Từ đặc điểm trên, để đảm bảo sức khỏe, hạn chế thương vong, tổn thất về người và trang bị vật chất, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hành quân, trú quân; người chỉ huy và hậu cần phân đội p
Trang 1LỮ ÐOÀN 273
TIỂU ĐOÀN 4
TRỢ LÝ HẬU CẦN TIỂU ĐOÀN Thiếu úy Nguyễn Thanh Hiếu
Trang 22 - Yêu cầu:
- Nắm chắc nội dung bài giảng vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị…
- Tập trung nghe, ghi chép và chấp hành các quy định trong huấn luyện
II NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
- Đặc điểm, yêu cầu trong hành quân dã ngoại.
- Nội dung công tác hậu cần trong hành quân, dã ngoại
III – Thời gian
IV - TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
V - éịa điểm: Tại hội trường Lữ đoàn 273.
Trang 3Phần 2: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
I ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU TRONG HÀNH QUÂN DÃ NGOẠI
Trang 4Thời gian hành quân có thể phải đi trong nhiều ngày hoặc đêm, qua nhiều địa hình phức tạp rừng núi, sông suối, kênh rạch, khu vực trọng điểm địch đánh phá và chịu nắng mưa thất thường; chất lượng ăn uống cũng như thời gian ngủ nghỉ không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe Bên cạnh đó hành quân, trú quân qua nhiều nơi, có thể gặp nhiều mầm mống gây bệnh và chịu tác động khắc nghiệt của khí hậu thời tiết, cơ thể chóng mệt mỏi, dễ phát sinh bệnh tật.
b Giữ bí mật cao, sát với điều kiện chiến đấu
Từ vị trí đóng quân thường xuyên hành quân vào vị trí trú quân dã ngoại là quá trình rèn luyện sát với điều kiện chiến đấu, yêu cầu bí mật cao để tránh trinh sát điện
tử của địch Quá trình hành quân, trú quân, bộ đội có thể bị tai nạn, thương vong, tổn thất, mất mát về người và trang bị vật chất hậu cần do thiên tai, thảm họa, côn trùng gây ra Đặc biệt đối tượng tác chiến chiếm ưu thế về vũ khí hiện đại, khả năng thương vong, tổn thất về người và trang bị vật chất hậu cần rất lớn Từ đặc điểm trên, để đảm bảo sức khỏe, hạn chế thương vong, tổn thất về người và trang bị vật chất, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hành quân, trú quân; người chỉ huy và hậu cần phân đội phải chú trọng bảo đảm tốt đời sống sinh hoạt, sức khỏe cho bộ đội, đồng thời mỗi đồng chí cũng phải chú ý giữ gìn sức khỏe, quản lý vật chất trạng bị và thực hiện tốt các yêu cầu của chỉ huy và hậu cần phân đội
Trang 52 Yêu cầu:
a Bảo đảm đi tốt.
- Bảo đảm an toàn cho người và trang bị, không để lãng phí sức lực của bộ đội
- Tổ chức thu dung tốt, không để người rơi rớt, thất lạc dọc đường
- Tổ chức mang vác hợp lý an toàn sẵn sàng chiến đấu cao
b Bảo đảm ăn tốt
- Ăn đúng tiêu chuẩn, đủ nước uống, vệ sinh, khi có điều kiện phải tích cực cải thiện như kiếm hái rau trong thiên nhiên
- Ăn ngày 3 bữa, cơ cấu bữa ặn hợp lý, ăn đúng giờ quy định
- Bếp đun không lộ khói lửa ra ngoài
c Bảo đảm ngủ, nghỉ tốt
- Bảo đảm bí mật, an toàn nơi trú quân
- Tổ chức sinh hoạt ngắn gọn, nội dung thật cần thiêt, dành, thời gian cho bộ đội ngủ, nghỉ
- Bảo đảm cho bộ đội trong một ngày đêm ngủ được 6-8 giờ; sau mỗi giờ hành quân được nghỉ 10-15 phút; nghỉ ăn bữa phụ ít nhất 30 phút
Trang 6d Bảo đảm vệ sinh, phòng bệnh, điều trị tốt
II NỘI DUNG CÔNG TÁC HẬU CẦN TRONG HÀNH QUÂN DÃ NGOẠI
1 Sử dụng quân trang, đồ dùng trang bị
Quân tư trang và đồ dùng cá nhân phải mang đủ theo quy định, đảm bảo gọn, nhẹ, chắc Lựa chọn vừa cỡ sổ; sử dụng đúng mục đích, tính chất, không được cho, bán, đổi, sửa chữa, tẩy, nhuộm màu sai quy định; nếu rách phải kịp thời khâu vá lại; bẩn phải tẩy, giặt luôn giữ gìn quân trang sạch sẽ Quân trang, đồ dùng mang theo như: Ba
lô, võng, tăng, màn, dây võng, quần áo, mũ, giày, bít tất, Ni lông (áo mưa), Dao, Bi đông, ga men, túi cơm, bao gạo, và đồ dùng cá nhân khác
Trang 72 Đeo, đặt ba lô, đồ dùng, trang bị
Cần lưu ý:
- Chuẩn bị trang bị phải đầy đủ, gọn gàng, chặt chẽ, lần lượt đeo thứ tự từng thứ
- Khi cởi ra cũng theo thứ tự, cái nào để dưới, để trên, bên phải, bên trái để khi đeo không quên
- Tránh đeo nhiều thứ cùng một lúc và đeo nhiều thứ trước ngực, các đồ dùng mang theo không đeo tập trung vào một chỗ, nên đeo đều trên người Khi đeo người thấy thoải mái, cân đối các vật không bị va chạm vào nhau phát ra tiếng động
- Tránh cầm đồ dùng ở tay (trừ gậy chống), tay luôn luôn rảnh để sử dụng vũ khí sẵn sàng chiến đấu
- Sau khi đã đeo ba lô, đồ dùng và vũ khí trên người đầy đủ, cần nhảy tại chỗ để kiểm tra, nếu thấy êm lưng, chắc chắn, không có vật dụng rơi ra là được
3 Ăn, uống trong hành, trú quân dã ngoại
a Ăn bữa phụ trên đường hành quân thường bằng cơm nắm hoặc lương khô hay khẩu phần ăn đã chế biến sẵn Chỉ được ăn lương khô khi được phép của chỉ huy phân đội
Trang 8b Uống no nước và dồn nước đầy bi đông trước khi đi; không nên uống nước khi
đang hành quân, khi tạm nghỉ mới uống, nhưng không uống ngay; chỉ uống nước khi thật khát và uống từng ngụm nhỏ; không nên uống nhiều một lúc người sẽ chóng mệt Trong hành quân đường dài, đặc biệt qua vùng rừng núi nhất là về mùa khô hoặc hành quân qua khu vực bị nhiễm chất độc hóa học, nguồn nước khó khăn, phải chia đều lượng nước trong bi đông để uống và để tẩy rửa khi địch tập kích chất độc hóa học sao cho đến nơi trú quân vẫn còn một ít nước dự trữ trong bi đông; chỉ được dùng thuốc sát trùng nước khi không có điều kiện đun nước sôi trên đường đi
c Biết đào và sử dụng bếp Hoàng cầm trên các loại địa hình đồng bằng, trung du, rừng núi; đào, đắp bếp ở nơi đá sỏi, đất ướt; sử dụng bếp Hoàng cầm trên ghe, xuồng nấu ăn ở địa hình đồng bằng sông nước Biết sử dụng một số bếp chuyên dụng như: Bếp ga, bếp dầu hóa hơi, xe bếp khi có điều kiện
d Biết khai thác, tìm kiếm lương thực, thực phẩm duy trì và cải thiện chất lượng bữa
ăn khi được phép của chỉ huy phân đội (khai thác lương thực, thực phẩm tại địa phương, kiếm hái rau thiên nhiên, bắt cá, săn bắn thú rừng
Trang 9đ Trú quân thời gian dài ngày, không có điều kiện mang theo bàn ghế ăn, phải làm lán che và bàn ăn; tổ chức tăng gia sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm Thời gian trú quân dã ngoại ngắn phải chọn nơi cao ráo, sạch sẽ, râm mát làm nơi ăn; nên dùng lá cây, phiến đá để kê lót; không được dùng quân trang (tăng, võng, mũ ) để ngồi; không ngồi và đặt dụng cụ đựng cơm, thức ăn trực tiếp xuống đất; khi trú quân ở nhà dân phải tham gia làm nhà bếp, nhà ăn và ăn tập trung theo quy định của chỉ huy phân đội, không được mang cơm về nhà, không được nấu cơm ở nhà dân; nếu thiếu nước phải tham gia đào giếng và bảo vệ nguồn nước.
e Trường hợp trong chiến đấu, hoạt động độc lập, lạc đơn vị, xa dân thiếu dụng cụ cấp dưỡng hoặc lương thực, thực phẩm, cần nắm vững một số biện pháp nấu nướng đơn giản, săn bắt thú rừng, bắt cá, tìm nguồn nước và các nguồn thức ăn khác để tồn tại và đảm bảo sức khỏe, hoàn thành nhiệm vụ được giao
4 Ngủ, nghỉ trong hành, trú quân dã ngoại
- Nên tìm nơi có bóng mát để nghỉ; không được ngồi, nằm trực tiếp xuống đất hay trên
lá mục, ẩm hoặc ngồi lên quân trang, đồ dùng và vũ khí Không ngồi dưới chỗ rậm rạp có lá cây mục, dưới cành cây khô, cành cây bị gãy; không ngồi gần hoặc để tay, chân vào các hốc cây, hốc đá, đầu cây tre, cây nứa cụt để tránh rắn, côn trùng cắn, đốt
Trang 10- Trước khi ngủ phải kiểm tra lại vũ khí, trang bị mang theo và đặt ba lô, vũ khí trang bị gọn gàng, luôn ở tư thế SSCĐ Ngủ đúng vị trí và thời gian quy định của người chỉ huy; không được nằm ngủ trực tiếp dưới đất, ngủ trong trường hợp nào cũng phải mắc màn
và dắt màn kỹ
- Trú quân dã ngoại thời gian dài ngày (điều kiện xa địch) phải tham gia làm lán trại hoặc dựng lều bạt; nếu không mang theo giường, phản thì phải làm sạp nằm hoặc nằm võng; nếu ngủ hầm bán âm thì mắc võng ngủ nghỉ theo tổ 3 người; xung quanh lều bạt, lán trại phải làm rãnh thoát nước, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, bí mật và kín đáo
- Trường hợp ngủ hầm (trong chiến đấu phòng ngự hoặc gần địch) phải ;àm sập cao, dùng chiếu cói, vải bạt, đệm để nằm; luôn giữ vệ sinh hầm sạch sẽ
Trường hợp trú quân dã ngoại thời gian ngắn, nếu có điều kiện mắc võng thì ngủ nghỉ bằng võng; nên mắc võng dọc theo hướng địch, khi ngủ đầu ngược chiều hướng đích, nên đánh dấu đầu nằm để giữ vệ sinh; dùng dầu hoặc ớt bôi vào dây võng để chống kiến, côn trùng; không được mắc võng lung tung làm ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt và SSCĐ Nếu không có điều kiện mắc võng, phải rải lá dày, sau đó rải bạt, nên mặc quần áo dài để ngủ; không ngủ dưới vật thể dễ bị sập, đổ; vật chất, trang bị phải để gần người, nơi khô ráo, tránh mưa, nắng, bụi bẩn
Trang 11- Trường hợp ngủ ở nhà dân: Nếu không đủ giường, phản thì nằm võng nhưng phải được chủ nhà đồng ý; khi mắc võng phải chú ý đề phòng đổ, gãy gây mất an toàn và thiệt hại cho dân Vật chất, trang bị phải được xếp đặt gọn gàng ngăn nắp, thống nhất; tránh để lộn xộn, vương vãi, mất mát gây mất đoàn kết quân dân; đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, tắm rửa, phơi quần áo phải thể hiện nếp sống văn minh lịch sự; nơi vệ sinh phải xin ý kiến của chủ nhà để
sử dụng hoặc xin phép làm riêng nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh của gia đình
- Trường hợp ngủ nghỉ trên tàu, ghe, xuồng (huấn luyện, chiến đấu ở đồng bằng sông nước) phải tìm cách mắc màn để chống muỗi
5 Phòng và chữa bệnh trong hành, trú quân dã ngoại
a Vệ sinh nơi trú quân
- Giữ vệ sinh nguồn nước:
Bảo đảm nước cho ăn, uống, sinh hoạt trong hành quân, trú quân rất khó khăn, đặc biệt vào mùa khô.Vì vậy, bộ đội phải thực hiện nghiêm quy định của chỉ huy và quân y phân đội về
sử dụng nguồn nước để sử dụng được lâu dài
Trú quân nơi có suối nước chảy thì trên đầu dòng là nước ăn, tiếp đến là nơi vo gạo, rửa rau, cuối cùng là nơi tắm, giặt
Nếu suối có bùn ít nước, nên đắp đập ngăn nước rồi dùng tre, nứa đặt máng lấy nước ăn và nước rửa Cách này rất tốt vì lấy được nước trong và không làm bẩn nguồn nước
Trang 12Nếu suối có nhiều vũng nước đọng cũng phải chia ra vũng nước ăn riêng, vũng nước giặt, rửa riêng Nên đào giếng cạnh vũng nước, nước sẽ thấm lọc sang giếng để nhiều người được tắm rửa và tránh bệnh ngoài da lây lan.
Phải múc nước ra xa để tắm giặt, không được trực tiếp rửa chân tay, tắm giặt trong các vũng nước đọng
Không vứt thức ăn thừa, ruột cá, rác bẩn hoặc đại, tiểu tiện dọc hai bên bờ suối và xung quang nguồn nước
- Làm hố tiêu, hố tiểu, hố rác, cấm phóng uế bừa bãi
Khi đến nơi trú quân phải đào hoặc sửa lại hố tiêu, hố tiểu, hố rác theo đúng hướng dẫn của quân y đơn vị; ít nhất mỗi trung đội phải có một hố tiêu, một hố rác, mỗi tiểu đội có một hố tiểu
Hố tiêu phải xa nguồn nước, xa nơi ăn cơm, nấu cơm và nơi ngủ, nên đào ở sườn núi phía dưới nguồn nước Hố tiêu đào sâu khoảng 1m, thời gian ít có thể không làm nắp mà chỉ cần bắc ngang hai cây gỗ để ngồi nhưng phải chuẩn bị đất bột để phủ lấp sau khi đại tiện xong
Trang 13Trên đường đi không có hố tiêu phải đào hố mèo; đến nơi trú quân nếu muộn không kịp đào hố tiêu mới dùng hố mèo, nhưng phải quy định khu đại tiện riêng biệt, đào sâu, lấp kỹ.
Phải đi tiểu vào hố tiểu, không được đi tiểu tùy tiện, làm khai thối khu vực đóng quân
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm:
Giữ gìn sạch sẽ vật chất trang bị mang theo; dụng cụ đã đựng thức ăn sống như thịt, cá trước khi đem đựng thức ăn chín phải rửa sạch và tráng nước sôi
Không sử dụng những loại lương thực đã bị ẩm mốc, thực phẩm đã bị ôi, hỏng; lương thực, thực phẩm đã bị nhiễm độc; chỉ sử dụng những loại rau, nấm đã biết rõ Thực phẩm khô như mắm tôm, mắm kem trước khi ăn phải đun kỹ và cho vào hộp mang theo Thực phẩm tươi như thịt, cá để đến hôm sau phải được chế biến, đun kỹ; trước khi ăn phải đun lại Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ăn hết tiêu chuẩn: ăn đúng giờ quy định; ăn xong phải quét dọn khu vực ăn sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh lán trại, vệ sinh môi trường nơi trú quân; bảo quản tốt lương thực, thực phẩm trong vận chuyển, ở kho, ở cá nhân; phòng chống ruồi, muỗi, chuột, sâu bọ Trú quân dã ngoại dài ngày phải thực hiện tốt các quy định về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu khi tăng gia sản xuất
Trang 14b Bảo vệ đôi chân trong hành quân
Để bảo vệ đôi chân giúp ta đi tốt, đi dẻo dai, đi được xa, đi tới đích phải chọn giày, dép vừa cỡ số Đi, nghỉ đúng cung độ đề phòng chân quá mỏi; xoa bóp chân, rửa chân sạch,
ngâm chân nước nóng (khi có điều kiện) có thể đi tiểu vào chân để bảo vệ đôi chân; khi
hành quân qua cac đầm lầy, xình lầy phải buộc chặt dây giày vào cổ chân để giày không
bị tuột ra khỏi bàn chân Trong hành quân nếu không bảo vệ tốt đôi chân có thể bị bong gân, sai khớp, phòng chân, nhiễm trùng, mưng mủ, nấm ở kẽ ngón chân
đi giày, tất ướt; đi giày phải có tất, có thể tận dụng tất cũ đi thêm cho êm chân; nếu có sỏi giắt trong giày, dép phải lấy ra ngay Trước khi hành quân phải buộc dây giày chắc chắn
Trang 15- Chữa phồng, loét chân:
+ Rửa sạch nốt phồng bằng nước muối hay nước thuốc tím 1%, lấy vải sạch thấm khô rồi lấy ống tiêm bơm thuốc tím 1% vào nốt phồng (không dùng que tăm, vật nhọn chọc thủng nốt phồng)
+ Hoặc bôi thuốc đỏ trên nốt phồng và xung quanh rồi dùng kim chỉ đã luộc nước sôi xuvên qua nốt phồng, cắt chỉ để thừa hai đầu cho nước trong nốt phồng thấm ra ngoài Đắp gạc tẩm thuốc đỏ và bông lên trên nốt phồng rồi băng lại
+ Chân bị loét, dùng thuốc sát trùng nhẹ (thuốc tím, nước lá ổi đặc xanhmetilen 3%) hoặc ngâm nước lá bưởi, lá đào, lá ổi hoặc xát lá nhọ nồi, lá trầu không
+ Thường xuyên tập chạy, tập hành quân để đôi chân được khỏe, dẻo dai
+ Những người hay bị bong gân cổ chân nên lấy vải băng cổ chân
+ Khi hành quân nên có gậy chống, tránh trượt ngã (nhất là ban đêm)
Trang 16+ Không bước vào hố chân trâu hay vũng nước.
+ Hành quân đêm đi qua chỗ khó, người đi trước thường xuyên báo tình hình đường sá cho người đi sau
- Chữa bong gân
+ Tuyệt đối không dùng tay hay dầu để xoa bóp Bong gân nhẹ chỉ cần băng ép đều tay nhẹ nhàng
+ Bong gân nặng phải băng chặt để bất động chân; đắp khăn tẩm nước lạnh, nâng cao chân bị thương cho máu chảy về tim Bị bong gân nặng hay nhẹ đều có thể dùng lá láng (lấy cả củ) hoặc vỏ cây gạo giã nhỏ trộn với nước tiểu đun nóng rồi đắp lên chỗ bị bong gân (chỉ đắp không xoa, bóp)
đ Phòng, chống sai khớp
- Triệu chứng:
+ Khớp bị chấn thương đau kịch liệt, thay đổi hình dáng, không cử động được
+ Chỗ khớp bị sai phù lên, da màu xanh tím
- Chữa sai khớp:
Không nắn chỗ sai khớp
+ Cố định sai khớp theo tư thế sẵn có của nó, chuyển bệnh nhân đi quân y điều trị
Trang 17+ Hàng ngày đến nơi trú quân phải rửa chân sạch sẽ; chú ý rửa sạch các kẽ ngón chân.
Trước khi đi tất, giày phải lau khô các kẽ ngón chân
+ Không đi giày, tất ướt; lúc nghỉ tranh thủ phơi khô giày, tất
- Chữa nấm kẽ chân:
+ Khi có triệu chứng ngứa các kẽ ngón chân, da hơi hồng phải rửa sạch, xin thuốc quân y điều trị ngay
Trang 18+ Khi đã loét ngón chân: Ngâm chân nước muối, nước thuốc tím pha loãng Hoặc ngâm chân bằng nước lá bưởi, lá bài bài, lá đào, lá ổi, lá nhãn Thấm khô vết loét rồi xin thuốc quân y bôi
+ Có thể xát lá nhọ nồi, lá đuôi lượn, hoặc lá trầu không, rửa sạch chân rồi xông khói
+ Khi vượt qua vùng có vắt, chuẩn bị sẵn một que dài, đầu que buộc một túi vải nhỏ bên
trong đựng bông tẩm nước xà phòng hoặc thuốc lá; muối ăn hay quả bồ hòn dập nát Khi
bị vắt bám, dùng đầu que có túi thuốc dí vào để gạt vắt đi Có thể xoa những thứ đó hoặc dầu, cao chống vắt vào chân trước khi hành quân
Trang 19+ Khi nghỉ treo ba lô trên cây dùng gậy gạt lá mục xung quanh chồ ngồi thường xuyên kiểm tra vắt bám và kiểm tra ba lô trước khi mang đeo vào người
+ Khi phát hiện vắt bám phải nhanh, chóng dí túi chống vắt vào vắt, bị xà phòng hay muối vắt sẽ rơi ra
+ Cầm máu ở chỗ bị vắt cắn bằng cách dùng lông cu ly hoặc lá chó đẻ, hoa rau tàu bay, lá non, lá chuối khô, bông, giấy đốt dở, tàn thuốc lá dí mạnh vào chỗ vắt cắn Tốt nhất là lau sạch máu rồi dí vào chỗ vắt cắn vài hạt thuốc tím
+ Buổi tối mặc quần áo dài; khi nghỉ hoặc sinh hoạt dùng quạt hay cành lá xua muỗi
+ Dùng lá khô, giẻ rách, hương trừ muỗi đốt khói trong hầm để đuổi muỗi
+ Phun hoặc vẩy thuốc chống muỗi lên vách hầm