1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sỹ SINH kế bền VỮNG của ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk

244 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Việc tiếp tục thực hiện Chương trìnhgiảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm sắp tới gặpnhiều khó khăn do địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số không

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án

Phan Xuân Lĩnh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trang 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SINH

Trang 7

1.1.3.1 Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID 14

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững cho hộ đồng bào dân tộc

1.3.4 Phát triển nguồn lực xã hội trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số

271.3.5 Phát triển nguồn lực vật chất trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số

291.3.6 Phát triển nguồn lực tài chính trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số

301.3.7 Quan hệ giữa các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số

321.4 Kinh nghiệm về sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên

1.4.1 Kinh nghiệm về sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở một số nước

1.4.2 Kinh nghiệm về sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa

Trang 8

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40

2.2.5 Khung phân tích sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk

62

Chương 3 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO

Trang 9

3.1.6 Đánh giá chung về nguồn lực sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số trên

3.2.5 Ứng xử của hộ khi thu nhập từ các hoạt động sinh kế không đảm bảo

3.2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ DTTS

3.2.6.1 Ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh tới sinh kế của hộ gia đình

3.2.7 Kết quả hoạt động sinh kế bền vững của hộ DTTS tỉnh Đắk Lắk 106

Trang 10

3.2.7.1 Giảm nghèo 106

3.2.7.3 Phúc lợi xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của hộ DTTS tỉnh

3.2.8 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh trong phát triển sinh kế của hộ DTTS

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SINH

KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN

4.2.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế của Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020 1334.2.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển sinh kế bền vững cho đồng

4.3 Đề xuất phương hướng và mô hình phát triển sinh kế bền vững cho

Trang 11

4.3.1 Đề xuất phương hướng phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân

4.4.1.3 Nâng cao tích lũy và khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của đồng

4.4.1.4 Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lực tự nhiên của đồng bào dân tộc

4.4.1.5 Củng cố và phát huy sức mạnh nguồn lực xã hội của đồng bào dân

4.4.2.2 Giải pháp đối phó với rủi ro trên thị trường tiêu thụ nông sản 169

4.4.4 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn lực và

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

2.4 Biến dộng dân số và các chỉ tiêu dân số tỉnh Đắk Lắk 2000 - 2014 48

3.1 Qui mô và số lao động bình quân của các hộ gia đình DTTS tỉnh

3.3 Mức độ tham gia vào các khóa bồi dưỡng nghề nông và các nghề khác

713.4 Quy mô đất đai bình quân sử dụng của các hộ gia đình DTTS (m2)*

723.5 Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và

3.11 Sở hữu tài sản vật chất của hộ gia đình dân tộc thiểu số phục vụ sinh kế

85

Trang 14

3.16 Sử dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc

3.24 Các loại rủi ro ảnh hưởng đến hộ DTTS trong 5 năm gần đây 103

3.26 Nguyên nhân hộ gia đình DTTS ngheo theo đánh giá của cán bộ tỉnh

Trang 15

DANH MỤC HÌNH

2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững cho hộ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

63

Trang 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.2 Mức độ tham gia vào các khóa bồi dưỡng nghề nông và các nghề

3.3 Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

743.4 Đánh giá của hộ gia đình DTTS về hệ thống thủy lợi của địa phương

3.5 Đánh giá của hộ DTTS đối với hệ thống thủy lợi theo huyện (% số hộ)

773.6 Đánh giá hệ thống giao thông đáp ứng được hay không nhu cần sản

4.7 Đánh giá của hộ gia đình DTTS về hệ thống điện phục vụ sản xuất và

4.8 Đánh giá hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống (% số hộ)

4.1 So sánh mức huy động và sử dụng nguồn lực hiện tại của hộ gia đình

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế là phương thức hoạt động kinh tế của con người nhằm duy trì sự tồntại và phát triển của họ phù hợp với môi trường Sinh kế bền vững là phương thứchoạt động kinh tế đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, tiến bộ xã hội và thânthiện với môi trường Sinh kế bền vững cho hộ gia đình là phương thức hoạt độngkinh tế của các thành viên trong gia đình vừa duy trì và nâng cao chất lượng sốngcủa gia đình vừa hưởng thụ được các thành quả của tiến bộ xã hội và thân thiện vớimôi trường Trong xã hội hiện đại, đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ gia đình làmục tiêu trung tâm của các chương trình xóa đói, giảm nghèo

Sau nhiều năm thực hiện Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, chođến nay số hộ nghèo ở nước ta đã giảm đáng kể Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núiphía Bắc, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo trong cộngđồng các dân tộc thiểu số vẫn còn khá cao Việc tiếp tục thực hiện Chương trìnhgiảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm sắp tới gặpnhiều khó khăn do địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số không thuận lợi

về tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa của đa số người dân tộc thiểu sốkhông cao, nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì các tập tục lạc hậu…Muốn khắc phục được những khó khăn đó cần tìm ra các mô hình sinh kế bền vữngcho các gia đình dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa phương khác nhau

Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 47 dân tộc thiểu số với khoảng 97.893 hộ giađình bao gồm 540.365 nhân khẩu, chiếm tới 31.97% dân số toàn tỉnh Hơn một nửa

số người dân tộc thiểu số là người tại chỗ, trong đó cộng đồng người dân tộc Êđê,

M’nông, Jrai chiếm số lượng đông nhất với hơn 270.000 người Các dân tộc di cưđông nhất là người Nùng, người Tày Một số dân tộc thiểu số như Cơ Ho, X’Tiêng,Khơ Mú, Phủ Lá, Mạ, Giấy, La Hủ, Lự, Chút có dân số ít hơn Mỗi dân tộc thiểu

số ở Đắk Lắk, đi đôi với việc lưu giữ được nét văn hoá đặc sắc lâu đời, cũng lưu giữluôn những phương thức sinh kế không bền vững

Trang 18

Để hỗ trợ các gia đình dân tộc thiểu số ở địa phương thoát nghèo, trongnhững năm qua, Tỉnh uỷ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk và một số tổ chức khác đã triểnkhai nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số pháttriển kinh tế với tổng kinh phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng Nhờ đó, đời sốngcủa đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể Tuy nhiên, so sánh vớimức thu nhập trung bình của dân cư trong tỉnh, nhất là so với thu nhập của ngườiKinh, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn, điều kiện để phát triểnkinh tế cũng khó khăn hơn Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh ĐắkLắk, hiện nay các hộ gia đình dân tộc thiểu rất thiếu tư liệu sản xuất, ít cơ hội tiếpcận các tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp, quy mô tích luỹ vốn chưa đápứng yêu cầu của phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình chỉ có thể giải quyết nhu cầucuộc sống tối thiểu, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, đa phầncác hộ thiếu những điều kiện căn bản để phát triển sản xuất theo hướng bền vững.Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn canh tác kiểu du canh, du cư

Mặc dù tỉnh đã nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dântộc thiểu số sinh sống, nhưng cho đến nay một số vùng vẫn chưa được cung cấp đầy

đủ các dịch vụ sống cơ bản như đường giao thông, nước sạch, y tế, giáo dục đạtchuẩn Trong khi đó, một số vấn đề phức tạp mới đã nảy sinh trong cộng đồng cácdân tộc thiểu số như tình trạng mai một bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, cáctập tục lạc hậu chậm được khắc phục, tình trạng tái nghèo vẫn còn dai dẳng, tâm lýbất bình gia tăng… Nguyên nhân của những hạn chế này là do chính sách hỗ trợcủa các tổ chức đối với hộ gia đình dân tộc thiểu số vẫn được thực hiện theo quanđiểm cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài Bản thân các hộ gia đình dân tộc thiểu số cũngchưa nhận thức rõ các khó khăn, lạc hậu của họ nên chưa nỗ lực vươn lên Chính vìvậy, cần thay đổi cách thức thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số,hướng chính sách tới mục tiêu trọng tâm là tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu

số có điều kiện thực hành sinh kế bền vững

Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được nghiên cứu bởi các tổ chức pháttriển quốc tế Về cơ bản, cho đến nay đã hình thành được khung phân tích sinh kế

Trang 19

vào các địa phương đặc thù như Đắk Lắk, cần có sự hiệu chỉnh cho phù hợp Nhữngnăm gần đây, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ và một vài dự án vậndụng khung phân tích sinh kế bền vững để triển khai các hoạt động hỗ trợ giảmnghèo ở Việt Nam Ở Đắk Lắk, cũng đã có một vài dự án có sự hỗ trợ của các tổchức nước ngoài nhằm phát triển sinh kế bền vững cho một số gia đình dân tộcthiểu số ở các xã khó khăn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có và các dự án

đã thực hiện chưa đi đến một cách tiếp cận hệ thống về hỗ trợ đồng bào dân tộcthiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phát triển sinh kế bền vững Trong khi đó, cácbiện pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ từ bên ngoài đã bộc lộ rõ giớihạn Chính vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống chínhsách hỗ trợ hộ gia đình dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo theo cách phát triểnsinh kế bền vững Tiến hành nghiên cứu đề tài này không chỉ cung cấp thông tin tưvấn cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk thiết kế đúng đắn chính sách đốivới đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn cung cấp nguồn tài liệu tham khảo quý chocác nhà khoa học, các nhà quản lý trong thực thi và đánh giá sinh kế của đồng bàodân tộc thiểu số, bổ sung về lý luận và kinh nghiệm đánh giá chương trình xóa đói,giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắc nói riêng, vùng Tây Nguyên núi chung

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sinh kế bền vững, điều kiện phát triểnsinh kế bền vững của đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất giảipháp phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnhtrong giai đoạn đến 2020

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh kế bền vững và điều kiện phát triển sinh

kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế và điều kiện thực tế ảnh hưởng đến

phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắktrong giai đoạn từ năm 2006 đến nay

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững của

đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020

Trang 20

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận án là sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu sốtrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đặt trong mối quan hệ với các yếu tố nguồn lực đầu vào,những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững và phát triển sinh kế bền vững, cácgiải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàntỉnh Đắk Lắk

Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình dân tộc thiểu số, cán bộ quản lý nhànước ở địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhà khoahọc và các tác nhân liên quan đến sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số ởđịa bàn nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Có sự khác biệt gì về sinh kế giữa các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu sốtỉnh Daklak?

- Tại sao cần phải thay đổi chiến lược sinh kế của các nhóm hộ dân tộc thiểu

số tỉnh Đaklak?

- Có sự khác biệt gì giữa những trợ giúp về chính sách của chính phủ và sinh

kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số?

- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cần phải làm gì để thích ứng được vớinhững thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách và sinh thái môi trường?

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tiếp cận sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàntỉnh Đắk Lắk theo khung phân tích về sinh kế bền vững do Tổ chức phát triểnquốc tế Anh (DFID) đưa ra vào năm 1998 với mô hình sinh kế hộ gia đình là trungtâm sử dụng 5 loại nguồn lực đầu vào (nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên,nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính), đặt trong bối cảnh cóthể gây tổn thương cho các hộ gia đình, các chính sách tác động tới sinh kế hộ giađình để đánh giá tiến trình hiện thực hóa sinh kế, các chiến lược sinh kế theo kết

Trang 21

Các nội dung này được phân tích, đánh giá dựa trên dữ liệu điều tra, các sốliệu thống kê, các báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổchức xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố về thực trạng sinh

kế, các nguồn lực cũng như các thách thức, các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp củacác cấp, ban ngành, hộ gia đình… cho phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu

số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tập trung nghiên cứu sâu ở một

số địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk Cụ thể là sẽ tiến hànhđiều tra ở 6 xã tại 3 huyện tương ứng với 3 tiểu vùng kinh tế của tỉnh (huyện Lắk,huyện Buôn Đôn, huyện Krông Năng) và thành phố Buôn Ma Thuột

3.2.3 Phạm vi về thời gian

Thời gian nghiên cứu đề tài: từ năm 2013 – 2015

Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2005 đến 2015

Giải pháp đưa ra cho giai đoạn đến năm 2020

4 Dự kiến những đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn

- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ gia đình

dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận án được phân thành 4 chươngvới nội dụng như sau:

Trang 22

Chương 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về sinh kế bền vững củađồng bào dân tộc thiểu số

Chương 2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng nguồn lực và sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu sốtrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chương 4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững củađồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ

BỀN VỮNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1 Sinh kế bền vững

1.1.1 Khái niệm về sinh kế bền vững

Khái niệm “sinh kế” (livelihood) hay còn gọi là kế sinh nhai, một khái niệm

thường được hiểu và sử dụng theo nhiều cách và ở những cấp độ khác nhau Trong

đó, trước đây thường thấy trong các thảo luận về phát triển nông thôn, một số tác giả

thường đồng nhất sinh kế đất đai (agrarian livelihoods) với sinh kế nông thôn (rural

livelihoods), nên đã làm chệch sự chú ý khỏi các chuyển đổi liên quan đến các chiến

lược sinh kế và các loại tài sản được sử dụng trong các chiến lược đó (Bebbington,)

Theo định nghĩa của Cục Phát triển Quốc tế Anh (Department forInternational Development – DFID), “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản(bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếmsống” (DFID, 1999)

Sinh kế bao gồm tất cả các khả năng, các nguồn lực và các hoạt động cầnthiết cho một phương thức sống (ADB, 2003)

Sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được,kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũngnhư để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (Huyền Ngân 2004)

Các nguồn lực sinh kế mà con người có được bao gồm: (1) Vốn (nguồn lực)con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (5) vốn tài chính; (6) Vốn xã hội.Các nguồn lực sinh kế có quan hệ chặt chẽ với nhau, có vai trò và tác động trực tiếpđến hoạt động sinh kế và tính bền vững của nó

Như vậy có thể tóm lược lại: Sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá

nhân hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh kế để kiếm sống.

- Khái niệm về sinh kế bền vững

Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên vào những năm đầu

Trang 24

1990 Tác giả Robet Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vữngnhư sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm cólương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, vàtài sản vô hình như dư nợ và cơ hội Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mởrộng tài sản sinh kế địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròngtác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịuhoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.

Sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực,

cú sốc và duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lainhưng không gây ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (ADB, 2003)

Sinh kế của một người hay của một gia đình là bền vững khi họ có thể đươngđầu và phục hồi trước các căng thẳng, chấn động và tồn tại được hoặc nâng caothêm các khả năng và của cải của họ hiện nay và cả trong tương lai mà không làmtổn hại đến các nguồn lực tự nhiên và môi trường (Meddi Krongkaew, 1995)

Một sinh kế được coi là bền vững nếu sinh kế đó có thể duy trì được và pháttriển ở cả hiện tại và tương lai trước những bối cảnh dễ gây tổn thương tới nó nhưngkhông gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Tóm lại, sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem

là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biếnđộng trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra,đồng thời duy trì và phát triển hơn các nguồn lực sinh kế hiện tại và tương lai màkhông làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của CRD theo quan điểm sinh kếbền vững là đặt con người làm trung tâm của hoạt động phát triển thông qua việctìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên dựa trênnền tảng sự phát triển của loài người

1.1.2 Khái niệm về Nguồn lực sinh kế

Nguồn lực sinh kế hay còn gọi là tài sản sinh kế hay vốn sinh kế Nguồn lựcsinh kế là những nguồn lực cụ thể cũng như khả năng của con người trong khai

Trang 25

sinh kế : Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên; Nguồn lực về vật chất; Nguồn lực vềcon người; Nguồn lực về xã hội; Nguồn lực về tài chính Các nguồn lực này tácđộng cả trực tiếp và gián tiếp đến sinh kế của người dân nói chung, của hộ đồng bàobcacs dân tộc thiểu số nói riêng

a Nguồn lực con người (Human Capital)

Nguồn lực con người bao gồm sức khỏe, kiến thức, kỹ năng lao động, giúpcho con người có khả năng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau Do điềukiện sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, khótiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nên các hộ đồng bào các dân tộcthiểu số thường đông con, đông nhân khẩu Vì vậy lực lượng lao động thường đông,chủ yếu là lao động nông nghiệp Ngoài thời điểm mùa vụ, các hộ đồng bào thường

dư thừa lao động Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trồng trọt,phát triển chăn nuôi hoặc phát triển các loại cây trồng yêu cầu sử dụng nhiều thờigian lao động Song đây cũng là thách thức lớn trong vấn đề tạo việc làm cho laođộng thuộc đồng bào các dân tộc ít người

Trình độ văn hoá, chuyên môn của lực lượng lao động là dân tộc ít ngườithường bị hạn chế do khó khăn về điều kiện học hành và đào tạo nghề, tập quán làmnông nghiệp và khai thác tài nguyên níu kéo họ làm ăn và sinh sống tại thôn bản, làyếu tố cản trở trong việc tạo nghề nghiệp mới Do vậy, trình độ văn hoá và chuyênmôn thấp của lực lượng lao động của các dân tộc thiểu số đang là cản trở lớn đếnviệc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chấtlượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sốngcủa các hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển, sản xuất thuần nông làchủ yếu là nguyên nhân cản trở việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phinông nghiệp, cho nên đại đa số lao động đều phải tham gia vào các hoạt động củasản xuất nông nghiệp Trong điều kiện hiện nay khi mà giá trị gia tăng của sản xuấtnông nghiệp thấp thì đây là một cản trở đáng kể đối với việc chuyển đổi lao độngsang các ngành phi nông nghiệp nhằm cải thiện kinh tế và nâng cao thu nhập củacác hộ đồng bào dân tộc thiểu số Vốn con người được hiểu là trình độ giáo dục và

Trang 26

sức khỏe của mỗi cá nhân, hai yếu tố được thừa nhận một cách rộng rãi là loại tàisản sản xuất của người nghèo và là kết quả của một quá trình đầu tư dài hạn Bấtbình đẳng về thu nhập có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn, nhưng bấtbình đẳng về vốn con người có thể để lại các hệ quả nghiêm trọng cho nhiều thế hệ.Đầu tư vào vốn con người vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩncủa đói nghèo mà các tác giả của báo cáo này cho rằng: người nghèo nghèo vì họthiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo (AsianDevelopment Bank, 2001).

Người nghèo thường ít học hơn, mối quan hệ giữa đói nghèo và trình độ vănhóa ngày càng thể hiện rõ rệt hơn, nhất là trong nhóm phụ nữ dân tộc Do vậy, nângcao vốn con người cho người nghèo được coi là chìa khóa để họ thoát khỏi vòngluẩn quẩn của đói nghèo (Nguyễn Bá Ngọc, 2008)

b Nguồn lực vật chất (Physical Capital)

Nguồn lực vật chất là nguồn lực do con người tạo nên để hỗ trợ sinh kế, nguồnlực vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ

Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu thường xem là các cơ sở vật chất cơbản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt như: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xãhội như: Điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, côngtrình nước sinh hoạt, nhà văn hóa, công trình thể thao, thông tin liên lạc, các khucông nghiệp ở địa phương, các hệ thống cơ sở chế biến, dịch vụ sản xuất

Tài sản của hộ đồng bào trong nghiên cứu khá phong phú bao gồm cả các tàisản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ như: Đất đai, máy móc,gia súc sinh sản và sức kéo, công cụ sản xuất, nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiệnsinh hoạt của hộ gia đình

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, phát triển sản xuất, thu nhập

và đời sống của cộng đồng và từng hộ đồng bào các dân tộc Đây cũng là một trongnhững yếu tố hạn chế hiện nay đến sinh kế của đồng bào bởi sự thiếu và khôngđồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng, bởi sự thiếu vốn đầu tư của cộng đồng và từng

hộ gia đình

Trang 27

c Nguồn lực tài chính (Financial Capital)

Nguồn lực tài chính được thể hiện bằng nguồn tiền vốn có được để thực hiệnviệc đầu tư, chi trả cho các hoạt động sản xuất và đời sống, nó bao cả các khoản tiếtkiệm và tín dụng, đôi khi nó tồn tại dưới dạng hiện vật như vật tư dự trữ, hàng hóachưa tiêu thụ Nguồn lực tài chính được quyết định bởi việc làm và thu nhập củangười lao động trong từng hộ, đối với cộng đồng thì nguồn lực tài chính có được từcác khoản thu ngân sách và huy động từ các nguồn tại địa phương Những khó khăn

về tài chính làm cho khả năng phát triển của kinh tế hộ bị đồng bào giảm sút, muốncải thiện được kinh tế từng hộ thì việc có nguồn vốn tài chính để tăng đầu tư nhằm

mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tấtyếu Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ đồng bào cácdân tộc còn rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ còn hạnhẹp, thì việc giúp đồng bào vay vốn để đầu tư được coi là nguồn quan trọng để đápứng về mặt tài chính cho phát triển sản xuất của mỗi hộ

Thu nhập thấp, không có tài sản đảm bảo, trình độ học vấn thấp cũng là ràocản đối với việc tiếp cận nguồn vốn nhưng nó không phải là rào cản trực tiếp màgián tiếp ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của hộ đồng bào Mặc dù tại các địaphương luôn có các tổ chức đoàn thể hỗ trợ rất tích cực trong việc làm thủ tục vayvốn cho các hộ đồng bào, các tổ chức đoàn thể không những giúp đỡ được phụ nữ

và người nghèo có trình độ thấp vay vốn mà còn giúp đỡ được cả những người mùchữ, người không biết nói tiếng phổ thông vay vốn Bên cạnh đó, không có sổ đỏhoặc thủ tục rườm rà, thời gian xét duyệt lâu cũng là những lý do làm cho hộ khótiếp cận vốn hoặc không vay được vốn tín dụng

d, Nguồn lực xã hội (Social Capital)

Trong nghiên cứu, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như:quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chếcộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của ngườidân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của ngườidân đối với sản xuất và đời sống

Trang 28

Nguồn cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng đối với nguồn vốn xã hội,

nó được thể hiện qua sự trao đổi qua lại, mạng lưới cung cấp thông tin và khả năngtruyền tải các thông tin Những thông tin giữa người trong cộng đồng với ngườingoài cộng đồng, giữa những người có tiếp cận với nhiều thông tin ở trong cộngđồng với các thành viên khác trong cộng đồng… Một mạng lưới thị trường nôngsản vận hành tốt, các bên tham gia điều được hưởng lợi công bằng sẽ bền vững, cònnếu có sự mất công bằng thì mạng lưới sẽ kém bền vững

Việc lan toả thông tin trong cộng đồng và hộ gia đình đóng vai trò quan trọngđối với việc nâng cao vốn xã hội của người dân Nếu thông tin được truyền tải kịpthời, đúng đối tuợng, đúng trọng tâm sẽ giúp người dân tăng khả năng hiểu biết vềsản xuất, xu thế thị trường, hiểu biết xã hội, làm tăng sự tự tin, nâng cao hiệu quảsản xuất

Các phong tục tập quán, các luật tục địa phương cũng là một yếu tố xã hội có

ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của đồng bào.Quan hệ gia đình, dòng tộc, làngxóm… ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định trong sản xuất của hộ Các hộthường tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng trước khi ra quyết định trong sản xuấtcũng như đời sống, tuy nhiên mức độ tham khảo của chủ hộ đến các đối tượng có sựkhác nhau

e Nguồn lực tự nhiên (Natural Capital)

Tài nguyên thiên nhiên bắt nguồn cho các nguồn lực là rất cần thiết chosinh kế, đặc biệt là chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nguồn tài nguyênđất dồi dào là một thuận lợi lớn cho người dân trong việc tiếp cận nguồn lực tựnhiên Tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên động thực vật, thời tiết, khí hậu,ánh sáng sự đa dạng và dồi dào cũng mang lại một nguồn lợi đáng kể cho ngườidân Thêm vào đó, việc người dân có ý thức tốt, tích cực tham gia vào các chínhsách, các hoạt động bảo vệ tài nguyên tạo điều kiện tốt hơn cho chính bản thân họtiếp cận nguồn vốn này một cách bền vững

Nguồn vốn tự nhiên là nguồn vốn khó có thể tác động để giảm nghèo nhất

Ví dụ: Khó có thể thay đổi được chất lượng tài nguyên đất hay khí hậu, khoáng sản

Trang 29

nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống lâu dài.

1.1.3 Khung phân tích sinh kế bền vững

Ngày nay, “phương pháp sinh kế” đã được một số cơ quan phát triển áp dụngtrong các hoạt động phát triển Ba yếu tố dẫn đến việc áp dụng “Phương pháp sinh

kế bền vững” trong công tác giảm nghèo cho người dân

Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết cho việc giảmnghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác nhân này từ khi nó hoàntoàn phụ thuộc và khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội để phát triểnkinh tế Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã ngăn cản hoặc tháchthức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong điều kiện cụ thể để thiết kế các họatđộng hỗ trợ

Thứ hai, nhận biết đói nghèo - như chính cảm nhận của những người không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu tố như chăm sóc y tếkém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, tình trạng dễ bị tổn thương và sự bấtlực Hơn nữa, đói nghèo hiện nay được xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ranghèo đói và cải thiện một yếu tố có thể có tác động tích cực đối với yếu tố khác.Cải thiện giáo dục có thể mang lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, mà nó

nghèo-có thể tăng khả năng sản xuất Giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho người nghèobằng cách nêu rõ các rủi ro cho họ có thể gia tăng xu hướng để rơi vào các hoạtđộng rủi ro chưa được kiểm chứng trước đó nhưng có hiệu quả kinh tế hơn…

Thứ ba, ngày nay chúng ta nhận ra rằng chính người nghèo hiểu về họ và nhucầu của họ rõ nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong việc thiết kế các chínhsách và dự án để cải thiện số phận của họ Khi thiết kế, chúng được thể hiện cam kếtnhiều hơn để thực hiện Vì vậy sự tham gia của người nghèo sẽ cải thiện tốt hơn kếtquả của dự án

Có ba điểm cơ bản mà hầu hết các phương pháp thường có Thứ nhất làphương pháp chú trọng vào sinh kế của người nghèo, trong đó giảm nghèo phải làmấu chốt Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo bộ phận đầu vào (nông nghiệp, nướcsạch, hay y tế) và thay vào đó là bắt đầu bằng việc phân tích các sinh kế hiện tại để

Trang 30

xác định các tác động phù hợp Điểm thứ ba là chú trọng sự tham gia của ngườinghèo trong việc xác định các họat động phù hợp để triển khai (Lasse, 2001)

Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ có được bằng cáchọat động nông nghiệp cho thấy nông nghiệp chính là họat động sinh kế chính củangười dân nghèo ở nông thôn Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, có đến 86%dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp (WB, 2008)

Để phân tích sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều nhàkhoa học và các tổ chức đã nghiên cứu đưa ra các khung phân tích sinh kế

1.1.3.1.Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID

Hình 1.1 Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID

Nội dung chính của khung phân tích trên có thể được khái quát lại là:

Thứ nhất, khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành

sinh kế Gồm: (1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (2) Các chiếnlược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (3) Các thể chế, chính sách và tổchức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kếtquả mà họ thu được; (4) Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng

Trang 31

Thứ hai, khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm

của sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển Trước đó,Chambers đã lập luận rằng các nghiên cứu và thực hành phát triển nông thôn ở cácquốc gia thuộc thế giới thứ Ba phải đặt người nghèo lên vị trí số một ở cả cấp độ vĩ

mô và vi mô Chambers cho rằng cần đặt những người nghèo ở nông thôn lên vị trí

số một để nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và từ đó có những hành động giảm nghèo

một cách thực tế hơn (Chambers, 1983).

Thứ ba, khung phân tích này thừa nhận các chính sách, thể chế và quá trình

có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng chúng đềuảnh hưởng đến sinh kế (Filipe, 2005) Ngoài ra, khung phân tích sinh kế bền vữngđược coi là một tiếp cận toàn diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo, vì nóthừa nhận con người không sống cô lập trong một khu vực hay cộng đồng nào vànhấn mạnh rằng các nghiên cứu cần phải nhận dạng các cơ hội và hạn chế liên quanđến sinh kế ở các góc độ: khu vực, cấp độ và lĩnh vực Nghĩa là: (1) Áp dụng phântích sinh kế xuyên khu vực, lĩnh vực và các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận và hiểuđược nhiều ảnh hưởng đến con người; (3) Công nhận nhiều tác nhân; và (4) Côngnhận nhiều chiến lược mà con người sử dụng để bảo đảm sinh kế của mình và nhiềukết quả mà họ theo đuổi (Ashley and Carney, 1999)

Như vậy, khung phân tích trên kết nối vĩ mô và vi mô Ban đầu, các nghiêncứu về sinh kế và đói nghèo thường nhấn mạnh đến phân tích các thể chế và quátrình ở cấp vi mô (hộ, cộng đồng), sau đó khung phân tích sinh kế bền vững nhấnmạnh đến mối liên hệ giữa hai cấp độ vi mô và vĩ mô Vì những người thực hànhphát triển ở cấp vi mô nhận thấy có những cách hay lĩnh vực mà các chính sách, cấutrúc và quá trình ảnh hưởng đến sinh kế và các hoạt động ở cấp cơ sở Trong khi đó,các nhà hoạch định chính sách lại sử dụng các phân tích sinh kế vi mô để hoạchđịnh hay điều chỉnh chính sách và thể chế (Ashley and Carney, 1999,)

Thứ tư, sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận

các loại vốn, hay tài sản vốn Ở đây, (Bebbington, 1999)

Trang 32

1.1.3.2.Khung phân tích sinh kế IFAD

Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững IFAD, image: IFAD.org

Khung sinh kế bền vững IFAD nỗ lực phát triển và kết hợp một số thay đổi

so với khung sinh kế bền vững DFID, cụ thể như sau:

- Ít “tuần tự” hơn: Sự sắp xếp hàng ngang trong khung sinh kế bền vững

DFID tạo ra sự liên tiếp tuần tự và làm cho mối liên kết quan trọng giữa các yếu tốtrong khung sinh kế ít rõ ràng, khó thể hiện được tầm quan trọng cũng như mức độtác động khác nhau của các yếu tố Bằng cách sắp xếp lại các yếu tố trong khungphân tích, mối quan hệ giữa chúng trở nên rõ ràng hơn

- Đặt người nghèo làm trung tâm: Mặc dù việc tiếp cận sinh kế bền vững

SLA phần lớn được phát triển như một công cụ để hỗ trợ đạt các mục tiêu xóanghèo đói thiên niên kỉ, sự thất bại của khung sinh kế này được thừa nhận trong cáclần góp ý Khung sinh kế mới cố gắng giải quyết điều này bằng việc đặt ngườinghèo làm trung tâm của sơ đồ và sắp xếp các yếu tố khác trong khuôn khổ mốiquan hệ với họ

- Nhấn mạnh yếu tố đời sống tinh thần trong sinh kế: Trong quá trình tiếp

xúc và nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng các nguồn vốn sinh kế không chỉ là

Trang 33

người dân Điều này mang tầm quan trọng thiết yếu và ảnh hưởng tới mong muốn

và hành động của họ như một thứ tài sản về “tôn giáo” hay “tinh thần” Các yếu tốnhư giới tính, tuổi tác, đẳng cấp, trình độ, dân tộc, tôn giáo được đặt cạnh trung tâm

là người nghèo như những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ của người nghèo các yếu tốkhác trong khung sinh kế

- Kết hợp nguồn vốn cá nhân: Yếu tố “cá nhân” được bổ sung vào trong các

nguồn vốn sinh kế của khung sinh kế bền vững Điều này cho thấy rằng đây là mộttrong những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn sinh kế của cá nhân và gia đình Nóđược thiết kế nhằm nhấn mạnh nội lực của người dân thúc đẩy đến những hànhđộng và sự thay đổi sinh kế

- Các yếu tố như chính sách thể chế, văn hóa, thị trường: Các yếu tố này

được đặt như những yếu tố có tác động qua lại với yếu tố trung tâm là người nghèo

và các nguồn vốn sinh kế Quy trình này phân biệt giữa "những người có thẩmquyền", "các nhà cung cấp dịch vụ" và "những người sử dụng", xem xét mối quan

hệ nào tồn tại giữa các nhóm khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng nào đến nhữngmối quan hệ đó đã giúp người tham gia đánh hiểu rõ những phức tạp xung quanhcác chính sách và các tổ chức và nhận ra những cách mà họ có thể được "xác định(hoặc xem xét)" và chịu ảnh hưởng Mô hình này tập trung vào vai trò tổ chức, vàcác mối quan hệ giữa các tổ chức khác nhau và người nghèo Trong mô hình, thịtrường đề cập đến một cách rõ ràng vì tầm quan trọng mà chúng đóng trong việcxác định cách người nghèo có thể chuyển đổi các nguồn lực mà họ định bỏ qua vàocác tài sản sinh kế Sự tham gia cụ thể của các thị trường như là một ảnh hưởng chủchốt cũng rất quan trọng bởi vì chúng có khả năng đóng một vai trò đặc biệt quantrọng trong việc xác định các cơ hội cho các chiến lược sinh kế được cải thiện màngười nghèo có thể tạo ra, và mức độ mà họ có khả năng để có thể thực hiện nguyệnvọng Văn hóa cũng là một yếu tố được nhấn mạnh trong mô hình Văn hóa baogồm một loạt các "quy tắc của trò chơi", chuẩn mực xã hội và văn hóa có khả năngảnh hưởng mạnh mẽ đến cách người nghèo có thể tiếp xúc với các tổ chức có ảnhhưởng đến cuộc sống của họ Quyền lợi được đưa ra vì họ đại diện cho một thiết lậpngày càng quan trọng có thể thực hiện trên môi trường thể chế của họ nhưng có thể

Trang 34

được công nhận mức độ khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc chính trị và xã hội củamột quốc gia cụ thể Tất cả các ảnh hưởng này có thể gây khó khăn cho bản thânngười nghèo để thực hiện các hoạt động, nhưng chúng không phải là bất biến và cầnphải được phân biệt với những yếu tố đại diện cho bối cảnh “dễ bị tổn thương”, đó

là khó khăn hoặc là không thể để thay đổi và phải được "đối phó" để thay thế

Khung phân tích sinh kế bền vững mới được IFAD đưa ra với đầy đủ các yếu

tố hơn và thể hiện chặt chẽ hơn mối quan hệ các yếu tố lấy người nghèo làm trungtâm Đây được xem như một mô hình để tham khảo trong quá trình phân tích sinh

kế cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.2 Sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.1 Khái niệm về Đồng bào dân tộc thiểu số

Khái niệm “dân tộc thiểu số” trong những năm trước đây còn được gọi là

“dân tộc ít người” Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểusố”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung Nhưvậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷtrọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.Khái niệm “dân tộc thiểu số” không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân

số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới Việt Nam dân tộcKinh chiếm đa số 86,2% trong 54 dân tộc, 53 dân tộc thuộc nhóm thiểu số chỉchiếm 13,8% trong tổng dân số

Đồng bào dân tộc thiểu số là cộng đồng các nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ dân số

ít, họ thường sinh sống ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ít có cơ hội và điềukiện thuận lợi cho cuộc sống Hộ đồng bào dân tộc thiểu số mỗi dân tộc có nhữngđặc điểm riêng nhưng đều mang một số đặc điểm sau: Điều kiện sống còn gặp nhiềukhó khăn, tiếp cận các nguồn lực sinh kế ở mức thấp, nông nghiệp là nghề chính tạothu nhập của hộ, tỷ lệ hộ nghèo cao, tiếp cận các dịch vụ xã hội thấp

1.2.2 Sinh kế bền vững cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Sinh kế bền vững cho hộ đồng bào các dân tộc thiểu số là sinh kế giúp chođồng bào có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh,

Trang 35

hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên Thông qua đógiúp cho đồng bào cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống.

Sinh kế bền vững cần phải đảm bảo để chính đồng bào được tham gia xâydựng chính sách, ra quyết định và hành động với sự hỗ trợ của Chính phủ, chínhquyền địa phương và các tổ chức

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chínhsách, dự án lớn đầu tư hỗ trợ khá đồng bộ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn miền núi, qua đó góp phầnlàm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu

số Tuy nhiên vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn,thách thức, khoảng cách về thu nhập và mức sống của người dân ở miền núi so vớicác vùng khác trong tỉnh vẫn còn lớn; các nguồn lực đầu tư chưa đạt hiệu quả nhưmong muốn; năng lực nội sinh của người dân trong vùng chưa đáp ứng được nhữngthay đổi của nền kinh tế thị trường Do vậy, vấn đề sinh kế bền vững của đồng bàodân tộc thiểu số đòi hỏi cần có những chính sách mới, mạnh mẽ hơn, thiết thực vàhiệu quả hơn trong đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp

lý, phát huy đúng mức tiềm năng, lợi thế, phù hợp tập quán, trình độ dân trí, pháttriển nguồn nhân lực, tiếp cận sản xuất hàng hóa, từng bước khắc phục những khókhăn nhằm làm chuyển biến mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần, xây dựngsinh kế bền vững cho người dân trong vùng

1.2.3 Hoạt động sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số

Hoạt động sinh kế là tập hợp những lựa chọn và hành động của hộ gia đình nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế Nói cách khác, hoạt động sinh kế là những hoạt động nhằm kiếm sống của hộ gia đình Để thực hiện hoạt động sinh kế, các hộ

gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế

Tùy thuộc vào mức độ sở hữu/tiếp cận và chất lượng của các nguồn lực hộgia đình có thể lựa chọn các hoạt động sinh kế khác nhau Những nghiên cứu gầnđây cho thấy người DTTS có hoạt động sinh kế rất đa dạng và một hộ gia đình cóthể đồng thời thực hiện nhiều hoạt động sinh kế Một hộ gia đình có thể có cácthành viên sống và làm việc ở các địa điểm khác nhau, với những hoạt động kiếm

Trang 36

sống khác nhau Khi nghiên cứu hoạt động sinh kế của hộ gia đình DTTS, cần phảitrả lời các câu hỏi: Để kiếm sống, hộ thực hiện những hoạt động gì? tỷ trọng thunhập từ từng hoạt động, thời gian và nguồn lực dành cho từng hoạt động và sự thayđổi của chúng qua thời gian? Đâu là tập hợp hoạt động sinh kế tốt nhất? Mục tiêusinh kế nào không thể đạt được với các hoạt động sinh kế hiện tại?

Để giúp hộ gia đình DTTS lựa chọn và theo đuổi các hoạt động sinh kế, cần

hỗ trợ họ trên 2 mặt:

- Tiếp cận tới các nguồn lực sinh kế: sở hữu và tiếp cận các nguồn lực khácnhau cho phép hộ gia đình có những lựa chọn hoạt động sinh kế khác nhau Mỗihoạt động sinh kế đòi hỏi những nguồn lực riêng Tuy nhiên, nguyên tắc chung lànếu hộ tiếp cận được nhiều nguồn lực hơn thì có khả năng lựa chọn hoạt động sinh

kế tốt hơn, đem lại kết quả sinh kế cao hơn

- Thể chế và chính sách: Thể chế và chính sách có thể củng cố các lựa chọnhoạt động sinh kế tích cực Chúng có thể thúc đẩy di chuyển lao động, giảm rủi ro

và chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả của đầu tư, Tuy nhiên, trong nhiều trườnghợp, thể chế và chính sách lại là cản trở đối với tiếp cận nguồn lực và hiệu quả hoạtđộng sinh kế của hộ gia đình

1.2.4 Đặc điểm sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số

- Sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số hình thành và phát triển trongnhững điều kiện khó khăn, trình độ dân trí thấp Đồng bào các dân tộc thiểu sốthường sinh sống ở những vùng rừng núi cao, vùng sâu, vùng xa nên điều kiện giaothông, thông tin, giao lưu khó khăn nên ít có điều kiện học hành đầy đủ, nắm bắt vàtiếp cận thông tin thị trường do đó khó tạo lập nghề nghiệp chỉ biết làm nông nghiệptheo lối truyền thống Điều kiện sản xuất các vùng đồng bào sinh sống thường rấtkhó khăn, đất dốc, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thủy lợi chưa phát triển nên làmnông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, do đó năng suất thấp, thu nhập không cao.Thiếu vốn để đầu tư phát triển ngành nghề, thị trường chưa phát triển, thiếu kiếnthức là những rào cản đối với sinh kế bền vững của đồng bào

- Sinh kế của hộ đồng bào các dân tộc thiểu số mang những nét riêng của đặc

Trang 37

đặc điểm, sắc thái riêng về bản sắc văn hóa, tập tục làm ăn, sinh sống, sinh hoạtcộng đồng Điều đó cũng có những ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kiếm sống, thunhập và đời sống của đồng bào theo từng cộng đồng dân tộc Tuy vậy nét chung củacác cộng đồng dân tộc ít người là làm nông nghiệp, thu hái lâm sản, tự chế tác công

cụ, đồ dùng sinh hoạt, quen với lối sống tự cấp, tự túc, giao lưu với đồng bằng, đôthị còn hạn chế do cư trú phân tán, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện và

cơ hội giao lưu thường xuyên

- Sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số mang nặng tính chất nông nghiệp

và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên Do đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu

số sống chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa nơi có công nghiệp và dịch vụ chưaphát triển, giáo dục đào tạo và nhất là đào tạo nghề còn rất hạn chế Vì vậy nghềnghiệp để kiếm sống của đồng bào các dân tộc thiểu số phần lớn vẫn là làm nôngnghiệp như trồng trọt dựa vào nước trời, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, trồngrừng và khai thác lâm sản, thu hái lâm sản ngoài gỗ từ rừng, đánh bắt cá khesuối nên thu nhập và đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao

- Sinh kế của họ đồng bào dân tộc thiểu số trong bối cảnh dễ bị tổn thương

Do sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp vàkhai thác tự nhiên, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển nênthu nhập của đồng bào các dân tộc thường thấp hơn mặt bằng chung, tỷ lệ hộ nghèocao, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đào tạo nghề thấp đồng bào các dân tộc gặp nhiềukhó khăn khi phải đối mặt với những rủi ro vốn thường hay xảy ra ở những vùngkhó khăn

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh kế bền vững củacác hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có thể khái quát các yếu tố thành 2 nhóm là cácyếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan:

a Yếu tố chủ quan

- Sự gia tăng dân số: Sự gia tăng dân số tác động trực tiếp tới việc làm, thu

nhập bình quân và mức sống Ngoài ra gia tăng dân số còn gây áp lực gia tăng các

Trang 38

nhu cầu dịch vụ xã hội Đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn trong tiếpcận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nên thường có tỷ lệ gi tăng dân số cao trongkhi tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất thuần nông, thu nhập thấp, tỷ lệ người lao động quađào tạo nghề thấp là những thách thức đối với việc bảo đảm sinh kế bền vững.

- Trình độ nhận thức của người dân và sức khỏe cộng đồng: Do phân bố dân

cư chủ yếu ở vùng rừng, núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn trong tiếp cận giáo dục

và thông tin, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao dẫn đến trình độ nhận thức hạn chế;chăm sóc y tế và đầu tư cho bảo đảm sức khỏe hạn chế là nghuyên nhân đưa đếnsức khỏe cộng đồng nhóm dân tộc thiểu số thường thấp hơn bình quân chung cảnước Đó dẫn đến nguồn vốn con người và nguồn lực xã hội của đồng bào hạn chếlàm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực sinh kế

- Năng lực quản lý các nguồn lực và các hoạt động kinh tế hộ của đồng bào:

Do trình độ nhận thức hạn chế, hoạt động kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp và khaithác tài nguyên thiên nhiên, lao động nông nghiệp thủ công nên khả năng tham giaquản lý các nguồn lực sinh kế của đồng bào hạn hẹp, ảnh hưởng trực tiếp đến pháthuy và khai thác lâu bền, có hiệu quả các nguồn lực sinh kế

- Sự chưa thích ứng với hoà nhập kinh tế cuả đồng bào dân tộc với kinh tế điạ phương: Sự phát triển của nền kinh tế xã hội địa phương theo cơ chế thị trường,

sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ, kéo theo sự phân côngmới về lao động, sự đòi hỏi về trình độ nhận thức và kỹ năng, khả năng áp dụngcông nghệ mới vao sản xuất đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, tay nghề vàkhả năng thích nghi với nền sản xuất xã hội ngày càng tiến bộ Trong khi đó đồngbào vẫn bị hạn chế về nhận thức, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nên họ chưa thíchứng với những thay đổi của nền kinh tế địa phương, khó khăn trong hòa nhập Đặt

ra yêu cầu phải tăng cường trông tin, đào tạo, trợ giúp cho đồng bào nhất là giới trẻhòa nhập với sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương

b Yếu tố khách quan

- Chính sách và thể chế của Chính phủ đối với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số: Các sách của chính phủ và chính quyền địa phương tạo điều kiện phát

Trang 39

triển sinh kế và tạo kết quả sinh kế cho cộng đồng người dân địa phương.

- Cơ chế và hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ

chức sản xuất ở địa phương bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sỏ sản xuất kinhdoanh nhỏ, các HTX và tổ hợp tác, các hộ gia đình hoạt động trên địa bàn từng địaphương và quốc gia Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển và hoạt động sản xuấtkinh doanh thuận lợi sẽ tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng người dân địa phương

- Sự suy thoái của nguồn lực thiên nhiên đặc biệt là rừng tự nhiên, đất đai,

nguồn nước, hệ sinh thái…: Các nguồn lực thiên nhiên nhất là đất đai, rừng, nguồn

nước, hệ sinh thái là một trong 5 nguồn lực sinh kế, nó đặc biệt quan trọng đối vớicộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số bởi sinh kế của họ gắn liền với sản xuất nôngnghiệp và khai thác sản phẩm tự nhiên từ rừng, sông suối Nếu các yếu tố trênkhông được khai thác, bảo vệ đúng mức và bị suy thoái sẽ làm suy giảm sinh kế củachính họ

- Thiên tai và biến động thời tiết, dịch bệnh cây trồng vật nuôi Là những cú

sốc trong tự nhiên khó lường trước, các biến cố này gây thiệt hại và ảnh hưởng đếnsinh kế của người dân bởi những tác động tiêu cực của nó đến mùa màng sản xuất,đàn gia súc, làm giảm thu nhập, gây những tổn thương cho cộng đồng

- Sự biến động giá cả của nền kinh tế do cung cầu mang tính mùa vụ, suy

thoái hoặc khủng hoảng kinh tế….Đây là những cú sốc trong nền kinh tế, do cung

cầu mang tính thời vụ dẫn đến tăng giá đầu vào hoặc rớt giá đầu ra, khủng hoảngkinh tế dẫn đến những sụt giảm về việc làm, về thu nhập dễ gây tổn thương cho hoạtđộng kinh tế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.6 Kết quả sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số

Kết quả sinh kế là những thành quả thu được từ việc thực hiện các hoạt động sinh kế Nếu hoạt động sinh kế là hoạt động kiếm sống của hộ gia đình DTTS thì kết

quả sinh kế trước hết là thu nhập từ các hoạt động này Mục tiêu của hoạt động sinh

kế, trước hết, là gia tăng thu nhập cho hộ Tuy nhiên, thu nhập không phải là mụctiêu duy nhất của hoạt động sinh kế Bên cạnh thu nhập, hộ gia đình cũng hướng tớicác mục tiêu sinh kế bền vững khác Một số mục tiêu/kết quả sinh kế chủ yếu của

hộ gia đình DTTS là:

Trang 40

- Nâng cao thu nhập: Nâng cao thu nhập là mục tiêu của hoạt động sinh kếcủa hộ gia đình Mặc dù thu nhập không phải là tiêu chí hoàn hảo để đánh giá nghèođói và phúc lợi, nó vẫn là mục tiêu mà các hộ gia đình hướng tới và là cơ sở để đemlại sinh kế bền vững

- Nâng cao phúc lợi: bên cạnh thu nhập, hộ gia đình còn hướng tới các mụctiêu phi tài chính khác như sự an toàn, sức khỏe, uy tín, vị trí chính trị, văn hóa tinhthần, Cùng với thu nhập, chúng tạo thành phúc lợi của hộ gia đình

- Giảm rủi ro tổn thương: người nghèo thường không có điều kiện chống đỡcác rủi ro do bối cảnh dễ tổn thương gây ra Chính vì vậy, sinh kế của họ thườngkém ổn định và bền vững Vì thế, một kết quả sinh kế mà người nghèo hướng tới làgiảm rủi ro dễ tổn thương nhằm tăng cường tính bền vững của sinh kế

- Cải thiện an ninh lương thực: an ninh lương thực là một trong những khíacạnh cơ bản của rủi ro dễ tổn thương Việc tách an ninh lương thực ra thành mộtmục tiêu riêng là nhằm thể hiện tầm quan trọng của nó và giúp các hoạt động hỗ trợsinh kế tập trung hơn vào an ninh lương thực

- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững: sử dụng tài nguyên bền vững vàbảo vệ môi trường là mục tiêu của xã hội nhằm duy trì và bảo vệ các nguồn tàinguyên thiên nhiên không chỉ cho thế hệ này mà còn cho các thế hệ mai sau

Một vấn đề đặt ra là các kết quả sinh kế có thể không tương thích với nhau.Chẳng hạn, tăng thu nhập đôi khi đi kèm với phá hủy môi trường tự nhiên Hoặc cácthành viên trong gia đình lại theo đuổi các kết quả sinh kế khác nhau Chính vì vậy,việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động sinh kế hài hòa giữa các mục tiêu sinh kế

là yêu cầu của sinh kế bền vững

1.3 Chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số

Chiến lược sinh kế của đồng bào DTTS được đề xuất dựa trên kết quả phânnhững nguồn lực của hộ cũng như cách thức hộ sử dụng những nguồn lực đó đểthực hiện các hoạt động kiếm sống Hộ không thể kiếm sống nếu thiếu các nguồnlực Cách tiếp cận này, hơn nữa, dựa trên niềm tin rằng, các hộ gia đình cần phải sử

Ngày đăng: 16/05/2016, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
28. Chambers R. and G.R. Conway (1992). “Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21 st Century”, Discussion Paper 296, Institute of Development Studies Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Rural Livelihoods: PracticalConcepts for the 21st Century
Tác giả: Chambers R. and G.R. Conway
Năm: 1992
29. Devereux S. (2001). “Livelihood Insecurity and Social Protection: A Reemerging Issue in Rural Development”, Development Policy Review 19(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Livelihood Insecurity and Social Protection: A ReemergingIssue in Rural Development
Tác giả: Devereux S
Năm: 2001
33. Kollmair M. and S.T. Gamper (2002). “Sustainable livelihoods approach”, Input paper for the Integrated Training Course of NCCR North - South, Switzerland September 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable livelihoods approach
Tác giả: Kollmair M. and S.T. Gamper
Năm: 2002
34. Lasse K. (2001). “The sustainable livelihood approach to poverty reduction: an introduction”, SIDA report Sách, tạp chí
Tiêu đề: The sustainable livelihood approach to poverty reduction: anintroduction
Tác giả: Lasse K
Năm: 2001
37. Scoones (1998). “Sustainable Rural Livelihoods: A framework for Analysis”, IDS working paper 72, Institute for International Studies Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Rural Livelihoods: A framework for Analysis
Tác giả: Scoones
Năm: 1998
6. Bích Diệp (2015). Tăng trưởng kinh tế 9,2%, Đắk Lắk vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, truy cập ngày 17/2/2015 từ http://fica.vn/dong-chay-von/dau-tu/tang-truong-kinh-te-9-2--dak-lak-van-chua-hoan-thanh-ke-hoach-26950.html Link
1. Ban dân tộc (2014a). Kết quả thực hiện công tác dân tộc 2013, phương hướng nhiệm vụ 2014, Báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk Khác
2. Ban dân tộc (2014b). Báo cáo công tác đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Đắk Lắk sau 25 năm đổi mới Khác
3. Báo cáo chính trị (2011). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Khác
4. Chính phủ (2009). Quyết định số 87/2009/QĐ - Ttg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk, thời kỳ đến năm 2020 Khác
5. Bùi Minh Đạo (2011). Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, NXB Khoa học xã hội Khác
7. FLITCH (2012). Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH, Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên Khác
8. GSO (2014). Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012, NXB Thống kê 2014 Khác
9. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011). Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 250 (8/2011), tr Khác
10. Trương Hồng (2013). Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, báo cáo khoa học của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) Khác
11. IFRC (2015). Website của Tổ chức chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Khác
12. IPSARD (2012). Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững, Báo cáo tóm tắt của dự án nâng cao năng lực phát triển cộng đồng của chương trình Chia sẻ do SIDA tài trợ Khác
13. Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012). Quan hệ giữa tài sản sinh kế và nghèo ở nông thôn Việt Nam, Working paper Khác
14. MONRE (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên môi trường, NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam Khác
16. Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Hồng Cử (2010). Vấn đề xã hội trong phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w