Theo Điều 2 Luật công chứng 2006 thì: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch bằng vă
Trang 1Theo Điều 2 Luật công chứng 2006 thì: “Công chứng là việc công chứng viên
chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi
là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Theo điều 4 Luật Công chứng thì văn bản công chứng gồm:
“ 1 Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này gọi là văn bản công chứng.
2 Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:Hợp đồng, giao dịch;Lời chứng của công chứng viên.
3 Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”.
Theo điều 6 Luật Công chứng qui định giá trị pháp lí của văn bản công chứng như
sau: “ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác;Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ;những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.”
1.Về giá trị chứng cứ của văn bản công chứng
Điều 81 BLTTDS năm 2004 quy định:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”
Theo quy định của pháp luật thì chứng cứ được xác định thông qua các nguồn chứng cứ( điều 82 BLTTDS 2004)
Khẳng định tại Khoản 2, Điều 6, Luật Công chứng năm 2006 đã thể hiện một quan điểm phù hợp với quy định về tố tụng dân sự Nó không chỉ là nguồn chứng cứ thông thường mà lần đầu tiên, pháp luật công chứng cũng như pháp luật tố tụng dân
sự cùng thừa nhận tình tiết, sự kiện nêu ra trong văn bản công chứng có giá trị pháp
lý cao hơn hẳn những nguồn chứng cứ khác và ngang bằng với "những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật" (theo điểm c khoản 1 Điều 80, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004)
Tuy nhiên, giá trị chứng cứ nói chung của văn bản công chứng cũng như những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong văn bản công chứng sẽ không còn nếu như văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu Khi bị Tòa án tuyên bố
vô hiệu, văn bản công chứng sẽ không có giá trị thực hiện, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên nhưng văn bản đó vẫn có giá trị chứng cứ Những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng chính là chứng
cứ xác đáng làm căn cứ để khôi phục lại tình trạng ban đầu giữa các bên giao kết
1
Trang 2Như vậy, Các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp bất lợi xảy ra
2 Giá trị thi hành của văn bản công chứng
Giá trị thi hành của văn bản công chứng thể hiện: Nếu như các bên tham gia giao kết hợp đồng có xảy ra tranh chấp mà không chứng minh được hành vi vi phạm pháp luật hay sự thiếu trung thực của công chứng viên khi tạo lập và chứng nhận văn bản công chứng, thì không ai có thể bác bỏ được giá trị pháp lý của nó và buộc các bên chủ thể phải thi hành thực hiện
Nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác
Văn bản công chứng còn có hiệu lực thi hành đối với cá nhân,cơ quan có thẩm quyền liên đới phải tuân thủ, thực thi mọi điều khoản, điều kiện của một hợp đồng, giao dịch đã được công chứng ngay cả khi những hợp đồng, giao dịch này được chứng nhận bởi công chứng viên không phải là viên chức nhà nước, hành nghề trong một văn phòng công chứng Căn cứ vào điều luật nêu trên( Điều 6 Luật Công chứng năm 2006), thì có hai cách thức được pháp luật quy định để đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công chứng Cách thứ nhất là khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và cách thứ hai là các bên đương sự trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có thể tự thỏa thuận cách thức đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công chứng Nếu như cách thức thứ nhất mang tính nguyên tắc thì cách thức thứ hai lại là một quy định hoàn toàn mới, thể hiện quan điểm mềm dẻo trong việc xác định cơ chế đảm bảo giá trị thi hành cho văn bản công chứng Theo đó các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có quyền thỏa thuận trước cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng, giao dịch đã được công chứng
3.Kêt luận.
Theo những gì đã trình bày thì có thể thấy việc công chứng các văn bản công chứng là rất cần thiết,quan trọng Nó không những đảm bảo được quyền lợi, lợi ích cho các bên chủ thể khi tham vào các qua hệ hợp đồng, giao dịch mà còn giúp Nhà nước quản lí tốt đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch;
từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch Trong hoạt động tố tụng, chứng cứ đóng vai trò quyết định trong việc làm sáng tỏ các quan hệ cần giải quyết và làm cơ sở để tòa án phân xử
2