1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương logistics

18 868 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 64,05 KB

Nội dung

Câu 11: Tính ưu việt của vận tải đa phương thức so với các hình thức vận tải khác Câu 12: Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO cần lưu ý những điểm gì Câu 13: Xu hướng phát triển của

Trang 1

CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG Câu 1: Tại sao nói chi phí sản xuất hàng hóa (C1) và chi phí Marketing (C2) không nằm trong chi phí lưu thông hàng hóa?

Câu 2: Tại sao nói chi phí vận tải (C3) luôn có xu hướng tăng? Muốn giảm tốc độ tăng của C3, ta có thể áp dụng những biện pháp gì?

Câu 3: Nêu mối quan hệ Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống trong

hệ thống Lo của DN?

Câu 4: Tại sao nói: “ Lo là sự nghiệp phát triển cao và hoàn thiện của dịch vụ Vận tải – Giao nhận, Vận tải - giao nhận gắn liền và nằm trong Lo”?

Câu 5: Tại sao nói: “ Lo là sự phát triển của dịch vụ VTĐPT”? Khi nào người kinh doanh VTĐPT có thể trở thành người kinh doanh Lo?

Câu 6: Sự khác nhau giữa Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng?

Câu 7: Giải thích các thuật ngữ: MTO, Intermodal transport, Combined transport, multimodal transport

Câu 8: Vận đơn khác với vận đơn vận tải đa phương thức ở những điểm nào?

Câu 9: Nhận định: “Dù tối ưu hóa bộ phận không hỗ trợ cho tối ưu hóa hệ thống thì vẫn nên chọn tối ưu bộ phận” là đúng hay sai? Tại sao?

Câu 10: Hiện nay có các nguồn luật nào điều chính Vận tải đa phương thức tại Việt Nam? Câu 11: Tính ưu việt của vận tải đa phương thức so với các hình thức vận tải khác

Câu 12: Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO cần lưu ý những điểm gì

Câu 13: Xu hướng phát triển của Logistic trên thế giới

Câu 14: Trong các hình thức vận tải đa phương thức quốc tế, hình thức nào là phổ biến nhất trong chuyên chở hàng hóa XNK? Vì sao?

Câu 15: Các hoạt động Logistic cơ bản

Câu 16: Vận tải đa phương thức quốc tế là “phương thức vận tải” hay “hình thức vận tải”?

Vì sao?

Câu 17: Phân biệt sự khác nhau giữa chứng từ vận tải đa phương thức với hợp đồng vận tải

đa phương thức?

Câu 18: Tại sao nói Logistics hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp?

Câu 19: Khi vận chuyển những hàng hóa có giá trị cao với khoảng cách xa, có thể kết hợp những phương thức vận tải nào với nhau?

Câu 20: Khi vận chuyển hàng hóa có giá trị cao yêu cầu gấp về thời gian, có thể kết hợp những phương thức vận tải nào với nhau?

Câu 21 : Hình thức vận tải cầu lục địa là gì ? Nêu ví dụ về vận tải đa phương thức sử dụng cầu lục địa ?

Trang 2

Câu 22 :Thế nào là nguyên tắc tiếp cận hệ thống trong logistics?

Câu 23 : Thế nào là nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ trong Logistics ?

Câu 24 : Thế nào là nguyên tắc “ cái ô ” tổng chi phí trong logistics?

Câu 25 : Thế nào là nguyên tắc bù trừ trong Logistics ?

Câu 26: Việt Nam đã ký kết các hiệp định nào ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động Vận tải đa phương thức?

Câu 27: Container là gì? Phân loại container theo kích thước và theo chất liệu chế tạo Câu 28: Container là gì? Phân loại container theo công dụng (theo loại hàng vận chuyển) Câu 29: Phân biệt khái niệm Logistics theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Câu 30: Những nội dung chính của chứng từ vận tải đa phương thức

Trang 3

Câu 1: Tại sao nói chi phí sản xuất hàng hóa (C1) và chi phí Marketing (C2) không nằm trong chi phí lưu thông hàng hóa?

- Chúng ta nhận thấy, C1 phụ thuộc vào công nghệ sản xuất Vì vậy muốn hạ giá thành xuất xưởng của sản phẩm, người ta tập trung vào việc cải tiến công nghệ, bao gồm hợp lý hóa dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất của máy móc, thiết bị, lao động, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, năng lượng… Đây là vấn đề quan trọng mà mọi nhà sản xuất phải tính đến

- Chi phí cho hoạt động marketing C2 thường được nhà sản xuất ấn định ở mức độ nhất định nào đó và có thể kiểm soát dễ dàng

 Chi phí C1 và C2 do luôn được ấn định một mức độ nào đó không thay đổi, không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông hàng hóa nên sẽ không nằm trong chi phí lưu thông hàng hóa

Câu 2: Tại sao nói chi phí vận tải (C3) luôn có xu hướng tăng? Muốn giảm tốc độ tăng của C3, ta có thể áp dụng những biện pháp gì?

- Chi phí vận tải C3 chiếm một tỷ trọng khá lớn – 1/3 cho đến 2/3 chi phí lưu thông

phân phối Mặc dù ngành vận tải đã có những cố gắng giảm chi phí vận tải bằng những giải pháp công nghệ như vận tải hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức,… nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang

- Điều này buộc các nhà sản xuất áp dụng nhiều biện pháp góp phần giảm chi phí vận

tải Một trong những giải pháp đó là tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công

cụ và phương tiện vận tải bằng cách thiết kế các sản phẩm, đóng gói bao bì hàng hóa nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa (cargo density)

Câu 3: Nêu mối quan hệ Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống trong hệ thống Lo của DN?

- Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống Logistics sinh

tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung

- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ

quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng

- Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Các yếu tố của

logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở

hạ tầng nhà xưởng, …

Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.

Trang 4

Câu 4: Tại sao nói: “ Lo là sự nghiệp phát triển cao và hoàn thiện của dịch vụ Vận tải – Giao nhận, Vận tải - giao nhận gắn liền và nằm trong Lo”?

 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.

- Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận

tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh

- Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một

hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics

Câu 5: Tại sao nói: “ Lo là sự phát triển của dịch vụ VTĐPT”? Khi nào người kinh doanh VTĐPT có thể trở thành người kinh doanh Lo?

 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:

- Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập

khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm

- Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã

đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự

ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế

Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics.

Câu 6: Sự khác nhau giữa Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng?

- Logistic: Là quá trình hoạch định thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ dữ hiệu quảcác loại hoàng hóa (nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, dịch vụ

và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng

- Quản trị chuỗi cung ứng:  là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ

từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng Các hoạt động chuỗi cung ứng

Trang 5

chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, vật liệu thô, và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng Trong hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm người dùng có thể quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ chỗ nào mà giá trị còn lạicó thể tái chế Các chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị

 Sự khác biệt giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

- Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, còn quản lý

chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn

- Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt được đến giảm chi phí Logistics nhưng tăng

được chất lượng dịch vụ còn quản lý chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu ở giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistic

- Về công việc: Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn

hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động của Logistcs và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng

- Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản trị bên trong doanh nghiệp còn quản

lý chuỗi cung ứng quản trị cả bên trong lẫn bên ngoài

Câu 7: Giải thích các thuật ngữ: MTO, Intermodal transport, Combined transport, multimodal transport.

- MTO: Multimodal Transport Operator: Người kinh doanh vận tải đa phương thức: + Theo công ước LHP về VTĐPT: MTO là bất kì người nào, tự mình hoặc thông qua một người khác, kí kết một hợp đồng vận tải ĐPT và hoạt động như là một bên chính

và chịu trách nhiệm hợp đồng VTĐPT

+ Theo Bản nguyên tắc về chứng từ VTĐPT của UNCTAD/ICC: MTO là bất cứ người nào kí kết 1 hợp đồng VTDPT và chịu trách nhiệm hợp đồng đó như 1 người chuyên chở

- Intermodal transport (vận tải liên hợp) là dịch vụ vận chuyển bằng nhiều phương thức vận tải từ 1 điểm xuất phát qua 1 hay nhiều điểm xen giữa đến 1 điểm cuối cùng

do 1 người chuyên chở (hay 1 người giao nhận) đứng ra tổ chức cho toàn bộ hành trình

- Người ta gọi vận tải liên hợp là vận tải hỗn hợp (Combined transport) chuyên chở hàng hóa bằng ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau từ 1 địa điểm nơi nhận trách nhiệm đối với hàng hóa đến 1 địa điểm đc chỉ định giao hàng ở 1 nơi khác

- Vận tải đa phương thức quốc tế (Multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng

Câu 8: Vận đơn khác với vận đơn vận tải đa phương thức ở những điểm nào?

Vận tải đa phương thức là một quá trình vận chuyển hàng từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải

Trang 6

có phương thức vận tải bằng đường biển trong khi đó vận đơn đường biển( ở đây chỉ nói tới vận đơn cấp cho những lô hàng rời khối lượng lớn) là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng

Như vậy sự khác nhau cơ bản là phạm vi không gian trách nhiệm của người vận chuyển bằng đường biển hẹp hơn so với phạm vi không gian trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT Khi ký phát vận đơn đường biển thông thường phía trên vận đơn người vận chuyển chỉ ghi chữ Bill of Lading còn khi người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành vận đơn VTĐPT thì trên tiêu đề thường in dòng chữ: Multimodal Transport Bill of Lading hoặc Combined Transport Bill of Lading Ngoài ra giữa hai loại vận đơn này còn có một số khác biệt đáng kể như sau:

1-/ Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường là chủ tàu, hoặc người thuê tàu trần hoặc thuê tàu định hạn trong khi đó người kinh doanh vận tải đa phương thức thực tế không phải là chủ phương tiện mà chỉ mua lại dịch vụ vận chuyển từng chặng sau đó bán lại dịch vụ vận tải đa phương thức toàn chặng cho chủ hàng bằng một hợp đồng duy nhất Thông thường người ta gọi họ là người vận chuyển không có tàu (Non Vessel Operating Common Carier : NVOCC)

2-/ Trên vận đơn đường biển thường chỉ ghi cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng Còn trên vận đơn vận tải đa phương thức đầu tiên phải ghi rõ địa điểm tiếp nhận hàng để vận chuyển (Place of receipt) Tiếp đó vận đơn ghi rõ cảng xếp hàng, sau đó đó là cảng dỡ hàng và cuối cùng là địa điểm giao trả hàng (Place of delivery

3-/ Vận đơn đường biển ở mặt trước thường in sẵn dòng chữ : “Shipped on board the above goods in apparent good order and conditions….: hàng đã được xếp lên tàu trong tình trạng

và điều kiện bên ngoài có vẻ tốt… ” và ngày cấp vận đơn cũng chính là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán Ngược lại với vận đơn VTĐPT thì mặt trước thường chỉ ghi:

“Received for shipment” hoặc “ Taken in charge”, nghĩa là mới nhận để chở chứ chưa xếp lên tàu, chưa giao hàng, do vậy muốn thỏa mãn yêu cầu hàng đã được giao như quy định trong hợp đồng mua bán thì sau khi xếp lên tàu người vận chuyển phải ghi thêm một dòng chữ nữa là “Laden on board” hay “Shipped on board” ngày…

4- Trong vận đơn đường biển người vận chuyển không chịu trách nhiệm về việc hàng đến cảng đích chậm trong khi đó ở vận đơn vận tải đa phương thức thường quy định người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ hàng bằng gấp đôi số tiền cước của lô hàng bị chậm trễ nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được vượt quá tổng cộng trị giá hàng

5- Trong vận đơn VTĐPT, đối với chặng vận tải đường bộ, nếu có tổn thất thì trách nhiệm tối đa của người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể lên tới 8.33 SDR/Kg

6-/ Thời hiệu khởi kiện người vận chuyển đường biển thường là 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày lẽ ra hàng phải được giao, với người kinh doanh VTĐPT thời hiệu này chỉ còn

9 tháng Sở dĩ như vậy vì phải dành cho họ 3 tháng để truy đòi lại người vận chuyển thực tế sau khi đã bồi thường cho chủ hàng

Câu 9: Nhận định: “Dù tối ưu hóa bộ phận không hỗ trợ cho tối ưu hóa hệ thống thì vẫn nên chọn tối ưu bộ phận” là đúng hay sai? Tại sao?

Sai Vì:

- Tối ưu hóa bào gồm: tối ưu hóa về vị trí, tối ưu hóa về thời gian, tối ưu hóa về dây chuyền, tối ưu hóa về tồn trữ

Trang 7

- Theo nguyên tắc này, các vấn đề được xem xét toàn bộ Ví dụ: 1 dây chuyền sx bao gồm các công đoạn khác nhau, mà mỗi công đoạn này lại là một bộ phận có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể xem xét như một đối tượng điều khiển độc lập Như vậy, nó có thể được tối ưu hóa riêng (tối ưu hóa cục bộ) Tối ưu hóa cục bộ có thể đưa đến hai tình huống: thúc đẩy hoặc kìm hãm tối ưu hóa hệ thống Vì vậy nguyên

tắc này chỉ ra rằng khi tối ưu hóa cục bộ không tạo ra kết quả tối ưu cho toàn hệ thống thì không nên tối ưu hóa cục bộ.

Câu 10: Hiện nay có các nguồn luật nào điều chính Vận tải đa phương thức tại Việt Nam?

Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:

- Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;

- Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;

- Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC;

- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009

- Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. 

Câu 11: Tính ưu việt của vận tải đa phương thức so với các hình thức vận tải khác

Khái niệm VTĐPT quốc tế

VTĐPT quốc tế là một phương thức vận tải trong đó hàng hóa được vận chuyển

bằng 2 hay nhiều phương tiện khác nhau, trên cơ sở 1 chứng từ vận tải, 1 chế độ trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ 1 điểm nhận hàng ở nước này đến 1 điểm giao hàng ở nước khác

VTĐPT trên thực tế gồm 3 loại:

- Multy Modal Transport: thường dùng cho các nhà vận tải không có tàu…

- Combined transport: các hãng tàu biển dùng chứng từ loại này vận tải giữa 2 cảng

- Intermodal Transport: vận tải suốt, vận tải liên hợp

Luật điều chỉnh trong VTĐPT là luật quốc tế hoặc luật của 1 nước thứ 3 mà 2 bên thỏa thuận

Ưu việt của vận tải đa phương thức so với các hình thức vận tải khác

VTĐPT phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân Cụ thể lợi ích do VTĐPT mang lại có thể được phân tích như sau:

Trang 8

- Giảm chi phí logistics & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất

- Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế

- Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn

- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng

- Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết nối

- Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết

- Ưu điểm nổi bật nhất là khả năng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu từ cửa đến cửa ( door to door transport ) thông qua việc sử dụng những công nghệ mới nhất trong vận tải và thông tin, một đầu mối duy nhất, một chứng từ duy nhất, những thủ tục XNK và hải quan đơn giản nhất nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí bỏ ra

Câu 12: Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO cần lưu ý những điểm gì

Khái niệm MTO:

- Theo công ước của LHQ về VTĐPT: “MTO là bất kỳ người nào, tự mình hoặc thông qua một người khác, ký kết hợp đồng VTĐPT và hoạt động như là một bên chính và chịu trách nhiêm thực hiện hợp đồng VTĐPT “

- Theo bản quy tắc về chứng từ VTĐPT của UNCTAD/ICC : “ MTO là bất cứ người nào ký kết một hợp đồng VTĐPT và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở “

=>Nhấn mạnh MTO chính là người tổ chức VTĐPT, là người duy nhất chịu trách nhiệm

về hàng hóa trong suốt hành trình trước chủ hàng với tư cách là người chuyên chở chứ không phải với tư cách của người đại lý

Lưu ý khi thông báo tổn thất với MTO

- Tổn thất rõ rệt : phải gửi thông báo bằng văn bản cho MTO không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận

- Tổn thất không rõ rệt: người nhận phải gửi thông báo tổn thất cho MTO trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho mình

- Chậm giao hàng: thông báo phải gửi trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận hoặc sau ngày người nhận được thông báo là đã giao hàng

Lưu ý khi khiếu nại với MTO

- Thời hạn để kiện MTO là 6 tháng ( theo công ước ) và 9 tháng ( theo bản quy tắc )

kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hàng hóa đáng lẽ ra phải được giao cho người nhận Việc thụ lý các vụ kiện có thể được tiến hành trong thời hạn 2 năm

- Hồ sơ khiếu nại phải bao gồm những giấy tờ, chứng từ cần thiết để chứng minh cho lợi ích của người khiếu nại, cho những mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng mà MTO phải chịu trách nhiệm

Trang 9

Câu 13: Xu hướng phát triển của Logistic trên thế giới

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics toàn cầu (Global Logistics)

Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics toàn cầu sẽ phát triển theo 3

xu hướng chính sau:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics.

Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử

Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả

Thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ

và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền thống.

Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – là rất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí

T hế nào là logistics kéo và logistics đẩy :

Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply - driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước

Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng

Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết

Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến.

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau

Trang 10

Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến

Câu 14: Trong các hình thức vận tải đa phương thức quốc tế, hình thức nào là phổ biến nhất trong chuyên chở hàng hóa XNK? Vì sao?

1 Khái niệm

Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên

hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng

2 Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới

Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air)

Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc

độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất

Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air)

Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng không Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện

ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ

Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road)

Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là tractor Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận

Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển (Rail /Road/Inland waterway/sea)

Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.

Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng

Ngày đăng: 13/05/2016, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w