1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức thực hiện công tác mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. liên hệ thực tiễn tổ chức thực hiện công tác mua rau, củ tại siêu thị big c thăng long hiện nay.

29 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 64,22 KB

Nội dung

Đề tài: Tổ chức thực hiện công tác mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. Liên hệ thực tiễn tổ chức thực hiện công tác mua rau, củ tại siêu thị Big C Thăng Long hiện nay. I. Vai trò của tổ chức thực hiện mua hàng trong DNTM Tổ chức thực hiện mua hàng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, tiến hành thương lượng và đặt hàng, triển khai giao nhận và thanh toán hợp đồng mua hàng. Vì vậy tổ chức thực hiện mua hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại. Tổ chức thực hiện mua hàng phải phân tích, tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cẩn thận từ đó thiết lập các quan hệ làm ăn lâu dài. Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì có được một nhà cung cấp uy tín và ổn định sẽ góp phần rất lớn trong thành công của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện mua hàng phải thương lượng và đặt hàng nhằm đạt được những thỏa thuận với nhà cung cấp về các điều kiện mua bán sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cần mua, tiến hành đặt hàng theo hình thức phù hợp nhất. Tổ chức thực hiện mua hàng phải giao nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng nhằm đảm bảo nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn, đúng hợp đồng hay đơn đặt hàng đã được cam kết hay chấp nhận, thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận của hai bên. 1. Khái quát về công tác quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại Mua hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mua hàng tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng. Với chức năng mua đi bán lại doanh nghiệp luôn mong muốn phấn đấu để mua được hàng hóa với chi phí thấp nhất và thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Mục đích của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận tối đa do đó phải tính đến các yếu tố về giá cả, chất lượng, số lượng một cách hợp lí tránh tình trạng thừa hay thiếu hàng đều không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại, khi mua hàng, nếu mua phải hàng kém chất lượng, mẫu mã, chủng lại, kích cỡ hay không phù hợp với xu hướng, thị hiếu sẽ dẫn đến mất uy tín, không thu hút được khách hàng. Vậy mục tiêu của mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất lượng khi mua hàng đồng thời mua hàng với chi phí thấp nhất có thể. Đảm bảo an toàn cho bán ra thể hiện trước hết là phải đủ số lượng và cơ cấu tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến ứ đọng hàng hóa hay làm gián đoạn kinh doanh làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa. Mặt hàng mua phải phù hợp nhu cầu của khách hàng . Cuối cùng là phải đảm bảo sao cho việc mua hàng, vận chuyển ít gặp rủi ro (giao hàng chậm, ách tắc trong vận chuyển…) để tránh làm mất đi cơ hội thu lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp hoặc có thể sẽ dẫn đến tình huống mất uy tín đối với khách hàng. Đảm bảo chất lượng hàng mua vào thể hiện ở chỗ hàng hóa phải được khách hàng chấp nhận và hài lòng với số tiền mà họ bỏ ra. Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá bán, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chi phí mua hàng phụ thuộc vào việc doanh nghiệp mua hàng của ai, ở đâu, số lượng bao nhiêu để chi phí giao dịch, đặt hàng, vận chuyển là thấp nhất. Do đó, mua hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó góp phần nâng cao khả tranh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thúc đẩy quá trình kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy để công tác mua hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì quản trị mua hàng là hoạt động không thể thiếu mà doanh nghiệp đặc biệt cần quan tâm. Quản trị mua hàng là tổng hợp các hoạt động xây dựng kế hoạch mua hàng, tổ chức triển khai mua hàng và kiểm soát mua hàng nhằm đạt được mục tiêu. Quản trị mua hàng của doanh nghiệp có thể được khái quát theo sơ đồ: Xác định nhu cầu mua hàng Xây dựng mục tiêu mua hàng Xác định phương án ngân sách mua hàng Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp Thương lượng và ký kết mua hàng Triển khai giao nhận và thanh toán Đánh giá kết quả mua hàng Đánh giá thành tích lực lượng mua hàng  Quản trị mua hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp: - Quản trị mua hàng góp phần đảm bảo đủ về số lượng hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu bán ra và nhu cầu vận hành của doanh nghiệp. Hàng hóa và dịch vụ mua về phải đúng chủng loại, kết cấu, mẫu mã… theo yêu cầu. - Quản trị mua hàng đảm bảo tối ưu hóa chất lượng hàng hóa và dịch vụ mua theo đúng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hóa và dịch vụ mua về phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn chất lượng đề ra. - Quản trị mua hàng giúp giảm chi phí mua hàng và giá thành hàng mua. Quản trị mua hàng phải tính toán các phương án mua hàng về số lượng, thời điểm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp… để giảm thiểu các chi phí mua hàng liên quan bao gồm cả giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí kho bãi… - Quản trị mua hàng nhằm đảm bảo thời hạn trong mua hàng, bao gồm thời hạn trong thanh toán và thời hạn giao hàng theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Nhà quản trị mua hàng phải nghiên cứu, đánh giá nhà cung cấp và tiến hành các biện pháp tránh tình trạng hàng hóa và dịch vụ được giao hàng chậm, sớm. - Quản trị mua hàng nhằm thiết lập được các quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín với các nhà cung cấp. Từ đó khai thác thông tin thị trường và phát triển các đối tác cho doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch mua hàng Tổ chức triển khai mua hàng Đánh giá công tác mua hàng Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh rất nhiều cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy việc nâng cao công tác quản trị mua hàng là một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Việc lập kế hoạch mua hàng chính xác giúp cho doanh nghiệp có thể tăng nhanh vòng chu chuyển vốn, đem lại hiệu quả sử dụng vốn, hàng hóa sẽ được cung ứng hết không còn tình trạng ứ đọng, đồng vốn lưu động được lưu chuyển nhanh. Mặt khác khi doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, doanh nghiệp có thể mua hàng với giá rẻ hơn, như vậy giá thành sẽ thấp và doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh qua giá. Hơn nữa quản trị tốt mua hàng còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí phát sinh do hàng hóa kém phẩm chất, chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí hao hụt ngoài định mức. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp trong việc kịp thời cung ứng ra thị trường khi có nhu cầu mà muốn làm được điều đó thì bắt buộc doanh nghiệp phải quản lí tốt hoạt động mua hàng. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính thường xuyên, đều đặn của hoạt động kinh doanh. Ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động mua hàng nếu doanh nghiệp không quản lí tốt sẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ. Như không thúc giục bên bán giao hàng đúng hẹn hoặc doanh nghiệp không tổ chức kiểm tra kĩ số lượng và chất lượng hàng hóa trước khi giao nhận… có thể sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi tín và lợi nhuận của mình, ngoài ra doanh nghiệp lại có thể mất công phải tìm kiếm nhà cung ứng mới làm mất sự ổn định trong kinh doanh.  Nội dung cơ bản của quản trị mua hàng doanh nghiệp thương mại: Xây dựng kế hoạch mua hàng: giải quyết bài toán doanh nghiệp cần mua gì, số lượng bao nhiêu, mua khi nào, dự tính mua ở đâu, mua với giá nào… dựa trên cơ sở tính toán đến các yếu tố thuộc về khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác và các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch mua hàng bao gồm các hoạt động như xác định nhu cầu mua hàng, xác định các chính sách mua hàng và xây dựng các phương án mua hàng. Xác định nhu cầu mua hàng là công việc quan trọng nhất trong xây dựng kế hoạch mua hàng. Kế hoạch mua hàng thường được cụ thể hóa dưới hình thức các phương án mua hàng. Phương án mua hàng chi tiết hóa toàn bộ các thông số như mua cái gì, mua ở đâu, mua như thế nào, các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp, mức giá, các điều kiện đi kèm… Tổ chức triển khai mua hàng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, tiến hành thương lượng và đặt hàng, triển khai giao nhận và thanh toán hợp đồng mua hàng. Đánh giá công tác mua hàng bao gồm hai nội dung chính: đánh giá kết quả mua hàng và đánh giá đội ngũ mua hàng. Đánh giá kết quả mua hàng tiến hành phân tích các kết quả đạt được trong quá trình mua hàng như hiệu quả hàng mua, chất lượng nhà cung cấp, các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng… Từ kết quả đánh giá này, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh hoạt động mua hàng. Với đội ngũ mua hàng, đánh giá thành tích chú trọng vào hiệu quả của lần mua hàng, thành điều chỉnh thông qua các hoạt động điều chỉnh chính sách và quy trình mua hàng, chế độ đãi ngộ thưởng phạt, đào tạo… 2. Tầm quan trọng của tổ chức thực hiện mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. Tổ chức thực hiện mua hàng có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở chỗ: Doanh nghiệp thương mại muốn hoạt động ổn định, hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao thì điều cần thiết là phải có được những nhà cung cấp thường xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Tổ chức thực hiện công tác mua hàng là khâu thực hiện kế hoạch mua hàng một cách khoa học. Để từ đó đảm bảo được lợi ích của DNTM và giảm thiểu rủi ro đến từ các nhà cung cấp và công tác mua hàng, nâng cao hiệu quả của quản trị mua hàng. Tổ chức thực hiện công tác mua hàng có hiệu quả là đạt được mục tiêu mua hàng của DNTM với chi phí thấp nhất. Đó là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy DNTM cần tập trung sự chú ý của mình ngay từ khâu mua hàng, từ các hoạt động của tổ chức thực hiện công tác mua hàng. 3. Quy trình tổ chức thực hiện công tác mua hàng của DNTM Sau khi đã xây dựng được kế hoạch mua hàng, doanh nghiệp thương mại sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch theo một quy trình khoa học và phù hợp với thực tế, gồm các bước cơ bản như sau: - Tìm kiếm nhà cung cấp - Lựa chọn các nhà cung cấp - Thương lượng và đặt hàng - Giao nhận và thanh toán tiền mua hàng Các bước công việc này có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp phải được thực hiện một cách cẩn thẩn. Khi doanh nghiệp có được mối quan hệ tốt đối với nhà cung ứng có thể sẽ mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, được ưu tiên trong trường hợp hàng hóa khan hiếm hay lên cơn sốt, đảm bảo tính thường xuyên đều đặn cho hoạt động kinh doanh như vậy doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, việc có được một nhà cung cấp uy tín, ổn định sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí và công sức cho việc tìm kiếm nhà cung cấp mới. Thương lượng và đặt hàng cũng là một giai đoạn rất quan trọng trong tổ chức thực hiện mua hàng. Thành công hay thất bại trong thương lượng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thương lượng thành công với nhà cung ứng có thể giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, giúp doanh nghiệp xây dựng, duy trì và củng cố những mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngược lại, sai lầm trong thương lượng có thể khiến doanh nghiệp chịu thiệt thòi, mất mát, thậm chí phá sản. Vì vậy tùy theo từng thương vụ kinh doanh mà doanh nghiệp cần có những cuộc thương lượng hợp lí nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Kết quả của quá trình thương lượng là việc doanh nghiệp đặt hàng với nhà cung cấp. Việc đặt hàng có thể diễn ra theo nhiều hình thức, tuy nhiên cho dù sử dụng bất kì hình thức nào đi chăng nữa thì hoạt động này cũng rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chọn cho mình một hình thức đặt hàng tốt nhất thì khi xảy ra tranh chấp hay vi phạm về số lượng, chất lượng, giá cả, vận chuyển, giao nhận… sẽ không có cơ sở để giải quyết dẫn đến ảnh hưởng quá trình hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giai đoạn cuối cùng của tổ chức thực hiện mua hàng là giao nhận và thanh toán tiền hàng. Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở chỗ: Chẳng hạn khi mua hàng doanh nghiệp không thúc giục bên bán giao hàng thì có thể vì một số nguyên nhân khách quan mà hàng hóa sẽ bị đến chậm điều này sẽ làm cho doanh nghiệp mất cơ hội tăng lợi nhuận, mất uy tín đối với khách hàng hoặc doanh nghiệp không giám sát, theo dõi, kiểm tra trong quá trình giao hàng dẫn đến tình trạng hàng hóa không đúng như trong hóa đơn mua hàng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, doanh nghiệp phải mất chi phí, thời gian, công sức để tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp mới. Việc thanh toán tiền mua hàng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả người mua và người bán. Do đó doanh nghiệp cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng hình thức và thời hạn như đã thỏa thuận để nâng cao uy tín của mình trước các nhà cung cấp, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với họ. II. Nội dung chủ yếu của tổ chức thực hiện mua hàng của DNTM 1. Tìm kiếm nhà cung cấp Doanh nghiệp mong muốn có nhiều nhà cung cấp cho mỗi sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại cần mua để có thể lựa chọn. Vấn đề là họ tìm ở đâu? Bằng cách nào? Cần những thông tin gì về nhà cung cấp đó? Làm sao lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất. 1.1. Phân loại nhà cung cấp  Phân loại theo giá trị hàng mua - Nhà cung cấp chính : là nhà cung cấp mà giá trị mua được từ đó chiếm tỉ trọng lớn nhất và chủ yếu trong khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua về để cung cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Nhà cung cấp này quyết định khối lượng hàng hóa mua vào và ổn định của quá trình mua nên cần phải được quan tâm thường xuyên. - Nhà cung cấp phụ : Là nhà cung cấp mà giá trị hàng hóa mua vào chiếm tỉ trọng nhỏ trong khối lượng hàng mua được. Khối lượng hàng hóa mua được từ nguồn này không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mua và doanh số bán chúng trong tương lai, nhất là đối với những nguồn hàng mới.  Phân loại theo tính chất quan hệ - Nhà cung cấp truyền thống : Doanh nghiệp đã có mối quan hệ mua bán với nhà cung cấp trước đó, trong một thời gian dài. Hai bên đã có hiểu biết lẫn nhau. Mức độ rủi ro khi mua hàng tại nhà cung cấp truyền thống thấp. - Nhà cung cấp mới : Doanh nghiệp chưa có hoặc có ít quan hệ với nhà cung cấp này. Doanh nghiệp cần nhiều thông tin hơn về nhà cung cấp để đưa ra quyết định.Thông thường doanh nghiệp sẽ triển khai một số hợp đồng mua hàng không lớn để thăm dò và đánh giá năng lực và chất lượng nhà cung cấp.  Phân loại theo phạm vi địa lý - Nhà cung cấp trong nước : Là nhà cung cấp có cơ sở, văn phòng tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết có liên quan đến nhà cung cấp và việc mua hàng của họ. Doanh nghiệp thương mại có khả năng kiểm soát tình hình cung cấp hàng hóa của họ theo các hợp đồng đã kí kết Tuy nhiên,ở một số mặt hàng ( ví dụ như: sắt thép, hàng điện tử, phương tiện đi lại, dụng cụ gia đình ) đều có chất lượng thấp, giá cao, kiểu dáng, mẫu mã vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của của người tiêu dùng. Một số nhà cung cấp trong nước chưa đảm bảo được độ tin cậy trong hoạt động kinh doanh, thậm chí vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. - Nhà cung cấp nước ngoài: Đây chính là nguồn hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kí kết trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài để nhập hàng hoặc thông qua trung gian. 1.2. Các nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp Nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp bao gồm: - Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp: Nguồn này có được nhờ quá trình lưu trữ thông tin về nhà cung cấp đã từng có quan hệ với doanh nghiệp. Nguồn này còn có thể bao gồm các thông tin đến từ các cá nhân trong doanh nghiệp (nhà quản trị, nhân viên mua hàng và những người khác trong doanh nghiệp), các hồ sơ nhà cung cấp đang được lưu trú tại doanh nghiệp - Nguồn thông tin đại chúng: Báo, tạp chí chuyên ngành, truyền hình, đài phát thanh, mạng internet - Nguồn thông tin từ các nhà cung cấp: Thư chào hàng, catalog quảng cáo, đại diện bán (người chào hàng), hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp.vv 1.3. Lập hồ sơ các nhà cung cấp Để lập hồ sơ các nhà cung cấp, doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin, xử lý thông tin về nhà cung cấp, rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về từng nhà cung cấp theo các nguyên tắc tiêu chuẩn lựa chọn đã đề ra. Hồ sơ nhà cung cấp cần chứa đựng những thông tin cơ bản sau : - Tên hiệu của nhà cung cấp. -Chức năng,nhiệm vụ,ngành nghề kinh doanh,lĩnh vực kinh doanh. -Phạm vi hoạt động theo thị trường. -Chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Uy tín,nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm dịch vụ. -Các điều kiện cung cấp sản phẩm. - Khả năng tài chính. -Khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp. Về nguyên lý, doanh nghiệp cần tìm kiếm các nhà cung cấp theo quan điểm đầu tư xây dựng mối quan hệ tốt đẹp làm ăn lâu dài với họ.Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng khi thu thập và tìm hiểu thông tin về nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nước ngoài vì các thông tin về họ đều khó kiểm chứng hoặc phức tạp.Trong những trường hợp này, đòi hỏi doanh nghiệp ưu tiên mua hàng của những thương hiệu có uy tín. Bảng 1 : Danh sách nhà cung cấp được lựa chọn STT Tên nhà cung cấp Người liên hệ Địa chỉ Dịchvụ/sản phẩm cung cấp Ghi chú Phê duyệt Ngày tháng năm Giám đốc Phụ trách mua hàng Người đánh giá Bảng 2 : Danh sách nhà cung cấp chính thức STT Tên nhà cung cấp Người liên hệ Địa chỉ Hiệu lực Ngày đánh giá lại Ghi chú Phê duyệt Ngày tháng năm Giám đốc Phụ trách mua hàng Người đánh giá 2. Lựa chọn nhà cung cấp [...]... c ng th c hiện tổ ch c c ng t c mua rau, c sạch Điều đó đư c thể hiện ở một số đ c điểm nổi bật sau: 3 - Big C Thăng Long c riêng một bộ phận thu mua, tổ ch c th c hiện c ng t c mua hàng một c ch chuyên môn hóa, khoa h c với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, c kinh nghiệm trong c c c ng t c thương lượng, đàm phán và thu mua - Siêu thị đã th c hiện đầy đủ c c nội dung c a tổ ch c th c hiện mua hàng, ... tín c a mình BigC Thăng Long luôn c đư c lợi thế trong thanh toán với c c nhà cung c p Vì vậy, BigC luôn tạo cho mình đư c những mối quan hệ hợp t c lâu dài và đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp đồng thời th c hiện đư c kế hoạch mua hàng c a doanh nghiệp Nhận xét chung về tổ ch c th c hiện c ng t c mua rau, c tại siêu thị BigC Thăng Long Nhìn chung, siêu thị BigC Thăng Long hoạt động thành c ng. .. t c xã rất hài lòng và mong muốn c c loại rau, c c a mình đư c bày bán tại siêu thị c uy tín như BigC Thăng Long Bên c nh đó, BigC Thăng Long c sự hợp t c với c c hộ nông dân tại HTX Vân Nội để hỗ trợ họ trong quá trình sản xuất về dây chuyền, hướng dẫn họ c c kĩ thuật trồng, chăm s c rau, c để đảm bảo chất lượng c a rau, c Vì vậy, mẫu mã và chất lượng c a c c sản phẩm rau, c sạch đư c cung c p... bư c tìm kiếm nhà cung c p, lựa chọn nhà cung c p, thương lượng và đặt hàng, giao nhận và thanh toán tiền mua hàng C c nội dung đư c th c hiện một c ch khoa h c và c sự liên kết chặt chẽ với nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong tổ ch c th c hiện c ng t c mua hàng c a doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo uy tín đối với c c nhà cung c p c ng như khách hàng - Với uy tín c a doanh nghiệp trên thị. .. phận kinh doanh Market ing Trung tâm thu mua Bộ phận vận chuyển và hậu c n Bộ phận quản lý vệ sinh an toàn th c phẩm Bộ phận nhân sự, đào tạo Bộ phận c ng nghệ thông tin Bộ phận PR, Dịch vụ khách hàng Bộ phận xây dựng và phát triển 2 C ng t c tổ ch c th c hiện c ng t c mua rau, c sạch c a siêu thị BigC Thăng Long 2.1 Tìm kiếm nhà cung c p rau, c sạch c a BigC Thăng Long Như chúng ta đã biết nư c ta là... ngoại, hiện nay BigC Thăng Long dần tiến tới sử dụng hàng nội địa hóa 2.2 Lựa chọn nhà cung c p rau, c sạch tại BigC Thăng Long Sau đây là c c tiêu chuẩn chính mà Big C Thăng Long đưa ra để chọn nhà cung ứng mặt hàng rau, c quả: - Chất lượng nhà cung c p: Chất lượng thể hiện qua tiêu chuẩn chất lượng rau, c quả mà họ đạt đư c qua c c kỳ kiểm tra và đánh giá chất lượng như c c tiêu chuẩn iso, hay huy chương... kinh doanh để kịp thời ứng biến 2.3 Thương lượng và đặt hàng BigC Thăng Long luôn đư c coi là một đối t c lớn, đáng tin c y c a c c nhà cung c p trên thị trường Chính vì vậy, BigC Thăng Long c đư c những quyền ưu tiên khi tham gia thương lượng với c c nhà cung c p c c sản phẩm nói chung và sản phẩm rau, c sạch nói riêng Nhà cung c p rau, c sạch chính cho siêu thị là HTX Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội C c. .. và c ng với sự chuyên nghiệp c a c c nhân viên c a bộ phận thu mua, BigC Thăng Long luôn đạt đư c lợi thế trong hoạt động thu mua rau, c c a mình Tuy nhiên, không vì thế mà Big C chèn ép với c c nhà cung c p, BigC vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho đối t c cung c p c a mình nếu điều kiện tài chính c a họ không thuận lợi như HTX Vân Nội Như vậy, BigC c ng nâng uy tín c a mình với nhà cung c p và trên thị. .. hài long thì c n tiếp t c mua hàng c a họ” Nghĩa là doanh nghiệp nên tiếp t c mua hàng c a nhà cung c p hiện thời nếu đáp ứng đư c nhu c u và kế hoạch mua hàng c a doanh nghiệp Tuy nhiên, c ng c n phải c sự kiểm tra, đánh giá khách quan quá trình cung c p hàng hóa c a họ cho doanh nghiệp để vi c mua hàng đư c tốt hơn Thứ hai, đối với những hàng hóa mới đư c đưa vào danh m c mặt hàng kinh doanh ho c. .. nhiên, vẫn c n một số đ c điểm c n hạn chế trong tổ ch c th c hiện mua hàng c a siêu thị BigC c n đư c kh c ph c -  Siêu thị BigC vẫn phải tự đóng gói c c sản rau, c nhập từ HTX Vân Nội Như vậy siêu thị tốn rất nhiều thời gian và c ng s c vào c ng đoạn này Giải pháp cho hạn chế này là: Quy định tất c rau an toàn lưu hành đều phải c đóng gói, nhãn hiệu, xuất xứ, nếu không c thì không đư c c ng nhận . tài: Tổ ch c th c hiện c ng t c mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. Liên hệ th c tiễn tổ ch c th c hiện c ng t c mua rau, c tại siêu thị Big C Thăng Long hiện nay. I. Vai trò c a tổ ch c th c. kinh doanh c a doanh nghiệp thương mại. Vì vậy DNTM c n tập trung sự chú ý c a mình ngay từ khâu mua hàng, từ c c hoạt động c a tổ ch c th c hiện c ng t c mua hàng. 3. Quy trình tổ ch c th c hiện. lí. Tổ ch c th c hiện c ng t c mua hàng là khâu th c hiện kế hoạch mua hàng một c ch khoa h c. Để từ đó đảm bảo đư c lợi ích c a DNTM và giảm thiểu rủi ro đến từ c c nhà cung c p và c ng t c mua

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w