ĐỊNH NGHĨA Monitoring sản khoa hay EFM nói đến sự ghi lại đồng thời nhịp tim thai và hoạt động của tử cung.. CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI TIM THAI Các tình trạng trong chuyển dạ - Chuyển dạ k
Trang 1MONITORING SẢN KHOA
Bs Nguyễn Trọng Lưu
Trang 2MỤC LỤC
I VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ
II ĐỊNH NGHĨA
III CẤU TẠO MONITOR SẢN KHOA
IV CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
V CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI TIM THAI
VI CÁC HÌNH THỨC GHI CTG
VII CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
VIII GHI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ TỬ CUNG
IX GIÁ TRỊ CỦA CTG
X ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Kết luận
Trang 3SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
- 1958, Edward Hon (Mỹ), được gọi là “cha đẻ” của EFM đã báo cáo ECG thai ghi từ thành bụng mẹ
- Caldeyro-Barcia (Uruguay) và Hammacher (Đức)
đã mô tả nhiều kiểu nhịp tim thai khác nhau có liên quan đến suy thai
Trang 4SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
- Thuật ngữ vẫn chưa thống nhất
- Châu Âu: Electronic FHR Monitoring =
Cardiotocography (CTG); chạy giấy 1 cm/ phút
- Mỹ: EFM = Cardiotocography (CTG); chạy giấy 3 cm/ phút
- Cuối 1960 CTG điện tử xuất hiện
- Giữa 1970 CTG được sử dụng rộng rãi ở Mỹ
- Ngày này, hầu hết phụ nữ được sử dụng CTG trong chuyển dạ ở Mỹ
Trang 5ĐỊNH NGHĨA
Monitoring sản khoa hay EFM nói đến sự ghi lại
đồng thời nhịp tim thai và hoạt động của tử cung Đường biểu diễn thu được được gọi là
Cardiotocogram (CTG)
Đánh giá môt CTG phải là một đánh giá có tính chất hệ thống và toàn diện
Trang 7CẤU TẠO MONITOR SẢN KHOA
Bao gồm 2 phần:
-Thân máy
-Thiết bị ngoại vi: đầu dò
tim thai, đầu dò cơn co tử
Trang 8CẤU TẠO MONITOR SẢN KHOA
Thân máy là bộ phận tiếp
nhận và xử lý tín hiệu
từ các đầu ghi
Máy in hay màn hình
Trang 9CẤU TẠO MONITOR SẢN KHOA
- Đầu dò cơn co tử cung:
một màng cảm biến thu
nhận sự thay đổi về áp
lực
- Đầu dò tim thai: nguồn
phát và thu sóng siêu âm
sử dụng hiệu ứng
Doppler
Trang 10CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
- Hệ thần kinh thực vật
- Hệ thần kinh trung ương
- Các phản xạ
- Cơ chế thể dịch
Trang 11CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
1 Hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh tự động : S :
S´ :
Trang 12CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
2 Hệ thần kinh TW:
- Hành não: (TTUCT) thông qua
dây X đến nút xoang và nút A-V
Xung TK X tăng -> giảm nhịp tim
Xung TK X giảm -> tăng nhịp tim
- Võ não: cảm xúc, thông qua
TTUCT/HN
- Vùng dưới đồi: Cảm xúc
Nhiệt độ
Trang 13CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
3 Phản xạ:
- Cảm thụ quan nằm trong quai động
mạch chủ xoang ĐM cảnh
- Hoá cảm thụ quan : [O2] cấp S´ NTT
Trang 14CÁC YẾU TỐ ĐIỀU HÒA TIM THAI
4 Cơ chế thể dịch:
- Hormon : Tuyến giáp, Tuyến
thượng thận-> Tăng NT
- Khí trong máu: giảm O2,
tăng CO2, giảm pH/ máu ->
tăng nhịp tim
- Nhiệt độ tăng -> tăng nhịp
tim
Trang 15CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI TIM THAI
Các tình trạng của mẹ trước sinh
Trang 16CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI TIM THAI
Các tình trạng của thai trước sinh
Trang 17CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI TIM THAI
Các tình trạng trong chuyển dạ
- Chuyển dạ kéo dài
- Mất máu
- Nước ối nhuộm phân su
- Khởi phát chuyển dạ hoặc tăng cơn co trong chuyển
dạ
- Nhịp tim thai bất thường khi bắt đầu có chuyển dạ
- Ngôi mông
- Nhiễm trùng
Trang 20CÁC HÌNH THỨC GHI CTG
GHI NGOÀI
- Tư thế Fowler đầu cao 45 độ
- Nghiêng 15 độ sang trái
Trang 21CÁC HÌNH THỨC GHI CTG
GHI NGOÀI
- Bộ phận ghi Cơn co tử cung
- Bộ phận ghi tim thai
Trang 22HIỂN THỊ TRÊN BĂNG GHI
Trang 23HIỂN THỊ TRÊN BĂNG GHI
Theo NICHD, 1997 (Mỹ, National of Institute of Child Health and Human Development) Các chuyên gia
đã đưa ra chuẩn của giấy ghi là:
‐ Tốc độ 3 cm/ phút
‐ Trục dọc thang đo 30-240 nhịp/ phút, mổi cm là
30 nhịp
Trang 24Danh pháp Amsterdam 1972:
Nhịp tim thai căn bản nhanh Tachycardia
Nhịp tim thai căn bản chậm Bradycardia
Dao động nội tại kém
Biểu đồ hình sin/ giả hình sin Sinusoidal
Nhịp giảm bất định Variable Deceleration
Trang 25Nhịp giảm muộn Late deceleration
Nhịp giảm bất định Variable deceleration Nhịp giảm kéo dài Prolonged deceleration Biểu đồ hình sin Sinusoidal pattern
Trang 26CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
NHỊP TIM THAI CĂN BẢN
Trang 27CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
Trang 28CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
Trang 29ối, bào thai
(2)thuốc như atropine hay các
- Đo nhiệt độ mẹ, nếu có nhiễm trùng thì điều trị
- Đo ph máu thai nhi
Trang 30CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
Các dao động nội tại của nhịp tim thai:
- - Biên độ dao động: khoảng cách giữa tần số tối đa và tần số tối thiểu, trung bình biên độ 6-25 nhịp/ phút
- DĐNT giảm khi biên độ DĐ ≤5 nhịp/ phút
- DĐNT giảm 3 – 5 nhịp/p ( DĐNT tối thiểu)
- tim thai phẳng <3 nhịp/ p ( Không có dao động nội tại )
Nguyên nhân:
1.Thai ngủ: DĐNT giảm nhưng không được lầm với không đáp
ứng, không kéo >30p, sau đó TT trở về bình thường
2 Mẹ dùng thuốc: pethidin, an thần nhưng chỉ khoảng 30-40p
3 Tuổi thai < 32 tuần
4 Thiếu oxy nặng
Xử trí: tìm nguyên nhân để loại trừ ( dùng pethidin) nếu không có thì phải nghỉ đến thai thiếu oxy
Trang 31CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
DĐNT và tim thai cơ bản dự báo một cách tin cậy không có toan chuyển hóa tại thời điểm khảo sát
DĐNT bình thường chứng tỏ chức năng hệ TK còn đầy đủ, ngay
cả khi có một nhịp tim thai bất thường nghi đến thiếu oxy thì kết quả thường tốt
Trong trường hợp thiếu oxy não mản tính có thể chỉ xuất hiện đơn độc của DĐNT tối thiểu hay không có DĐNT.Tuy nhiên điều
ngược thì không chắc
- DĐNT tăng khi biên độ > 25 nhịp/ phút =>nhịp tim thai dao động
Ý nghĩa của DĐNT tăng cao không được biết rõ có thể do thiếu oxy thoáng qua kích thích hệ phó giao cảm
Trang 32Ta thấy biểu đồ dù phẳng nhưng vẫn
còn các biến đổi nhịp theo nhịp
Đây là một trường
hợp giảm dao động nội tại do dùng
MgSO4
Trang 33CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT TIM THAI HÌNH SIN
THẬT (Theo Modanlou và Freeman, 1982)
1. Nhịp tim thai căn bản ổn định 120-160 nhịp/ phút với dao
động đều đặn
2. Biên độ 5-15 nhịp/ phút, hiếm khi cao hơn
3. Tần số DĐNT dài hạn 2-5 chu kỳ phút
4. DĐNT ngắn hạn dẹt hoặc cố định
5. Dao động của sóng sin nằm trên hoặc dưới đường căn bản
6. Không có đoạn nào khác cho thấy có nhịp tăng
7. Tồn tại ≥20 phút
Phân biệt với biểu đồ giả hình sin, chỉ thỏa một phần các đặc
điểm trên
Trang 34CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ NHỊP TIM THAI HÌNH SIN VÀ
NHỊP TIM THAI GIỐNG HÌNH SIN
Nhịp hình sin
Thai thiếu máu
Thai bị nhiễm toan
Mấp máy miệng đều đặn
Nhịp tăng xuất hiện đều đặn
Nhịp giảm biến đổi xuất hiện đều đặn
Xử trí: - đo ph máu thai nhi
-Nếu kéo dài hay kèm một nhịp tim thai bất thường khác thì nên lấy thia ra ngay
Trang 35Tăng dao động nội tại là một tình huống thường gặp trên lâm sàng
Dạng giả hình sin thể hiện một sự gia tăng của cả biến đổi nhịp theo nhịp lẫn dao động nội tại ngắn hạn và dài hạn, thường được quan sát thấy trong 25% các chuyển
dạ bình thường.
Trang 361. Không có dao động nội tại
2. Dao động nội tại <= 5 nhịp/ phút
Trang 373. Dao động nội tại 6-25 nhịp/ phút
4. Dao động nội tại > 25 nhịp/ phút
5. Kiểu hình sin (NICHD, 1997)
Trang 38A. Không có dao động nội tại dài hạn ở thai 31
tuần, mẹ bị Ketoacidosis (pH 7.09)
B. Hồi phục sau khi điều trị
Trang 39CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
Nhịp tăng Một sự gia tăng tần số nhịp tim thai lên hơn 15 nhịp và kéo dài hơn
15 giây
Thường là sau CĐT, Cơn co TC, KT đầu thai khi thăm âm đạo,
chèn ép dây rốn
Trang 40Nhịp tăng ( acceleration)
Biến động nhất thời của giá trị thức thời của tim thai:
- biến động tăng đột ngột so với TTCB
Ở thai < 32 tuần tăng >10 nhịp kéo dài >10 s nhưng không quá 2 phút
Ở thai >32 tuần tăng >15 nhịp kéo dài >15s nhưng không quá 2 phút
- Nhịp tăng kéo dài trên 2 phút và < 10 phút gọi là nhịp tăng kéo dài Nếu kéo dài >10 phút thì không gọi là nhịp tăng mà được gọi là thay đổi trị số TTCB
Trang 41CÁC KIỂU NHỊP TIM THAI
Bất luận có liên hệ với cơn co: nhịp giảm bất định
Trang 42Giảm kéo dài , bất chấp kiểu và liên hệ với cơn co:
Nhịp giảm kéo dài Các tính chất nhịp giảm có thể có giá trị dự báo tình trạng thai
Trang 43NHỊP GIẢM SỚM
Khởi đầu và kết thúc cùng lúc với cơn co
Cực tiểu (điểm Nadir) trùng với cực đại của
cơn co, tức chênh lệch về thời gian không quá
15 giây
Nguyên nhân
- Nhịp giảm sớm có liên hệ với phản xạ dây X,
xảy ra khi đầu thai bị chèn ép và vì thế thường
xuất hiện muộn trong chuyển dạ
Nhịp giảm sớm không đe dọa thai nếu biên độ
của nó không quá sâu (<30 nhịp/ phút)
Xử trí:
- Thay đổi tư thế sản phụ
Trang 44NHỊP GIẢM SỚM
Trang 45NHỊP GIẢM MUỘN
Nhịp giảm muộn được đặc trưng bằng Nadir lệch
> 30 giây ( 15 giây )so với đỉnh cơn co tử cung
và phục hồi chậm > 30 giây ( 15 giây ) sau
khi cơn co kết thúc
Nguyên nhân giảm sự trao đổi tử cung-nhau:
1 Giảm máu từ mẹ sang con
- Nhau bong non, Mẹ tụt HA, TC gò quá mức
2 Bịnh lý gây anh hưởng chức năng bánh nhau
Mẹ tiểu đường- THA do thai – Bịnh thận
3 Bịnh lý ở thai
Thai chậm tăng trưởng- Non tháng- Bất đồng
nhóm máu – Truyền máu thai – thai
Trang 46NHỊP GIẢM MUỘN
Xử trí: làm tăng cung cấp oxy từ mẹ sang con
1. Thay đổi tư thế mẹ
2. Truyền dịch ( lactate)
3. Thở oxy qua mask
4. Ngưng truyền oxytocine
5. Đo ph máu thai nhi
6. Chuẩn bị lấy thai ra Đặc biệt nếu có kèm giảm DĐNT hay
nhịp TTCB tăng hay giảm giữa 2 nhịp giảm muộn
Trang 47NHỊP GIẢM MUỘN
Nhịp giảm muộn do nhau bong non; pH động mạch rốn
7.05 và pO2 11 mmHg
Trang 48NHỊP GIẢM BẤT ĐỊNH
Các đặc điểm của nhịp giảm bất định
Bao gồm: giảm đột ngột, khởi phát thường
thay đổi liên tiếp với cơn co Nhịp giảm ≥
15 nhịp/ phút kéo dài hơn 15 giây., thời
gian kéo dài < 2 phút
Nguyên nhân: liên quan đến dây rốn
5 Thở oxy qua mask
6 Nếu vẫn còn phải lấy thai ra
Trang 49NHỊP GIẢM BẤT ĐỊNH
Trang 50NHỊP GIẢM BẤT ĐỊNH
Trang 51NHỊP GIẢM KÉO DÀI
Nhịp giảm kéo dài khi nhịp giảm kéo dài trên 2 phút và dưới 10phút
Trang 52
NHỊP GIẢM KÉO DÀI
Nguyên nhân:
1 Tắc nghẽn hoàn toàn dây rốn ( ví dụ : sa dây rốn )
2 Mẹ tụt HA ( như trong gây tê ngoài màng cứng )
3 Tử cung tăng trương lực
4 Cũng có thể thấy sau bấm ối, có thể do thay đổi áp lực trên đầu thai
Xử trí:
1 Thay đổi tư thế sản phụ
2 Truyền dịch ( lactate)
3 Thở oxy qua mask
4 Khám âm đạo để loại trừ SDR
5 Đo HA mẹ, đặc biệt là trong gây tê ngoài màng cứng
6 Chuẩn bị lấy thai ra
Trang 53GHI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ TỬ CUNG
Việc đánh giá cơn co tử cung trong CTG luôn luôn phải thực hiện đồng thời với việc ghi tim thai
Đánh giá cơn co tử cung bao gồm:
Trang 54GHI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ TỬ CUNG
Tần số: số lần cơ TC
co trong 10 phút
Trang 55GHI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ TỬ CUNG
Tương quan co-nghỉ:
thể hiện hoạt độ của tử
cung
Trang 56GHI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ TỬ CUNG
Trương lực cơ bản: áp lực
trong buồng tử cung ngoài
cơn co được duy trì bằng
sức căng của cơ tử cung ở
trạng thái nghỉ
Cường độ (mmHg): đỉnh cơn
co
Biên độ = cường độ - TLCB
Trang 57GIÁ TRỊ CỦA CTG
- Độ nhạy cao (95%), khi nói rằng thai nhi không bị đe dọa có nghĩa là thai nhi không bị đe dọa với độ chính xác là 95%
- Độ đặc hiệu thấp (50%), khi nói rằng thai nhi hiện tại đang
có vấn đề về sức khỏe có nghĩa là 50% các trường hợp đó
là thực sự có vấn đề bệnh lý CTG không thể được xem là yếu tố duy nhất quyết định chẩn đoán suy thai hay toan
Trang 58Khi nào thực hiện kiểm tra tim thai ( EFM)
CTG dùng theo dõi các trường hợp bịnh lý
- Đối tượng nguy cơ cao
- Thai nhi đang có vấn đề nghi ngờ Tuy nhiên cần lưu ý độ đặc hiệu thấp của CTG
Trang 59ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Trước khi thực hiện ghi CTG, cần phải kiểm tra các điều kiện:
Kiểm tra xem thời gian có được cập nhật không;
để bảo đảm giá trị về mặt pháp lý, băng ghi CTG phải có một khoảng trống trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc, trên khoảng trống này có thể hiện
ngày giờ
Định tốc độ ghi băng CTG và mang các thông tin
cá nhân của sản phụ gồm tên, tuổi và số nhập
viện
Trang 61Xếp loại băng ghi CTG
- 1970: mô tả biến động EFM và ý nghĩa
Trang 62ACOG 2009 Biểu đồ loại I
- Đặc điểm
- TTCB 110 – 160 nhịp/p
- DĐNT bình thường
- Không nhịp giảm muộn hay bất định
- Có hay không có nhịp giảm sớm
- Có hay không có nhịp tăng
Biểu đồ loại I dự báo mạnh 1 tình trạng kiềm – toan thai nhi bình thường ở thời điểm quan sát
Không cần bất cứ can thiệp nào
Trang 63Biểu đồ loại III
Trang 64Xử trí: Cần xem xét nguyên nhân có thể dẫn tới, và
Trang 65Biểu đồ loại II
- Gồm các biểu đồ không xếp vào loại I và III
- Biểu đồ loại II
- chưa đủ dự báo tình trạng kiềm – toan bất thường
- Có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại, dữ kiện không rõ
để xếp vào loại I hay III
Cần được đánh giá cũng như theo dõi liên tục, và kết hợp với bối cảnh lâm sàng Trong 1 số trường hợp cần thực hiện thêm:
- Test bảo đảm thai đang an toàn
- Biện pháp hồi sức thai
Trang 67Nhịp tăng:
- Không có nhịp tăng sau kích thích thai
Nhịp giảm
- Nhịp giảm bất định lập lại kèm theo DĐNT tối thiểu
- Nhịp giảm kéo dài
- Nhịp giảm muộn lập lại với DĐNT bình thường
- Nhịp giảm bất định với các đặc điểm khác
Trang 68KẾT LUẬN
Phân tích một biểu đồ CTG theo đúng trình
tự và đầy đủ, đặt trong một bối cảnh lâm sàng cụ thể là chìa khóa để lý giải một
cách đúng đắn vấn đề lượng giá sức
khỏe thai nhi ngoài và trong chuyển dạ
Trang 69TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Williams Obstetric 2005, Chương 4, mục 18
2. H Michael Runge, Modul 14, Fetal Monitoring I, II
3. Obstetrics Normal and Problem Pregnancies, Churchill
Livingstone, 5th EDIT., Chương 15, tr 364-392
4. Practice Guidelines, ACOG 2000
Trang 70CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP