Kế toán như một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt đồng tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường sôi động và quyết liệt.
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế mới, với sự hoạt động độc lập của nhiều thành phần kinh tế độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi Muốn như vậy các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm dịch vụ hay các sản phẩm hàng hóa) phải nhận thức được vai trò của việc cung cấp dịch vụ - hàng hóa
vì nó quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp và là cở sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyế định kinh doanh đứng đắn
Vì vậy, kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế nói chung và các cá thể kinh doanh nói riêng Do vậy, các doanh nghiệp hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế toán để biết tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh của mình như thế nào Kế toán như một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt đồng tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường sôi động và quyết liệt
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, em đã có dịp thực tập tại DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIM XUÂN LONG THÀNH và tìm hiểu thêm về kế toán trong môi trường thực tế Thông qua bài báo cáo này em sẽ mô tả khái quát về hệ thống kế toán của Doanh Nghiệp một cách trung thực và đúng đắn
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIM
XUÂN LONG THÀNH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp:
1.1.1 Giới thiệu chung về Doanh nghiệp:
Tên Doanh Nghiệp bằng tiếng Việt: DNTN KIM XUÂN LONG THÀNH
Trụ sở chính: Tổ 31, Khu Cầu Xéo, Quốc Lộ 51A, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
DNTN KIM XUÂN LONG THÀNH được thành lập từ tháng 7 năm 2004 Trải qua
10 năm tồn tại và phát triển Doanh Nghiệp hiện nay kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau như bán buôn hàng hóa, máy móc thiết bị,
Ngoài ra Doanh Nghiệp còn chuyên chế biến, mua bán gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp), kinh doanh vận tải và các hoạt động cấp tín dụng,
Trong thời gian tồn tại, mọi hoạt động của Doanh nghiệp đều tuân theo cơ chế thị trường, đảm bảo tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước, đóng thuế đầy đủ Chủ động trong kinh doanh, tuyển lao động, chi trả lương, trích lương theo đúng pháp luật, đồng thời cũng có trách nhiệm giáo dục bồi dưỡng cho lực lượng lao động của mình Doanh nghiệp có quyền hạn theo luật định
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại doanh nghiệp:
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất:
Trang 4 Các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ:
- Bán buôn phế liệu thuộc nhóm kimm loại và hợp kim
- Bán buôn gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp, không chứa gỗ tròn tại trụ sở)
- Bán buôn vãi
- Vận tải hành khách đường bộ theo hợp đồng
- Dịch vụ cầm đồ
- Bán buôn máy móc thiết bị ngành công nghiệp
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Bán buôn sắt thép không gỉ các loại
- San lấp mặt bằng
- Bán buôn đồ dùng bằng thép không gỉ, muỗng, nĩa, thùng, chén, ly, rổ, nồi, thau, kệ
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hảng chuyên doanh
Những khách hàng và nhà cung cấp thân thiết với đơn vị:
- Công ty TNHH Môi Trường Ánh Dương
- Công ty TNHH SX TM DV Long Thành Công
- Công ty TNHH POSCO VST
- Công ty TNHH Dệt Nhuộm Nam Phương Namtex co., ltd
1.2.2 Sơ đồ tổ chức:
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của đơn vị:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức tại DNTT Kim Xuân Long Thành
Trang 5 Giám đốc công ty:
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về quản lý điều hành và quyết định tất
cả mọi chủ trương chính sách, tổ chức chế độ tài chính của công ty
Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm về mội hoạt động ghi chép số liệu, các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, tổng hợp quyết toán theo kỳ, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Thực hiện chế độ hạch toán, kiểm toán theo quy định của bộ tài chính theo tháng, quý, năm và lập báo cáo tài chính năm cho giám đốc
Theo dõi việc thanh toán công nợ, kiểm tra việc thu chi nguồn tiền mặt, các chi phí
Phối hợp cùng phòng tổ chức hành chính về quản lý tài sản của công ty ngày công lao động của cán bộ công nhân viên, tham mưu cho ban giám đốc các phương thức trả lương, khen, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo sản phẩm, kết quả công việc cụ thể, phối hợp cùng với các phòng nghiệp vụ của công ty để giải quyết các yêu cầu về tài chính cho các đơn vị trực thuộc
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính theo định kỳ để báo cáo Giám đốc
Đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin tài chính, nội bộ chỉ có ban giám đốc mới có quyền thông báo số liệu tài chính cho toàn thể cán bộ công nhân viên và ngoài công ty
Phòng kinh doanh:
Trang 6Giúp duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời thiết lập mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc triển khai, giám sát cụ thể các phương
án hoạt động kinh doanh của phòng
Điều hành, chỉ đạo và giám sát các hoạt động của cán bộ công nhân viên trong phòng
Lên kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh theo chiến lược phát triển công ty
Trang 7Ký duyệt các loại hóa đơn chứng từ thu chi (quỹ và ngân hàng) và các chứng từ khác liên quan.
Ký các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trông nội bộ công ty
Giám sát tài chính
Kế toán viên:
Kê khai báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm báo cáo tài chính,
Theo dõi toàn bộ quá trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Theo dõi tình hình thanh toán công nợ, theo dõi tình hình xuất nhập tồn các nguyên vật liệu, hàng hóa , sản phẩm tồn kho
Với công nghệ thông tin như hiện nay, công ty đã đăng ký cơ quan thuế được sử dụng phần mềm kế toán nên công việc nhẹ nhàng hơn
1.2.3 Các quy định chung trong lao động của đơn vị, bộ phận, công đoạn nơi sinh viên tham gia thực tập:
Quy định về PCCC, vệ sinh, môi trường:
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên Chương trình huấn luyện gồm 02 phần: lý thuyết và thực hành Trong phần lý thuyết, học viên cần được tìm hiểu các kiến thức luật PCCC Nội dung thực hành gồm 03 phần: thao tác lắp vòi, tạo đội hình chữa cháy và xịt nước
- Khi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng công trình luôn thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, đảm bảo tốt các điều kiện PCCC
- Thực hiện PCCC tại chỗ theo phương châm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ
- Mỗi bộ phận phòng ban đều có nơi lắp đặt các bình CO2 , các trụ nước chữa cháy, đạt tiêu chuẩn 150m có 01 trụ nước chữa cháy
Trang 8- Thường xuyên tổ chức huấn luyện cách cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra cháy, chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình huống khẩn cấp.
Quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi:
- Ca sáng từ: 7h30’ – 11h30’
- Ca chiều từ: 13h’ – 16h30’
- Tết âm lịch ( tết nguyên đáng) : nghỉ 4 ngày;
- Tết dương lịch ( Tết tây ): nghỉ 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)
- Ngày 30/04 (ngày chiến thắng) : nghỉ 1 ngày
- Ngày 01/05 (ngày quốc tế lao động) : nghỉ 1 ngày
- Ngày02/09 (ngày quốc khánh) : nghỉ 1 ngày
- Ngày 25/12 ( Ngày lễ kiên việc mừng chúa phục sinh ) Lễ này công ty dành cho CBCNV bên đạo thiên chúa giáo Được phép nghỉ nhưng trừ vào ngày phép năm
1.3 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp:
1.3.1 Hình thức ghi sổ kế toán:
Để thuận lợi hơn cho công việc của các kế toán viên, Doanh nghiệp đưa vào sử dụng phần mềm hổ trợ kế toán ACCOS Mọi công việc của kế toán viên được thao tác trên phần mềm kế toán
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiếtBẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG TỪ
KẾTOÁN CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH - Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Trang 9Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối nămĐối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(Nguồn: Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp-Bộ Tài Chính)
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ
kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Trang 10Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
Để thuận lợi hơn cho công việc của các kế toán viên, Doanh nghiệp đã đưa vào
sử dụng phần mềm hổ trợ kế toán ACCOS Mọi công việc của kế toán viên được thao tác trên phần mềm kế toán Phần nềm kế toán trên được thiết kế theo hình thức KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trong tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp
vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồn các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng
từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
Trang 11tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
Trang 12Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.
(Nguồn: Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp-Bộ Tài Chính)
1.3.2 Các phương pháp kế toán áp dụng tại công ty:
Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty theo quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng(VNĐ)
Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm
Hình thức kế toán: Nhật ký chung kết hợp với phần mềm hỗ trợ
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trang 13 Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng, nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền
Thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
Mô hình kế toán tập trung: toàn bộ công việc tập trung tại phòng tài chính kế toán, các
bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ
về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Quy trình thực tập và công việc thực tế tại DNTN Kim Xuân Long Thành:
2.1.1 Quy trình thực tập:
Doanh Nghiệp Tư Nhân KIM XUÂN LONG THÀNH là một đơn vị chuyên về lĩnh vực thương mại, chính vì vậy nghiệp vụ kế toán mua hàng được sử dụng hàng ngày tại Doanh Nghiệp Trong quá trình thực tập tại Doanh Nghiệp, em đã có cơ hội tiếp xúc
Trang 14với môi trường thực tế Công việc chủ yếu trong quá trình thực tập của em là làm quen với quy trình mua hàng của doanh nghiệp.
Khi mới thực tập tại Doanh Nghiệp em được tìm hiểu các thông tin chung của Doanh Nghiệp, các quy định trong lao động như: thời gian làm việc – nghỉ ngơi, tác phong làm việc – trật tự trong Doanh Nghiệp, an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc,bảo vệ tài sản của Doanh Nghiệp,
Hàng ngày khi thực tập tại phòng kế toán của em là sắp xếp chứng từ (hóa đơn mua hàng), nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán (Doanh Nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Access), in phiếu nhập kho, xuất kho,
Nhập hóa đơn vào phần mềm kế toán.
Xuất chứng từ (phiếu nhập kho).
Phân loại và sắp xếp hóa đơn.
Tập hợp hóa đơn mua vào.
Phân loại, sắp xếp hóa đơn: hóa đơn được sắp xếp theo thứ tự ngày phát sinh
Nhập hóa đơn vào phần mềm hổ trợ kế toán: hóa đơn mua vào nhập vào phần bán hàng
Xuất chứng từ: sau khi nhập hóa đơn kiểm tra lại sau đó xuất chứng từ
Đóng thành quyển, lưu trữ: trình chứng từ cho kế toán trưởng kiểm tra, đóng dấu sau đó đóng thành quyển và đem lưu trữ
Trang 152.1.2 Công việc tìm hiểu được thực tế:
Hiện em đang thực tập tại phòng kế toán của doanh nghiệp, ở đây em đã được tiếp xúc và đảm nhận công việc nhập hoá đơn mua vào, bán ra Em còn được tiếp xúc thực tế với phần mềm hỗ trợ kê khai báo cáo thuế của cơ quan thuế cấp sử dụng miễn phí cho toàn thể doanh nghiệp trong nước Phần mềm HTKK 3.2.1 Nội dung công việc chủ yếu của em là hỗ trợ, phụ giúp các anh chị phòng kế toán để bám sát công việc thực tế và học hỏi kinh nghiệm thực tế phát sinh: Bao gồm các nội dung sau đây:
- Tiếp nhận hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra
- Phân loại, sắp xếp hóa đơn bán ra, mua vào theo thứ tự hoá đơn, Trước khi nhập vào phần mềm kế toán thì cần phân loại hoá đơn nào thuộc tổng hợp, hoá đơn nào thuộc vật tư, hoá đơn nào dịch vụ, …
- Sau khi phân loại xong tiến hành nhập hóa đơn bán ra, mua vào phần mềm kế toán cũng như tiến hành nhập vào phần mềm thuế để in ra báo cáo lên kế toán trưởng và ban giám đốc
- Nhập giấy báo nợ, báo có từ Ngân hàng
- In phiếu thu, xuất kho đối với hoá đơn xuất bán ra cho khách hàng; phiếu chi, nhập kho đối với hoá đơn mua vào, hàng hoá vào nhập kho
- In làm sổ Nhật ký chung, Sổ Cái khi được kế toán trưởng và giám đốc kiểm tra và cho phép in, đóng sổ
2.2 Học Hỏi Và Viết Báo Cáo Nghiệp Vụ Mua Hàng Tại Doanh Nghiệp Tư Nhân KIM XUÂN LONG THÀNH.
2.2.1 Kế toán mua hàng (trong nước):
2.2.1.1 Khái niệm:
Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (Bán buôn và bán lẻ) Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua theo hóa đơn và chi phí thu mua hàng hóa Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hóa đơn cộng (+) chi phí gia công, sơ chế Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài các
Trang 16chi phí trên còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ), chi phí bảo hiểm,
2.2.1.2 Phương thức mua hàng:
Doanh Nghiệp Tư Nhân KIM XUÂN LONG THÀNH áp dụng nhiều phương thức mua hàng như: mua sỉ từ các doanh nghiệp lớn, mua lẻ từ các cá nhân nhỏ lẻ khác, Đối với các nhà cung cấp lớn việc mua bán được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng kinh tế đã kí để tính vào giá nhập kho của Doanh Nghiệp
Còn đối với các cá nhân nhỏ lẻ khác thì được thu trược tiếp tại kho của Doanh Nghiệp
- Công ty TNHH Môi Trường Ánh Dương
- Công ty TNHH Dệt Nhuộm Nam Phương Namtex co., ltd
- Công ty TNHH POSCO VST
Các sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh:
- Bán buôn vải
- Bán buôn sắt thép không gỉ các loại
- Bán buôn đồ dùng bằng thép không gỉ, muỗng, nĩa, thùng, chén, ly, rổ, nồi, thau, kệ
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hảng chuyên doanh
- Bán buôn thép phế thải, vãi vụn,
2.2.1.3 Phương thức tính giá hàng nhập:
Giá ghi trên hóa đơn- nếu có giảm giá sau khi mua được hưởng sẻ giảm giá mua và
nợ phải trả cho nhà cung cấp Giá hóa đơn ghi vào giá nhập hàng hóa mua, thuế GTGT tính theo phương pháp tính thuế trực tiếp
Giá nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá nhập kho = Giá mua ghi trên hợp đồng + Chi phí thu mua
Trang 17Ví dụ: Ngày 02/12/2013 nhập kho 43.500 Kg thép phế thải (THEP KX) mua từ Công
ty TNHH POSCO VST với đơn giá 48358 đ/Kg theo hóa đơn GTGT số 0002987 Chi phí vận chuyển do bên bán thanh toán
Giá nhập kho = 43.500 x 48.358 = 2.103.552.000đ Hợp đồng kinh tế: thường được Doanh nghiệp kí kết với các nhà cung cấp lơn,
hợp đồng thường được kí kết một lần vào mỗi năm Ngoài ra Doanh nghiệp còn có thể
kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp nhỏ lẻ khác nếu được yêu cầu
Bảng báo giá, chào giá: trước khi kí kết hợp đồng với các nhà cung cấp, Doanh
nghiệp gửi mail hoặc liên hệ trực tiếp tới các nhà cung cấp để xin bảng báo giá Giá cả giữa các nhà cung cấp sẽ được so sánh đánh giá để tìm nhà cung cấp phù hợp với Doanh nghiệp
Phiếu nhập kho: sau khi hàng về tới kho nhân viên sẽ kiểm kê lại hàng hóa rồi đối
chiếu với hóa đơn mua hàng, nếu phù hợp thì nhập kho và in phiếu nhập kho
Trường hợp hàng về trước hóa đơn: nhân viên kiểm kê hàng nhập kho với số lượng thực tế
Ví dụ:
Ngày 02/12/2013 hàng về đến kho của Doanh nghiệp trước hóa đơn
Nhân viên kiểm kê của Doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ kiểm kê số hàng mà bên bán đem giao
Nhân viên kiểm tra đủ 43500 Kg thép phế thải mà Doanh nghiệp mua
Ngày 05/12/2013 hóa đơn về đến Doanh nghiệp, kế toán kiểm tra hóa đơn, đủ số lượng thực nhập, kế toán in phiếu nhập kho