Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiện CTMTQG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (Trang 25)

Do tính chất và nhu cầu chi cho mục tiêu của chương trình nên các nguồn tài chính huy động để chi cho chương trình đều tăng qua từng năm. Cho đến năm 2005 nguồn kinh phí huy động được từ các nguồn tài chính khác thì nguồn từ NSTW hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong từng năm. Trong giai đoạn I, tổng vốn NSTW hỗ trợ là 5.527,7 tỷ đồng (vốn sự nghiệp) chiếm 71,14% tổng vốn đầu tư. Điều đó cho thấy vốn huy động để thực hiện chương trình thì vốn từ NSTW hỗ trợ vẫn là chủ yếu. Việc cấp kinh phí hỗ trợ của Trung ương để thực hiện CTMTQG GD&ĐT đã có tác động tích cực, khuyến khích các địa phương huy động thêm các nguồn tài chính khác để thực hiện chương trình. Trong khi NSTW hỗ trợ 71,14 % thì các tỉnh, thành phố phải huy động thêm 28,86% bằng các nguồn tài chính khác. Nguồn vốn NSĐP và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của CTMTQG GD&ĐT. Điều này cũng chứng tỏ việc xác định mục tiêu, các đối tượng thụ hưởng của dự án đã phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của địa phương.

Nguồn vốn huy động của địa phương:

Theo báo cáo thực hiện của các tỉnh, thành phố, bình quân hàng năm kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng… bổ sung thực hiện CTMTQG GD&ĐT đạt từ 15% đến 25% tổng kinh phí CTMTQG thực hiện tại địa phương. Cụ thể như sau:

Bảng số 03: Kinh phí CTMTQG GD&ĐT huy động bổ sung tại địa phương

Số TT Tên các Dự án CTMTQG GD&ĐT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng 1 Củng cố và phát huy kết quả phổ cập GDĐH và XMC, thực hiện PC THCS 9,0 19,8 23,4 29,4 33,0 114,6

2 Đổi mới chương trình, nội

dung SGK 68,3 108,0 141,0 223,5 540,8

3

Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống GDQD

8,0 10,0 11,6 29,6

4

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm 9,5 9,8 6,3 5,4 7,2 38,3 5 Hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn 32,0 32,4 25,5 30,0 37,5 157,4 6 Tăng cường CSVC các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp-HN, các trường ĐH, THCN trọng điểm

130,5 139,5 45,0 63,0 94,5 472,5

7 Tăng cường năng lực đào tạo

nghề 14,7 29,6 38 65 85 232,3

Tổng cộng 195,70 299,4 254,2 343,8 492,3 1.585,4

Nguồn: Vụ KHTC - Bộ GD&ĐT

Biểu đồ 05: Tương quan giữa NSTW và nguồn bổ sung của địa phương theo từng dự án

2.2.3. Thực trạng sử dụng NSNN cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2001 -2005

Dự án 1: “Dự án củng cố và phát huy kết quả PCGD tiểu học và Xóa mù chữ, thực hiện PCGD THCS ”

Nội dung chính bao gồm:

Hoàn thành xóa mù chữ và PCGD tiểu học cho 235 xã và 18 huyện chưa đạt chuẩn;

Hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Đạt chuẩn PCGD THCS ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đã kiểm tra và công nhận 36 tỉnh và thành phố đạt chuẩn Quốc gia phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

- Đã kiểm tra và công nhận 30 tỉnh và thành phố đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Số huyện đã đạt chuẩn 289 huyện; số xã đã công nhận đạt chuẩn là: 5.106 xã, phường.

- Một số tỉnh thành phố như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng… đã và đang triển khai thực hiện phổ cập bậc Trung học phổ thông.

- Dự án triển khai đảm bảo đúng tiến độ. Chất lượng phổ cập của các đơn vị đã đạt chuẩn khá vững chắc. Hầu hết các đơn vị đạt chuẩn PCGD THCS đều đã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi.

- Với chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai sâu rộng tại các địa phương, các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội đã tích cực tham gia với nhiều hình thức phong phú có hiệu quả, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục

- Kinh phí NSTW phân bổ còn ít, nhiều tỉnh đã phải cắt giảm kinh phí chi thường xuyên để bổ sung thực hiện dự án, điều này đã trở thành gánh nặng đối với những tỉnh Miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Dự án 2: “Dự án đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa”

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 14/2001/CT-TTg quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội. Bộ GD&ĐT đã xây dựng các kế hoạch và khẩn trương tổ chức thực hiện trong toàn ngành

Nội dung chính bao gồm:

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa mầm non, phổ thông; Biên soạn các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc. Tiếp tục triển khai dự án về dạy tiếng Việt, tiếng dân tộc;

Đổi mới mục tiêu, chương trình giáo dục đào tạo và cải tiến tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, THCN đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Kết quả đạt được, tại cấp Trung ương:

- Về chương trình: Đã xây dựng, hoàn thiện được các bộ chương trình mới sau đây: Chương trình GD Mẫu giáo, Mầm non (2004); Chương trình GD Tiểu học (2001); chương trình GD THCS (2002); Chương trình GD THPT (2002); Chương trình GD THPT kỹ thuật (2004); Chương trình GD THCN; Chương trình GD không chính quy (Bổ túc văn hóa- 2003);

- Về tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa: Đã biên soạn được các bộ tài liệu và sách giáo khoa mới sau đây: Bộ tài liệu dùng cho nhà trẻ và mẫu giáo; Bộ sách GD tiểu học (9 môn); Bộ sách giáo khoa THCS (13 môn học); Bộ sách giáo khoa THPT (13 môn học); Bộ tài liệu kỹ thuật- nghề THPT kỹ thuật; Bộ giáo trình THCN mới; Bộ sách giáo khoa bổ túc văn hóa (từ lớp 6 đến lớp 9); 05 bộ sách giáo khoa dạy chữ dân tộc (H’mông, Khmer, Bana, Jrai, Chăm); Xây dựng chương trình và sách giáo khoa, sách giáo viên tiếng Pali và ngữ văn Khmer cho trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ.

- Về sách lý luận và sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy: Đã hoàn thành: 03 bộ tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học, THCS và THPT. 03 bộ tài liệu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học, THCS, THPT. 04 bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn giáo viên dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới. Đã xây dựng một số băng hình và phần mềm dạy học phục vụ bồi dưỡng giáo viên (sử dụng tại các lớp huấn luyện hè và phát trên VTV2).

- Bồi dưỡng giáo viên: Tổ chức đầy đủ các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo đúng tiến độ thay sách, tập trung tại Trung ương với thời lượng bình quân từ 7-10 ngày. Kết thúc tập huấn, số giáo viên cốt cán tổ chức bồi dưỡng

cho giáo viên dạy đại trà tại các địa phương theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Tổ chức nghiên cứu, ban hành danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học. Trang cấp thiết bị cho các trường tham gia giảng dạy thí điểm theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Tại cấp địa phương:

Tất cả địa phương đều thực hiện đủ số kinh phí được giao. Trong quá trình xây dựng dự toán, Bộ GD&ĐT đã tính nhu cầu với định mức tối thiểu, nhưng kinh phí Trung ương chỉ đáp ứng từ 32% đến gần 50 %, cụ thể là:

Bảng số 04: Kinh phí CTMT thực cấp cho các nội dung của Dự án

Đơn vị: Tỷ đồng Số

TT Nội dung chi Năm kinh phí Nhu cầu Kinh phí CTMT thực cấp Tỷ lệ 1 Thiết bị, đồ dùng dạy học; SGK, SGV; Tập huấn GV dạy lớp 1, lớp 6 2002 711,5 227,7 32.0% 2 Thiết bị, đồ dùng dạy học; SGK, SGV; Tập huấn GV dạy lớp 2, lớp 7 2003 725,6 360,0 49.6% 3 Thiết bị, đồ dùng dạy học; SGK, SGV; Tập huấn GV dạy lớp 3, lớp 8, lớp 10 thí điểm 2004 1.029,0 470,0 45.7% 4 Thiết bị, đồ dùng dạy học; SGK, SGV; Tập huấn GV dạy lớp 4, lớp 9, lớp 10 thí điểm vòng 2, lớp 11 thí điểm vòng 1 2005 1.500,0 745,0 49.7% Tổng cộng 3.966,1 1.802,7 45.5%

Nguồn: Phòng SNVX - Vụ Tài chính HCSN- Bộ Tài chính

Do ngân sách Trung ương không đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc phân bổ được tính toán hỗ trợ cho các tỉnh với các mức khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Kết quả đạt được:

- Kinh phí của dự án đã được sử dụng đúng mục đích, đạt được mục tiêu và tiến độ đề ra về mua sắm SGK; bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và mua sắm đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình và SGK mới (Năm 2002- 2003: thay lớp 1, lớp 6; Năm 2003- 2004: thay sách lớp 2, lớp 7; năm 2004- 2005: thay sách lớp 3, lớp 8 và tổ chức dạy thí điểm bậc THPT; năm học 2005-2006 thay sách lớp 4, lớp 9 và tiếp tục thí điểm bậc THPT).

- Bước đầu tạo được sự chuyển biến mới về đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tạo nề nếp sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông.

- Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Miền núi, vùng khó khăn chưa đủ kinh phí mua sắm thiết bị đồng bộ theo danh mục, thiếu phòng làm kho, giá , tủ để bảo quản thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, để sử dụng nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị

- Hầu hết các tỉnh khó khăn (hưởng trợ cấp của ngân sách Trung ương) chỉ thực hiện dự án bằng nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, không có điều kiện bổ sung thêm bằng ngân sách địa phương nên chưa trang bị đủ thiết bị, đồ dùng dạy học đồng bộ theo danh mục quy định.

- Cán bộ làm công tác thiết bị còn thiếu nhiều, hầu hết chưa qua đào tạo có hệ thống, vì vậy chủ yếu làm nhiệm vụ coi kho, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

Dự án 3:“Dự án Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân”

Nội dung chính bao gồm:

Đào tạo nhân lực CNTT; đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT ở các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề;

Triển khai dạy tin học và từng bước ứng dụng CNTT trong dạy và học ở nhà trường phổ thông;

Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trường đào tạo nghề và trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Kinh phí CTMT cấp cho dự án này từ năm 2002 đến năm 2005 là: 200 tỷ đồng đạt tỷ lệ thấp (25%) so với dự toán, trong đó:

- Chi cho các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT: 52 tỷ đồng - Cấp cho các địa phương: 148 tỷ đồng

Kết quả đạt được :

- Dự án triển khai đúng mục đích, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

- Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết năm học 2003-2004, hầu hết các trường THPT (gần 2.140 trường) đã có ít nhất 01 máy vi tính được kết nối Internet. Đến hết năm 2005 đã có 50% số trường THCS có ít nhất 01 máy vi tính được nối mạng.

- Các Trung tâm GDTX, các Phòng Giáo dục đều đã có ít nhất 01 máy được nối mạng Internet. Một số tỉnh có điều kiện đã kết nối mạng giữa Sở GD&ĐT với các trường và các đơn vị trực thuộc.

- Kinh phí ngân sách Trung ương cấp hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu thực hiện dự án, theo yêu cầu của Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010.

- Nhiều trường THPT ở một số tỉnh Miền núi chưa từng được trang bị máy vi tính, do đó thiếu phương tiện thực hành nên chất lượng giảng dạy tin học không cao, thậm chí nhiều trường THCS còn chưa được học môn tin học và ngoại ngữ.

Để thực hiện được đầy đủ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đẩy mạnh giảng dạy, ứng dụng CNTT ở tất cả các ngành học, bậc học… thì đòi hỏi phải tiếp tục tăng nguồn kinh phí, tập trung đầu tư thực hiện dự án này trong giai đoạn tới.

Dự án 4: “Dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm”

Nội dung chính bao gồm:

Đổi mới hệ thống đào tạo sư phạm và xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở các bậc học, cấp học;

Tăng cường CSVC và trang thiết bị học tập cho các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên;

Từ năm 2001 đến năm 2005, kinh phí CTMT cấp cho dự án này là 580 tỷ đồng, đạt 64,4% nhu cầu kinh phí, trong đó:

- Chi cho các trường ĐH, CĐ sư phạm trực thuộc Bộ: 154,9 tỷ đồng; - Chi cho các trường sư phạm địa phương: 425,1 tỷ đồng.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tiến hành quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường sư phạm, từ chỗ toàn ngành có 267 trường xuống còn 86 trường sư phạm

Kết quả đạt được :

* Đối với các trường sư phạm địa phương:

- Những năm qua CSVC trường sư phạm đã được cải thiện đáng kể. Cùng với các nguồn vốn bổ sung từ ngân sách địa phương, các tỉnh, thành phố đã tích cực củng cố, nâng cấp các trường trung học sư phạm thành trường Cao đẳng sư phạm đào tạo đa cấp; phát triển trường cao đẳng sư phạm thành trường đa ngành.

- Hầu hết các trường sư phạm đều được thụ hưởng kinh phí CTMT để chi cải tạo, chống xuống cấp nhà học, ký túc xá, nhà ăn, thư viện;

- Mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo chương trình và SGK mới; Mua sắm sách, tài liệu tham khảo bổ sung cho thư viện; Hỗ trợ cho biên soạn tài liệu giáo trình… tạo điều kiện cho các trường tăng cường CSVC đáp ứng được quy mô đào tạo và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Bình quân khoảng 10% kinh phí CTMT hàng năm được dùng cho việc bồi dưỡng giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị tư tưởng, theo các chương trình: BDTX, BDCH, đào tạo nâng chuẩn. Tính đến hết năm 2005, tỷ lệ giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn ở nhà trẻ 42%; mẫu giáo 75%; ở tiểu học: 92% (Trên chuẩn 20%); ở THCS: 93%; ở THPT: 97%; dạy nghề: 71%; THCN: 86,3%; Đại học, Cao đẳng: 45% đạt trình độ thạc sỹ trở lên.

* Đối với các trường ĐH, CĐ sư phạm trực thuộc Bộ:

- Kinh phí CTMT có ý nghĩa lớn đối với các trường sư phạm trong việc tăng cường CSVC, BDCH giáo viên các bậc học, BDTX và bồi dưỡng theo chu kỳ cho giáo viên trường sư phạm.

- Trong những năm qua, kinh phí CTMT đã ưu tiên cho các trường sư phạm mới thành lập mỗi năm bình quân cấp 2.500 triệu đồng đến 3.000 triệu đồng/trường. Kinh phí CTMT được đầu tư chủ yếu cho xây dựng nhà học, các công trình phụ trợ như nhà thí nghiệm, các nhà học đa chức năng và cải tạo các ký túc xá, giúp các trường cải thiện nơi ở của sinh viên sư phạm.

- Các trường sư phạm trực thuộc khác được cấp bình quân 500 triệu đến 1.000 triệu đồng/năm, chủ yếu chi chống xuống cấp CSVC, mua sắm bổ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w