Nâng cao trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (Trang 99 - 104)

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính là một yếu tố quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ngân sách.

Một trong những nguyên nhân nổi lên của việc triển khai thực hiện các dự án của CTMTQG GD&ĐT còn lúng túng và chưa đạt yêu cầu là do trình độ cán bộ còn yếu kém về chuyên môn và nghiệp vụ.

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ chế chính sách thực hiện CTMTQG GD&ĐT cũng có nhiều thay đổi, bổ sung như Luật NSNN, hệ thống tài chính kế toán (các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách) là tất yếu. Với khả năng nắm bắt,

thích ứng còn hạn chế của một bộ phận cán bộ tài chính, nên sự thay đổi này gây ra không ít những khó khăn.

Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này một cách thường xuyên là nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan đơn vị để họ có nhận thức chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước và những kiến thức về chuyên môn.

Đồng thời cần triển khai công tác xây dựng cẩm nang quản lý tài chính và cẩm nang mua sắm đấu thầu, góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý và thực hiện CTMTQG GD&ĐT; nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính để sử dụng thành thạo công cụ máy vi tính, và các trang thiết bị hiện đại kháccần thiết trong công việc chuyên môn.

KẾT LUẬN

Giáo dục đã, đang, và sẽ là một chỉ tiêu quyết định sự khác biệt giữa các quốc gia, và giữa các cá nhân. Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự tiến bộ của một quốc gia. Ở nước ta, chúng ta tự hào có một nền văn hiến lâu đời, sự học luôn được xem trọng như cha ông ta từng dạy “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. Ngày nay, sự nghiệp GD&ĐT lại ngày càng được khẳng định được vị trí vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Muốn cho đất nước ngày càng phát triển và phát triển bền vững thì nhân tố con người là trung tâm, nó quyết định đến toàn bộ mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Sự nghiệp giáo dục là cầu nối quan trọng để phát triển nhân tố con người và thúc đẩy xã hội phát triển.

Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, ngày nay khi đất nước đã ra nhập WTO, thế và lực của đất nước ta lại được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, những thách thức và trở ngại trên nhiều lĩnh vực cũng trở nên gay gắt hơn và đáng lo ngại hơn. Đương nhiên đó là những khó khăn trên con đường phát triển: giải quyết tốt thì tiếp tục đi lên, lúng túng để mất cơ hội thì lại tụt hậu, tụt hậu xa thêm nhiều nữa. Trong số những vấn nạn cần được giải quyết triệt để thì vấn nạn về giáo dục nổi lên như là một vấn đề cấp bách nhất, quyết liệt nhất, cả cho trước mắt lẫn cho lâu dài. Trong thời gian tới nền giáo dục nước nhà có khắc phục được những hạn chế, yếu kém đang tồn tại để mang lại những khởi sắc hay không? Thì việc đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả trong đầu tư chi NSNN cho ngành GD&ĐT nói chung và cho CTMTQG GD&ĐT nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng GD&ĐT trong những năm vừa qua để thấy được công tác chi NSNN diễn ra như thế nào? kết quả từng dự án của chương trình được thực hiện ra sao? Cũng như những thành tựu và hạn chế của công tác quản lý NSNN. Công trình nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT.

Đây là một đề tài rộng liên quan đến một lĩnh vực có vai trò quan trọng của đất nước là lĩnh vực GD&ĐT, với kiến thức còn hạn hẹp vì vậy trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy, cô giáo, các cán bộ chuyên môn đóng góp ý kiến để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.

2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, NXB thống kê – 2006

3. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng (chủ biên), Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê – 1998

4. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X

5. Lý luận chính trị, số 9- 2007, tạp chí nghiêu cứu của học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

6. Tờ trình thủ tướng chính phủ của Bộ GD&ĐT, Đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001- 2005 và đề nghị tiếp tục thực hiện CTMTQG GD&ĐT nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn II (2006-2010), Tháng 12 năm 2007

7. Các văn bản pháp quy:

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. - Luật giáo dục năm 2005

- Nghị quyết 40/2000/QH10 và Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông và PCGD THCS

- Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về “ Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”

- Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005

- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010”

- Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo đến năm 2005

- Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKH-BTC ngày 06/01/2003 của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính

- Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2003,Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg

- Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN

- Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương - Văn bản số 10784/BTC-NSNN ngày 26/8/2005 trình Thủ tướng Chính phủ cho phép năm 2006 tiếp tục thực hiện CTMTQG GD&ĐT

- Một số văn bản khác có liên quan.

- Website Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn - Website Bộ Giáo dục và Đào tạo http:// www.moet.gov.vn - Website Chính phủ http://www.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w