Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi trực tiếp hoặc được dán, cài chắc trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện thông tin cần thiết, chủ yếu về
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN 2
1.1 Các khái niệm 2
1.2 Vai trò của nhãn hàng hóa 3
1.3 Các yếu tố cần có của một nhãn hàng hóa thực phẩm 3
1.4 Các loại nhãn 3
1.5 Vật liệu làm nhãn 5
1.6 Kích thước và vị trí của nhãn trên bao bì 6
CHƯƠNG 2 7
THIẾT KẾ NHÃN 7
2.1 Quy định chung 7
2.2 Cách thiết kế nhãn 8
2.3 Phân tích cách thiết kế nhãn của một số sản phẩm 16
2.3.1 Sản phẩm sữa Fristi 16
2.3.1 Sản phẩm bia Heineken 18
Trang 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán Bao bì có thể
bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra thương mại…một cách thuận lợi
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi
trực tiếp hoặc được dán, cài chắc trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện thông tin cần thiết, chủ yếu về mặt hàng hóa đó
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện một hay nhiều màu sắc
Thương hiệu là danh tiếng, là uy tín, là niềm tin và sự ngưỡng mộ của khách hàng
đối với sản phẩm được gắn nhãn hiệu cụ thể Nói cách khác thì nó là một dấu hiệu đặc
biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức
Ví dụ về nhãn hàng hóa, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm nước uống đóng chai Aquafina
Hình 1.1 Nhãn hàng hóa sản phẩm nước uống đóng chai có nhãn hiệu Aquafina
của thương hiệu Pepsico
Trang 31.2 Vai trò của nhãn hàng hóa
Nhãn là cầu nối giữa sản phẩm với người tiêu dùng Qua nhãn người tiêu dùng nắm bắt cụ thể hơn về sản phẩm mình định mua Với nhà sản xuất thì thông qua nhãn họ
sẽ quảng bá được sản phẩm của họ Nhãn là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ hai của bao bì thực phẩm Mặc dù, sản phẩm thức phẩm có thể thu hút khách hàng qua kiểu dáng bao bì, tính thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển, tái đóng mở dễ dàng và vẫn đảm bảo chất lượng thực phẩm bên trong, nhưng những yếu tố này vẫn có thể làm cho sản phẩm không có giá trị thương phẩm nếu thiếu nhãn không đúng qui cách Nhãn chính là yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường
Nhãn của bao bì là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu của công ty sản xuất và các hhình ảnh, màu sắc minh họa cho thực phẩm và sự trình bày các chi tiết phải đúng quy định
1.3 Các yếu tố cần có của một nhãn hàng hóa thực phẩm
- Thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm họ định mua mà không cần phải nếm hay ngửi thử
- Có đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm: sản phẩm bao gồm những gì, thành phần chi tiết của từng chất chứa trong đó, trọng lượng sản phẩm Mọi quốc gia đều có những quy định riêng về nhãn bao bì, chính vì vậy khi sản xuất sản phẩm cho thị trường nào thì cần nắm rõ các quy định ở thị trường đó
- Trên nhãn luôn chú trọng ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng
- Trong một số trường hợp, trên nhãn còn phải ghi cụ thể điều kiện bảo quản đối với sản phẩm
1.4 Các loại nhãn
Có hai loại nhãn thông dụng:
- Nhãn trực tiếp: được in trực tiếp lên bao bì
- Nhãn gián tiếp: nhãn được sản xuất rời, sau đó mới dán lên bao bì
Trang 4a) b)
Hình 1.2 Sản phẩm bánh snack khoai tây O’Star và
sản phẩm sữa bột Ensure
Ngoài nhãn chính, một số sản phẩm còn có thêm nhãn phụ Nhãn phụ của bao bì thực phẩm là nơi ghi thương hiệu, không có hình ảnh và là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hàng hóa của bao bì thực phẩm, thường dùng nhãn ghi tiếng Việt Nam để giải thích nhãn hàng hóa các sản phẩm ngoại nhập Nhãn phụ có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước nhỏ hoặc được để rời với sản phẩm
Hình 1.3 Nhãn phụ trên sản phẩm sữa non Goodhealth phân phối chính thức bởi
Goodhealth Việt Nam
Trang 51.5 Vật liệu làm nhãn
Đối với nhãn trực tiếp: được in (sơn) trực tiếp lên bao bì
Đối với nhãn gián tiếp: nhãn thường được làm từ giấy, hoặc từ giấy được phủ kim loại, hoặc giấy tráng nhôm, từ vật liệu trùng hợp Tùy vào loại sản phẩm và giá trị của sản phẩm mà ta lựa chọn vật liệu làm nhãn cho thích hợp Đối với sản phẩm có giá trị cao thì nhãn cũng được làm từ vật liệu cao cấp hơn so với sản phẩm bình thường Nhờ nhãn hiệu
mà sản phẩm trở nên sang trọng hơn và cuốn hút người tiêu dùng hơn
Một số loại nhãn thông dụng
Bảng 1.1 Loại nhãn tương ứng với loại bao bì
Giấy tráng PE có độ dài bao quanh hộp, dán bằng nhiệt
Loại in trực tiếp lên lon
3 Chai bằng vật liệu trùng hợp Giấy dán bằng keo
Giấy tráng PE có độ dài bao quanh chai, dán bằng nhiệt
Trang 61.6 Kích thước và vị trí của nhãn trên bao bì
Nhãn phải được dán phù hợp với hình dáng của bao bì và tuân theo quy định ghi nhãn Nhãn có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên bao bì sao cho người tiêu dùng dễ nhận ra nhất Trước tiên nhà sản xuất cần xác định kích thước bao bì, từ đó mới tính ra kích thước cần thiết của nhãn, sau đó mới thiết kế nhãn và xác định vị trí của nhãn trên bao bì Quy cách về kích thước chữ và số ghi định lượng hàng hóa được quy định theo bảng sau:
Bảng 1.2 Quy cách, kích thước chữ và số trình bày định lượng hàng hóa được thiết kế
theo diện tích phần chính của nhãn (PDP)
Diện tích phần chính của nhãn (PDP) (cm 2 )
Chiều cao nhỏ nhất của chữ và số
Trang 7CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NHÃN 2.1 Quy định chung
Qui cách ghi nhãn hàng hoá thực phẩm đã được quy định tạm thời theo:
- Quyết định của Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng số 23/TDC-QĐ đã ký ban hành ngày 20/2/1995 Do tầm quan trọng của nhãn hàng hoá các loại hàng hoá cũng như thực phẩm đối với chất lượng và giá trị thương mại của sản phẩm, “Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu” đã được ban hành
theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30-8-199 của Thủ Tướng Chính Phủ
- Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15-8-2000 của Thủ Tướng Chính Phủ
- Hiện nay đã có nghị định số 89/2006.NĐ-CP ngày 30-8-2006 của Chính Phủ về
nhãn hàng hoá
Quy chế về nhãn hàng hoá do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành được áp dụng với:
- Đối tượng: gồm các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá
sản xuất tại Việt Nam, được tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu, hoặc đối với thương
nhân nhập khẩu hàng hoá để bán tại Việt Nam
- Phạm vi điều chỉnh: quy chế quy định việc ghi nhãn đối với hàng hoá, thực phẩm
được sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam hoặc để xuất khẩu, hoặc hàng hoá thực phẩm sản
xuất tại nước ngoài nhập khẩu tiêu thụ ở Việt Nam
Thực phẩm chế biến hay thực phẩm tươi sống, được bao gói sẵn để tiêu thụ trong
vòng 24 giờ thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của qui chế này Qui chế ghi nhãn hàng hoá , không “quy định” bắt buộc đối với hình ảnh với các phần nội dung, do đó việc trình bày hình ảnh màu sắc nhằm làm sáng tỏ bản chất, chất lượng sản phẩm, thu hút sự chú ý và ưa thích của người tiêu dùng và nội dung khuyến khích là sự sáng tạo hài hoà của nhà sản xuất, người nghiên cứu mẫu mã của bao bì Thương hiệu là tên của một tổ chức, dịch vụ, công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại
Nhãn hàng hoá thực phẩm phải ghi nội dung bắt buộc gồm mười nội dung được
ghi đúng qui cách về :
Trang 8không thể xác minh được
Các sản phẩm được sản xuất bởi cùng một công ty sẽ cùng mang một thương hiệu Nếu bên cạnh phía bên phải của thương hiệu có kí hiệu R (viết tắt của Registered) có nghĩa là thương hiệu đã đăng kí độc quyền về tên gọi và kiểu dáng Bất kỳ công ty nào khác không được cho phép bắt chước, dù là bắt chước tương tự Chữ ® thường dùng cho thương hiệu công ty Trường hợp ký hiệu TM (viết tắt của trading mark) thường dùng cho
sự đăng ký độc quyền tên sản phẩm theo quy cách của nước ngoài
2.2 Cách thiết kế nhãn
Khi chuẩn bị cho một nhãn cho sản phẩm Các chuyên gia thiết kế cần dựa vào sản phẩm, lứa tuổi sử dụng, dân tộc, các vùng đô thị khác nhau ,tìm hiểu các đặc trưng của thị trường mục tiêu mà thiết kế nhãn cho phù hợp
Đặc điểm chung của nhãn là có một biểu tượng đặc trưng, kèm theo đầy đủ các thông tin Sau đây là một số gợi ý về cách thiết kế nhãn:
- Khách hành chủ yếu là đối tượng nào?
Đối tượng khách hàng được chia theo nhiều loại: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vùng miền…
Trang 9a) b)
Hình 2.1 Hai sản phẩm sữa dành cho hai độ tuổi khác nhau
a) Sữa Milo dành cho trẻ em b) Sữa Anlene dành cho người trung niên từ 51 tuổi trở lên
- Luật lệ về nhãn của thị trường đó ra sao?
Tuỳ vào từng quốc gia mà chúng ta có từng qui định riêng về tên nhãn, kích thước nhãn, thông tin cần có trên nhãn
- Đã có ai đăng kí độc quyền tên loại sản phẩm của mình hay chưa?
Trước khi đặt tên cho sản phẩm chúng ta cần kiểm tra xem tên của sản phẩm đã được các công ty khác sử dụng hay chưa nếu như sản phẩm đã được đăng kí độc quyền
mà chúng ta vẫn sử dụng vậy chúng ta đã vi phạm vào luật bản quyền
- Những thông tin gì muốn đưa lên nhãn?
Những thông tin như tên sản phẩm, hình ảnh minh hoạ, thương hiệu…
- Những thông tin gì muốn gửi đến người sử dụng?
Những thông tin cần gửi đến khách hàng như cách sử dụng sản phẩm, hạn sử dụng, lợi ích mà sản phẩm đem lại,…
Sự lựa chọn về font chữ để trình bày các thông tin là một quyết định quan trọng và xứng đáng để suy nghĩ Không nên chọn một trong các font chữ chuẩn của Window như Times New Roman hoặc Arial, và cũng tránh sử dụng quá nhiều phông chữ như Papyrus hoặc Monotype Corsiva Tuy nhiên, đừng do dự khi thử dùng một cái gì đó mới và khác
Trang 10biệt đối với nhãn hiệu sản phẩm của chúng ta Điều quan trọng cần ghi nhớ là font chữ phải rõ ràng dễ đọc và tạo cảm xúc tốt cho người nhìn
Tất cả nhãn sản phẩm nên có thông tin liên hệ của công ty Điều này rõ ràng không phải là làm cho nhãn trở nên hấp dẫn hơn, mà là công cụ tiếp thị hiệu quả trong mỗi sản phẩm bán ra Thông tin giúp cho khách hàng dễ dàng nhớ tới công ty và tìm hiểu dễ dàng
về thông tin liên quan hay các sản phẩm khác của công ty đó Chúng ta cần thể hiện thông tin một cách đơn giản nhưng đầy đủ nhất, quan trọng là website và số điện thoại liên hệ, các chi nhánh và đại lý hay hệ thống phân phối
Hình 2.2 Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Vina Acecook
a) Mặt trước gói mì cho biết tên sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu, hình ảnh minh
họa sản phẩm mì ăn liền, chương trình khuyến mãi
b) Mặt sau gói mì cho biết các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách dùng,
thông tin liên hệ với công ty, hạn sử dụng,…
- Có loại màu nào muốn đưa lên nhãn ?
Để gây chú ý, ta cần phải sử dụng màu sắc tốt cho các thiết kế Màu sắc được chọn cho thiết kế nhãn cũng phụ thuộc vào một số yếu tố: màu sắc nhận diện thương hiệu; bao
bì sản phẩm; màu sắc sản phẩm Cần chắc chắn rằng những màu sắc được chọn cho nhãn không xung đột một cách tiêu cực để làm giảm bớt sự hấp dẫn của toàn bộ sản phẩm Các màu sắc nếu phối với nhau sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm trong mắt khách hàng tiềm năng
Trang 11Thiết kế nhãn cho sản phẩm phục vụ ăn uống, thì màu sắc trông phải thật ngon lành hấp dẫn Chính vì vậy việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự tưởng tượng từ phía người sử dụng, bởi tông màu này kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn, kích thích sự ngon miệng
Cần xây dựng biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm: ví dụ như trên nhãn sản phẩm bột ngọt Ajinomoto “chỉ có hiệu tô đỏ”, đó là biểu tượng màu sắc mà Ajinomoto xây dựng Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm Đó là vẻ đẹp không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của những thế hệ tiếp theo Từ đó nhà sản xuất như muốn nói chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời,
nó sẽ tồn tại với thời gian Tùy từng tiêu chí đưa ra của nhà sản xuất mà màu sắc trong sản phẩm có sự thay đổi Ta có thể bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu như trên: đó là biểu nhãn vàng của trà Lipton, màu đỏ của Coca Cola…
Hình 2.3 Các sản phẩm đã xây dựng biểu tượng màu sắc trong thiết kế nhãn
(Bột ngọt Ajimomoto, trà Lipton nhãn vàng, trà xanh O o )
Trang 12Xây dựng biểu tượng màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho mỗi một sản phẩm Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi rất nhiều yếu tố tác động Cùng với thời gian, sản phẩm phải được người tiêu dùng chấp nhận, nên khi chọn màu biểu tượng đòi hỏi người thiết kế phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt của người tiêu dùng
Ngoài ra, cần chú ý đến màu sắc bao bì, nhãn mác trong lễ hội: ví dụ lễ Tết luôn là những ngày được con người coi trọng bởi nó gắn liền với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của mỗi dân tộc Đây là những dịp tốt nhất để các nhà sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình cho người tiêu dùng Vì vậy bao bì, nhãn mác phục vụ cho lễ tết của sản phẩm có sự thay đổi Trong không khí tưng bừng của lễ hội, đèn hoa rực rỡ sự góp mặt của những màu sắc rực rỡ của những sản phẩm tiêu dùng luôn thu hút được người tiêu dùng Tìm hiểu được đặc trưng văn hoá truyền thống của từng dân tộc để đưa ra những màu sắc thích hợp trong ngày lễ tết đòi hỏi người thiết kế sự hiểu biết sâu sắc về màu sắc và tâm lý người tiêu dùng
Ở Việt Nam trong ngày tết cổ truyền thì màu đỏ là gam màu chủ đạo được mọi người ưa thích bởi màu đỏ là màu của vui vẻ, đầm ấm, may mắn, hạnh phúc… Bên cạnh cành đào truyền thống là cành mai với sắc vàng rực rỡ sẽ đem lại cho con người nhiều tài lộc thịnh vượng Vì vậy sản phẩm phải mang màu sắc sinh động, tươi vui Các màu đỏ, vàng được sử dụng một cách rộng rãi
Hình 2.4 Sản phẩm bánh trung thu của Bibica và lạp xưởng Mai Quế Lộ
Trang 13- Hình ảnh nào muốn đưa lên nhãn?
Hình ảnh có thể cho khách hàng biết được hình dạng, đặc điểm của thực phẩm bên trong, đặc biệt là đối với các sản phẩm đồ hộp
Hình 2.5 Sản phẩm Mít nước đường và Đu đủ sấy dẻo
Với nghệ thuật nhiếp ảnh và sự phong phú về hình minh họa ngày nay, ta có thể hài lòng về các yếu tố hỗ trợ cho nhãn hiệu sản phẩm Một hình ảnh thực sự có thể có giá trị hơn 1.000 từ trên nhãn hiệu sản phẩm và có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải nhanh thông điệp và thu hút mạnh mẽ mọi ánh nhìn
Ngoài ta, nhãn hiệu trên nhãn hàng hóa cần được đọc dễ dàng trong nháy mắt Khách hàng nói rằng họ chỉ có vài ba giây để xem lướt qua các sản phẩm khi đi mua sắm
và thời gian chỉ đủ để đọc một số từ Do đó, các từ thể hiện trên nhãn hiệu sản phẩm phải thật cô đọng và được thiết kế dễ đọc Nhãn cần phải có logo và tên công ty, tên sản phẩm, slogan hay vài từ mô tả thật chính xác sản phẩm Với những từ quan trọng nên dùng cỡ chữ hơi lớn để có thể đọc được trong khoảng cách vài bước chân
Một sản phẩm có thể có nhiều đặc điểm, thành phần hoặc tính năng cần thể hiện trên nhãn và điều quan trọng là phát huy được các yếu tố thống nhất với nhau và phù hợp với sản phẩm Cho dù có nhiều sản phẩm với đủ các mùi vị, chức năng hay đặc tính khác nhau, nhưng khi nhìn vào thì ngay lập tức sẽ nhận diện được thương hiệu Như vậy, thiết
kế nhãn hiệu cần tạo ra sự nhất quán và dấu hiệu nhận diện cho các dòng sản phẩm của cùng một công ty hoặc một thương hiệu