2.2.2.1. Xây dựng kho dữ liệu nộp thuế
Các website, các Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan ngang bộ là kho dữ liệu tập trung khổng lồ của ngành tài chính. Trong đó có đầy đủ thông tin của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, loại thuế cần nộp,…và các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các chỉ thị, thông tư, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của các lãnh bạo Bộ, Ban, ngành về vấn đề thuế và quản lý thuế.
Đến nay, Bộ Tài chính đã xây dựng được Kho dữ liệu người nộp thuế, lưu trữ tập trung trên 3 triệu đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, khoảng gần
13 triệu đối tượng nộp thuế cá nhân và hàng trăm chỉ tiêu quản lý được cập nhật hàng ngày.
2.2.2.2. Công tác đăng ký thuế
Cục thuế đã triển khai 2 phần mềm ứng dụng Đăng ký cấp Mã số thuế cho Cục thuế (TINC) và 27 Chi cục Thuế theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (TINCC). Các ứng dụng này lưu trữ dữ liệu phục vụ tra cứu thông tin về đối tượng nộp thuế, cung cấp dữ liệu người nộp thuế (NNT) cho tất cả các ứng dụng trong ngành Thuế cũng như cung cấp danh bạ NNT cho các ngành Hải quan, Kế hoạch - Đầu tư, Thống kê. Ngoài ra cơ sở dữ liệu về NNT cũng đã được đưa lên trang Web của Tổng cục Thuế cho các đối tượng có nhu cầu khai thác thông tin.
Công tác đăng ký thuế là chức năng quản lý thuế có liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp đã được ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đạt được hiệu quả cao chẳng hạn như: Ở khâu cấp mã số thuế, nếu như trước đây thời gian quy định cấp mã số thuế là 15 ngày, sau đó nhờ việc ứng dụng CNTT với hệ thống phần mềm cấp mã số thuế và hạ tầng truyền thông tốc độ cao kết nối từ Chi cục thuế lên Cục và Tổng cục Thuế nên đã rút xuống còn 5 ngày.
Đặc biệt là từ tháng 11/2008 thực hiện cơ chế Một cửa liên thông giữa Sở Kế hoạch Đầu tư - Cục thuế - Công an tỉnh tạo thuận lợi tối đa cho Doanh nghiệp, tổng thời gian cấp Đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu chỉ là 5 ngày, trong đó thời gian dành cho khâu cấp mã số thuế chỉ còn là 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chuyển sang từ Sở KHĐT, Cục thuế phải trả kết quả cấp mã số thuế cho người nộp thuế.
2.2.2.3. Kê khai – kế toán thuế qua mạng
Đây là chức năng theo dõi và xử lý tất cả hồ sơ khai thuế của NNT phát sinh hàng tháng nên có khối lượng công việc rất lớn, nếu thực hiện bằng công tác thủ công thì chắc chắn không thực hiện được. Chính vì vậy ngành Thuế đã xây dựng và triển khai 2 bộ ứng dụng Quản lý thuế (QLT) riêng cho cấp Cục và cấp Chi cục ngay từ khi thực hiện 2 Luật thuế GTGT và TNDN
năm 1999, đến nay vẫn tiếp tục hoàn thiện để xử lý tất cả các hồ sơ khai thuế cho hầu hết các sắc thuế.
Nhờ ứng dụng CNTT công tác quản lý kê khai thuế, đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế đã được hỗ trợ rất đắc lực, việc xác định NNT chưa nộp hồ sơ khai thuế, nộp chậm, sai số học đều được phát hiện nhanh chóng và chính xác từ đó giúp cơ quan thuế áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Tỷ lệ NNT nộp tờ khai đúng hạn, không có sai sót ngày càng tăng.
Hiện nay, Cục Thuế đã chính thức đưa ra Website để doanh nghiệp và cá nhân tiến hành dịch vụ kê khai thuế là: http://kekhaithue.gdt.gov.vn
Hình 3: Website tiến hành dịch vụ kê khai thuế qua mạng của Việt Nam
Trên website này, ngoài việc tiến hành kê khai thuế, người nộp thuế còn có thể nộp thuế qua mạng, tra cứu thông tin người nộp thuế, tra cứu thông tin loại thuế phải nộp, đã nộp, dịch vụ hỗ trợ tư vấn từ cơ quan thuế. Tất cả đều được tích hợp sao cho tiện lợi và dễ dàng nhất cho người nộp thuế.
Mở rộng việc kê khai thuế qua mạng là mục tiêu ngành thuế đặt ra trong chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành. Đánh giá của Tổng cục Thuế cho thấy, đến thời điểm này, 50 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc kê khai thuế qua mạng Internet với số doanh nghiệp tham gia là 202.956 đơn vị. Nhiều cục
Thuế cho biết, việc đẩy mạnh kê khai thuế qua mạng đã giảm tải chi phí về thời gian, nhân lực cho ngành thuế cũng như doanh nghiệp.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng lên tới 100.000 doanh nghiệp. (theo http://www.vietnamplus.vn)
Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện kê khai thuế qua mạng, tính đến đầu tháng 11/2013 là gần 84.000, chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 26% so với cuối năm 2012.
Hằng tháng, số doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thành công đạt trên 95%, số còn lại chưa khai thuế kịp thời thường nghẽn mạng hoặc lỗi cài đặt phần mềm của doanh nghiệp. (nguồn: http://www.cand.com.vn)
Bên cạnh đó, NNT có thể truy cập vào các website của Cục Thuế địa phương mình để có được thông tin cần thiết nhanh hơn và được hỗ trợ dễ dàng hơn.
ví dụ: http://hanoi.gdt.gov.vn là website của Cục Thuế Hà Nội:
Hình 4: Cổng thông tin của Cục Thuế Hà Nội
Để hỗ trợ NNT về việc kê khai đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, xử lý quyết toán thuế TNCN năm 2013 và một số yêu cầu nghiệp vụ phát sinh, Tổng cục Thuế đã hoàn thành
nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 3.2.0 và phần mềm QTTNCN phiên bản 3.1.0 cụ thể như sau:
- Nâng cấp các chức năng hỗ trợ kê khai tờ khai từng lần phát sinh/tháng/quý đối với các loại thuế GTGT, TNDN, TNCN, Tài nguyên… theo Thông tư 156;
- Bổ sung mới chức năng hỗ trợ kết xuất dữ liệu tờ khai quyết toán thuế TNCN ra file định dạng xml phục vụ gửi tờ khai qua mạng;
- Nâng cấp các chức năng hỗ trợ kê khai quyết toán thuế TNCN năm 2013 theo mẫu tại Thông tư 28/2011/TT-BTC và xử lý tính thuế theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC .
Theo đó, từ 22/1/2014, khi kê khai tờ khai thuế có áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều sẽ sử dụng mẫu biểu kê khai tại ứng dụng HTKK 3.2.0, phần mềm QTTNCN 3.1.0. (nguồn: http://www.taichinhdientu.vn)
Công tác kế toán thuế cũng đã được xử lý tự động bằng ứng dụng QLT, việc xác định số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nợ đọng, tổng hợp số thu, số nộp kho bạc, thống kê theo từng loại hình, đối tượng, mục thu được tính toán, theo dõi chi tiết trên ứng dụng đảm bảo nhanh chóng, chính xác và được chia sẻ cho các bộ phận Kiểm tra, Thanh tra, Tổng hợp dự toán khai thác phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành thu của Lãnh đạo.
2.2.2.4. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuế
Cục thuế đã ứng dụng phần mềm Quản lý hồ sơ (QHS), không chỉ theo dõi được tất cả hồ sơ đi, đến mà còn kiểm soát được việc luân chuyển, xử lý hồ sơ trong nội bộ cơ quan thuế từ đó thúc đẩy quá trình giải quyết hồ sơ, tình trạng để tồn đọng hồ sơ gần như không còn xảy ra, các kết quả đã được trả đúng hạn tại bộ phận Một cửa.
Ngoài ra, Cục thuế cũng đã thực hiện cấp phát và đào tạo miễn phí phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) cho tất cả doanh nghiệp trên địa bàn, giúp cho doanh nghiệp kê khai thuế được dễ ràng hơn, tránh được những sai sót không đáng có; Đưa vào ứng dụng phần mềm nhận tờ khai thuế (NTK) và sử dụng các thiết bị đọc mã vạch để nhận các tờ khai có mã vạch hai chiều do doanh nghiệp gửi đến, nhờ đó khâu tiếp nhận, kiểm tra sai số học, sai mẫu tờ khai, kê khai thiếu các chỉ tiêu, nhập tờ khai vào máy tính đã được xử lý tự
động hoàn toàn, giảm được rất nhiều thời gian, công sức cũng như nhân lực cho các công việc này.
2.2.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Đây là chức năng quan trọng, quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu của toàn ngành, vì vậy trong giai đoạn 2008-2010 đã được Tổng cục Thuế chú trọng đầu tư ứng dụng CNTT, tuy nhiên do mức độ phức tạp cũng như việc ban hành quy trình nghiệp vụ chậm đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các phần mềm ứng dụng cho chức năng này.
+ Giai đoạn 2005 - 2010 đã ứng dụng phần mềm Phân tích tình trạng thuế (QTT) nhằm hỗ trợ cán bộ thanh tra, kiểm tra khai thác, phân tích các thông tin kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, quyết toán thuế của NNT thông qua hàng trăm báo cáo đã được xây dựng sẵn trong ứng dụng.
+ Năm 2008 đã đưa vào ứng dụng 2 phần mềm khá hiện đại theo công nghệ Web quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu tập trung tại Cục thuế là Theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra (TTR) và Báo cáo Tài chính doanh nghiệp (BCTC).
Ứng dụng theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra đã hỗ trợ công tác lập kế hoạch thanh tra kiểm tra; Phân công trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra; Theo dõi kết quả thanh tra kiểm tra. Đặc biệt thông qua việc ứng dụng phần mềm TTR đã theo dõi tất cả các bước công việc của từng cuộc thanh tra kiểm tra từ khi có quyết định thành lập đoàn thanh tra, phân công thành viên, xây dựng lịch trình, áp dụng biện pháp thanh tra kiểm tra, gia hạn và xử lý kết quả từ đó cung cấp ngay được thông tin về tiến độ hoàn thành, báo cáo tổng hợp các cuộc thanh tra, kiểm tra của Cục thuế và 27 Chi cục Thuế.
Ứng dụng Báo cáo Tài chính doanh nghiệp quản lý và lưu trữ toàn bộ cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp do Cục thuế quản lý, đồng thời cung cấp rất nhiều báo cáo phân tích như: Phân tích dọc ngang, phân tích tỷ suất NNT, phân tích quy mô NNT, phân tích rủi ro vv..đã hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác kiểm tra quyết toán thuế, thanh tra thuế của Cục thuế. Trong giai đoạn 2009-2010 ứng dụng này sẽ tiếp tục được phát triển để lưu trữ cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp do Chi cục quản lý.
2.2.2.6. Công tác quản lý thu nợ thuế
Cũng là một chức năng quan trọng của ngành thuế, cần phải được tin học hoá ở mức độ cao đảm bảo theo dõi được số thuế nợ, tiền phạt chậm nộp của NNT cũng như các biện pháp mà cơ quan thuế đã áp dụng để đôn đốc thu nợ thuế.
Vì vậy, ngành Thuế đã đưa vào ứng dụng tại Văn phòng (VP) Cục từ tháng 4/2007 phần mềm Quản lý nợ (QTN) nhằm phục vụ công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế như phân công cán bộ theo dõi thu nợ, phân loại nợ, ghi nhận các biện pháp thu nợ, thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, ban hành quyết định phạt, tổng hợp, phân loại nợ... Đây cũng là ứng dụng chạy trên mạng theo mô hình 3 lớp - có cơ sở dữ liệu tập trung, các máy trạm tại VP Cục và Chi cục đều có thể kết nối truy cập từ xa thông qua giao diện Web để làm việc.
2.2.2.7. Công tác quản lý nội bộ ngành
Đều đã ứng dụng các phần mềm tin học hỗ trợ công tác quản lý, như: Chương trình quản lý cán bộ (QLCB), Chương trình Kế toán tài vụ (IMAS), Chương trình quản lý tài sản (QLTS), Chương trình quản lý thiết bị tin học (QLTB), Chương trình bảo mật thuế (BMT).
Ngoài việc triển khai ứng dụng các phần mềm tin học do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phát triển, Cục thuế cũng đã tự xây dựng một số phần mềm nhằm hỗ trợ giải quyết các công việc mang tính chất đặc thù của đơn vị, bao gồm các ứng dụng như:
+ Hỗ trợ đăng ký thuế ứng dụng trong giai đoạn 2005 - 2008: Nhằm mục đích theo dõi NNT đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế; Thông báo cơ quan thuế quản lý, thông báo Mục lục Ngân sách của NNT. Phần mềm này đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình vì hiện nay ứng dụng TINC đã hỗ trợ thông báo cơ quan thuế quản lý, thông báo Mục lục Ngân sách của NNT, mặt khác đã thực hiện 1 cửa liên thông trong công tác cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu cho doanh nghiệp nên không còn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mà chưa đăng ký thuế.
+ Quản lý tiền thuê đất: Nhằm phục vụ lưu trữ thông tin về hợp đồng thuê đất, tính tiền thuê đất, lập bộ, thông báo số tiền thuê đất phải nộp vv...
+ Theo dõi kết quả thi đua - khen thưởng: Nhằm phục vụ công tác theo dõi kết quả thi đua - khen thưởng hàng năm của ngành Thuế.
+ Kiểm tra trắc nghiệm: Nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra trình độ cán bộ thuế bằng hình thức thi trắc nghiệm, chấm điểm tự động trên máy vi tính. Phần mềm này đã được đưa vào ứng dụng trong năm 2008, đã tổ chức kiểm tra 1.024 lượt học viên tham gia trong các lớp tập huấn: 31 lớp tập huấn các ứng dụng ngành thuế cho 715 cán bộ, 2 lớp tập huấn ứng dụng QLCV cho 54 cán bộ, 11 lớp tập huấn ứng dụng TTR và BCTC cho 255 cán bộ.
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành thuế
Trong bất cứ lĩnh vực và ngành nghề nào, để đạt được thành công thì nguồn nhân lực là luôn một yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định, và tin học ngành thuế cũng không loại trừ điều đó.
Song song với việc trang bị máy tính, phần mềm và mạng Internet để phục vụ công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế cũng đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống cán bộ tham gia quản lý ngành thuế. Thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng sử dụng tin học, máy tính, đến nay các cán bộ trong cơ quan thuế đều có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng về sử dụng máy tính cũng như quản lý việc thu nộp thuế qua mạng.
Cục Thuế chú trọng công tác đào tạo tin học cho cán bộ thuế: từ năm 2008 trở về trước, Cục đều gửi cán bộ tham gia các lớp đào tạo tin học do Tổng cục Thuế mở mỗi khi triển khai ứng dụng mới; năm 2009, đào tạo tin học ứng dụng theo hướng chuyên sâu cho cán bộ thuế (bốn lớp tin học đào tạo cho 160 lãnh đạo cấp phòng và chi cục, 12 lớp tập huấn các ứng dụng nâng cao); năm 2010 tổ chức được 42 lớp tập huấn tin học ứng dụng cho 1.518 lượt cán bộ thuế, tập huấn ứng dụng kê khai thuế qua mạng cho hơn 8.000 lượt DN, quyết toán thuế TNCN cho hơn 10 nghìn lượt DN, phối hợp với Cục CNTT đào tạo ứng dụng cho 240 lượt cán bộ của Văn phòng cục và 11 chi cục trực thuộc.
Theo thống kê của Cục thuế Hà Nội, đến năm 2012 có khoảng 90% cán bộ thuế có thể sử dụng thành thạo cổng thông tin điện tử để quản lý công tác
thuế, 10% cán bộ nhân viên sử dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản về soạn thảo văn bản, bảng tính, xây dựng cơ sở dữ liệu cho NNT.
Bên cạnh việc đào tạo về kỹ năng cho cán bộ thuế, Tổng Cục Thuế còn có những biện pháp hỗ trợ công tác quản lý thuế bằng tin học được hiệu quả và thuận tiện, bao gồm:
- Xây dựng một cơ sở dữ liệu an toàn, chính xác giúp cho người sử dụng có thể khai thác sử dụng phục vụ cho công tác chuyên môn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của công tác quản lý thuế.
- Hệ thống các ứng dụng CNTT đã giúp cho cán bộ có thể trao đổi, khai thác