Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bình Dương Chinh Long

51 402 4
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bình Dương Chinh Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để có thể thâm nhập, khẳng định và chiếm lĩnh vị trí cao trên các thị trường lớn , ngoài việc khai thác lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý, ổn định về kinh tế chính trị... thì việc cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Mục tiêu chính của biện pháp này là nâng cao tính cạnh tranh, tranh chấp vị trí dẫn đầu về chi phí trên thị trường.

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 1 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì (Nguồn trích: tài liệu phòng sản xuất) 1.2.1.4.Giải thích các công đoạn sản xuất  Nguyên vật liệu: - Chọn giấy cuộn theo yêu cầu của sản phẩm, tính định mức nguyên vật liệu, vẽ bảng cào, đặt bảng in, pha mực, đặt khuôn dập - Bộ phận phụ trách là bộ phận kế hoạch. Người phụ trách: Nguyễn Thị Huế (trưởng phòng vật tư), có chuyên môn lao động là quản lý vật tư chặt chẽ, thiết kế các bảng in, khuôn mẫu của công ty.  Cán sóng: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất. Người phụ trách: Đặng Quốc Việt (trưởng máy) có chuyên môn lao động là biết rõ quy trình máy chạy giấy, vận hành máy thành thạo, hiểu rõ chất liệu giấy và quy cách giấy. - Máy móc sử dụng là một máy chạy giấy, một máy ép giấy carton GT-6020-A, một máy sấy giấy carton GT-7024-NA2. - Chuẩn bị cán sóng dùng xe nâng đưa giấy cuộn vào máy, cho nguyên vật liệu phụ như: keo ép,…vào máy. Trưởng máy nhập khổ giấy, loại sóng, lớp giấy vào màn hình điều khiển và cho máy chạy, rồi theo dõi quá trình vận hành của máy và kiểm tra giấy có ra đúng yêu cầu và đạt tiêu chuẩn không.  Cắt: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất. Người phụ trách: Nguyễn Hữu Thoại (trưởng máy cắt), có chuyên môn vận hành máy cắt thành thạo. - Máy sử dụng: một máy cắt giấy tự động có bàn cắt cố định, một máy cắt giấy SS. - Chuẩn bị cắt đưa giấy vào băng chuyền đẩy tới máy cắt, nhập số lượng, kích thước cần cắt vào màn hình điều khiển, bấm lệnh cho máy cắt, máy chạy theo số lượng và kích thước yêu cầu. Kiểm tra giấy tấm, đường cắt có đạt tiêu chuẩn hay không.  In: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất, người phụ trách: Phan Hữu Anh (trưởng máy in), có chuyên môn biết rõ quy trình in, điều tiết lượng mực, kiểm soát màu một cách chuẩn nhất, có kinh nghiệm nhiều về in. - Máy móc sử dụng: một máy in carton –hiệu KOMORI, một máy in carton 4 màu hiệu APSTAR 1228, một máy in cuộn cắt rãnh hiệu Flexo. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 2 Đi ện K eo ép N g u yê n vậ t liệ u M á y c h ạ y gi ấ y v à c á n s ó n g C ắt I n D ậ p D á n b ế th ù n g T h à n h p h ẩ m C ột d â y Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng - Chuẩn bị in đưa giấy vào máy in, lắp bảng in, nhập bản vẽ vào máy tính điều khiển, đổ mực vào khuôn mực, kiểm tra màu mực trước khi in, nhập số lượng,cho máy chạy và kiểm tra chất lượng in.  Dập: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất. Người phụ trách: Huỳnh Thị Nga (trưởng máy dập). Có chuyên môn vận hành máy dập thành thạo. - Máy móc sử dụng: hai máy dập thùng carton tự động. - Chuẩn bị dập tiếp nhận giấy đã in, lắp khuôn dập, điều khiển cho máy dập chạy, máy sẽ dập theo khuôn, kiểm tra chất lượng dập.  Dán bế thùng: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất. Người phụ trách Cao Văn Hùng (trưởng ca), Chuyên môn lao động là quản lý tốt nhân lực và hiểu rõ cách thức dán bế thùng. - Máy móc sử dụng: một máy dán hồ carton, một máy đóng đinh giấy tự động một máy bấm ghim thùng carton bằng tay. - Đưa sản phẩm tới máy dán hoặc máy đóng đinh theo yêu cầu của sản phẩm, Cho hồ dán, đinh vào máy điều chỉnh máy theo kích thước dán, đóng đinh, một công nhân đứng trước máy trực tiếp đưa từng sản phẩm vào máy và một người công nhân khác đứng sau máy nhận sản phẩm hoàn thành.  Thành Phẩm: - Bộ phận phụ trách là bộ phận QC. Người phụ trách: Lý Cảnh Phương (tổ trưởng bộ phận QC), có chuyên môn lao động có kinh nghiệm và trình độ hiểu biết về giấy carton, sử dụng và phân tích được những thông số của các loại máy kiểm tra chất lượng giấy. - Máy móc sử dụng: một máy GT-6011-A đo độ nén giấy carton, một máy GT- 6011-1 đo độ cứng giấy carton, một máy GT-6018-A đo độ ẩm giấy carton, một máy GT-6019-A đo độ đàn hồi giấy carton, một máy GT-6019-B thử ECT giấy carton, một SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 3 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng máy GT-7013-ADP đo sức chịu lực thấp giấy carton, một máy GT-6015 đo độ hút nước của giấy carton. - Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt theo tiêu chuẩn hay không.  Đóng gói: - Bộ phận phụ trách là bộ phận sản xuất. người phụ trách: Cao văn Hùng (trưởng ca), có chuyên môn lao động là quản lý nhân lực tốt, có kinh nghiệm trong ngành giấy. - Máy móc sử dụng: một máy bọc màng PE tự động, một máy đóng gói thùng carton tự động. - Tùy từng loại sản phẩm sẽ có cách đóng gói khác nhau, thùng sẽ được cột dây, hộp sẽ đóng pallet và quấn màng PE, sắp xếp số lượng theo mỗi bó mỗi kiện mà đơn hàng yêu cầu.  Tiêu thụ: - Bộ phận phụ trách là bộ phận kho, vận chuyển. Người phụ trách Lâm Thị Minh Thơ (Thủ kho), Hồ Thị Hằng ( tổ trưởng vận chuyển), Chuyên môn lao động:thủ kho là quản lý chặt chẽ hàng xuất, nhập, tồn. Tổ trưởng vận chuyển: theo dõi, sắp xếp, và quản lý tốt các đơn hàng, năng lực quản lý hàng hóa tiêu thụ tốt nhất. - Sau khi sản phẩm đã được đóng gói tiến hành nhập kho và sắp xếp giao hàng theo đơn hàng khách hàng đã đặt. 1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty và chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (Nguồn trích: tài liệu phòng Nhân sự) 1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban - Tổng giám đốc: Là người vừa đại diện cho nhà nước, cho doanh nghiệp, vừa đại diện cho CBCNV trong toàn doanh nghiệp, tổng giám đốc chịu trách nhiệm cao SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 4 Tổng Giám Đốc GĐ Nhân sự Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng sinh quản Xưởng sản xuất Phòng tổng vụ Phòng nhân sự GĐ Kinh Doanh GĐ Tài Chính GĐ Sản Xuất Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng nhất toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp lệnh của nhà nước. Tổng giám đốc có quyền tuyển chọn lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp, đảm bào việc làm cho công nhân viên, có quyền khen thưởng người có thành tích, thi hành kỷ luật đến mức cho thôi việc đối với người có hành vi vi phạm nội quy, quy chế áp dụng. - Giám đốc nhân sự: Là người giúp việc cho tổng giám đốc, quản lý phòng nhân sự và phòng tổng vụ, là người quản lý toàn bộ số lượng công nhân, nhân viên của công ty, quản lý tổng thể và thực hiện các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước (Thuế, bảo hiểm…). - Giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho tổng giám đốc, quản lý phòng kinh doanh, thay mặt công ty liên hệ và thỏa thuận về đơn hàng. - Giám đốc tài chính: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, quản lý phòng kế toán. Giải quyết các vấn đề thu chi của doanh nghiệp. - Giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho tổng giám đốc, quản lý phòng Sinh quản và xưởng sản xuất. Giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, chất lượng sản phẩm làm ra, số lượng sản xuất, ngày giao hàng cho khách hàng, phương tiện vận chuyển. - Phòng nhân sự: Có trách nhiệm quản lý số lượng cán bộ công nhân viên của toàn công ty, giải quyết các chế độ cho công nhân viên. Bảo vệ tài sản, bảo vệ trật tự an toàn phòng cháy chửa cháy, phòng chống mọi biểu hiện tiêu cực và hành động phá hoại gây mất trật tự của kẻ xấu, phụ trách công tác tự vệ, có quyền bảo vệ tài sản và tính mạng của cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của pháp luật - Phòng tổng vụ: Mua sắm, quản lý các thiết bị phục vụ quản lý, văn phòng và y tế. Sắp xếp phòng họp và quản lý tổng thể phòng ban - Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, đối tác để tiêu thụ sản phẩm, lấy đơn đặt hàng từ khách hàng và khai đơn sau đó chuyển qua phòng sinh quản. Kiểm tra hàng làm ra trong xưởng, sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng, lên công nợ đối chiếu với khách hàng. - Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo nghiệp vụ kế toán hiện hành,quản lý vốn của công ty, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động của công ty sau từng chu kỳ hoạt động, xác định hiệu quả kinh doanh theo dõi cập nhật dữ liệu hàng ngày, lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Quản lý sổ sách hồ sơ kế toán đảm bảo an toàn và có khoa học. Định mức tiền lương cho toàn công ty, tính tiền lương và bảo hiểm cho công nhân viên. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 5 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng - Phòng sinh quản: Nhận được đơn từ phòng kinh doanh chuyển qua, nhập số liệu lên hệ thống mạng SAP của công ty để dữ liệu được chuyển qua bộ phận chạy giấy, sang in ấn, sang làm thùng để đóng thành các thùng thành phẩm. Sau đó nhập kho và xuất hàng theo yêu cầu của đơn đặt hàng. - Phòng sản xuất: Là nơi công nhân làm việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Xưởng sản xuất theo đơn hàng sinh quản khai, quản lý số lượng hàng và giao cho sinh quản xuất hàng đúng hẹn. 1.2.3. Các quy định chung trong lao động của công ty 1.2.3.1. Quy định chung thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tác phong của công ty. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo quy định của công ty: đối với công nhân, nhân viên làm giờ hành chính bắt đầu vào làm từ 7h30 đến 16h30 xuống ca, thời gian nghỉ trưa từ 11h30 đến 12h30 vào làm lại (thời gian nghỉ trưa này dành cho cả giờ làm hành chính và ca 1), đối với công nhân làm theo ca: - Ca 1: vào làm từ 7h30 đến 19h30 xuống ca. Thời gian giải lao 17h30 đến 18h00 - Ca 2: vào làm từ 19h30 đến 7h30 xuống ca. Thời gian nghỉ từ 23h30 đến 1h00. Mỗi công nhân, nhân viên của công ty trước khi vào cổng phài xuống xe tắt máy dẫn bộ. Phải mặc đồng phục của công ty và mang giày từ thứ 2 đến thứ 6. Riêng thứ 7 thì được mặc quần áo tự do và mang giày. Còn đối với khách hàng và khách đến liên hệ công tác phải mang giày trước khi vào cổng công ty. 1.2.3.2. Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) - Lập sơ đồ vị trí thoát hiểm của nhà máy. Lập đội PCCC tại nhà máy. - Lập phương án chữa cháy. Tổ chức tập huấn, diễn tập PCCC như: thông báo, thử chuông…báo động ít nhất 2 lần/năm. Phương tiện PCCC phải có mã số, gắn thẻ kiểm tra PCCC và được ghi nhận kết quả kiểm tra đầy đủ vào đầu tuần mỗi tháng. Lập kế hoạch bảo trì hệ thống chữa cháy, báo động, cống rãnh. - Cấm không sử dụng mọi vật liên quan đến lửa hoặc gây phát lửa bừa bãi trong công ty. 1.2.3.3. Quy định về vệ sinh cá nhân và an toàn lao động  Về vệ sinh cá nhân Tạo dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo an ninh, vệ sinh lao động, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và tai nạn lao động trong khả năng, trình độ công nghệ và nguồn lực có thể. Để giữ gìn tốt vệ sinh môi trường mọi nguời phải có ý thức tốt. Thường xuyên nhắc nhở và khuyến khích mọi thành viên công ty chấp hành tốt nội quy vệ sinh môi trường. Tất cả công nhân viên sinh hoạt phải ý thức sạch sẽ, giữ vệ sinh chung tốt, không vứt rác, phóng uế bừa bãi trong công xưởng hay ở khu vực xung quanh công ty. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 6 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Rác thải như: giấy vụn, lá cây, thảm chùi chân, búi lau nhà, rác từ nhà vệ sinh, chai nhựa, lon nước các loại, túi nilon, bóng đèn bể, dầu máy nhớt thừa…thu gom ngay trong mỗi ngày, khi thu gom rác bắt buộc phải mang găng tay, giầy bảo hộ, đeo khẩu trang.  Về an toàn lao động Công ty có trách nhiệm trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động. Người tham gia lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động của công ty. Không phải nhân viên chuyên môn cấm không được tự ý lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện. Khi làm việc xong phải tắt tất các thiết bị điện, tại khu vực sản xuất phải tuân thủ các quy định về máy móc, thiết bị tại nơi làm việc. Không được tự ý nối tiếp nguồm điện, tuyệt đối không được dùng dây trần cắm trực tiếp vào ổ cắm. Nhân viên thợ điện, người vận hành khi làm việc phải mang và mặc đồ bảo hộ lao động cá nhân theo quy định của công ty. Khi có thiết bị mới cần sử dụng điện phải lập yêu cầu chung gửi bộ phận quản lý và bảo trì để bố trí lắp đặt, không tự ý kéo dây ổ cắm điện để sử dụng. Nếu có nhu cầu để điện 24/24 phải báo cho nhân viên bảo vệ biết để lưu sổ theo dõi. Không được tự ý dán giấy, băng keo…lên CB điện. Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay như: khoan điện…phải kiểm tra bằng mắt xem lớp cách điện có còn nguyên vẹn không. Không được đặt, treo, móc bất cứ vật gì như: giẻ lau, áo, mũ, dụng cụ cá nhân lên máy, tủ hộp điện. Không để vật tư, vât liệu, sản phẩm, phế liệu sát cầu dao. 1.2.3.4. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và phương châm của công ty. Tuân thủ yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9000; ISO 14000 và OHSAS 18000; các yêu cầu luật định liên quan cũng như các yêu cầu khác mà công ty TNHH Bình Dương Chinh Long đăng kí áp dụng. Cung cấp các sản phẩm bao bì giấy với chất lượng cao và ổn định cho khách hàng. Tỉ lệ soát lỗi liên quan đến qui cách, màu sắc dưới 2% bị phát hiện sau khi đã được QC kiểm tra phải được thực hiện kể từ nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra bản in, khuôn, mực… nhằm đảm bảo khâu đầu vào hoàn chỉnh rồi mới bắt đầu đưa vào sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 7 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Kiểm tra trên dây chuyền sản xuất, kiểm tra thành phẩm nhập kho và kiểm tra xuất xưởng, lấy mẫu ngẫu nhiên và thống kê kết quả kiểm tra. Phương châm của công ty là: “Vì khách hàng; Vì con người; Vì môi trường”. 1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phòng kế toán. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phòng kế toán (Nguồn trích: tài liệu phòng Nhân sự)  Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên. Kế toán trưởng: Phụ trách tất cả các bộ phận kế toán của công ty, là người giúp việc cho ban giám đốc chỉ đạo quản lý kinh tế, quản lý vật tư, tiền, vốn, tiết kiệm chi phí tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng nắm bắt được tất cả các loại luật liên quan đến kế toán do nhà nước ban hành. Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp kế toán theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước. Từ số liệu kinh tế phát sinh tổng hợp lên bảng kê chứng từ có liên quan từ đó tập hợp số liệu tính giá thành số tổng hợp lập báo cáo biểu báo cáo tháng quý năm. Kế toán vật tư: Vào sổ chi tiết vật tư kịp thời đầy đủ chính xác. Lập bảng kê nhập xuất tồn phân bổ định kỳ hàng tháng đối chiếu số liệu vật tư và phòng kế toán, thủ kho thông qua các kế toán kịp thời phát hiện thất thoát lảng phí vật tư. Kế Toán thanh toán: Căn cứ vào chứng từ gốc, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị duyệt chi, các hóa đơn mua hàng vật tư, các chứng từ nhập đã được kế toán trưởng và giám đốc tài chính xét duyệt. Kế toán ngân hàng: Là người lập và chuyển nộp các chứng từ theo mẫu ngân hàng, theo dõi số dư trên sổ phụ của ngân hàng và lập báo cáo tiền gửi ngân hàng. Theo dõi các hợp đồng nhập khẩu, việc ký quỹ ngân hàng. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 8 K ế to án tổ n g h ợ p K ế to án vậ t tư K ế to án th an h to án K ế to án ng ân hà ng K ế to án tiề n lư ơn g y Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Thủ Quỹ Kế toán trưởng Kế toán kho Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Kế toán tiền lương: Phản ánh theo dõi thời gian, số lượng, kết quả lao động của công nhân viên từ bảng chấm công để tính chính xác và thanh toán kịp thời tiền lương, tiền thưởng, tiền phép… và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định của nhà nước. Kế toán kho: Có nhiệm vụ kiểm soát chứng từ nhập, xuất hàng hóa, theo dõi hàng trong kho và kiểm kê hàng tồn kho. Thủ Quỹ: Là người quản lý tiền mặt hằng ngày của Doanh Nghiệp và trên phiếu thu, chi trả được duyệt. Thủ quỹ thu chi tiền mặt và báo cáo quỹ, cuối năm đối chiếu số liệu kế toán phải có trách nhiệm bảo quản chứng từ trước khi giao cho kế toán ghi sổ. 1.3.2. Các phương pháp kế toán công ty áp dụng. - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp ngày 20/03/2006. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Tiền Việt Nam đồng. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền - Tính giá xuất kho: theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền - Phương pháp ghi nhận tài sản cố định phải thỏa mãn tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. - Phương pháp khấu hao: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ. SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 9 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng 1.3.3. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng. Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được thể hiện rõ theo sơ đổ bên dưới: Ghi chú: Ghi chú ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.4: Sơ đồ chứng từ ghi sổ (Nguồn trích: tài liệu phòng kế toán)  Trình tự ghi sổ theo chứng từ ghi sổ SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 10 Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứntừ ghi sổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính [...]... bộ phận kế toán (Nguồn trích: tài liệu phòng kế toán)  Quy trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện như sau: Kế toán giá thành tập hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, kết chuyển qua chi phí sản xuất dở dang phát sinh trong kỳ (TK 154), tiếp tục tính chí phí sản xuất dở dang cuối kỳ Kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn... hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nào đó (tháng, quý, năm) - Giá thành sản phẩm: là những chi phí sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm quy định  Phân loại chi phí sản xuất tại công ty Công ty phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động (theo khoản mục) Bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất - Chi phí sản xuất: là... tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành  Đối tượng tập hợp chi phí - Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là tập hợp chi phí m2 thùng carton 3 lớp  Đối tượng tập hợp tính giá thành - Đối tượng tính giá thành là m2 thùng carton 3 lớp  Kỳ tính giá thành SVTT: Nguyễn Thị Nhàng Trang 13 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Do chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, kết hợp sản. .. THỰC TẬP 2.1 Quy trình làm việc và công việc tại công ty TNHH Bình Dương Chinh Long 2.1.1 Quy trình làm việc tại bộ phận kế toán Công việc của em tại bộ phận kế toán hiện nay là kế toán giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sàn phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị, được thực hiện quy trình làm việc theo sơ đồ sau: Kế toán chi. .. toán chi phí Kế toán giá thành Tập hợp chi phí trực tiếp Tính giá xuất kho: Tính lương; Tính khấu hao TSCĐ; … …… SVTT: Nguyễn Thị Nhàng | Kế toán kho Kết chuyển chi phí sang TK 154 Phân bố chi phí gián tiếp Tính toán chi phí dở dang (nếu có) Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Cập nhật giá nhập Trang 11 kho thành phẩm Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Vũ Anh Dũng Sơ đồ 2.1: Quy trình làm việc tại bộ... hợp sản xuất ổn định, có sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào cuối tháng 2.2.3 Phương pháp tính giá thành Công ty tính giá thành sản phẩm về thùng carton quy về m2 Tổng Z sp = CPSXDDĐK + CPSXPSTK – CPSXDDCK – Phế liệu (nếu có) Tổng Z sp Z đơn vị SP = Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phát... 2.2.4.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm  Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang còn chế tạo trên dây chuyền sản xuất hoặc đã hoàn tất công việc chế biến nhưng chưa được kiểm tra chất lượng để nhập kho Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc của kế toán nhằm xác định chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở dang Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi. .. tính giá thành sản phẩm phát sinh tại công ty TNHH Bình Dương Chinh Long 2.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu tiêu dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và được chia thành 2 loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu chính: giấy cuộn - Chi phí nguyên vật liệu phụ là: mực... kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Từ đó em nhận thấy rằng là một kế toán không những thành thạo về nghiệp vụ kế toán mà cần am hiểu về luật 2.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Dương Chinh Long 2.2.1 Khái quát chung về tập hợp chi phí và. .. thành đơn vị 2.1.2 Công việc tìm hiểu được tại công ty Qua quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty đã giúp em hiểu sâu hơn về công việc của kế toán thường ngày, được biết nhiều thể loại chứng từ, phân loại chứng từ, cách tập hợp chi phí, quy trình tính giá thành, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cách vào các sổ kế toán Tại phòng kế toán em nhận thấy kế toán của công ty luôn áp dụng, . không được tự ý lắp đặt, sửa chữa thi t bị điện. Khi làm việc xong phải tắt tất các thi t bị điện, tại khu vực sản xuất phải tuân thủ các quy định về máy móc, thi t bị tại nơi làm việc. Không. kinh doanh phù hợp, đảm bào việc làm cho công nhân viên, có quyền khen thưởng người có thành tích, thi hành kỷ luật đến mức cho thôi việc đối với người có hành vi vi phạm nội quy, quy chế áp dụng. -. của cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của pháp luật - Phòng tổng vụ: Mua sắm, quản lý các thi t bị phục vụ quản lý, văn phòng và y tế. Sắp xếp phòng họp và quản lý tổng thể phòng ban -

Ngày đăng: 05/10/2014, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan