Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế Việt Nam

Thông qua Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế, doanh nghiệp và các

cá nhân có thể nắm bắt được những thông tin, báo cáo quan trọng về thuế, tìmhiểu các văn bản, thủ tục hành chính liên quan đến thuế, trao đổi và được giảiđáp những thắc mắc liên quan đến ngành thuế; tham gia các dịch vụ công trựctuyến như kê khai – quyết toán thuế qua mạng, in hóa đơn điện tử,…một cách

dễ dàng và thuận tiện Mặt khác, Cổng thông tin điện tử cũng là kho chứakhổng lồ về thông tin và cơ sở dữ liệu của NNT Vì vậy, luôn đảm bảo đápứng yêu cầu của NNT khi cần tra cứu những thông tin cần thiết

Đây cũng là điều kiện cần thứ hai mà Nhà nước, các cơ quan, và cácchủ doanh nghiệp,…cần phải làm để đáp ứng yêu cầu công việc

1.2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực trong tin học ngành thuế

Trang 20

Đào tạo nguồn nhân lực nói chung là hoạt động có tổ chức được thựchiện trong một thời gian nhất định nhằm thay đổi nhân cách và nâng cao nănglực của con người Đào tào nguồn nhân lực là quá trình học tập để chuẩn bịcon người cho tương lai, để họ có thể chuyển tới công việc mới trong thờigian thích hợp Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình học tập nhằm mở ra cho

cá nhân một công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức,tức là nói đến trang bị cho người lao động kiến thức phổ thông, kiến thứcchuyên nghiệp, kiến thức quản lý,… Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho

sự thành công của tổ chức và phát triển năng lực con người Việc đào tạo cóthể diễn ra bên trong tổ chức hoặc bên ngoài tổ chức, như học việc, học nghề,hành nghề với mục đích nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực đó.Song song với việc mua sắm và nâng cấp các trang thiết bị phần cứng và phầnmềm, Nhà nước và các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp cần phải đào tạonguồn nhân lực để có thể vận hành máy móc và sử dụng thành thạo các phầnmềm máy tính

Trong quá trình tuyển dụng vào vị trí trực tiếp tham gia quản lý thuế,nhà tuyển dụng hoặc cơ quan nhà nước có thể đưa ra những câu hỏi và kiểmtra kĩ năng thực hành tin học của ứng viên Nếu đạt yêu cầu sẽ cất nhắcchuyển vào vị trí làm và tiếp tục đào tạo kĩ năng sử dụng các phần mềmchuyên biệt để quản lý thuế Nhà nước có thể mở thêm nhiều lớp đào tào dạynghề tin học cho những người không có điều kiện hoặc chưa được học tin họcqua trường lớp nhưng mong muốn được tham gia vào quá trình quản lý thuế.Đối với các cá nhân, cần tìm hiểu thông tin và cách sử dụng các phần mềmquản lý việc nộp thuế và có thể tham gia các khóa học để nâng cao trình độhiểu biết của mình về sử dụng tin học máy tính Đối với các chủ thể trực tiếptiến hành hoạt động quản lý thu nộp thuế, cần được cấp chứng chỉ hành nghềtin học để đảm bảo tính hiệu quả trong công việc

Có thể rút ra kết luận, trước yêu cầu cấp thiết và quan trọng của vấn đềquản lý thuế hiện nay thì việc ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học trong lĩnh

Trang 21

vực này sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả và công bằng, đem lại phúc lợi xãhội nhiều hơn cho các cá nhân và tổ chức.

Trang 22

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

2.1 Quá trình phát triển của tin học ngành thuế ở Việt Nam

2.1.1 Sự ra đời của tin học ngành thuế ở Việt Nam

Từ năm 1991, khi nền kinh tế Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tếthị trường, ngành thuế bắt đầu công cuộc cải cách thuế có mục tiêu, trở thànhcông cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế,đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước Đây là một chủ trương

và quyết sách quan trọng, khẳng định vai trò và tính cấp thiết phải đưa ứngdụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế Thực tế 20 năm qua cũng

là minh chứng sống về nguyên lý thành công của các đề án chiến lược pháttriển ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế trong từng thời kỳ, đóchính là tầm nhìn, là chiến lược đúng đắn, là sự quan tâm chỉ đạo động viênkịp thời của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo tổng cục Thuế, là đội ngũ cán bộtin học năng động, dám nghĩ dám làm, dám đột phá

Ngày 13/5/1991, thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm tổng cục trưởng tổngcục Thuế Phan Văn Dũng đã ký quyết định khai sinh ra đơn vị tin học đầutiên của ngành thuế, đó là tổ tin học do ông Phạm Văn Huấn trưởng phòng kếhoạch kiêm tổ trưởng và hai cán bộ nữ là chị Trương Thị Hải Đường và chịNguyễn Thị Thuận Với đề án xây dựng hệ thống thông tin thu thuế trên cơ sở

sử dụng máy vi tính được thực hiện trong 3 năm (1991-1993) ngành thuế bắtđầu sự nghiệp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

2.1.2 Quá trình phát triển của tin học ngành thuế ở Việt Nam

Năm 1992, việc thực hiện đề án tin học đầu tiên của ngành thuế, tổ máy

tính được nâng cấp thành phòng máy tính Trong thời gian này, toàn ngànhthuế chỉ có khoảng gần 40 chiếc máy tính do tổ chức FIDA (Thụy Điển) tài

Trang 23

trợ và Bộ Tài chính trang bị Phần mềm ứng dụng đầu tiên của công tác quản

lý thuế với tên gọi là Thuế Việt Nam, sản phẩm phối hợp với Viện Tin họcViệt Nam đã được đưa vào sử dụng, hỗ trợ cho việc lập sổ Bộ Thuế, tính thuếkhoán, theo dõi việc thu nộp thuế, chấm bộ, tính nợ thuế và lập một số biểumẫu báo cáo kế toán, thống kê thuế theo chế độ

Giai đoạn phát triển tin học đầu tiên trong ngành thuế tuy gặp nhiềukhó khăn nhưng ngành thuế đã đạt được mục tiêu đề ra đó là:

 Tạo dựng được môi trường ứng dụng công nghệ tin học cho côngtác quản lý thuế

 Xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác tin học đầu tiêncủa ngành, từ Tổng Cục tới một số cục thuế trọng điểm tỉnh(thành phố) tácđộng mạnh đến nhận thức và hiểu biết về hiệu quả lớn lao của công cụ tin họcđối với công tác quản lý thuế

 Thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2000 đã được Đại hôiĐảng 8 đề ra, ngành thuế chuyển sang cải cách thuế bước 2, nhằm nâng caohiệu quả thu thuế đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần thúc đẩy kinh

tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội

Trong giai đoạn 1995 – 2000, với đề án chiến lược tin học hóa ngành

thuế nhằm mục tiêu hình thành hệ thống mạng cục bộ LAN, minh bạch, chia

sẻ thông tin, thay dần cơ chế quản lý thông tin thuế khép kín đã được phêduyệt Việc ứng dụng tin học trong giai đoạn này đã tác động rất tích cực đếnviệc cải tiến các quy trình quản lý thuế tại từng cấp Đặc biệt tin học thuế đãtriển khai thành công hệ thống quản lý thông tin, đăng ký và cấp mã số thuếduy nhất cho từng đối tượng nộp thuế trên cả nước Hệ thống này đã trở thành

hệ thống thông tin cốt lõi của quản lý thuế

Từ năm 1997 – 2000, ngành thuế phải quản bị triển khai cho 2 luật thuế

mới là luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp Các luật thuếmới này đã tác động và làm thay đổi cơ chế quản lý thuế, chuyển dần sang cơchế doanh nghiệp tự hoạch toán thuế, để kê khai, tự cung cấp thông tin doanh

Ngày đăng: 12/04/2015, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w