1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

10 817 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 309,01 KB

Nội dung

Nhưng nhìn chung, việc quy định về văn bản công chứng và xác định giá trị pháp lý của loại văn bản này luôn được coi là một trong những vấn đề mang tính cốt lõi trong pháp luật về công c

Trang 1

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Đỗ Đức Hiển

Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số 60 38 01 03 Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Minh Mẫn

Năm bảo vệ: 2013

Abstract Làm rõ và có hệ thống hơn cơ sở lý luận về giá trị pháp lý của văn bản công

chứng Phân tích nội dung, đánh giá thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, những bất cập, hạn chế, nhất là trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp Đưa ra những luận cứ khoa học, giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài, cũng như hướng sửa đổi các quy định của pháp luật để hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Nâng cao nhận thức về công chứng; Hoàn thiện quy định của Luật Công chứng về giá trị văn bản công chứng;

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng Keywords Văn bản công chứng; Công chứng; Pháp luật Việt Nam; Giá trị pháp lý

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp Cùng với đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các giao dịch này cũng ngày một gia tăng Khi đã xảy

ra tranh chấp, một loạt các vấn đề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân tham gia giao kết, đồng thời gây mất ổn định trong xã hội Chính vì thế, nhu cầu hình thành và phát triển một thiết chế

Trang 2

pháp luật tích cực để có thể phòng ngừa, ngăn chặn tranh chấp phát sinh trong giao lưu dân

sự, kinh tế và thương mại như đã nêu trên là một đòi hỏi khách quan

Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước theo hệ thống dân luật, từ lâu đã tồn tại một thiết chế pháp luật cho phép phòng ngừa các tranh chấp một cách tích cực, chủ động

và hiệu quả Đó là thiết chế công chứng Với chức năng tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giao dịch, công chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện ý chí của mình một cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật, giải quyết các xung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể này, qua đó loại bỏ những nguyên nhân gây ra tranh chấp

Việc tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng của công chứng viên như đã nêu trên

có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau nhưng kết quả cuối cùng của quá trình đó được thể hiện dưới một hình thức chung nhất là những hợp đồng, giao dịch đã được công chứng hay còn gọi là văn bản công chứng

Tùy theo truyền thống pháp lý và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, văn bản công chứng được thể hiện theo những kết cấu và nội dung khác nhau; được pháp luật thừa nhận với những giá trị pháp lý cũng tương đối đa dạng Nhưng nhìn chung, việc quy định về văn bản công chứng và xác định giá trị pháp lý của loại văn bản này luôn được coi là một trong những vấn đề mang tính cốt lõi trong pháp luật về công chứng, bởi trước hết nó quyết định lý do tồn tại của chính thiết chế công chứng trong đời sống xã hội, pháp lý của mỗi nước và sau đó là quyết định các vấn đề khác có liên quan như trình tự, thủ tục công chứng, tiêu chuẩn, trình độ công chứng viên

Ở nước ta, mặc dù có thời gian hình thành và phát triển chưa dài nhưng có thể thấy được vai trò của thiết chế công chứng được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về công chứng, các quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp Nếu như tại Nghị định số 45/HĐBT ngày 7/2/1991 (văn bản pháp lý đầu tiên quy định về công chứng) mới chỉ quy định "các hợp đồng và giấy tờ được công chứng có giá trị chứng cứ" thì đến Luật Công chứng năm 2006, các quy định về văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng đã được quy định một cách tương đối khái quát, rõ ràng và đầy đủ hơn, với hai giá trị

cơ bản đó là giá trị chứng cứ và hiệu lực thi hành Có thể nói, với quy định này, Luật Công chứng đã đi tiếp một bước trong việc đưa công chứng nước ta tiến gần hơn với thông lệ của

Trang 3

công chứng Latinh trên thế giới, thể hiện vai trò của công chứng với chức năng bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, đồng thời hạn chế nhiều vụ kiện tại tòa án Bên cạnh Luật Công chứng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng có những quy định liên quan đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng như

Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở

Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chưa đầy đủ, mang tính hình thức, chưa

có cơ chế để thực hiện trên thực tế (nhất là vấn đề về hiệu lực thi hành) Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa rõ hoặc có nội dung chồng chéo, thậm chí vô hiệu hóa nhau dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thực sự tôn trọng Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của công chứng trong đời sống xã hội nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính phục vụ việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay Do đó, việc nghiên cứu về giá trị pháp lý của văn bản công chứng để từ đó làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như những quy định của các quy định của pháp luật có liên quan là một nhu cầu cấp thiết Thực tiễn công tác tại Bộ Tư pháp - cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý nhà

nước về công chứng cũng là lý do giúp tác giả lựa chọn đề tài "Giá trị pháp lý của văn bản công chứng" làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ Luật học

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Với tư cách là một thiết chế bổ trợ tư pháp, tuy có thời gian hình thành và phát triển chưa dài song với vai trò và những đóng góp quan trọng của công chứng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu về thiết chế

này như: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng

ở Việt Nam", đề tài cấp Bộ, mã số 92-98-224, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, 1993; "Một

số vấn đề về công chứng giao dịch tài sản ở Việt Nam", Luận văn Thạc sĩ Luật học của Đỗ

Xuân Hòa; "Công chứng nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta", Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trần Ngọc Nga; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định

phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Đặng Văn Khanh; "Thẩm quyền của Ủy ban nhân

Trang 4

dân trong lĩnh vực thực hiện các việc công chứng", Luận văn Thạc sĩ Luật học của Lê Thị

Thúy; "Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Dương Khánh; "Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Phương Hoa; "Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo mô

hình công chứng Latinh", Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Toàn; "Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan công chứng" của tác giả Lê Khả đăng trên báo

Pháp luật, ngày 18/2/2003; "Công chứng, chứng thực trong điều kiện cải cách hành chính và

cải cách tư pháp" của tác giả Trần Thất, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2004;

"Công chứng, chứng thực ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển" của tác giả

Phạm Văn Lợi, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2002

Các công trình nghiên cứu nói trên ở những góc độ nhất định đều có sự tìm hiểu về khái niệm, kết cấu văn bản công chứng, giá trị pháp lý của loại văn bản này , đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định có liên quan Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ mang tính chất nghiên cứu các vấn đề chung, chưa đi sâu phân tích về bản chất, đạo lý của việc quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cũng như chưa đề xuất được cơ chế hữu hiệu để bảo đảm cho giá trị của văn bản công chứng trên thực

tế

Với tinh thần nghiên cứu, học hỏi một cách nghiêm túc, kế thừa những quan điểm tư

tưởng tiến bộ của các công trình nghiên cứu trên, luận văn "Giá trị pháp lý của văn bản công

chứng" bên cạnh việc phân tích về mặt lý luận về công chứng, văn bản công chứng, giá trị

pháp lý của văn bản công chứng, luận văn đề cập sâu về thực trạng quy định của pháp luật của loại văn bản này, về kinh nghiệm của một số nước trong việc hình thành cơ chế, phương thức bảo đảm giá trị của loại văn bản này trên thực tế và những điểm tương đồng, khác biệt với hệ thống công chứng của Việt Nam, qua đó mong muốn cung cấp thêm một cách nhìn toàn diện hơn về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong xu thế phát triển của loại hình dịch vụ công này và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo đảm đối với giá trị của văn bản công chứng

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: xác định rõ khái niệm công chứng, văn bản công chứng; hình thức, yêu cầu về bố cục và những nội dung cơ bản của văn bản công chứng; làm rõ nội hàm giá trị chứng cứ không phải chứng minh và hiệu lực thi hành của văn bản công chứng; đề xuất quan điểm, định hướng nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về văn bản công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, đồng thời xây dựng cơ chế bảo đảm các quy định của pháp luật về hiệu lực thi hành của văn bản công chứng

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật trong nước, pháp luật nước ngoài (bao gồm cả những nước theo hệ thống dân luật và những nước theo hệ thống thông luật) có liên quan đến công chứng, văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng với tính chất của một văn bản xác thực (văn bản công) Tuy chưa đi sâu chi tiết phân tích về pháp luật của nhiều quốc gia, nhưng với phạm vi nghiên cứu

mở rộng ngoài lãnh thổ quốc gia Việt Nam, luận văn đã khái quát một cách chung nhất về tình hình pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp và kỹ năng phân tích qua đó làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến văn bản công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng và đưa ra những nhận định, kết luận có liên quan

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về công chứng, văn bản công chứng

Chương 2: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng và thực trạng pháp luật Việt Nam

về giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Trang 6

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá trị

pháp lý của văn bản công chứng

Reference

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10 về công tác công chứng nhà

nước, Hà Nội

2 Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10 về hướng dẫn thực hiện các

việc công chứng, Hà Nội

3 Bộ Tư pháp (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt

động công chứng ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 92-98-224, Hà Nội

4 Bộ Tư pháp (2001), Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3 hướng dẫn thi hành Nghị

định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà

Nội

5 Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TP-CC ngày 25/8 hướng dẫn thi hành một số

điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ

sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng nhận chữ ký, Hà Nội

6 Bộ Tư pháp (2010), Tài liệu phục vụ Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Luật Công chứng

và Nghị định 79/NĐ-CP, Hà Nội

7 Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng và Nghị định số

79/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chứng thực bản sao từ bản chính sổ gốc, cấp bản sao

từ sổ gốc và chứng thực chữ ký, Hà Nội

8 Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt

Nam dân chủ cộng hòa về ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ, Hà Nội

9 Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

ngày 29/02 ban hành thể lệ trước bạ về các việc mua bán, cho và đổi nhà cửa, ruộng đất

10 Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/5 về tổ chức và hoạt động công chứng

nhà nước, Hà Nội

Trang 7

11 Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12 về công chứng, chứng thực,

Hà Nội

12 Chính phủ (2001), Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3 của Thủ tướng Chính phủ về

việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000, Hà Nội

13 Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 30/10 quy định chi tiết thi hành

Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội

14 Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc

triển khai Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hà Nội

15 Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 hướng dẫn thi hành Luật

Đất đai 2003, Hà Nội

16 Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà

Nội

17 Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng

thực bản sao từ bản chính, chứng nhận chữ ký, Hà Nội

18 Chính phủ (2008), Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 14/01 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Công chứng, Hà Nội

19 Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02 về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà

Nội

20 Ngô Cường (2003), "Giá trị văn bản công chứng trong tố tụng của Tòa án", Hội thảo

khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính

ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb

Sự thật, Hà Nội

22 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung

ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

23 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung

ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

24 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 8

25 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị

về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội

26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị

về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2010, Hà Nội

27 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

28 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

29 Lê Thị Phương Hoa (2005), Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

30 Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2 về tổ chức và hoạt động

công chứng nhà nước, Hà Nội

31 Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Lãnh sự, Hà Nội

32 Lê Khả (2003), "Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan công

chứng", Báo Pháp luật, ngày 18/02, tr 3

33 Đặng Văn Khanh (2000), Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi,

nội dung, hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội

34 Đặng Văn Khanh (2003), "Mô hình dịch vụ công trong hoạt động công chứng trên địa

bàn thành phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ

chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư

pháp tổ chức, Hà Nội

35 Dương Khánh (2002), Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận

án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội

36 V.I Lênin (1976), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

37 Phạm Văn Lợi (2004), Công chứng, chứng thực ở Việt Nam, thực trạng và định hướng

phát triển", Dân chủ và pháp luật, (7), tr 16-20

38 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

Trang 9

39 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Tổ chức và hoạt động của ngành công chứng, của

Gerard Kaeufling, (Tài liệu dịch), Hà Nội

40 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Về công chứng, của Michel Cordier, (Tài liệu dịch),

Hà Nội

41 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Văn bản công chứng ở Pháp, của Jean Paul

DECORPS, (Tài liệu dịch), Hà Nội

42 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2011), Nghề công chứng ở Campuchia đối chiếu kinh nghiệm

của các nước Pháp ngữ, của Neuve Socheata, Tài liệu Hội thảo khu vực - kinh nghiệm

các nước pháp ngữ về các nghề bổ trợ tư pháp, (Tài liệu dịch), Hà Nội

43 Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự, Hà Nội

44 Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội

45 Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội

46 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội

47 Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội

48 Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội

49 Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội

50 Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội

51 Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội

52 Đinh Dũng Sỹ (2003), "Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động

công chứng trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà

Nội

53 Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật công chứng, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Tư pháp, Hà Nội

54 Trần Thất (2003), "Xã hội hóa hoạt động công chứng một số vấn đề lý luận và thực tiễn",

Hội thảo khoa học: Đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng trong điều kiện cải cách hành

chính ở Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức, Hà Nội

55 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội

Trang 10

56 Nguyễn Văn Toàn (2004), Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo mô

hình công chứng Latinh, Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Cộng hòa Pháp

57 Văn phòng Chính phủ (2012), Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn

Dũng về lộ trình thực thi phương án đơn giản hóa bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất, Hà Nội

58 Viện châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1991), Trung Quốc

trên đường cải cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

59 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), "Công chứng Việt Nam trong nền kinh tế

thị trường hướng theo mô hình công chứng Latinh", Thông tin Khoa học pháp lý, (Số

chuyên đề)

60 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây

dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam, Đề tài khoa học, mã số

92-98-224, Hà Nội

61 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), "Pháp luật của một số nước

Đông Âu trong quá trình chuyển đổi cơ chế", Thông tin Khoa học pháp lý, (Số chuyên

đề)

62 Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội

63 Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội

64 Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp (2005), Luật về công chứng của một số nước và

một số tài liệu tham khảo khác, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

65 Vụ Công tác lập pháp (2004), Những vấn đề cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Tư

pháp, Hà Nội

TIẾNG ANH

66 Tom Halliwell (2000), The Notary, a short history

Ngày đăng: 13/09/2016, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w