Kho là một bộ phận lưu giữ tài sản lớn của Công ty, việc quản trị kho hiệu quả, an toàn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả lớn và giảm chi phí cho Doanh nghiệp. Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng so với trung tâm phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao… Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có những kỹ năng, sự phân tích và thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kho hàng và quản trị kho hàng tốt sẽ giúp hàng hóa của doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh bởi sẽ tiết giảm chi phí rất lớn cho sản phẩm của doanh nghiệp. Cho nên, quản trị kho đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nó đảm bảo cho việc duy trì hợp lý lượng hàng hóa trong kho nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, theo tư duy của nhà chiến lược thì : “thành công phải có sự đòi hỏi dày công chuẩn bị trước, nó không đến một cách tự nhiên và không có kế hoạch “. Xuất phát từ ý trên, chúng ta cùng tìm hiểu về “ Thực tế quản trị kho của Big C” để thấy được các quyết định cơ bản về quản trị kho được áp dụng như thế nào trong hoạt động chuỗi cung ứng và nó có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, tiêu biểu là trong sự thành công của BigC.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là một vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn luôn quan tâm hàng đầu Với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải làm như thế nào đứng vững trong nền kinh tế thị trường?Chính vì vây, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải giám sát từ khâu thu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo kiện toàn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tìm kiếm lợi nhuận tạo điều kiện tích lũy vốn mở rộng sản xuất
Kho là một bộ phận lưu giữ tài sản lớn của Công ty, việc quản trị kho hiệu quả,
an toàn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả lớn và giảm chi phí cho Doanh
nghiệp Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng so với trung tâm phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao…
Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có những kỹ năng, sự phân tích và thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất Kho hàng và quản trị kho hàng tốt sẽ giúp hàng hóa của doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh bởi sẽ tiết giảm chi phí rất lớn cho sản phẩm của doanh nghiệp Cho nên, quản trị kho đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì nó đảm bảo cho việc duy trì hợp lý lượng hàng hóa trong kho nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp Mặt khác, theo tư duy của nhà chiến lược thì : “thành công phải có sự đòi hỏi dày công chuẩn bị trước, nó không đến một cách tự nhiên và không có
kế hoạch “
Xuất phát từ ý trên, chúng ta cùng tìm hiểu về “ Thực tế quản trị kho của Big C”
để thấy được các quyết định cơ bản về quản trị kho được áp dụng như thế nào trong hoạt động chuỗi cung ứng và nó có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, tiêu biểu là trong sự thành công của BigC
Trang 2PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KHO
1 Khái niệm, vai trò và chức năng kho:
1.1 Khái niệm và vai trò:
Khái niệm:
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ bảo quản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất
Vai trò:
-Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa: Nhu cầu tiêu dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hòa sản xuất
-Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối, nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông, thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm
Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “ logistics ngược” thông qua việc thu gom, xử
lý, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…
1.2 Chức năng kho hàng hóa:
Doanh nghiệp cần hoạch định công tác mua hàng với số lượng thích hợp và sử dụng nhà kho như một địa điểm đến dùng để gom, ghép,tách đồng bộ, hoàn thiện hàng hóa, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí vận tải và các dịch vụ khác Kho bãi hiện đại thường giữ những chức năng sau:
Trang 3-Gom hàng: Khi hàng hóa /nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thì kho đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, như vậy
sẽ có được lợi thế qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các phương tiện đầy toa/xe/thuyền
-Phối hợp hàng hóa: Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hàng hóa khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phượng tiện nhỏ tới khách hàng
-Bảo quản và lưu hàng hóa: Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hóa trong kho
Theo cách khác, kho hàng hóa có chức năng:
-Chức năng kinh tế: nhờ tập trung vận chuyển, nhờ dự trữ thời vụ, nhờ tiếp tục quá trình sản xuất
-Chức năng lợi ích dịch vụ: đảm bảo dự trữ tại chỗ từ đó đpá ứng nhanh nhu cầu hàng hóa Tạo điều kiện tổng hợp lô hàng giúp cung ứng trọn bộ hàng hóa theo như cầu của khách hàng
2 Các quyết định cơ bản của quản trị kho và quá trình nghiệp vụ kho
2.1 Các quyết định quản trị kho
2.1.1 Quyết định về mức độ sở hữu
Là quyết định của doanh nghiệp tự đầu tự xây và khai thác kho riêng hay thuê không gian chứa hàng trong một khoảng thời gian nhất định? Căn cứ để đưa ra quyết định lớn này gồm có:
- Cân đối giữa năng lực tài chính và chi phí kho: kho riêng cần phải có đầu tư ban đầu lớn về đất đai, thiết kế/xây dựng và trang thiết bị (bất động sản), bởi vậy doanh nghiệp có qui mô lớn, nhu cầu thị trường ổn định, lưu chuyển hàng hoá qua kho cao thì thường mới tính đến việc đầu tư cho kho riêng
- Cân đối giữa tính linh hoạt và khả năng kiểm soát: ưu điểm nổi trội của kho công cộng là tính linh hoạt về vị trí/qui mô với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau tuy nhiên khi nhu cầu thời vụ tăng đột biến thì kho công cộng có thể không đáp ứng được nhu cầu thuê chứa hàng của doanh nghiệp
Trang 42.1.2 Quyết định về mức độ tập trung
Doanh nghiệp cần quyết định sẽ sử dụng bao nhiêu kho? Ít kho với qui mô lớn hay nhiều kho với qui mô nhỏ? Địa điểm kho ở khu vực nào: gần thị trường/gần nguồn hàng? v.v Đó là các quyết định liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
* Thị trường mục tiêu
+ Quá trình phát triển thị trường của doanh nghiệp: tăng số điểm nhu cầu, tăng qui mô và cơ cấu nhu cầu
+ Tăng trưởng qui mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường mục tiêu
+ Nhu cầu về dịch vụ logistics của KH: mặt hàng, thời gian, địa điểm,
* Nguồn hàng
+ Số lượng và qui mô và cơ cấu nguồn hàng cung ứng cho thị trường
+ Vị trí phân bố nguồn hàng cả về địa điểm và khoảng cách
* Điều kiện giao thông vận tải
+ Mạng lưới các con đường giao thông
+ Hạ tầng cơ sở kĩ thuật của các điểm dừng đỗ: bến cảng, sân bay, ga tàu
+ Sự phát triển các loại phương tiện vận tải
+ Cước phí vận chuyển: Phải xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định địa điểm phân bố giữa nguồn và thị trường Nếu xu hướng giảm thì nên đặt vị trí phân bố ở ngay khu vực nhu cầu thị trường
2.1.3 Bố trí không gian trong kho
Cho dù là kho riêng hay kho đi thuê, việc bố trí không gian và thiết kế mặt bằng kho ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và hiệu suất của quá trình tác nghiệp trong kho Thiết kế và qui hoạch mặt bằng kho cần căn cứ vào những yếu tố sau:
- Nhu cầu về hàng hoá lưu trữ và trung chuyển qua kho (hiện tại và tương lai)
- Khối lượng/thể tích hàng hoá và thời gian lưu hàng trong kho
- Bố trí đủ diện tích các khu vực dành cho các tác nghiệp như nhận hàng, giao hàng, tập hợp đơn hàng, dự trữ dài ngày/ngắn ngày, văn phòng, chỗ cho bao bì
và đường đi cho phương tiện/thiết bị kho
Kho hàng hoá phải được thiết kế sao cho đảm bảo đáp ứng nhanh quá trình mua bán hàng hoá qua kho, phải hợp lí hoá việc phân bố dự trữ trong kho và đảm bảo chất lượng hàng hoá.Vì vậy, cần lưu ý đến những nguyên tắc thiết kế và qui hoạch mặt bằng kho hàng hoá như sau: (1) Sử dụng hiệu quả mặt bằng kho; (2)
Sử dụng tối đa độ cao của kho; (3) Sử dụng hiệu quả thiết bị bốc dỡ, chất xếp; (4) Di chuyển hàng hoá theo đường thẳng nhằm tối thiểu hoá khoảng cách vận đông của sản phẩm dự trữ
Trang 52.2 Nghiệp vụ kho
Quản trị kho hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu trong quản trị logistics Hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu kho và tổng chi phí hoạt động logistics trong kinh doanh Trong đó kho hàng hóa được định nghĩa như sau:
“Kho hàng hóa là loại hình cơ sở logistics, thực hiện việc dự trữ và bảo quản hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất”
Quản trị nghiệp vụ kho có vai trò quan trọng trong hệ thống hoạt động logistics của doanh nghiệp, được thể hiện cụ thể:
Nghiệp vụ kho đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng, quá trình hậu cần trực tiếp
Nghiệp vụ kho tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyết định của quản trị cung ứng hàng hóa
Quá trình nghiệp vụ kho sử dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến hợp lý, một mặt nâng cao chất lượng dịch vụ của quá trình , mặt khác giảm chi phí nghiệp vụ kho và do đó giảm toàn bộ chi phí của toàn bộ quá trình logistics Quản trị nghiệp vụ kho hàng phải đáp ứng các mục tiêu:
Đáp ứng nhanh những yêu cầu của quá trình mua bán hàng hóa qua kho Mục tiêu này gắn liền với chức năng hỗ trợ của nghiệp vụ kho hàng hóa
Hợp lý hóa việc phân bố dự trữ hàng hóa trong kho Mục tiêu này liên quan đến việc quản trị dự trữ hàng hóa và sử dụng hợp lý diện tích và dung tích kho Mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng hóa bảo quản: mục tiêu này liên quan đến quản trị chất lượng hàng hóa trong kinh doanh thương mại được tập trung chủ yếu trong kho hàng hóa
Để thực hiện tốt hoạt động quản trị nghiệp vụ kho hàng hóa, trong quản trị logistics đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như: số lần vi phạm hợp đồng cung cấp cho khách hàng, tỷ lệ các lô hàng bị trả lại, thời gian trung bình chuẩn bị một lô hàng để phát cho khách hàng, tốc độ chu chuyển hàng hóa ở kho, hệ thống sử dụng diện tích và dung tích kho, tỷ lệ hao hụt hàng hóa, giá thành thực
Trang 6hiện nghiệp vụ kho Các chỉ tiêu này giúp nhà quản lý và doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nghiệp vụ kho hàng trong kinh doanh Quá trình nghiệp vụ kho tổng quát bao gồm 3 khâu nghiệp vụ sau:
2.2.1 Tiếp nhận hàng hóa:
Trên cơ sở kế hoạch mua hàng và kế hoạch hoạt động của kho để có sự chuẩn bị
về nhân lực, trang thiết bị, vị trí không gian sẵn sàng cho việc tiếp nhận hàng hóa khi phương tiện vận tải về đến kho
Trong quá trình tiếp nhận, cần kiểm nhận thực tế về tình trạng của bao bì, tình trạng của hàng hóa (cả về số lượng và chất lượng), tính đồng bộ, hợp pháp của
bộ hóa đơn chứng từ đi kèm lô hàng Tùy theo tính chất lô hàng để có phương pháp kiểm nhận về số lượng, chất lượng hàng hóa phù hợp
Sau khi kiểm nhận phải hoàn chỉnh các thủ tục giao nhận theo quy định, lập biên bản về các tình huống phát sinh để xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên tham gia giao nhận và cách xử lý
2.2.2.Nhiệp vụ bảo quản hàng hóa:
Hàng hóa tiếp nhận cần nhanh chóng được chất xếp tại các khu vực bảo quản hàng hóa trong kho Việc phân bố chất xếp cần đáp ứng các yêu cầu: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiếm… đồng thời chú ý đến các đặc tính của hàng hóa, đặc tính lưu chuyển và điều kiện thiết bị của kho Phân bố và chất xếp hàng hóa hợp lý ở kho sẽ đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản hàng hóa, tiếp nhận và phát hàng, đồng thời tận dụng tốt nhất diện tích và dung tích kho hàng, từ đó giúp nâng cao năng suất thiết bị
Nội dung nghiệp vụ bảo quản:
-Phân bố :
Để duy trì tối đa trạng thái vật chất của hàng hóa lưu chuyển trong kho cần xác định các yêu cầu với nghiệp vụ bảo quản, các thông số môi trường bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tình trạng vệ sinh) để có các giải pháp nghiệp vụ phù hợp nhằm tạo ra và duy trì đúng các thông số môi trường của điều kiện bảo quản ( quản lý nhiệt độ- độ ẩm, vệ sinh sát trùng, phòng chống cháy nổ, phòng gian bảo mật…)
Trang 72.2.3.Phát hàng: phản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động kho Nghiệp vụ này thực hiện dựa vào yêu cầu cung ứng hàng hóa cho các cơ sở kinh doanh, hợp đồng bán hàng của doanh nghiệp
Nội dung nghiệp vụ bao gồm:
+ Chuẩn bị phát hàng: chuẩn bị về hàng hóa, hóa đơn, chứng từ đi kèm
+ Vận chuyển hàng hóa tới vị trí phát hàng
+ Tiến hành phát hàng: tiến hành tại kho hoặc vị trí người nhận
II Thực tế quản trị kho của Big C
1.Giới thiệu về Big C
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius
Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị Big C trên toàn quốc.Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là
“Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi,
họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng Hệ
Trang 8thống Siêu thị Big C
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện
Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép
và túi xách
Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
Hành lang thương mại siêu thị Big C
Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại siêu thị Big C
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại siêu thị Big C có thể chia
ra thành 4 nhóm chính:
Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực
Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi
Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)
Siêu thị Big C - Giá trị doanh nghiệp
Trang 9Tầm nhìn
Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng
Nhiệm vụ
Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng
Năm Giá Trị siêu thị Big C:
Trách nhiệm, tương trợ, minh bạch, đổi mới, sự hài lòng của khách hàng
2.Những nét chính trong chuỗi quản trị cung ứng của Big C
Khác với các đối tượng khác, đối tượng mà nhóm đang nghiên cứu là một doanh nghiệp bán lẻ- nằm ở vị trí gần với người tiêu dùng cuối cùng nhất trong chuỗi cung ứng Chính vì vậy, mô hình chuỗi cung ứng trong thực tế của Big C
sẽ có đôi chút khác biệt nhỏ
Với một mô hình về chuỗi cung ứng điển hình, ta có 5 bộ phận cấu thành bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối trung gian, nhà bán
lẻ và người tiêu dùng cuối cùng/ khách hàng Tuy nhiên, đối với Big C- một nhà bán lẻ- thì yếu tố nhà phân phối có thể được lược bỏ trong nhiều trường hợp Điều này là hợp lý vì BigC sẽ trực tiếp nhập các sản phẩm từ các nhà sản xuất nhằm đạt được mục tiêu giá rẻ, phục vụ cho công việc kinh doanh của họ Chính
vì vậy, mô hình chuỗi cung ứng của siêu thị BigC đối với các nhóm hàng sẽ là : nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, BigC và khách hàng
BigC với slogan quen thuộc là “ giá rẻ cho mọi nhà”, có thể nói BigC đã phải có những ràng buộc nhất định đối với các nàh sản xuất để có thể cug cấp cho người tiêu dùng hàng hóa với mức giá rẻ nhất có thể Ông Pascal Billaud- Tổng giám đốc hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố bắt buộc thì giá rẻ là chiến lược kinh doanh chủ đạo mà BigC theo đuổi trong suốt
12 năm có mặt tại Việt Nam Từ đó, có thể thấy BigC luôn giữ vững lập trường
về chiến lược giá rẻ, giá rẻ luôn là mục tiêu hàng đầu của họ, bằng cách phụ htuoojc vào quy mô, kỹ thuật đàm phán thương lượng giá cả và cắt giảm chi phí quản lý và các chi phí khác Vì vậy áp lực chính mà BigC tạo ra cho các nhà sản xuất chính là:
+Chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
+Giá thành sản phẩm
Trang 10Những điều kiện mà BigC đưa ra để hàng hóa được bày bán tại hệ thống siêu thị của mình là không quá khó khăn Cụ thể là sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu
và xu hướng tiêu dùng của thị trường, với hàng may mặc thì nhà sản xuất phải
có nhiều bộ sưu tập trong năm, các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật phải đảm bảo, đồng thời phải giao hàng đúng thời hạn, giá cả được trả theo đúng thỏa thuận được hai bên cam kết Ngoài ra, còn một điều kiện nữa là nhà cung cấp phải ký kết vào bản quy tắc đạo đức kinh doanh, trong đó có điều khoản không trả bất kỳ khoản tiền riêng nào cho nhân viên của BigC
BigC Việt Nam sãn sàng hợp tác phân phối hàng hóa của doanh nghiệp đpá ứng những yêu cầu như:
+Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, phù hợp với chủng loại hàng hóa mà BigC Việt Nam đang kinh doanh
+Sản phẩm phải thỏa mãn cá tiêu chí chất lượng, tem nhãn, giấy công bố chất lượng …theo quy định của pháp luật Việt Nam Đối với các sản phẩm thực phẩm đảm bảo có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa còn thời hạn sử dụng hợp lý
Trong quá trình nhập hàng về kinh doanh tại siêu thị, BigC luôn cam kết chấp hành nghiêm ngặt quy trình kiểm soát chất lượng: sản phẩm phải có toàn bộ các giấy tờ công bố chất lượng, chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, kết quả xét
nghiệm định kỳ sản phẩm,…là những giấy tờ do nhà nước cấp, chứng nhận rằng sản phẩm đạt điều kiện về vệ sinh và an toàn cho sức khỏe Tại BigC cũng luôn tôn trọng quy trình nhận hàng và tiến hành làm xét nghiệm ngẫu nhiên để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm Hợp đồng thu mua với BigC luôn yêu cầu nhà cung cấp ký vào các cam kết đạo đức trong kinh doanh( đảm bảo kinh doanh lành mạnh theo quy định của pháp luật) Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và BigC được quy định rõ ràng trong các hợp đồng kinh tế Mỗi lần có sự thay đổi về hàng hóa nhất là giá cả thì nàh sản xuất phải thông báo và thương lượng với BigC để có điều chỉnh cụ thể Ví dụ như vào đầu năm 2013 Vinamilk đã gửi yêu cầu tăng giá 7-8% cho khoảng 80% các sản phẩm sữa bột, sữa đặc, thức ăn dặm cho trẻ em( trừ sản phẩm bình ổn) cho BigC Từ đó, BigC sẽ đưa thông báo cho người tiêu dùng và điều chỉnh giá trên quầy hàng
Bên cạnh đó, các siêu thị trong hệ thống BigC còn đóng vai trò là nhà cung cấp của nhau Khi trong kho của một siêu thị BigC bất kỳ trong hệ thống hết một mặt hàng bất kỳ do nhu cầu tăng đột biến, nếu lô hàng sắp tới chưa tới kịp thì các siêu thị còn lại gần với siêu thị BigC đó nhất sẽ trích xuất hàng để cung ứng