1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

logistic-đảm bảo các nguyên tắc mua hàng tại BIGC

20 983 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 185,7 KB

Nội dung

: “Trình bày các nguyên tắc mua hàng gắn với doanh nghiệp cụ thể là chuỗi siêu thị Big C – nhà bán lẻ trong top 1 tại thị trường Việt Nam” Như vậy, Big C là một doanh nghiệp điển hình đã áp dụng thành công các nguyên tắc mua hàng , từ nguyên tắc nhiều nhà cung ứng đến nguyên tắc cân đối lợi ích . Với vị thế số 1 hiện tại, Big C sẽ cần nhiều cố gắng và nỗ lực để có thể giữ vững được vị trí số 1 ấy cũng như ngày càng khiến người tiêu dùng tin tưởng, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nguồn hàng của công ty, thứ sẽ được bán cho người tiêu dùng. Vì thế, việc quản lý logistics nói chung và quản lý mua hàng nói riêng vẫn đang được chú trọng hàng đầu .

Trang 1

Mục lục

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp nào tồn tại trên thị trường cũng đều có hoạt động mua hàng Mua hàng là cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp , ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên liệu , quá trình kinh doanh nên việc quản lý mua hàng một cách cẩn trọng là cần thiết Nắm được các nguyên tắc mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn việc mua hàng Do vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài : “Trình bày các nguyên tắc mua hàng gắn với

doanh nghiệp cụ thể là chuỗi siêu thị Big C – nhà bán lẻ trong top 1 tại thị trường Việt Nam”

Như vậy, Big C là một doanh nghiệp điển hình đã áp dụng thành công các nguyên tắc mua hàng , từ nguyên tắc nhiều nhà cung ứng đến nguyên tắc cân đối lợi ích Với vị thế số 1 hiện tại, Big C sẽ cần nhiều cố gắng và nỗ lực để

có thể giữ vững được vị trí số 1 ấy cũng như ngày càng khiến người tiêu dùng tin tưởng, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nguồn hàng của công ty, thứ sẽ được bán cho người tiêu dùng Vì thế, việc quản lý logistics nói chung và quản lý mua hàng nói riêng vẫn đang được chú trọng hàng đầu

Trang 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Khái niệm “mua hàng”

Mua hàng là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng vật

tư, nguyên liệu hàng hóa….cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấp nhất.

Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào (đối với

doanh nghiệp thương mại, yếu tố đầu vào là nguồn hàng) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạch bán ra của doanh nghiệp.

Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngựơc với bán hàng Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu

đó thì mua hàng là phủ nhận hoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt Thực chất, mua hàng biểu hiện mối quan hệ giữa người với người

Mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi

xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng, chất lượng, cũng như đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất.

* Vai trò

Trang 4

Mua hàng bảo đảm dự trữ hàng hóa kịp thời , đáp ứng các yêu cầu vật tư, nguyên liệu của quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu hàng háo bán ra trong kinh doanh thương mại.

Mua đảm bảo chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn, do đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Các nguyên tắc mua hàng

1.2.1 Nguyên tắc nhiều nhà cung ứng

Nhà cung ứng là các hãng hoặc cá nhân cung cấp các nguồn lực mà doanh nghiệp cần đến để sản xuất hàng hóa và dịch vụ : tư liệu sản xuất, hàng hóa , sức lao động

Vai trò của nhà cung ứng

Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… với số

lượng lớn, đầy đủ, ổn định, chính xác,……đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của kinh doanh với chi phí thấp

Chọn nhà cung ứng tạo nên các mối quan hệ chiến lược, thực hiện marketing các mối quan hệ

Chọn nhà cung ứng tốt sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp, tạo tiền đề phát triển bền vững của doanh nghiệp

>> Nhà cung ứng là tài sản vô giá, một trong những nhân tố chiến lược của môi trường vi mô

Nguyên tắc này nhắm tránh cho doanh nghiệp khỏi bị lệ thuộc vào nhà cung cấp, do đó tránh được rủi ro và tránh được nhà cung cấp đưa ra những điều kiện bất lợi, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Việc đảm bảo hàng hóa cho các DN là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính sống còn Số lượng mặt hàng trong một trung tâm phân phối là

Trang 5

hàng ngàn mặt hàng nên việc nhà cung ứng gặp rắc rối ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh của DN Với việc có nhiều nhà cung ứng doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro khi nhà cung cấp không cung ứng mặt hàng hay không đủ số lượng, trong trường hợp đó doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị đủ hàng để bán, đôi khi bị ép giá Khi đó doanh nghiệp làm việc với các nhà cung ứng khác để có các mặt hàng hóa thay thế hay mặt hàng y chang

Ngược lại nếu lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho mình có ưu điểm là giảm được độ rủi ro, tránh được sự ép giá nhưng lại có hạn chế là không đ-ược giảm giá do mua ít, doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng truyền thống, tính ổn định về giá cả và chất lượng không cao các nhà quản trị cần có sự lựa chọn hợp lý

Ngoài ra các nhà quản trị cần chú ý đến vấn đề sau:

+ Đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sẵn có nhà cung ứng (tức

là những mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh) thì việc có cần phải tìm kiếm các nhà cung cấp mới hay không cần phải dựa trên nguyên tắc “ nếu các nhà cung cấp còn làm cho chúng ta hài lòng thì còn tiếp tục mua hàng của họ

+ Đối với những hàng hoá mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong trường hợp phải tìm kiếm nhà cung cấp mới thì cần phải tiến hành nghiên cứu kĩ các nhà cung cấp.

Hơn nữa phải làm việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau, DN phân phối bán lẻ mất nhiều thời gian, chi phí và nhiều vấn

đề khác phát sinh.

Trang 6

Khi có nhiều nhà cung ứng thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao Mặt hàng đa dạng, số lượng cung ứng nhiều so với đối thủ tạo niềm tin cho khách hàng và tìm đến doanh nghiệp.

Việc có nhiều nhà cung ứng đồng thời có nhiều các mặt hàng, các sản phẩm cung ứng ra thị trường hơn, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, doanh nghiệp hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn Việc đa dạng hóa là rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong ngày nay.

1.2.2 Nguyên tắc cân đối lợi ích:

Bảo đảm sự hợp lý trong tương quan quyền lợi giữa người mua và người bán

Cơ sở nguyên tắc:

Tạo điều kiện cân bằng bền vững cho việc thực hiện hợp đồng Nếu doanh nghiệp khi mua hàng chấp nhận những điều kiện bất lợi cho mình thì

sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả mua hàng và có nguy cơ bị giảm đáng kể lợi nhuận kinh doanh Ngược lại, nếu doanh nghiệp cố tình ép nhà cung cấp để đạt được lợi nhuận của mình mà không quan tâm đến lợi ích của họ thì dễ gặp trục trặc trong vấn đề thỏa thuận (không đạt được sự thỏa thuận) và thực hiện hợp đồng (hợp đồng có nguy cơ không được ký kết).

Đảm bảo sự hợp lý, cân bằng về mặt lợi ích không chỉ là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp và nhà cung cấp gặp được nhau và cùng nhau thực hiện hợp đồng, tạo chữ “tín” trong quan hệ làm ăn lâu dài, mà còn giúp cho doanh nghiệp có được sự tỉnh táo, sáng suốt trong đàm phán tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra Từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro khi mua hàng, nhận hàng.

Yêu cầu đối với nhà quản trị:

+ Không mua với giá cao và với các điều kiện bất lợi

Trang 7

+ Không bán với giá quá rẻ và đòi hỏi những điều kiện gây bất lợi cho người bán Có sự thỏa thuận để đi tới thống nhất để đôi bên cùng có lợi.

1.2.3 Nguyên tắc luôn giữ thế chủ động trước nhà cung ứng:

Cơ sở khoa học của nguyên tắc:

Nhằm giúp cho doanh nghiệp có uy lực nhất định trong mua hàng để từ

đó đạt được những mục tiêu mong muốn khi thỏa thuận

Để giành quyền lợi, quyền tự do trong khi mua hàng, tránh cho doanh nghiệp khỏi bị thiệt thòi trong quá trình mua hàng

Yêu cầu đối với nhà quản trị:

Phải có những biện pháp của thỏa đáng đối với những ràng buộc mà nhà cung cấp đặt ra cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các điều kiện bất lợi

Phải có các điều kiện linh hoạt mềm dẻo để hai bên có thể thỏa thuận với nhau một cách dễ dàng

Người mua phải dự đoán trước các vấn đề có thể xảy ra trong khi mua, lập kế hoạch mua hàng, xác định mục tiêu mua hàng trước khi thỏa thuận với nhà cung cấp

Trang 8

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC MUA HÀNG TẠI

SIÊU THỊ BIGC

2.1 Giới thiệu khái quát về siêu thị BigC

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.

Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị Big C trên toàn quốc.

Thương hiệu “ Big C ” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh

hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi.

“ Big ” có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu

thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.

“ C ” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là

“Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị BigC.

Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự

Trang 9

hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng

Hệ thống Siêu thị Big C

Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:

Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.

Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.

Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách.

Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.

Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.

Hành lang thương mại siêu thị Big C

Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong

và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong

Trang 10

các đại siêu thị Big C Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại siêu thị Big C.

Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại siêu thị Big C có thể chia

ra thành 4 nhóm chính:

Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.

Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.

Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.

Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)

Siêu thị Big C - Giá trị doanh nghiệp

Tầm nhìn

Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng

Nhiệm vụ

Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng.

Năm Giá Trị siêu thị Big C

Trang 11

2.2 Thực trạng việc mua hàng của siêu thị BigC dựa trên việc đảm bảo các nguyên tắc mua hàng

2.2.1. Nguyên tắc nhiều nhà cung ứng của siêu thị Big C

Big C là một trong những siêu thị bán lẻ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam Chính vì vậy BigC luôn cố gắng đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm tại các gian hàng của mình để hài lòng người tiêu dùng và giữ gìn thương hiệu cũng như uy tín của mình Làm được điều đó là do Big C đã áp dụng hiệu quả nguyên tắc nhiều nhà cung ứng trong quản trị mua hàng của mình.

Big C kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, hàng may mặc và phụ kiện, hàng gia dụng, vật dụng trang trí nội thất… Các mặt hàng được siêu thị lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho từng mặt hàng, điều đó làm giảm rủi ro thiếu hàng hóa cho siêu thị khi nhà cung cấp không còn khả năng cung cấp sản phẩm, đồng thời giúp tăng cường cạnh tranh giữa các nhà cung ứng Do điều kiện phạm vi một bài thảo luận không cho phép nên nhóm xin chỉ phép nêu một vài mặt hàng Big C áp dụng nguyên tắc nhiều nhà cung cấp để minh họa, đó

Trang 12

là mặt hàng mì gói, mặt hàng sữa, mặt hàng thịt và các chế phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, các đồ gia dụng

Với mặt hàng mì gói: Trong gian hàng này Big C có hàng chục nhãn hàng mì gói đủ các chủng loại , thương hiệu từ Hảo Hảo, Đệ Nhất, Cung Đình, Gấu Đỏ,

Ba Miền, Omachi, Sagami, Miliket, Bốn Phương…được cung ứng bởi các nhà cung cấp khác nhau như Công ty CP Acecook Việt Nam, Công ty CP tập đoàn Masan, Công ty CP thực phẩm Á Châu, Công ty CP Uniben…Big C đã mua hàng của nhiều công ty giúp gian hàng của Big C đa dạng các sản phẩm giảm rủi ro thiếu hụt hàng hóa và có nhiều nhãn hiệu thay thế lẫn nhau phù hợp với nhu cầu cũng như khẩu vị của người tiêu dùng Đồng thời cũng góp phần tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm của các nhà cung cấp, các sản phẩm có chất lượng, đa dạng, bán chạy sẽ được siêu thị mua nhiều hơn.

Với mặt hàng sữa và các chế phẩm từ sữa được Big C mua từ các nhà cung ứng như Vinamilk, TH Truemilk, Nestle…Khi lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho mặt hàng này giúp cho Big C đem đến các sản phẩm chất lượng, đủ lượng hàng hóa cho người tiêu dùng và không để thiếu hàng cũng như đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dung với mức giá thấp nhất Do đó các công ty sữa như Vinamilk, TH Truemilk luôn phải đảm bảo nguồn cung nguyên liệu của mình và số lượng hàng hóa có thể cung cấp cho Big C.

Với mặt hàng thịt và các chế phẩm từ thịt gia súc, gia cầm: Big C có các nhà cung cấp như công ty VISSAN, CP, Sami, Đức Việt Các nhà cung cấp này luôn đảm bảo chất lượng thịt và các chế phẩm từ thịt của mình tươi ngon, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới có thể cung cấp cho Big C và phải luôn cung cấp số lượng đầy đủ để tránh cho Big C thiếu hụt hàng hóa và thỏa mãn khách hàng Chính vì vậy mà các nhà cung cấp trên cạnh tranh nhau về chất lượng cũng như thương hiệu của mình khi bán hàng cho Big C.

Hàng điện gia dụng ở siêu thị Big C được cung cấp bởi nhiều công ty cụ thể như:

Trang 13

+ Sản phẩm điện thoại, tai nghe được cung cấp bởi các công ty

Samsung, Microsoft, LG, Sonny, OPPO Mobile.

+ Sản phẩm TV, Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa từ các công ty Samsung, LG, Sonny, Toshiba

+ Các thiết bị gia dụng( quạt, máy lọc nước…), thiết bị trong nhà bếp được cung cấp từ các công ty Sunhouse, Gold Sun, Kangaroo, Philip.

Các mặt hàng về nước giải khát được nhập từ các công ty Coca-Cola, Pepsico, Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế NutiFood với nhiều loại nước giải khát khác nhau.

Các mặt hàng trên đều được Big C nhập từ các nhà cung ứng khác nhau, có rất nhiều các nhà cung cấp ở từng mặt hàng, để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và không thiếu hụt hàng hóa, sản phẩm luôn đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì siêu thị Big C luôn kiểm soát tốt các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và giao hàng đúng lúc, đúng thời gian.

2.2.2. Nguyên tắc cân đối lợi ích của siêu thị BigC

Big C có chương trình “Phát triển hợp tác với các DN vừa và nhỏ” để tăng cường tìm kiếm các nhà cung ứng (sản xuất) địa phương có khả năng cung cấp hàng hóa vào hệ thống siêu thị của Big C tại địa phương hoặc mở rộng khắp chuỗi siêu thị Big C trên cả nước Tuy nhiên vì là một nhà bán lẻ lớn nên quyền lực kiểm soát và thương lượng của Big C với nhà cung ứng rất cao

Cụ thể:

Chiến lược Big C đề ra trong mối quan hệ với nhà sản xuất:

Ngày đăng: 15/05/2016, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w