1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bến Tre

32 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 176,29 KB

Nội dung

Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáocủa cả hệ thống chính trị, Ban Bí th ư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số09-CT/TW ngày 06 tháng 3 năm 2002, về m

Trang 1

tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân n ào" Quyền

khiếu nại, tố cáo của công dân đ ược pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết

để công dân thực hiện tốt quyền l àm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quannhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đóphát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Giải quyết khiếu nại, tố cáo l à nghĩa vụ, trách nhiệm của các c ơ quan nhànước Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định t ình hình chính trị

xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển Từ tr ước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặcbiệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân v à đã banhành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luậ t quy định về vấn đề này, trong

đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991; Luật Khiếu nại - tốcáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - tố cáonăm 2004 và năm 2005; Pháp l ệnh Thủ tục giải quyết các vụ án h ành chính năm

1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006) Như vậy, với việc ban hành cácvăn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuậnlợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; l àm cơ sở cho các cơ quan nhànước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai l à một hiện tượng xảy ra phổ biếntrong xã hội Đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr ường, cơ chếchính sách về đất đai ngày càng mở rộng hơn, nhất là sự phát triển của thịtrường bất động sản làm cho đất đai ngày càng có giá trị cao Bên cạnh đó, trongquá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yêu cầu về đất để xây dựngnhững công trình, dự án lớn… ngày càng nhiều vì thế tranh chấp đất đai phátsinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp vềmặt nội dung

Trang 2

Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáotrên lĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết đ ược một khốilượng lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự

xã hội Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai hiện nayvẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội Đây là một vấn đề nhức nhối đang đ ược Đảng và Nhànước, xã hội rất quan tâm Đặc biệt l à trong thời gian gần đây, tình hình khiếunại đông người, vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng, diễn biếnphức tạp, trong đó có nhiều vụ khiếu nại liên quan đến việc triển khai thực hiện

dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp Các đo àn khiếu nại với đôngngười tham gia tập trung chủ yếu ở một số địa ph ương như: Hà Nội, Hà Tây,Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ho à Bình,

TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh…, một số đo àncăng khẩu hiệu, biểu ngữ, ở lại nhiều ng ày tập trung trước trụ sở các cơ quanTrung ương, đi diễu hành trên đường phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minhhoặc tập trung trước nhà riêng các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưađơn, yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tiếp, trong đó có một số đo àn có thái độ rấtgay gắt, quyết liệt, mặc dù cán bộ tiếp dân hướng dẫn, giải thích nhưng công dânkhông nghe

Nhiệm vụ cấp bách trước mắt đối với công tác giải qu yết khiếu nại, tố cáotrong lĩnh vực đất đai là phải làm gì và làm bằng cách nào để nâng cao hiệu quảgiải quyết, đáp ứng tình hình hiện nay, Bến Tre là một trong những Tỉnh nêutrên Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng tình hình để đưa ra giải pháp nâng caohiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai l à công việc hết sức

cần thiết Đây là lý do tôi chọn thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của c ơ quan hành chính Nhà nư ớc trên địa bàn tỉnh Bến Tre” làm đề án cuối khoá học.

Đề án có phạm vi rộng, nhiều vấn đề phức tạp, lý luận để giải đáp thực tếcòn khó khăn, vướng mắc; vì vậy chắc chắn đề án sẽ còn nhiều thiếu sót, rấtmong qúi thầy cô giúp đỡ chỉ dẫn Xin chân thành cám ơn!

Trang 3

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ ÁN

I QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiếnpháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền v à lợi ích của mình khi bịxâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ x ã hội chủ nghĩa Khiếu nại, tố cáo làmột kênh thông tin khách quan ph ản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nh ànước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức Do đó, côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai tr ò quan trọng trong quản lýnhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nh à nước và nhân dân.Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng v à Nhà nước kiểm tra tính đúngđắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do m ình ban hành, từ đó có

cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lýNhà nước Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân l à một vấn đề đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm Để việc khiếu nại, tố cáo v à giảiquyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng c ườngpháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nh à nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc h ơn tronggiải quyết khiếu nại, tố cáo, Nh à nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáonăm 1998 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005

Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáocủa cả hệ thống chính trị, Ban Bí th ư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số09-CT/TW ngày 06 tháng 3 năm 2002, về một số vấn đề cấp bách cần thực hiệntrong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay; đ ã nhấn mạnh đến trách nhiệmcủa Lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo Chỉ thị yêu cầu: “Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phảiđặc biệt quan tâm đến việc tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại, tốcáo của công dân, Thường vụ cấp ủy, trước hết là đồng chí Bí thư phải trựctiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Các đồng chí lãnhđạo chủ chốt của cấp ủy v à chính quyền địa phương cần phân công nhau bố trílịch tiếp dân theo quy định của pháp luật, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra,

Trang 4

đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, trựctiếp chỉ đạo những vụ việc phức tạp ” Những nội dung n ày thể hiện rõ và rất

cụ thể các quan điểm của đảng v à Nhà nước ta trong việc xác định: tiếp dân, giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân l à trách nhiệm, nghĩa vụ thường xuyên củangười lãnh đạo, quản lý

Quan điểm, chủ trương của đảng còn được thể hiện tại Thông báo kết luận

số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 c ủa Bộ Chính trị “về tình hình, kếtquả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay v à giải pháp trong thờigian tới” Tại thông báo này, Bộ Chính trị đã phân tích tình hình khiếu nại, tốcáo, nguyên nhân phát sinh khi ếu nại, tố cáo và tiếp tục khẳng định vai tr ò củacấp uỷ đảng mà trực tiếp là đồng chí Bí thư phải lãnh đạo công tác này, phâncông cho các đồng chí trong Ban thường vụ cấp uỷ theo dõi, chỉ đạo công táckhiếu nại, tố cáo Bên cạnh đó, Thông báo này cũng đã đưa ra 09 nhiệm vụ vàgiải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa v à giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Bến Tre đ ã xây dựngChương trình hành động nhằm cụ thể hoá các chủ tr ương, nhiệm vụ và giải pháptheo Thông báo trên, tạo sự thống nhất cao về nhận thức trách nhiệm v à hànhđộng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức, đo àn thể chính trị - xã hộitrên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới nângcao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cá o củacác ngành, các cấp; tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp uỷ đảngtrong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, r õ rệttrong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; chủ động xử lý cáctrường hợp khiếu kiện đông ng ười, phức tạp, không để xảy ra t ình trạng khiếukiện đông người, vượt cấp lên Trung ương

II CHÍNH SÁCH PHÁP LU ẬT CỦA NHÀ NƯỚC

Nhằm thể chế hoá quan điểm, đ ường lối của Đảng về giải quyết khiếu nại,

tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực n ày, cụthể: Pháp lệnh xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại,

tố cáo năm 1991; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số

Trang 5

điều của Luật khiếu nại, tố cáo 1998 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật khiếu nại, tố cáo ng ày 15/6/2004 năm 2005.

Qua các lần ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu n ại, tố cáo thể hiệncông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn đ ược đổi mới để phù hợp với sự pháttriển của xã hội và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ng àycàng được Nhà nước ta đề cao

Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được Nhà nước ta

đề cập ở một số văn bản pháp luật khác nh ư: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định

số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 c ủa Chính Phủ, quy định v àhướng dẫn một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo v à các Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 36/2004/CT -TTg ngày 27tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chấn chỉnh v à tăng cườngtrách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nư ớc trong giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; Nghị định số 1 97/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004của Chính Phủ, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2004 c ủa Chính Phủ, vềthi hành Luật Đất đai; Pháp lệnh số 29/2006/PL -UBTVQH11 ngày 04 tháng 5năm 2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, về sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án h ành chính; Nghị định số 84/2007/NĐ-CPngày 25 tháng 5 năm 2007 c ủa Chính Phủ, quy định bổ sung về việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; tr ình

tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai v à riêng Tỉnh Bến tre Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 815/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2001, phê duyệt phương

án 614 ngày 6/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, về việc giải quyếtkhiếu nại, tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre

Trên cơ sở các quy định của pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban h ành

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã kịp thời cụ thể hoá bằng các văn bản pháp quyphù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nângcao chất lượng, hiệu quả trong tiếp dân v à giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địaphương Cụ thể: Chỉ thị 06-CT/TU ngày 03 tháng 9 năm 1997 c ủa Tỉnh uỷ Bến

Trang 6

Tre; Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 02 tháng 7 năm 2002 c ủa Ban thường vụ Tỉnh

uỷ Bến Tre, về lãnh đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Thông báokết luận số 520-TB/TU ngày 31 tháng 3 năm 2008 c ủa Ban Thường vụ Tỉnh uỷBến Tre, về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số21/2006/CT-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2006 c ủa Uỷ ban nhân dân tỉnh BếnTre, về tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân x ã, phường, thị trấn trongviệc hòa giải tranh chấp đất đai và Kế hoạch số 992/KH-UB ngày 05 tháng 6năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre, về triển khai phương án 614 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre

III SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đ ất đaitrên địa bàn tỉnh Bến Tre có xu hướng phát sinh nhiều, nội dung khiếu nại, tốcáo gay gắt và diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu v ào các vấn đề về tranhchấp đất đai, khiếu nại yêu cầu trả lại đất cũ đã đưa vào tập đoàn sản xuất, giảitỏa, bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công tr ình,

dự án… Ngoài việc công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều lần, gửi nhiều n ơi,gửi đơn vượt cấp thì số lượng người tập hợp lại thành đoàn đông người đến các

cơ quan của huyện, tỉnh và trung ương để khiếu nại khá nhiều Có đo àn đã dùngbăng ron, khẩu hiệu đi diễn hành trên đường phố nội ô Thị xã và ở lại nhiềungày tại Trụ sở tiếp dân của tỉnh v à Trung ương để đòi yêu sách, gây áp lực đốivới Nhà nước Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay, nhất là những năm

1998 đến 2000, tình hình khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai diễn ratương đối phức tạp gây mất ổn định cho t ình hình an ninh trật tự của địa phươngcũng như các cơ quan trung ương có tr ụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và HàNội

Trước tình hình trên, để đánh giá đúng thực trạng t ình hình khiếu nại, tốcáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề ra các giải pháp nâng cao hiệuquả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai l à

nhiệm vụ cấp bách và hết sức cần thiết Vì thế, khi thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của c ơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm nghiên cứu đề xuất một số

Trang 7

giải pháp góp phần tháo gỡ những v ướng mắc, tồn tại, bất cập trong công táctiếp dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai tr ên địa bàntỉnh Bến Tre đang gặp nhiều khó khăn m à cụ thể trước mắt phải tập trung giảiquyết dứt điểm các vụ khiếu nại phức tạp, kéo d ài và khiếu nại đông người liênquan đến việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Qua đánh giá thực trạng của Đề án sẽ chỉ ra những hạn chế, yếu kémtrong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành để từ đó đề xuất biện pháp khắcphục, chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nh à nước về côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo Đề án đi sâu đánh giá một cách to àn diện vềthực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tr ên địa bàn tỉnh Bến Tre để đềxuất một số giải pháp cụ thể để củng cố, hoàn thiện tổ chức, bộ máy tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng nh ư chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộlàm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Bến Tre; phântích những nội dung, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, những bất cập của chínhsách pháp luật để trên cơ sở thực tiễn đó đề xuất một số kiến nghị góp phần bổsung, hoàn thiện chính sách pháp luật của Nh à nước

Trang 8

PHẦN 2 NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Ở TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI GIAN QUA

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích

tự nhiên là 2.315,01 km2; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung l àsông Tiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giớichung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65

km Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, H àm Luông, Cổ Chiên bao bọc vàchia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh Năm2009-2010, Bến Tre khánh thành cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông; việc hoànthành hai cây cầu trên không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi của nhân dân BếnTre mà tạo điều kiện rất cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng;thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện cho Tây Nam Bộ và một diện mạo mới chođồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế cảnước nói chung

Trong những năm gần đây, việc xây dựng c ơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnhphát triển nhanh, nhiều dự án cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đường xá … đượcđầu tư xây dựng khang trang, bộ mặt đô thị đ ược chỉnh trang ngày càng hiện đại.Tuy nhiên, cùng với việc phát triển trên cũng đồng thời làm nảy sinh một vấn đề

xã hội, đó là việc khiếu nại, tố cáo của công dân ng ày càng tăng Việc thu hồiđất để xây dựng các dự án tr ên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ng ườidân làm nảy sinh khiếu nại, tố cáo B ên cạnh đó, việc khiếu nại, tố cáo về đất tậpđoàn sản xuất là một vấn đề nổi cộm tại tỉnh Bến Tre trong 20 năm qua, diễnbiến ngày càng gay gắt và phức tạp hơn

Tình hình khiếu kiện và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre âm ĩdiễn ra từ những năm 1990, sau khi tập đo àn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệptan rã Từ năm 1997 đến năm 2001, t ình hình khiếu kiện đòi lại đất cũ đã đưavào tập đoàn sản xuất (phần lớn là ở huyện Ba Tri, Mỏ Cày, Giồng Trôm vàThạnh Phú), đất trưng thu, trưng dụng, đất ở nhờ, ở đậu, đất giải toả để thực hiệncác công trình, dự án có chiều hướng diễn biến gay gắt, phức tạp h ơn và có lúc

Trang 9

trở thành điểm nóng; công dân khiếu kiện tập trung đông ng ười, tổ chức thànhđoàn dùng băng ron, khẩu hiệu đi diễu hành trên đường phố thị xã (nay là Thànhphố), đến nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở các cơquan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhất là vào thời điểm

có những sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng nh ư Đại hội Đảng các cấp, các kỳhọp của Quốc Hội, các sự kiện chính trị, các cuộc hội thảo kinh tế mang tínhquốc tế làm cho tình hình an ninh tr ật tự tại địa phương và những nơi công dânđến khiếu kiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Năm 1999 có 06 đoàn khiếu kiện,đoàn đông nhất trên 350 người; Năm 2000 có 05 đoàn, từ 30 đến 120 người;Năm 2001 có 04 đoàn, từ 60 đến 80 người và trong 09 tháng đầu năm 2008 có

03 lượt quần chúng khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Thành phố Hồ ChíMinh, từ 16 đến 25 người ) nói thêm năm 2009

Chỉ tính riêng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đ ến ngày 01 tháng 10 năm

2008, toàn tỉnh đã thụ lý 1.718 vụ khiếu nại, kết quả giải quyết l à 1.183 vụ/1.718

vụ, đạt tỉ lệ 68,9% (năm 2006 to àn tỉnh giải quyết 1.156 vụ/2.293 vụ, đạt tỷ lệ50,41%; năm 2007 giải quyết 2.619 vụ/3.583 vụ, đạt tỷ lệ 73,9%) Tr ước tìnhhình trên, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đãdành nhiều thời gian cho công tác lãnh chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, củng

cố công tác tiếp dân, nhận v à xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo từ tỉnh đến c ơ sở;

tổ chức tiếp xúc, đối thoại với công dân khiếu kiện theo định kỳ v à đột xuất,thông qua đó công khai nội dung giải quyết vụ việc và giải thích các quy địnhcủa pháp luật nên kết quả giải quyết thuyết phục đ ược người dân, góp phần hạnchế tình trạng khiếu kiện; Uỷ ban nhân dân tỉnh v à Uỷ ban nhân dân các huyện,thị có đơn thư khiếu kiện nhiều đã thành lập các đoàn, các tổ công tác liên ngành

để hỗ trợ, kiểm tra xem xét từng vụ việc ngay tại c ơ sở, làm ổn định tình hìnhkhiếu kiện và từng bước nâng cao được chất lượng hoà giải tranh chấp đất đai ở

cơ sở Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan nên công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai tr ên địa bàn tỉnh Bến Tre hiệu quảđạt chưa cao; chính sách cải tạo nông nghiệp, quản lý đất đai của nh à nước từsau năm 1975 đến nay có nhiều thay đổi, một số quy định của pháp luật về đấtđai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn bất cập, chồng chéo dẫn đến cách hiểu

và áp dụng giải quyết giữa các ng ành, các địa phương thiếu nhất quán hoặc có

Trang 10

quan điểm, ý kiến khác nhau làm cho vụ việc khiếu kiện kéo dài thời gian khókết luận giải quyết; công tác quản lý sử dụng đất đai còn hạn chế, thiếu sót; côngtác tiếp dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa chặt chẽ và đồng bộ,thái độ tiếp xúc, hướng dẫn và giải thích pháp luật không r õ ràng, tạo tâm lý thắcmắc, bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo; số l ượng đơn thư khiếu kiện nhiềunhưng cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết thì ít, trình độ kinhnghiệm một số cán bộ còn hạn chế nên việc thẩm tra xác minh c òn chậm và đềxuất kiến nghị giải quyết ch ưa chính xác; công tác hoà gi ải tranh chấp đất đai ởmột số địa phương còn hạn chế, thiếu tích cực, hiệu quả ch ưa cao; trình độ nhậnthức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân c òn hạn chế Bêncạnh đó, một số ít cấp uỷ đảng, chính quyền địa ph ương, cơ sở chưa thật sự quantâm chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác gi ải quyếtkhiếu nại, tố cáo nên chưa phát huy được tính đồng bộ và sức mạnh của cả hệthống chính trị ở cơ sở.

1 Công tác tiếp công dân

Công tác tiếp dân là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng , nó liênquan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; li ên quan đến việc thựchiện quyền dân chủ của nhân dân; l à cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Do vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 v à Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 v à 2005; và Nghị định số136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006, quy đ ịnh trách nhiệm công táctiếp công dân trước hết và chủ yếu thuộc về Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị TạiĐiều 74, Điều 75 và Điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể về tổchức tiếp công dân

Công tác tiếp công dân với vai trò là việc làm thể hiện mối liên hệ trực tiếpgiữa nhân dân với Nhà nước, thể hiện bản chất của Nh à nước của dân, do dân và

vì dân, vì vậy công tác tiếp công dân được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các sởban ngành tỉnh Bến Tre rất quan tâm Hầu hết các c ơ quan, đơn vị từ cấp tỉnhđến cấp xã đã bố trí phòng tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân đ ược bố tríthuận lợi để công dân đến tr ình bày, gửi đơn khiếu nại, tố cáo Niêm yết côngkhai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân tại n ơi tiếp công dân Phương tiện

Trang 11

làm việc được trang bị đầy đủ như: máy vi tính, sổ sách ghi chép, bàn ghế, nướcuống… Đặc biệt là việc bố trí hộp thư góp ý tại nơi tiếp công dân nhằm tiếpnhận và xử lý kịp thời những phản ánh của công dân Việc tiếp công dân đ ượcghi chép vào Sổ Tiếp công dân một cách đầy đủ v à lưu giữ cẩn thận.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có bố trí lịch tiếp công dân định kỳ theoquy định của pháp luật, ngoài ra còn bố trí tiếp công dân đột xuất v à tiếp tại cơ

sở nơi công dân khiếu nại, tố cáo Đa số các đơn vị đều bố trí bộ phận chuyêntrách hoặc không chuyên trách làm công tác ti ếp công dân, tiếp công dân v àocác ngày làm việc trong tuần Phần lớn cán bộ làm công tác tiếp công dân có thái

độ làm việc nhã nhặn, ân cần, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kiếnthức, am hiểu chính sách của Đảng v à pháp luật của Nhà nước trong việc hướngdẫn, giải thích cho công dân đến khiếu nại, tố cáo góp phần tuy ên truyền phápluật trong nhân dân để người dân hiểu và làm đúng pháp luật Lãnh đạo các cấp,các ngành và cán bộ làm công tác tiếp công dân thông qua hình thức tiếp dân,đối thoại đã làm tốt công tác giải thích, truyền đạt các chủ tr ương của Đảng,pháp luật của Nhà nước nói chung và từng vụ việc cụ thể nói ri êng, qua đó cónhiều trường hợp đã chấm dứt khiếu nại mà không cần phải thụ lý xác minh.Tình hình tiếp công dân của tỉnh Bến Tre từ năm 2008 đến sáu tháng đầunăm 2010, các cấp, các ngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp tổng cộng11.222 lượt người Trong đó:

Năm 2008: tiếp 3.148 lượt người

Năm 2009: tiếp 6.162 lượt người

Sáu tháng đầu năm 2010: tiếp 1.912 lượt người

Bên cạnh đó, trên thực tế ở một số đơn vị công tác tiếp công dân vẫn chưađược quan tâm đúng mức, Thủ tr ưởng cơ quan, đơn vị chưa bố trí lịch tiếp dântheo đúng quy định của pháp luật, từ đó có thể dẫn đến hạn chế l à đa số cán bộcấp dưới làm công tác tiếp dân chỉ đơn thuần là tiếp nhận đơn thư của công dân

và nếu có giải thích thì cũng chỉ chung chung vì bản thân họ không thể quyếtđịnh được một số vấn đề thắc mắc của ng ười dân Việc Thủ trưởng tiếp côngdân thể hiện tác phong làm việc mang tính dân chủ trong quản lý điều h ành,đồng thời qua đó trực tiếp lắng nghe, xem xét v à giải quyết ngay những vụ việc

Trang 12

thuộc thẩm quyền của mình Thông qua công tác ti ếp dân, Thủ trưởng đơn vị cóthể nắm bắt được việc giải quyết của cấp d ưới để có những chỉ đạo, kiểm tra v àđôn đốc cấp dưới của mình.

Về mặt tâm lý, đa số người dân đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáođều mong muốn được trực tiếp gặp lãnh đạo - người có thẩm quyền giải quyết v ìcho rằng chỉ có gặp lãnh đạo thì vụ việc của họ mới được quan tâm giải quyết

Do vậy, khi đến nơi tiếp chỉ gặp cán bộ tiếp dân, ng ười dân đôi khi tỏ thái độkhông tin tưởng vào cách giải thích, hướng dẫn của cán bộ tiếp dân; và cán bộtiếp dân khi nắm bắt được tâm lý này thì đôi lúc thái độ tôn trọng, nhiệt tìnhtrong công tác không được phát huy

Về nghiệp vụ, việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo là một công việcphức tạp, quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định củapháp luật, song mặt khác lại đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt về mặt ph ương pháp,nghiệp vụ

Về mặt pháp lý, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng đ ã quy định một số nguyêntắc chung nhất mà không quy định một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt độngnày, không có một khuôn mẫu cố định cho mọi trường hợp, mà còn tuỳ từngđiều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để người tiếp công dân có cách thức ph ùhợp nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc chung trên và đạt được mục đích màpháp luật đã đề ra Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cán bộ tiếpcông dân phải thành thạo về nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về pháp luật cho đếnvăn hoá ứng xử, nghệ thuật giao tiếp v à tâm lý học Như vậy, có thể thấy rằng

bố trí cán bộ tiếp dân có đầy đủ yếu tố tr ên là Ngoài ra, việc thực hiện chế độđãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tiếp dân cần đ ược quan tâm đúng mức h ơn nhằmkhuyến khích đội ngũ này cống hiến tâm huyết và gắn bó với công tác tiếp dân

2 Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thu khiếu nại, tố cáo

Mỗi năm, các cơ quan, đơn vị của tỉnh Bến Tre tiếp nhận h àng nghìn đơnthư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh… từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó

có những vụ việc thuộc thẩm quyền giải qu yết, có những vụ việc thuộc thẩmquyền của các cơ quan khác; tính chất, mức độ phản ánh trong nội dung đ ơnkhiếu nại, tố cáo cũng khác nhau, có những vụ việc đ ơn giản, những yêu cầu

Trang 13

thông thường, nhưng cũng có những nội dung nghi êm trọng, khẩn cấp Dù ởmức độ nào thì khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo các cơ quan chức năng cótrách nhiệm phân loại, xem xét và xử lý kịp thời, đúng pháp luật Nó thể hiệnbản chất của Nhà nước vì dân, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.

Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng là một khâu quan trọng trong quátrình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý kịp thời, chính xác đ ơnkhiếu nại, tố cáo sẽ là tiền đề cho các bước tiếp theo của quá trình giải quyết.Trước hết, xử lý đơn thư là để xác định thẩm quyền, l àm cơ sở cho việc thụ lý vàgiải quyết Đồng thời, xử lý đ ơn thư cũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tácquản lý nhà nước nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói ri êng Thông quaviệc xử lý đơn thư, các cơ quan nhà nư ớc có thể nắm bắt được, đánh giá đượctình hình khiếu nại, tố cáo như: số lượng vụ việc phát sinh, những lĩnh vực phátsinh nhiều khiếu nại, tố cáo… Qua xử lý đ ơn thư cũng có thể cung cấp chongười lãnh đạo, người quản lý những thông tin mang tính tổng hợp, tính dự báotình hình xã hội tại một địa phương

Như vậy, xử lý đơn thư là một khâu quan trọng và có nhiều ý nghĩa, do vậyviệc tổ chức tiếp nhận và xử lý đơn thư phải được tổ chức một cách khoa học,chặt chẽ; quá trình xem xét, xử lý phải đảm bảo kịp thời, chính xác v à đúng quyđịnh pháp luật Việc không đọc kỹ nội dung đ ơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ dẫn đến

xử lý sai về nội dung, sai về xác định thẩm quyền chẳng những l àm cho đơn thưchuyển lòng vòng, làm mất lòng tin của nhân dân mà còn là hành vi xem thườngnhững yêu cầu, kiến nghị của người dân được thể hiện qua lá đơn mà họ tintưởng gửi để được giải quyết

Ở tỉnh Bến Tre, từ năm 2008 đến sáu tháng đầu năm 2010, các cấp, cácngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nhận và xử lý tổng cộng là 8.585 đơnthư khiếu nại, tố cáo của công dân Trong đó:

Năm 2008, tiếp nhận 3.173 đơn thư khiếu nại, tố cáo

Năm 2009, tiếp nhận 3.880 đơn thư khiếu nại, tố cáo

Sáu tháng đầu năm 2010, tiếp nhận 1.532 đơn thư khiếu nại, tố cáosố liệunầy có đảm bảo không ? lấy báo cáo năm đối chiếu lại

Trang 14

Trong tổng số 8.585 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có 90% nộidung đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai Nhìn chung, côngtác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân trong những năm qua đ ượccác cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, việc theo dõi công tác tiếp nhận và xử

lý đơn thư trên toàn địa bàn tỉnh do cơ quan thanh tra, trụ sở tiếp dân của Uỷ ban

nhân dân tỉnh đảm nhiệm và định kỳ báo cáo cho lãnh đạo cùng cấp để có nhữngthông tin phục vụ cho công tác quản lý Nh à nước

Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đó l à tình trạng xử lýđơn thư không kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, cán bộ trực tiếp chỉxem qua loa nội dung trình bày trong đơn dẫn đến việc đề xuất xử lý khôngchính xác, thậm chí còn có trường hợp chưa phân biệt được nội dung đơn làkhiếu nại, hay tố cáo hoặc kiến nghị, phản ảnh dẫn đến nhận định, đánh giá, xácđịnh sai nội dung của vụ việc, sai thẩm quyền giải quyết l àm cho vụ việc thêmkéo dài

3 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Từ năm 2008 đến nay, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được các cấp,các ngành có thẩm quyền giải quyết là 6.496 vụ, cụ thể:

Năm 2008, đã giải quyết: 2.555 vụ (đạt tỷ lệ 80,52%)

Năm 2009, đã giải quyết: 3.147 vụ (đạt tỷ lệ 81,1%)

06 tháng đầu năm 2010, đã giải quyết: 794 vụ (đạt tỷ lệ 51,8%)

Từ số liệu trên nhận thấy, tỷ lệ giải quyết số vụ việc khiếu nại, tố cáo vềlĩnh vực đất đai nhìn chung còn thấp so với vụ việc thuộc thẩm quyền của cáccấp, các ngành Để làm rõ vấn đề này cần nhận xét, đánh giá về thực trạng côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua

II NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

1 Nội dung khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai

Qua tổng kết đánh giá hàng năm cho thấy nội dung khiếu nại, tố cáo về đấtđai ở tỉnh Bến Tre chủ yếu tập trung v ào các vấn đề sau:

1.1. Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định c ư:

Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng th ường gay gắt, công dân tụtập đông người; thường xảy ra đối với những dự án có thu hồi diện tích đất lớn

Trang 15

để bố trí phát triển các dự án, ng ười có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiệnkhông đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền b ù thấp, không đápứng yêu cầu ổn định cuộc sống… Ngo ài ra, còn một số khiếu nại liên đới ,tương

tự khác như: đòi thực hiện chính sách bồi th ường về đất đai do trước đây chưađược thực hiện trong việc tr ưng dụng, thu hồi đất; giải toả h ành lang an toàngiao thông

1.4 Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nh à nước về đất đai:

Các tố cáo chủ yếu tập trung v ào các nội dung: Tố cáo việc lợi dụng chức

vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất; lợi dụng chính sách thuhồi đất của nông dân để chia cho cán bộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để baochiếm ruộng đất; tố cáo chính quyền địa ph ương (chủ yếu là cấp xã) giao đất tráithẩm quyền, giao đất không đúng diện tích đ ược phê duyệt theo quyết định của

Trang 16

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quyhoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiềnthu từ đất không đúng chế độ t ài chính; tố cáo chính quyền địa phương quản lý,

sử dụng quỹ đất công sai mục đích, sai quy định của pháp luật Ngo ài ra, còn cónội dung đơn tố cáo cán bộ công chức thụ lý giải quyế t khiếu nại về đất đaikhông đúng quy định của pháp luật hoặc không đúng với nguyện vọng củamình

2 Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai

Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr ường, Nhà nước thực hiện chính sáchmới về quản lý đất đai Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và làmột tài sản có giá đối với với mọi ng ười dân Có nhiều nguyên nhân làm phátsinh khiếu nại về đất đai nói chung, nh ưng chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyênnhân sau đây:

Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất: Chiến tranh khốc liệt trong 30

năm , tiếp theo đó là chiến tranh biên giới gây nên sự xáo trộn lớn về nơi cư trúcùng với những chính sách đất đai theo y êu cầu của từng thời kỳ cách mạng đ ãdẫn đến những biến động l ớn về chủ sử dụng đất Mặc d ù pháp luật về đất đai(Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003) không thừa nhận việc đ òi lạiđất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá tr ìnhthực hiện chính sách đất đai nh ưng nhiều người vẫn tranh chấp hoặc khiếu nại

để đòi đất cũ của mình

Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai: Việc ban

hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đấtnước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chínhsách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợpnhững người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hànhnghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện Những năm 1980, hợp tác x ã

và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở miền Nam đ ược hình thành, sau đó giải thểnhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lạiruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa ph ương không thống nhất trong

Ngày đăng: 17/05/2016, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w